Kinh nghiệm hoằng pháp

28/12/20164:01 SA(Xem: 9966)
Kinh nghiệm hoằng pháp


Phần 1

TỪ KINH NGUYÊN THỦY NHÌN VỀ KINH ĐẠI THỪA
(Bài giảng tại Học viện Phật giáo  VN - TP.HCM, ngày 31-7, 18-9, 25-9 và 16-10-2016)



blankPhật giáo mang tính cách nhất quánkinh Pháp hoa gọi là Nhất Phật thừa. Tính nhất quán là gì?

Đức Phật khẳng định rằng trong tứ sanh lục đạo, chỉ có loài người mới có điều kiện thành Phật, các loài khác không có điều kiện thành Phật, dù họ có một số điều kiện ưu việt hơn chúng ta, như chư Thiên, chư thần.

Vì vậy, loài người mới được thọ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Hôm nay quý thầy cô đã được thọ giới Cụ-túc là việc hiếm có nhất. Thật vậy, chúng ta cách Phật xa hàng ngàn năm, mà còn được xuất gia và mang hình thức Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni càng khó hơn nữa. 

Từ loài người nguyên thủy phát triển lần đến Phật ra đời, chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu năm, mà Phật nói trải qua không biết bao nhiêu kiếp, chúng ta được làm người hôm nay và làm người ở thế giới văn minh thì khó hơn nữa.

Thế giới văn minh này, chúng ta hiểu là trí tuệ, vì trí tuệ mới xây dựng được thế giới văn minh. Cho nên, chúng ta nói thế giới văn minhthế giới của Phật. Thế giới lạc hậu, chậm tiến, gian tham, trộm cắpthế giới của ba đường ác.

Trong đạo Phật, chúng ta thấy những người xuất gia mặc áo Sa-môn, nhưng trong hàng Sa-môn Thích tử lại có người thông minh, khỏe mạnh, ngoại hình dễ coi là người ưu việt hơn, gần Phật hơn; đó là Đại thừa Bồ-tát được coi như cao nhất. Những người này thay Phật để dìu dắt, giúp đỡ nhiều người đi vào Phật đạo.

Dưới Bồ-tát cũng có người thông minh, nhưng không khỏe mạnh, hay không có điều kiện giúp người đi lên, được xếp vào hàng Duyên giáctrí tuệ, nhưng không có phước đứcđiều kiện giáo hóa chúng sanh không có.

Hạng thứ ba ở trong sinh tử mới phát tâm tu. Tuy họ xuất gia, nhưng sức khỏe không tốt, ngoại hình khó coi, sức thông minh hiểu biết không có, gọi là nghiệp nặng phước mỏng, thuộc hàng Thanh văn.

Cộng chung ba hạng người này, Phật gọi là hàng Tam thừa. Và  pháp tu của họ là Tam thừa giáo, tức con đường thống nhất từ thấp lên cao.

Những người hôm nay giáo hóa được nhiều người là hạng Bồ-tát, họ cũng phải trải qua nhiều kiếp tu, nên có đầy đủ trí tuệphước đức, điển hình là Đức Phật của chúng ta.

Như vậy, ai cũng tu thành Phật được, nhưng quá trình tu khác nhau. Đức Phật cho biết Ngài phải trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp tu, tức đã có quá trình tu Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát.

Tu hành, bước đầu tiên, kinh Pháp hoa gọi là dọn dẹp phân nhơ, nghĩa là phiền não phải sạch, đó là a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất phá tất cả nghiệp chướng trần lao, hay phá kiến hoặc và tư hoặc. Giai đoạn hai, chúng ta phá trần sa hoặc. Cuối cùng, phá vô minh hoặc. Đó là con đường xuyên suốt từ thấp lên cao. Không phải pháp môn này cao, pháp môn khác thấp. Cách nhìn Phật giáo nhất quán như vậy.

Chia sẻ với chư Tăng Nguyên thủyKim Cang thừa, tôi nói lý này và các ngài chấp nhận rằng không phải Kim Cang thừa cao nhất như một số người hiểu lầm. Kim Cang thừa cao nhất với điều kiện tức thân thành Phật, không phải trì chú là Phật, không phải đắp ca-sa là Phật. Nghĩa là phải đạt tới đỉnh cao có đầy đủ trí tuệ và tâm đại bi viên mãn mới là Phật, gọi là Phật hiện lại. Thí dụ Kim Cang thừa Tây Tạng thờ Liên Hoa Sanh, tức Liên Hoa hóa sanh. Chỉ Liên Hoa Sanh là Phật. Các Lạt-ma khác trì chú, bắt ấn, nhưng không phải là Phật. Chúng ta dễ lầm điều này.

