Người hiểu rõ về sự không sinh tử là một người cao quý

04/08/20163:49 SA(Xem: 7707)
Người hiểu rõ về sự không sinh tử là một người cao quý

NGƯỜI HIỂU RÕ VỀ SỰ KHÔNG-SINH-TỬ
LÀ MỘT NGƯỜI CAO QUÝ

 Câu Chuyện Về Sư Bà Kisāgotami, Kệ 114 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 

(The Seer Of The Deathless Is A Worthy One
The Story of Nun Kisāgotami, Verse 114 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero
Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

Người Hiểu Rõ Về Sự Không-Sinh-Tử Là Một Người Cao QuýBÀI KỆ 114:

114. Yo ca vassasataṃ jīve
apassaṃ amataṃ padaṃ
ekā’haṃ jīvitaṃ seyyo
passato amataṃ padaṃ. (8:15)

Người sống một trăm năm mà không hiểu rõ về Sự Không-Sinh-Tử thì không cao quý cho bằng người chỉ sống một ngày mà hiểu rõ về Sự Không-Sinh-Tử.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Jetavana (Kỳ Viên), Đức Phật đã nói bài kệ này về sư bà Kisāgotami.

Kisāgotami là con gái của một người đàn ông giàu có ở tỉnh Sāvatthi (Xá Vệ); vì thân thể cô gầy ốm nên mọi người gọi cô là Kisāgotami (Kisā = gầy ốm). Chồng của cô Kisāgotami là một chàng thanh niên trẻ tuổi giàu có, và vợ chồng cô có một đứa con trai. Cậu bé con cô, qua đời khi bé mới chập chững tập đi, làm cho cô Kisāgotami hết sức đau buồn, giống như quả tim cô bị tan vỡ. Cô mang xác chết con trai mình đi khắp mọi nơi, để tìm phương thuốc cứu sống con của cô. Mọi người lúc ấy nghĩ rằng cô đang bị điên. Tuy nhiên, có một người đàn ông khôn ngoan hiểu được hoàn cảnh của cô, ông nghĩ ra cách giúp đỡ cô. Do đó, ông nói với cô, "Đức Phật là người mà cô cần gặp, ngài có toa thuốc mà cô đang đi tìm; cô hãy đi gặp ngài." Nghe lời ông, cô đi gặp Đức Phật, và cô xin ngài cho cô toa thuốc để cứu sống con cô.

Đức Phật nói với cô rằng, cô hãy đi xin một ít hạt cải (mù tạc) từ một ngôi nhà mà chưa từng có người chết. Bế con trong lòng, cô Kisāgotami đi từ nhà nầy sang nhà khác, để xin hạt cải. Mọi người đều sẵn lòng giúp cô, tuy nhiên, cô không thể nào tìm ra căn nhà mà chưa từng có người chết. Sau đó, cô nhận ra rằng cô không phải phải là gia đình duy nhất mà đang đối mặt với cái chết, vì cô thấy số người đã chết còn nhiều hơn là số người đang còn sống. Ngay sau khinhận ra điều nầy, thái độ của cô đối với đứa con cô nay đã thay đổi; cô không còn bị dính mắc vào thân xác của đứa con cô nữa.

Cô để xác con trong rừng, và cô trở về gặp Đức Phật, rồi cô thưa với ngài là cô không thể nào tìm ra căn nhà mà chưa từng có người chết. Sau đó, Đức Phật nói rằng, "Như thế, con không mang về được hạt cải nào, có đúng không?" "Bạch Thế Tôn, dạ đúng. Bất cứ ngôi làng nào con đến, số người đã chết còn nhiều hơn là số người đang còn sống." Rồi, Đức Phật tiếp lời cô, "Trong lúc đau khổ, con tưởng tượng rằng con là người mẹ duy nhất đã mất con. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều phải chịu đựng chung một quy luật bất biến, như sau: Thần Chết, giống như là một cơn lũ lụt đang giận dữ, cuốn phăng đi tất cả mọi chúng sinh, rồi hủy hoại họ nơi biển sâu; và cơn lũ lụt nầy thì chẳng bao giờ ngưng nghỉ. Gotami, trước kia con nghĩ rằng con là người mẹ duy nhất có con bị chết. Giờ đây con đã nhận ra, tất cả mọi người đều sẽ phải chết; thần chết sẽ đưa con người ra đi, trước khi các mong ước của họ được hoàn thành." Sau khi nghe xong, cô Kisāgotami hiểu biết thật rõ ràng về sự vô thường, về sự bất toại nguyện, và về sự không-vững-chắc của năm uẩn, và cô đạt quả Nhập Lưu.

