Như Lai thần lực

16/12/20164:00 SA(Xem: 7947)
Như Lai thần lực

NHƯ LAI THẦN LỰC
Nguyễn Thế Đăng

 

lotuskinh Pháp Hoa, trong phẩm Như Lai thần lực, thứ 21, kinh nói:

“Khi các Đại Bồ-tát như số vi trần trong ngàn thế giới từ đất vọt lên xin Phật cho rộng nói, thọ trì đọc tụng, giải nói biên chép kinh Pháp Hoa để cúng dường, thì Thế Tôn trước tất cả chúng, hiện thần lực lớn, bày tướng lưỡi rộng dài  đến trời Phạm thế, tất cả lỗ chân lông phóng ra vô số vô lượng ánh sáng đủ màu sắc thảy đều soi khắp mười phương thế giới. Chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu cũng như vậy: bày tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng”.

Tướng lưỡi rộng dài trùm khắp các thế giới nghĩa là kinh Pháp Hoa đã, đang và sẽ được Đức Phật nói khắp các thế giới bằng tướng lưỡi rộng dài của Phật. Trong cõi Ta-bà này, đâu đâu cũng có tướng lưỡi rộng dài của Phật, nghĩa là đâu đâu cũng có sự thuyết pháp kinh Pháp Hoa của Phật.

Sự thuyết pháp ấy cũng bằng vô số vô lượng ánh sáng đủ màu sắc soi khắp mười phương thế giới. Qua hai điều tướng lưỡi và ánh sáng, kinh cho chúng ta thấy thần lực Phật có mặt khắp tất cả thế giới. Nói khác hơn, tất cả thế giới nằm trong thần lực Phật. Và không phải chỉ một Phật hiển bày thần lực ấy, mà tất cả chư Phật đều hiển bày như vậy. Một Đức Phật và tất cả Đức Phật là một.

“Phật Thích-ca Mâu-ni và chư Phật dưới cây báu hiện thần lực mãn trăm ngàn năm, rồi sau mới thu lại tướng lưỡi, đồng thời tằng hắng, cùng khảy móng tay, hai âm thanh ấy đến khắp thế giới của chư Phật mười phương, đất đai đều chấn động sáu cách. Tất cả chúng sanh trong đó nhờ thần lực Phật đều thấy trong thế giới Ta-bà vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy Phật Thích-ca Mâu-ni cùng Đa Bảo Như Lai ngồi tòa sư tử trong tháp báu”.

“Hai âm thanh ấy đến khắp thế giới của chư Phật mười phương”, “tất cả chúng sanh nhờ thần lực Phật đều thấy trong cõi Ta-bà vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật”, vũ trụ Pháp Hoa trong thần lực Phật là vô ngại, và giác quan chúng sanh thấy nghe… cũng trở thành vô ngại, không có không gian ngăn cách. “Đồng thời tằng hắng, cùng khảy móng tay”, trong vũ trụ ấy, mọi hành động là đồng thời, một làm tức tất cả làm, không có thời gian trước sau. Phật quá khứ Đa Bảo  và Phật hiện tại cùng ngồi một tòa. Vô ngạiđồng thời, không có thời giankhông gian, đây là cái hiện tại vĩnh cửu của Pháp thân tánh Không trùm khắp không có gì ngoài.   

“Các chúng sanh nghe tiếng nói giữa hư không bèn chắp tay hướng về thế giới Ta-bà đồng nói: Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật, nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật… Dùng các hoa, hương, chuỗi ngọc, phan lọng và các đồ trang nghiêm nơi thân, những vật trân bảo, đều đồng vói rải vào thế giới Ta-bà. Các vật báu đó từ mười phương như mây nhóm, biến thành màn báu che khắp trên chư Phật ở đây. Bấy giờ mười phương thế giới thông suốt vô ngại như một cõi Phật”.

Thế giới Ta-bà được trang nghiêm bằng các thứ báu và mười phương thế giới thông suốt vô ngại như một cõi Phật, đây là sự biểu hiện của thần lực Phật, cho chúng sanh thấy “thật tướng của tất cả các pháp”. Thế giới trang nghiêm, thông suốt vô ngại như một cõi Phật ấy cũng chính là Phật tánh bản tâm của chúng sanh mà với lòng sùng mộ thành tín chấp tay hướng về bèn có thể thấy được.

Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16 ở trước, nói về chiều kích Pháp thân Phật. Phẩm Như Lai thần lực thứ 21 để ở sau, nói về chiều kích Báo thânHóa thân Phật. Báo thânHóa thân Phật là sự biểu lộ của Pháp thân thành thế giới Ta-bà là một cõi Phật thông suốtvô ngại này. Sự biểu lộ đó chính là thần lực Phật. Thế giới Ta-bà này đầy đặc Phật: “…nhờ thần lực Phật đều thấy trong thế giới Ta-bà này vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy Phật Thích-ca Mâu-niĐa Bảo Như Lai ngồi trên tòa sư tử trong tháp báu”.   

Trong thần lực Phật, chư Phật hiện khắp cõi Ta-bà, cõi ta-bà biến thành Tịnh độ của Phật. Vũ trụ này chính là thần lực Phật.