Hoặc khi Phật giáo truyền sang Nhật, Hoằng Pháp đại sư cũng được người Nhật coi là Bồ-tát lớn hiện thân lại, không nói là Phật. Ngài có những điều kiện khác người thường, Ngài thông minh vượt bậc, sức khỏe phi thường và làm được những việc mà người thường không làm được. Ở Nhật, Kim Cang thừa chỉ có Hoằng Pháp đại sư được coi là Tổ của Phật giáo, Tổ của tất cả ngành nghề. Vì Ngài là người sáng tạo chữ Nhật và mở trường dạy văn hóa, dạy các ngành nghề, giúp cho người Nhật phát triển văn minh.

Về sau ở Nhật có Nhật Liên Thánh nhân được tôn danh là Bồ-tát Thượng Hạnh hiện thân lại, chứ không nói Ngài là Phật.

Dù các vị lập giáo khai tông khác nhau, nhưng chúng ta thấy tính nhất quán xuyên suốt, nghĩa là tuy tông phái khác, nhưng vị trí tiến lên thành Phậtcon đường duy nhất. Hiểu như vậy, chúng ta không nên đứng lập trường tông phái chê trách nhau, hay xem thường tông phái khác.

Đối với tôi, những người tu khác tông phái, nhưng hiểu biết hơn, mình phải kính trọng, cầu học; đó là thái độ học Phật của chúng ta. Từ góc nhìn này, tôi sang Nhật nghiên cứu 21 tông, hơn 100 phái, nghiên cứu cách tu của họ. Và tôi kết luận rằng tuy tông phái khác, nhưng chúng ta cùng đi trên con đường thống nhất hướng về Đức Phật, về Vô thượng Đẳng giác.

Tuy nhiên, hướng về Phật cũng có khác nhau. Đầu tiên, người ta hướng về Phật là hướng về Phật Thích Ca. Nhưng Phật nhập diệt, để lại pháp. Vì vậy, người ta lấy pháp, hay lấy giới làm thầy; coi pháp như Phật, hay nói giới luật còn là Phật còn.

Nhưng qua Phật giáo Đại thừa nhìn Phật khác, không nhìn Phật là con người. Vì con người thì ai cũng như ai, nhưng Phật Thích Ca không giống ai và không ai giống Ngài. Không giống ở hiểu biết, sức khỏe, ở chỗ tu hành, ở chỗ hóa độ chúng sanh. Chúng ta phải thấy rõ mọi người không giống Phật ở những điểm này.

Theo Đại thừa, dù cùng xuất gia, nhưng những người tu chỉ giống nhau ở màu áo, giống hình thức tu, còn bốn thứ không giống là thông minh, sức khỏe, đạo đứctu chứng. Nhìn theo Đại thừa như vậy, ta bắt đầu khai thác mảng không giống nhau này, để chúng ta học cái không giống nhau và đi lên.   

Chúng ta định vị theo Đại thừa là người đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hay A-la-hán, hoặc là Bồ-tát sơ địa, nhị địa… Theo tinh thần này, dù tu, nhưng chưa chứng quả Tu-đà-hoàn thì coi như là chưa tu.

Vì vậy, thực tế chúng ta thấy có người hôm nay tu, ngày mai phạm tội và ngày mốt hoàn tục là việc bình thường. Thấy họ tu, nhưng hư hỏng, chúng ta đừng buồn, mà nên coi họ là người mới phát tâm. Tuy nhiên, người mới phát tâm cũng có nhiều hạng khác nhau. Mới phát tâm, họ cầu gì, nhưng không được như ý muốn thì họ không tu nữa cũng là bình thường.

Trên bước đường tu, người có căn lành, ít nhấtbước đầu phải đạt được quả Tu-đà-hoàn. Nói Tu-đà-hoàn khó hiểu, nhưng thực tế là người này không bị xã hội chi phối, không kẹt cơm ăn áo mặc, khen chê; vì họ có lý tưởng sống. Tối thiểu họ sống được với lý tưởng, nên quên chuyện khen chê, thậm chí đối với việc ăn uống ngủ nghỉ, họ cũng không cần. Họ chỉ lo theo đuổi mục tiêu thánh thiện, đó là người bắt đầu nhập lưu, đi vào dòng thác trí tuệ của Phật, từng bước đi lên. Còn những người khác đứng ngoài lề, kinh Pháp hoa gọi là chúng kết duyên, vui thì tu, không vừa ý thì họ bỏ đi.