Sau đó không lâu, cô Kisāgotami trở thành một sư cô. Một ngày kia, khi cô thắp các ngọn đèn dầu lên, cô nhìn thấy các ngọn lửa đột ngột bừng sáng lên, rồi vụt tắt đi, làm cho cô đột nhiên nhận-thấy rõ ràng sự sinh ra, và sự mất đi của con người. Đức Phật, qua sức thần thông, nhìn thấy cô từ tu viện của ngài, và ngài phóng quang rồi xuất hiện trước mắt cô. Ngài bảo cô Kisāgotami rằng, cô hãy tiếp tục thiền định về bản chất vô thường của tất cả chúng sinh, và cô hãy nỗ lực phấn đấu để đạt quả Niết Bàn. Sau đó, cô đã đạt được các tầng lớp cao hơn trong sự giác ngộ về tâm linh

BÀI KỆ 114, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI

amataṃ padaṃ apassaṃ yo ca vassasataṃ jīve
amataṃ padaṃ passato ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

amataṃ padaṃ: trạng thái không sinh tử (Niết Bàn); apassaṃ: mà không nhìn thấy;

yo ca: nếu một người nào; vassasataṃ jīve: sống một trăm năm;

amataṃ padaṃ: trạng thái không sinh tử (Niết Bàn); passato: của người nhận biết;

ekāhaṃ: (thuộc về, trong) một ngày; jīvitaṃ: cuộc sống; seyyo: là cao quý

Người sống chỉ một ngày mà hiểu rõ về sự không-sinh-tử, thì cao quý hơn và tốt hơn là người sống được một trăm năm, mà không hiểu rõ về sự không-sinh-tử.

Bài kệ 114 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(114) Trăm năm sống chẳng nhận ra. Pháp kia bất tử. Thật là uổng thay! Chẳng bằng sống chỉ một ngày. Mà rồi giác ngộ thấy ngay Niết Bàn. Nơi bất diệt, đẹp vô vàn. Không trò bệnh lão, không màn tử sinh.

BÌNH LUẬN

amataṃ padaṃ: trạng thái không sinh tử (Niết Bàn). Niết Bàn được mô tả như là trạng thái 'không sinh tử' bởi vì đây là sự chấm dứt các ảo ảnh trong cuộc sống. Đạt được quả Niết Bàn bằng cách loại bỏ đi cá-tính (cái tôi) trong khi trải-nghiệm về năm uẩn.

Hình-ảnh của chính-mình, mà chúng ta giữ trong tâm, được tạo ra từ các hiện tượng khách-quan (rồi chúng ta biến đổi theo cách của chúng ta). Con người chúng ta là sự tiếp nối các hình-ảnh nầy của chính-mình, mà được mọi người gọi là cá-tính. Khi chúng ta gỡ bỏ hình-ảnh nầy của chính-mình bằng cách loại bỏ đi phần cá-tính, chúng ta không còn tồn-tại. Khi chúng ta không còn tồn-tại (sống), chúng ta không còn bị chết. Đây chính là trạng thái không-sinh-tử. Khi chúng ta quan sát những gì đang xảy ra, để chúng đến rồi đi, mà không dính mắc vào chúng (cá nhân hóa chúng), có nghĩa là chúng ta đang sống trong trạng-thái Niết Bàn, không còn sinh-tử, ngay bây giờ và ở đây.

