Thiền Vipassana Là Gì?

23/12/20164:04 SA(Xem: 11641)
Thiền Vipassana Là Gì?

THIỀN VIPASSANA LÀ GÌ?

Phương Pháp

Vipassana, nghĩa là thấy sự việc đúng như thật, là một trong những pháp môn thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Phương pháp này được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2500 năm và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung cho nhân loại, nghĩa là, một Nghệ Thuật Sống.

Phương pháp không tông phái này nhằm để diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của sự hoàn toàn giải thoát. Mục đích của nó là để chữa trị, không chỉ riêng bệnh tật, nhưng cốt yếu là để chữa trị khổ đau của con người.

Vipassana là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệchi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thươnglòng từ bi.

Những định luật khoa học chi phối ý nghĩ, cảm tưởng, phán đoán, và cảm giác của con người trở nên rõ ràng. Qua trực nghiệm, trạng thái làm sao ta tiến bộ hoặc thoái hóa, làm sao ta bị khổ hay làm cho ta hết khổ sẽ được hiểu rõ. Cuộc đời được xác định bằng cách gia tăng ý thức, không ảo tưởng, tự chế và an lạc.

Truyền Thống

Từ thời của Đức Phật, Vipasssana được lưu truyền, cho tới ngày nay, qua một chuỗi liên tục những thiền sư. Mặc dù là người Ấn độ, vị thiền sư hiện nay, Ông S.N. Goenka, sinh trưởng và lớn lên tại Miến điện. Trong thời gian sống tại đây, Thiền sưdiễm phúc được thụ huấn Vipassana từ sư phụ, Sayagyi (Đại thiền sư) U Ba Khin, lúc đó là một viên chức cao cấp trong chính phủ. Sau khi tu tập với sư phụ được mười bốn năm, Thiền sư Goenka trở về cư ngụ tại Ấn độ và bắt đầu truyền dạy Vipassana vào năm 1969. Từ đó Thiền sư đã giảng dạy cho hàng chục ngàn thiền sinh thuộc mọi chủng tộc, mọi tôn giáo cả ở Đông phương lẫn Tây phương. Vào năm 1982 Thiền sư bắt đầu bổ nhiệm những thiền sư phụ tá để giúp thỏa mãn nhu cầu càng ngày càng gia tăng về những khóa Thiền Vipasana.

Khóa Thiền

Phương pháp thiền được giảng dạy trong những khoá thiền nội trú mười ngày trong đó người tham dự tuân theo Nội Quy của Khóa Thiền, học hỏi những căn bản của phương pháp, và thực tập nghiêm chỉnh để đạt được kết quả hữu ích.

Khóa thiền đòi hỏi sự thực tập chuyên cần, nghiêm túc. Sự thực tập gồm có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, trong suốt khóa thiền, tránh không giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và say sưa. Điều lệ giản dị về đạo đức này dùng để an tâm, nếu không tâm sẽ quá vọng động để làm công việc tự quan sát.

Giai đoạn kế tiếp là để phát triển việc làm chủ được tâm bằng cách giữ sự chú ý vào một thực thể tự nhiên thay đổi không ngừng của làn hơi thở vào ra nơi lỗ mũi.

Vào ngày thứ tư tâm được an tĩnh và chăm chú hơn, để có thể thực tập Vipassana một cách dễ dàng hơn: quan sát cảm giác trên khắp cơ thể, hiểu được bản chất của cảm giác, và phát triển được sự bình tâm bằng cách biết không phản ứng lại cảm giác.

Sau hết, trong suốt ngày cuối cùng, thiền sinh học phương pháp thiền từ tâmthiện chí đối với mọi người, trong đó sự thanh tịnh phát triển trong khóa thiền được san sẻ với mọi chúng sinh.

Một đoạn video (5.7 MB) về sự quan sát hơi thởcảm giác trên cơ thể trong phương pháp này có thể coi miễn phí bằng chương trình QuickTime movie player.

Toàn thể phương pháp thực ra là một sự rèn luyện tinh thần. Cũng giống như tập thể dục để trau dồi thể lực, Vipassana có thể dùng để phát triển một tâm hồn lành mạnh.

Bởi vì phương pháp thực sự rất lợi lạc, việc bảo quản phương pháp theo đúng đường lối nguyên thủy, chân nguyên được chú trọng rất nhiều. Nó không được được giảng dạy bằng cách thương mại hóa, nhưng hoàn toàn miễn phí. Không một ai tham gia vào việc giảng dạy nhận bất cứ thù lao nào.

Khóa thiền hoàn toàn miễn phí – ngay cả chi phí về thực phẩm và chỗ ở. Mọi phí tổn đều do sự đóng góp của những người đã tham dự một khóa thiền và hưởng được những lợi lạc từ Vipassana, muốn cho những người khác cũng có cơ hội hưởng được lợi lạc tương tự.

Dĩ nhiên, thành quả đến một cách từ từ qua sự tu tập liên tục. Không thực tế tí nào khi nghĩ rằng mọi khó khăn sẽ biến mất trong mười ngày. Tuy nhiên trong thời gian đó, có thể học được những cốt yếu của Vipassana để có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày. Càng thực tập phương pháp bao nhiêu thì càng thoát khỏi đau khổ bấy nhiêu, và càng đến gần mục tiêu tối hậu của sự hoàn toàn giải thoát. Ngay chỉ mười ngày cũng có thể đưa đến thành quả rất cụ thểlợi ích rõ rệt trong cuộc sống hằng ngày.

Những người thật tâm đều được chấp nhận để tham dự một khoá thiền Vipassana để tự mình thấy được phương pháp thiền công hiệu như thế nào và thấy được bao nhiêu lợi lạc. Những khóa Thiền Vipassana được giảng dạy ngay cả trong những nhà tù, với rất nhiều thành quảlợi ích tuyệt vời cho các tù nhân tham dự. Tất cả những ai đã thử qua sẽ thấy rằng, Vipassana là một công cụ vô giá để đạt được và chia sẻ hạnh phúc thực sự với người khác.

Muốn biết thêm chi tiết về những khoá thiền Vipassana tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ tại đây.
(http://www.vn.dhamma.org/thien-vipassana/thien-vipassana-la-gi/)

Xem thêm:








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77865)
25/12/2015(Xem: 16958)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?