Điều quan trọng đối với chúng ta, học kinh để áp dụng được trong cuộc sống tu, áp dụng được kết quả mà Phật đã dạy và đã làm. Nói cách khác, học kinh để tu chứng, không phải trở thành lý thuyết gia giảng dạy lý thuyết.

Ban đầu, tôi nghĩ Phật Thích Cagiáo chủ Ta-bà, là vị Phật duy nhất theo Nguyên thủy. Nhưng sau đó, tôi nhận thức thêm rằng dù Phật giáo Nguyên thủy cũng có các Phật quá khứCâu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp và chuẩn bị có Phật Di Lặc ra đời.

Như vậy, trước Phật Thích Ca có Phật và sau Phật Thích Ca cũng có Phật. Vậy những vị Phật này ở đâu. Phật giáo Nguyên thủy xác nhận rằng các Đức Phật quá khứ này đều ở thế giới Niết-bàn. Điều này lại gợi cho tôi suy nghĩ thế giới Niết-bàn ở chỗ nào và nó thế nào. Từ chỗ này, chúng ta mới đi vào đạo.

Về sau, thế giới Niết-bàn được triển khaithế giới Vô sanh. Nhưng Vô sanh cái gì. Chúng ta sẽ tuần tự tìm ra ý nghĩa Vô sanh. Sanh này là phiền não. Vì vậy, đầu tiên chúng ta cắt phiền não, tìm xem phiền não phát ra từ đâu, chúng ta chận từ đó, diệt nó, là Phật giáo Nguyên thủy làm. Tu hành, chúng ta hơn nhau ở điểm chận được phiền não, trước khi phiền não phát sinh, chúng ta không cho nó sanh khởi. Thể nghiệm được như vậy, chúng ta mới thấy rõ pháp sanh diệt rồi thì nó trở về chỗ Vô sanh là Niết-bàn mà ta hướng tới, là thế giới Phật theo tinh thần Nguyên thủy. Không phải nói Niết-bàn nhưng chúng ta không thấy. Từ Niết-bàn theo Phật giáo Nguyên thủy, thấy các Đức Phật hiện hữu trước Phật Thích Ca và sau Phật Thích CaPhật Di Lặc.

Phật giáo Nguyên thủy chỉ tin Bồ-tát Di Lặc, không tin tất cả Bồ-tát khác và không tin tất cả kinh điển ngoài Kinh tạng Nikaya, vì họ cho rằng đó là kinh do người đời sau biên soạn. Điểm này khiến giữa Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừaKim Cang thừa không bằng lòng nhau.

Chúng ta phải làm sao cho cả ba hệ thống Phật giáo này gắn kết được với nhau. Giáo hội chúng ta đi đầu trong việc thống nhất tất cả hệ phái Phật giáo thành một Giáo hội. Việc làm này của chúng ta cũng là làm gương cho Phật giáo thế giới chấp nhận sống chung hài hòa và chia sẻ với nhau kinh nghiệm tu hành.

Với tầm nhìn nhất quán, chúng ta giảng kinh Đại thừa không chống đối Kim Cang thừaPhật giáo Nguyên thủy, đó chính là áp dụng phương tiện quyền xảo của Đức Phật.

Thật vậy, tụng kinh Phổ môn, chúng ta thấy Bồ-tát Quan Âm xuất hiện trên cuộc đời này là tùy duyên, nghĩa là tùy người, tùy chỗ, tùy lúc mà Ngài đáp ứng nhu cầu của mọi người, nên Ngài thành công, tiêu biểu bằng hình ảnh Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Đó là điểm đặc sắc của Phật giáo Đại thừa.

Nếu theo Nguyên thủy, có lập trường cứng rắn dứt khoát, dễ dẫn đến mất mạng. Tôi có người bạn rất thân là Hòa thượng thuộc Phật giáo Nguyên thủy, ông bị bắt năm 1963. Lúc đó, các Hòa thượng Bắc tông bị bắt thay đồ tu, mặc áo tù. Hòa thượng Lâm Em ôm chặt y vô người, vì ông coi mất y như mất mạng, chứ không tùy duyên.