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

SHORT TITLE:

The Story of Nun Kisāgotami, Verse 114, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

The Seer Of The Deathless Is A Worthy One - The Story of Nun Kisāgotami, Verse 114 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 114:

114. Yo ca vassasataṃ jīve

apassaṃ amataṃ padaṃ

ekā’haṃ jīvitaṃ seyyo

passato amataṃ padaṃ. (8:15)

Though one should live a hundred years

not seeing the Deathless State,

yet better is life for a single day

seeing Deathlessness.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Kisāgotami.

Kisāgotami was the daughter of a rich man from Sāvatthi; she was known as Kisāgotami because of her slim body. Kisāgotami was married to a rich young man and a son was born to them. The boy died when he was just a toddler and Kisāgotami was stricken with grief. Carrying the dead body of her son, she went about asking for medicine that would restore her son to life from everyone she happened to meet. People began to think that she had gone mad. But a wise man seeing her condition thought that he should be of some help to her. So, he said to her, “The Buddha is the person you should approach, he has the medicine you want; go to him.” Thus, she went to the Buddha and asked him to give her the medicine that would restore her dead son to life.

The Buddha told her to get some mustard seeds from a house where there had been no death. Carrying her dead child in her bosom, Kisāgotami went from house to house, with the request for some mustard seeds. Everyone was willing to help her, but she could not find a single house where death had not occurred. Then, she realized that hers was not the only family that had faced death and that there were more people dead than living. As soon as she realized this, her attitude towards her dead son changed; she was no longer attached to the dead body of her son.

She left the corpse in the jungle and returned to the Buddha and reported that she could find no house where death had not occurred. Then the Buddha said, “Did you not get the single pinch of mustard seed?” “No, that did I not, Venerable. In every village the dead are more in number than the living.” Said the Buddha, “Vainly did you imagine that you alone had lost a child. But all living beings are subject to an unchanging law, and it is this: The prince of death, like a raging torrent, sweeps away into the sea of ruin all living beings; with their longings still unfulfilled. Gotami, you thought that you were the only one who had lost a son. As you have now realized, death comes to all beings; before their desires are fulfilled death takes them away.” On hearing this, Kisāgotami fully realized the impermanence, unsatisfactoriness and insubstantiality of the aggregates and attained sotāpatti fruition.

Soon afterwards, Kisāgotami became a nun. One day, as she was lighting the lamps she saw the flames flaring up and dying out, and suddenly she clearly perceived the arising and the perishing of beings. The Buddha, through supernormal power, saw her from his monastery, and sent forth his radiance and appeared to her in person. Kisāgotami was told to continue meditating on the impermanent nature of all beings and to strive hard to realize Nibbāna. She reached higher stages of spiritual awakening.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 114)

amataṃ padaṃ apassaṃ yo ca vassasataṃ jīve

amataṃ padaṃ passato ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

amataṃ padaṃ: Deathless state (nibbāna); apassaṃ: without seeing;

yo ca: if an individual; vassasataṃ jīve: were to live a hundred years;

amataṃ padaṃ: the deathless state (nibbāna); passato: the perceiver’s;

ekāhaṃ: one day’s; jīvitaṃ: life; seyyo: is noble

A single day’s life of a person who sees the state of deathlessness is far greater and nobler than the hundred-year life-span of a person who does not perceive the deathless state.

COMMENTARY

amataṃ padaṃ: the state of deathlessness – Nibbāna. Nibbāna is characterized as ‘the deathless’ because it is the cessation of the illusion of existence. Nibbāna has to be won by depersonalizing the personalized five-fold totality (pancūpādāna khanda) of experience.

The self image of existence that we carry in our mind is created by the personalization of impersonal phenomena. Our existence or being is the continuation of this self image called personality. When we have removed this self image through depersonalization, we cease to exist. When we cease to exist, we cease to die. This is the deathless state. To observe the experience, as it comes and goes, without personalizing it, is to experience the deathless Nibbāna here and now. 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189240)
01/04/2012(Xem: 34713)
08/11/2018(Xem: 13601)
08/02/2015(Xem: 51957)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.