Phẩm Như Lai thọ lượng nói về bản tánh của thân tâmthế giới, về Pháp thân tánh Không, đây là Chân Không. Phẩm Như Lai thần lực nói về sự hóa hiện từ Pháp thân của Báo thânHóa thân, về thế giới hiện tượng, đây là Diệu Hữu. Thế giới trước mắt này trong cái thấy biết đúng, về bản tánhChân Không, là Như Lai thọ lượng; và về sự biểu hiện là Báo thânHóa thân, tức Như Lai thần lực, là Diệu Hữu.

Như Lai thần lực là sự biểu lộ của Pháp thân thành Báo thânHóa thân, của Chân Không thành Diệu Hữu. Như LaiNhư Lai tạng (kinh Lăng Nghiêm), là Nhất Tâm (kinh Hoa Nghiêm), là Tự tánh của Tâm (kinh Lăng-già), như vậy Như Lai thần lựcthần lực biến hóa của Tâm. Khi thực tại tối hậuNhất Tâm, thì thế giới hiện tượng là “cảnh giới do tự tâm hiện”, “duy tâm mà hiện”. Như Lai thần lực của kinh Pháp Hoa chính là “duy tâm mà hiện”, “tự tâm hiện lượng” của kinh Lăng-già, “ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức” của tông Duy Thức. Và khi tâm thanh tịnh thì sự biến hiện thành các hiện tượng cũng thanh tịnh; khi tâm là Pháp thân thanh tịnh thì Báo thânHóa thân được biến hiện cũng thanh tịnh. Ở đây, thanh tịnh nghĩa là tuy sanh nhưng thật không có sanh, biến hiện nhưng vẫn bất động; do đó, sanh hay biến hiện ấy là như huyễn, nên vốn giải thoát. Kinh Lăng-già nói: “Vì sanh mà vô sanh, biết tự tâm hiện lượng, có mà chẳng phải có”.

Bản tánh của thế giới, hiện tướng của thế giới, được nói trong kinh Lăng Nghiêm. Ở đây trích đoạn nói về nguyên tố đất và sắc (vật chất):

“Ông hãy xét tánh của đất, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần. Nếu chẻ lân hư trần nữa thì thật là tánh hư không.

A-nan, nếu lân hư trần chẻ ra thì thành hư không, vậy biết hư không cũng sanh ra được sắc tướng. Nay ông hỏi do hòa hợp sanh ra các tướng biến hóa trong thế gian, vậy ông hãy xét một lân hư trần dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại để thành? Lại, lân hư trần chẻ được thành hư không thì dùng bao nhiêu sắc tướng để hợp thành hư không? Nếu sắc hợp lại thì hợp sắc không thể thành hư không. Nếu hư không hợp lại thì làm sao thành được sắc. Sắc có thể chia chẻ, chứ hư không làm sao mà hợp được?

Ông vốn chẳng biết trong Như Lai tạng, tánh sắc là chân không, tánh khôngchân sắc, thanh tịnh bản nhiên, trùm khắp pháp giới, tùy tâm chúng sanh ứng với lượng hay biết, chỉ theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên hay tự nhiên. Đó đều là thức tâm phân biệt, so lường, chỉ có trên lời nói, toàn không có thật nghĩa”.

Nói theo ngôn ngữquan niệm của vật lý hiện đại, vũ trụ là một đại dương năng lượng  và vật chất từ nhỏ nhất là các hạt đến những sự vật lớn, đều là năng lượng được ép nén lại. Những gì thấy được, nghe được, sờ chạm được… đều là sự biểu lộ thành thế giới hiện tượng của đại dương năng lượng ấy qua các giác quaný thức, ngôn ngữ của con người. Qua quan niệm của vật lý, chúng ta có thể hình dung phần nào thế giớiđạo Phật diễn tả cho chúng ta. Quan trọng hơn, là thực hành quá trình Khai Thị Ngộ Nhập của kinh Pháp Hoa để chúng ta có thể chứng nghiệm và thực sự sống trong thế giới chân thực ấy.

Sự thành tựu của Mật tông cũng là sự thành tựu của quá trình Khai Thị Ngộ Nhập ấy. Với một thành tựu giả thì tất cả âm thanh tức là âm thanh Phật (thần chú), tất cả quang cảnh chung quanh là mạn-đà-la, và tất cả chúng sanh là Phật.

Thấy sự thanh tịnh của tất cả hiện tượng, các hiện tượng chính là Như Lai thần lực, đây là sự tịnh hóa nghiệp chướng (kinh Viên Giác, phẩm Bồ-tát tịnh các nghiệp chướng, thứ 9) rốt ráo nhất, toàn vẹn nhất.

Cho nên, thực hành Pháp Hoa là dùng thiền định, thiền quán, các hạnh… để dần dần thấy rằng mọi sự vốn hoàn thiện, viên mãn, “đều đã thành Phật đạo”. Nhìn một cái cây đứng lặng hay lung lay với gió, người ấy thấy đó là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”. Thấy một người đi trên đường, người ấy thấy đó là tất cả không gian thời gian, đó là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”. Nhìn cuộc sống hàng ngày đang diễn ra trước mắt, thì thấy tất cả đều thanh tịnh, đều là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”.

 

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 254

         

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189271)
01/04/2012(Xem: 34722)
08/11/2018(Xem: 13614)
08/02/2015(Xem: 51968)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.