Nhưng tôi gặp Hòa thượng Um Sum, nói với tôi rằng ông là Pháp sư nổi tiếng, một trong 25 Pháp sư của Campuchia. Khi Pôn Pốt nắm quyền, các sư bị giết hết. Ông nhận thấy mình nên cố gắng sống để giữ Phật pháp tồn tại, nếu mình thí mạng thì sau này Phật pháp sẽ không còn. Vì vậy, ông giữ mạng sống bằng cách chôn y và ông mặc đồ rách của nông dân, nên ông còn sống. Tôi nói ông đã khéo léo tùy duyên ứng xử trước tình huống thảm sát như vậy, để sống còn mà truyền bá Chánh pháp; đó chính là thực hiện phương tiện theo Phật dạy.

(Theo Giác Ngộ)


Phần hai

TỪ KINH ĐẠI THỪA NHÌN LẠI KINH NGUYÊN THỦY
(Bài giảng tại Học viện Phật giáo  VN - TP.HCM, ngày 31-7, 18-9, 25-9 và 16-10-2016)

Theo Đại thừa, Phật thành đạo xong, Ngài cũng nghĩ không thể nói cho mọi người hiểu được chân lý, nên Ngài muốn vào Niết-bàn. Nhưng sau đó, Phật nghĩ nếu Ngài nhập diệt, làm sao mọi người nương nhờ được Phật pháp để thoát ly sinh tử luân hồi. Đức Phật mới tùy duyên giáo hóa, Ngài xuống Lộc Uyển giảng pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, từ đó chúng ta mới có Phật pháp. Nghe tôi nói tinh thần quan trọng nhất của Phật giáotùy duyên, Hòa thượng Um Sum gật đầu thú vị với ý nghĩa phương tiện này.

Qua kinh Phổ môn, Phật dạy rằng Quan Âm Bồ-tát đến chỗ cần hiện Phật thân, hay Duyên giác thân, cho đến làm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thậm chí làm đồng tử, Ngài đều làm như vậy, miễn là làm cho người khác phát tâm. Làm người khác thoái tâm là ma đạo.

Nhưng không mặc áo Sa-môn mà làm cho người phát tâm, cũng là Phật đạo. Thực tế cho thấy một số cư sĩ có khả năng giúp người xuất gia tu hành. Hòa thượng Trí Thủ kể rằng ngài học với cụ Lê Đình Thám. Khi phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra, cụ có công làm cho chư Tăng tích cực cầu học và cụ đã đào tạo được lớp lớn như Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Thiện Hoa, Hòa thượng Trí Tịnh, Hòa thượng Trí Quang…

Như vậy, mang hình thức nào cũng được, là tinh thần Phật giáo Đại thừa và làm người phát tâm, an vui là Phật đạo. Các anh em nên suy nghĩ điểm này để nhận thức đúng đắn về Phật giáo Đại thừa.

triển khai tinh thần này rộng hơn nữa, kinh Duy ma nói rằng hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo. Vì vậy, người thông Phật đạo làm trái giáo lý, nhưng làm cho người phát tâm, an lạcPhật đạo; nếu không hiểu như vậy, trở thành cố chấp, rồi chê bai, dẫn đến phiền não cho mình và cho người, chẳng lợi ích gì.

Tôi nhận ra các kinh điển Đại thừa đã được triển khai từ gốc của kinh Nguyên thủy, mới có các Bồ-tát xuất hiện. Như vậy, có thể nói Bồ-tát cũng từ kinh Nguyên thủy mà ra. Thật vậy, Phật giáo Nguyên thủy chỉ có Bồ-tát Di Lặc, nhưng qua kinh Đại thừa có nhiều Bồ-tát. Và triển khai rộng ra, có Bồ-tát nhân gian là những người ở nhân gian, nhưng có lòng thương người và cứu được nhiều người thoát khổ đau. Xa hơn, chúng ta có các Bồ-tát vô hình. Xa hơn nữa, tới kinh Pháp hoa, xuất hiện Bồ-tát bản địa đóng vai trò rất quan trọng.

