Xin hỏi về vấn đề xuất gia

22/08/20164:16 CH(Xem: 11028)
Xin hỏi về vấn đề xuất gia
A di đà phật

Kính bạch chư tôn, tăng ni. Con tên là An, con 26 tuổi.

Cuộc đời con đã sống trong sai lầmtội lỗi. Cách đây 3 năm con có theo nghề hát một thời gian rồi bỏ dở vì không có duyên. Tiền hết rồi thì tình cũng gian nan. Con lại sống và đi làm thuê để sống qua ngày đoạn tháng....

Rồi một ngày năm ngoái 2015 con vô tình lên youtube thì vô tình thấy đoạn phim phật thuyết kinh vô lượng thọ. Con tò mò vào nghe thì yêu thích và ngày nào cũng mở ra nghe, một thời gian ngắn con chợt tỉnh ngộ và làm theo giáo pháp của đức phật chỉ dạy. Con phát tâm ăn chay trường và phóng sanh, hàng ngày niệm phật cầu sanh tịnh độ. Cho đến nay đã được một năm. Nay con đã buông bỏ hết không còn tham đắm thế tục nữa.

Con muốn xuất gia và tìm một người thầy bên tịnh tông để tu đạo niệm phật mong ngày được vãng sanh. Mà con chưa đủ duyên và cũng không có bạn là phật tử. Hàng ngày con chỉ lên mạng nghe pháptịnh không giảng, và cả thầy thích giác nhàn nữa. Con rất muốn được về tịnh thất quan âm của thầy giác nhàn để xin xuất gia tu tập . Mà con có nhắn tin facebook cho thầy và cả trên trang web mà không thấy thầy trả lời.  Nên con lên đây xin được các vị chỉ bảo để con đường của con được thành tựu viên mãn. Con xin thành tâm cảm tạ sâu sắc.

Nam mô a di đà phật.
Con nguyện cho chúng sanh mười phương pháp giới được vãng sanh về tây phương cực lạc. Sdt của con: XXXXXX. Email:
hoangnhatanh9@gmail.com



Chào cô An,

Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của cô và sau nữa, chúng tôi khuyên cô nên tiếp cận với thầy trụ trì ngôi chùa nào gần nơi cư trú để tham vấn hay ghi danh tham dự một hay nhiều khóa tu xuất gia gieo duyên do bất cứ một tu viện hay thiền viện nào tổ chức để có cơ hội tham học với quý thầy, quý sư, quý ni và được sinh hoạt nội trú với môi trường sống trong chùa hay tu viện. Xuất gia gieo duyên là chịu sự ràng buộc của giới luật trước hết trong một thời gian, còn sau đó, là nếp sống quy củ của tự viện và cách thay đổi thói quen hàng ngày như chuyện ăn uống là phải thay đổi thói quen ăn uống từ 3 bữa/ngày thành 1 bữa/ngày và không ăn phi thời (ăn vặt).

Nếu cô ở TP. HCM, chúng tôi khuyên cô nên đến tham vấn với TT. Thích Nhật Từ. Thầy Nhật Từ sẽ có những lời khuyên bảo thích hợp với hoàn cảnh của cô. Tuy nhiên, trước khi cô đến cầu tham vấn, xin hãy đọc các bài sau:

Phương trời thong dong (Thích Nhật Từ)
Nghịch duyên và tình huống xuất gia (Thích Nhật Từ)
Ý nghĩa và điều kiện xuất gia (BBT)

Chúc cô đạt được như ý nguyện.


Ban Biên Tập










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2202)
01/04/2023(Xem: 5220)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :