Chuyện con cá

10/06/20163:37 SA(Xem: 11792)
Chuyện con cá

 

Bài đọc vào ngày đại lễ Phận Đản 2016 tại chùa Khuông Việt (Paris, Pháp) 

 

CHUYỆN CON CÁ

Phật Đản 2016

Cao Huy Thuần

           

cao huy thuanThưa Quý Vị,

Mở đầu đại lễ Phật Đản hôm nay tại chùa Khuông Việt, tôi xin kể một câu chuyện trong Kinh Tiểu Bộ: chuyện con cá. Kinh trong đạo Phật không phải lúc nào cũng bác học, cao siêu. Lắm khi Phật nói những chuyện bình dân, ai cũng hiểu. Tôi chọn một chuyện bình dân như vậy để tưởng nhớ lại những ngôi chùa làng ngày xưa, linh hồn của đạo Phật Việt Nam, nơi mà dân nghèo cùng vui, cùng khổ, cùng được mùa, cùng mất mùa, cùng no, cùng đói, cùng đạo hạnh với sư. Chùa Khuông Việt của chúng ta là một ngôi chùa nghèo như vậy. Bởi vậy, câu chuyện Phật Đản của Khuông Việt năm nay là một chuyện bình dân, chuyện của dân nghèo, chuyện của cá trong ao đang chết và không thể nhìn cá chết như vậy mà thờ ơ, mà quên. Tôi xin kể theo kinh, rất ngắn:

Thuở trước, trong nước Kosala, ở thành Xá Vệ, có một hồ tên là Kỳ Viên, chằng chịt những cây leo. Năm ấy, trời không mưa, mùa màng của dân khô cháy, hồ cạn nước. Cá, rùa chui vào bùn, nhưng bùn cũng khô, cá phơi thân cho quạ diều đến mổ. Một con cá thấy đồng loại lâm nạn như vậy, tự nghĩ: "Ngoài ta ra, không một ai khác có thể cứu được bà con khỏi cảnh khổ này. Ta hãy làm một hạnh, hạnh nói lên Sự Thật, khiến trời mưa, để bà con thoát khổ".

Con cá rẽ bùn chui lên. Toàn thân nó đen như một lõi gỗ mun, nhưng khi nó mở mắt khỏi bùn thì hai mắt sáng lên như hai viên ngọc. Với hai viên ngọc sáng ấy, nó nhìn lên trời, nói với Pajjuna, vua của chư thiên: "Này, bạn Pajjuna, ta đau cái đau khổ của bà con ta. Khi ta, một bậc giữ giới, đau khổ, làm sao bạn lại không làm mưa? Dù ta sinh ra trong loài phải ăn thịt bà con, từ thuở ban đầu, ta đã không hề ăn một con cá nhỏ bằng hạt gạo, không bao giờ đoạt mạng sống của một sinh vật nào khác. Đó là Sự Thật. Với Sự Thật này, Pajjuna, bạn hãy làm mưa để giải thoát cho bà con ta khỏi khổ!"

Con cá ra lệnh như ra lệnh cho nô tỳ. Ra lệnh xong, nó đọc cho Pajjuna nghe bài kệ:

Nổi sấm, Pajjuna
Chận quạ gây tai hại!
Hãy đuổi quạ kia đi
Giúp ta qua khổ ải!

Thần mây và thần mưa lấy một đám mây mặc vào như mặc đồ lót, lấy một đám mây khác che thân, và hát lên bài ca giông tố. Ở phương đông, khởi lên một đám mây lớn bằng sân đập lúa. Đám mây ấy lớn dần lên cho đến bằng một trăm, một ngàn sân đập lúa, và nó làm sấm làm chớp đổ nước xuống xứ Kosala. Cơn mưa không gián đoạn, phút chốc tràn đầy hồ Kỳ Viên.

Chuyện bình dân mộc mạc như sắn khoai. Nhưng có chuyện bình dân nào không chứa đầy ý nghĩa? Cái gì làm trời mưa? Sự Thật. Không phải Sự Thật từ Siêu Nhiên nào ban xuống, mà là Sự Thật đơn giản từ một hạnh nguyện nói lên: tôi không nói dối. Tưởng như con cá đọc kinh Bát Nhã: "chân thật bất hư". Chắc thật không dối. Hóa ra nói dối là hạn hán. Chúng ta nói dối với nhau tức là chúng ta mang hạn hán đến cho nhau. Một xã hội cũng vậy: trên dưới dối nhau thì hạn hán tin tưởng. Nói Thật thì mưa lành.

Sự Thật của con cá không phải chỉ là đơn giản mà thôi đâu. Đó còn là đại hùng, đại lực, đại từ bi. Bởi vì con cá này bơi ngược dòng của luật trời. Luật trời là cá lớn ăn cá bé. Nó lớn hơn, cao hơn, mạnh hơn luật trời. Nó là duy nhất. Hãy nghe nó nói: "Ngoài ta ra, không có ai khác cứu được bà con thoát khổ". Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.

Con cá ấy là tiền thân của đức Phật. Khi là cá, Phật bơi ngược luật cá. Khi là người, Phật đi ngược luật người. Luật người có sinh tử. Trong bao nhiêu kiếp, Phật cũng đã từng lang thang trong luân hồi như vậy. Cho đến một buổi sáng, trong vườn Lâm Tỳ Ni, dưới nhánh hoa sa la, Phật đản sanh, tuyên bố: "Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa". Đó là Sự Thật nơi miệng Phật. Ngài phải sinh ra làm kiếp ngưòi cuối cùng để nói lên Sự ThậtChân thật bất hư.

Nhưng vì cớ gì Phật nói lên Sự Thật? Vì cớ gì con cá phải lấy hạnh nguyện nói Sự Thật? Vì xót thương. Đức Phật thương xót kiếp người trầm luân trong sinh tử. Con cá thương xót đồng loại chết cạn trong bùn khô. Trong đạo Phật, Sự ThậtSự Thật thốt lên tự lòng thương, và chỉ vì lòng thương mà thôi. Cứu cánh của Sự Thật là lòng thương, là từ bi. Đức Phật khám phá ra Sự Thật sau khi chứng kiến sinh lão bệnh tử ở bốn cửa thành. Sau khi thương xót kiếp người. Sự Thật ấy làm đất chuyển động. Sự thật ấy làm trời phải mưa.

           

Thưa Quý Vị, hôm nay là ngày Phật Đản, ngày chay tịnh nhất của lòng trong năm, tôi tự ngăn cản, không nói ra một lời gì ngoài lời kinh. Tôi chỉ chọn một chuyện đơn giản nhất trong kinh, chuyện con cá, để nói lên hai điều tinh yếu nhất trong đạo Phật: Sự Thật và Lòng Thương Xót.

Ngưỡng mong Sự Thật đứng dậy và mưa lành tuôn xuống trên nước Việt Nam thân yêu như đã tuôn trên nước Kosala.
Cao Huy Thuần
(http://www.viet-studies.info/CaoHuyThuan_ChuyenConCa.htm)









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14264)
28/04/2017(Xem: 9783)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.