Học về Bồ-tát bản địa, tôi có cái nhìn khác hơn người. Có người nói Bồ-tát bản địa từ đất vọt lên, trụ giữa hư khôngđảnh lễ tháp Đa Bảo. Tôi nghĩ nói như vậy hơi mê tín. Vì nghiên cứu kinh Đại thừa như Tâm địa quán nói rõ tâm con người được ví như đất. Đất có thể phát sinh đủ thứ, sinh ra cây cỏ, hoa trái nuôi sống con người.

Khi về khu Học viện này, chúng ta thấy từ mảnh đất này đã mọc lên cây Sa la, cây Bồ-đề, vì có người tu ở đây thì phong cảnh phải khác. Thật vậy, trước mùa hạ, ở đây còn hoang vắng, nhưng khi tu hành trang nghiêm, sức sống ở đây phát triển kỳ diệu. Có thể nói trên mảnh đất này sinh ra cỏ dại, mà cũng sinh ra Học viện, sinh ra các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni học ở đây.

Sáng nay, tôi qua thăm khu bên kia, thấy mảnh đất này đã sinh ra nấm để nuôi sống đại chúng. Đẹp nhất là nếu được Phật giáo hóa, gọi tắt là Phật hóa thì cái xấu nhất cũng trở thành tốt. Nói cách khác, được Phật giáo hóa sẽ chuyển Ta-bà thành Tịnh độ. Bằng chứng cụ thể là năm năm trước, bắt đầu giao đất ở đây, tôi thấy cả khu rừng hoang, nhưng được Phật hóa, chẳng bao lâu khu đất này biến thành trường.

Vì vậy, các Bồ-tát Tùng địa dũng xuất thân kim sắc là do Phật giáo hóa. Bồ-tát Di Lặc sanh nghi ngờ, nói rằng Phật mới thành đạo, nhưng các Bồ-tát này đầy đủ đức tướng, làm sao trong thời gian ngắn mà được như vậy.

Theo tôi, có thể hiểu được Phật giáo hóa là đưa vào trong con người những đức tánh tốt. Ngày trước có thể họ sống không tốt, nhưng nhờ được thấm nhuần pháp Phật đã chuyển họ từ người tội lỗi trở thành người tốt, thậm chí trở thành Hiền Thánh.

Bốn vị thượng thủ của Bồ-tát Tùng địa dũng xuất nghĩa là Phật đã được đầu tư viên mãn vào mảnh đất tốt, mảnh đất tâm thuần thiện của những con người siêu việt, mới sanh ra Thượng Hạnh Bồ-tát, Vô Biên Hạnh Bồ-tát, Tịnh Hạnh Bồ-tát, An Lập Hạnh Bồ-tát.

Quý thầy cô học được hạnh tốt của Bồ-tát Thượng Hạnh là thích làm việc khó, cũng là tu theo Đức Thích Ca. Việc dễ để người khác làm. Người Nhật nói dễ thương rằng Đức Phật chỉ đào tạo người cứu đời, không đào tạo người ăn hại. Người lánh nặng tìm nhẹ là người đáng loại bỏ. Nếu xuất hiện ở Ta-bà nhiều người làm việc khó làm thì sỏi đá Ta-bà cũng biến thành gạo trắng nước trong.

Có thể nói Phật giáo mang tính nhất quán, mà ngày nay các nhà trí thức đều công nhận rằng điều đó là đương nhiên và tất yếu, vì nếu Phật giáo cố chấp một pháp môn, hay một định kiến đều đưa Phật giáo đến tan rã. Đó chính là kinh nghiệm hơn hai ngàn năm truyền đạo của tu sĩ Phật giáo trên thế giới, cũng như kinh nghiệm của riêng tôi, hơn 40 năm hoằng pháp và 26 năm làm Trưởng ban Hoằng pháp.  

Từ Phật giáo Nguyên thủy sang Phật giáo Đại thừa, ta coi là một, không phải khác. Và ngược lại, nhìn từ Đại thừa về Nguyên thủy cũng mang tính nhất quán.

Nếu chúng ta chấp pháp môn nào, thường cho rằng chỉ có pháp môn đó là pháp Phật và chống lại các pháp môn khác, làm Phật giáo suy yếu. Lịch sử đã cho thấy bài học đắt giá này.

Khi Phật tại thế, Ngài có mười Đại đệ tử lãnh đạo theo hướng khác nhau, nghĩa là giáo lý Phật là một, nhưng mỗi người hiểu giáo lýứng dụng khác nhau, tất nhiên mang lại kết quả khác nhau. Vì vậy, các Thánh La-hán chứng quả không đồng nhau, nên thuyết pháp, giáo hóa cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, còn Phật hiện hữu, nên họ lấy Phật làm trung tâm điểm, các La-hán thuyết pháp đều hướng về Phật mà giảng dạy, bấy giờ Phật giáo dễ dàng mang tính thống nhất.

Nhưng Phật dạy rằng sau khi Ngài vào Niết-bàn, Tăng Ni phải tập hợp để thường xuyên kiểm tra việc làmsuy nghĩ của mình đúng hay sai; nếu được đại chúng chấp nhận hoàn toàn là đúng. Không được đại chúng chấp nhận là sai, phải sửa đổi. Vì lấy ý kiến chung của đại chúngthi hành, nên có sự thống nhất trọn vẹn.

Vì vậy, nếu ba lần yết-ma phải có sự đồng ý hoàn toàn của tất cả mọi người. Giả sử có 99 người đồng ý, chỉ một người không đồng ý, cũng phải trao đổi sao cho người đó đồng ý. Điều này thể hiện tinh thần thống nhất gọi là Phật thừa.

Còn ý kiến riêng là Thanh văn thừa, Bồ-tát thừa. Nhất là Bồ-tát có đến 84.000 pháp môn, tức mỗi Bồ-tát có tâm nguyệnviệc làm riêng, tạo thành kết quả khác nhau, nhưng cũng phải đưa đến thành Phật, không thành cái gì khác, thành cái khác là rơi vào ác ma.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Phật giáo Ấn Độ phân chia nhiều hệ phái, khi hệ phái nào nổi lên cao, được vua chúa, hay quần chúng ủng hộ thì có thể xem thường, khích bác hệ phái khác, đưa đến sự chia rẽ làm Phật giáo suy yếu cho đến diệt vong.

Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc cũng bị hệ lụy này khi bắt đầu phát triển những tông phái, đương nhiên là Phật giáo Đại thừa nổi trội. Phật giáo Nguyên thủy không vào Trung Quốc được, vì người dân nước này coi tu sĩ khất thựcxin ăn, nên những người đầu tiên truyền đạo như ngài Trúc Pháp Lan vẫn không được chấp nhận.

Nhưng Phật giáo Đại thừa truyền vào Trung Quốc được chấp nhận. Thật vậy, bắt đầu từ Tam luận tông lấy triết học Trung quán của Bồ-tát Long Thọ làm chủ yếu. Kiến giải này phù hợp với tư tưởng Lão Trang, Khổng Mạnh đã có từ lâu đờiTrung Quốc, nên Phật giáo Đại thừa được người Trung Quốc tiếp thu

Thiết nghĩ ở thế kỷ XXI, chúng ta có cái nhìn tổng quát và thoáng hơn, khẳng định Phật giáo là đạo của trí tuệĐức Phật đạt được đỉnh cao của trí tuệ mới thành tựu quả vị Phật, hay giác ngộ viên mãn.

Nói về trí tuệ, nói rộng là trí tuệ từ con người nguyên thủy cho đến trí tuệ của con người thời Phật tại thếcon người thời hiện đại. Thời nguyên thủy, người ta thấy như thế và thời Phật hiện hữu, người ta thấy khác, cho đến tương lai chắc chắn thấy khác hơn nữa, nên Phật cho phép Tăng Ni thay đổi điều Phật chế. Những điều Phật chế không còn thích hợp, chúng ta không sử dụng. Những điều chưa có, chúng ta đưa vào.

Nhìn xa hơn, mỗi thời kỳ, xã hộitiến bộ, nên người ta có thể thấy khác, hiểu khác và áp dụng cách sống khác. Từ đó, pháp Phật được áp dụng tùy theo thời kỳ mà có khác. Thứ hai là tùy hoàn cảnh của từng người có hiểu biết khác, nên việc áp dụng pháp tu cũng khác. Thứ ba là không gian khác, nên cái nhìn của con người cũng khác và áp dụng vào cuộc sống cũng khác. Đó là lập trường căn bản của Phật dạy nói lên sự thay đổi thiết yếu của việc ứng dụng pháp Phật trong cuộc sống con người.

HT.Thích Trí Quảng
 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190714)
01/04/2012(Xem: 36313)
08/11/2018(Xem: 14987)
08/02/2015(Xem: 54144)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.