Sự Kiện Bồ-tát Đản Sinh

09/05/20174:35 SA(Xem: 6125)
Sự Kiện Bồ-tát Đản Sinh
blank
SỰ KIỆN BỒ-TÁT ĐẢN SINH
Phước Nguyên

duc phat dan sinh “Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho thế gian, vì sự lành thiện, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài Người. Hiện thể độc nhất là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.”

(Aṅguttaranikāya I, 1,13, tr.22)

Sự kiện Bồ-tát xuất hiệnthế gian, không phải để phá hủy những gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc… nhưng đến để dựng lại những gì đang sụp đổ, nối kết những gì bị đứt lìa. Điều này, được nhiều kinh thuộc văn hệ Pāli đề cập, tiêu biểu như kinh Majjhimanikāya (Trung Bộ kinh), kinh số 7. Vatthūpamasuttaṃ (Kinh Ví dụ tấm vải), tường thuật như sau:

seyyathāpi bho Gotama nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya ‘Cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti.

Hỡi Tôn giả Gotama, ngài như là người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc.”

Vậy thì sự kiện đản sinh của Bồ-tát đã gởi một bức thông điệp bình anbất tử đến mọi loài chúng sinh, bức thông điệp ấy có thể được tóm tắt bằng bốn điểm sau đây:

1. Hàn gắn và nối kết những gì đang sụp đổ và bị đứt lìa (paṭicchannaṃ vā vivareyya)

Thế giới đang sụp đổ và đứt lìa bởi những tham vọng của loài người, tư tưởng con người hiện nay có tính cách phá sản vì bị rơi vào sự nông cạn và hớn hở của một niềm tin vào thế lực chồng chất của phạm vi nhận thức, tức là quái thai của sự trùng phức, chưa bao giờ tư tưởngngôn ngữ con người bị đỗ vỡ như hiện nay, vì đa phần đều được hướng dẫn bởi một ý định: rao truyền một ý thức hệ.

Giáo Pháp của đức Phậtcông năng như một chất keo dính để dựng dậy những gì đang bị tà kiến gặm nhắm xiêu vẹo, cho nên sự thuyết giảngthực hành giáo pháp trên hai phương diện: từ bithiền định, đang được áp dụng từ đông sang tây, không chỉ ở các cơ cở Phật giáo, mà còn lan đến trường học, bệnh viện, thánh đường, nhà tù v.v.. để xây dựng lại những đổ vỡ điêu tàn, do chiến tranh, bạo lực và lòng tham của con người mang lại.

2. Phơi bày ra những gì bị che kín (paṭicchannaṃ vā vivareyya)

Những phiền não tiềm phục trong chúng ta, chưa được nhận thức và khai trừ, đức Phật như một bậc đại lương y, xuất hiện nơi thế gian, để chỉ rõ những căn bệnh hiểm nghèo, đang được che đậy dưới những sự lộng lẫy bên ngoài, nhưng thật ra đã rệu rã và mục nát bên trong.

Ngài phơi bày những linh dược quý, hay những kho tàng tịch lạc ẩn mình trong lòng đất, để chúng sinh thấy được đời này không thuần là khổ đau, mà thật sự có tịch lạc, chẳng qua do chúng ta si ám không thấy đâu là khổ, đâu là lạc:

Đêm dài cho kẻ thức
Đường dài cho kẻ mệt
Luân hồi cho kẻ ngu
Không thấy chân diệu pháp” (P.C – Trưởng lão Minh Châu dịch)

Vì nếu cuộc đời này thuần túy là khổ, thì đức Phật đã không nhọc công thuyết pháp độ sinh, vì dạy cách gì đi nữa, cuối cùng cũng chỉ là khổ đau. Cho nên, chắc chắn có sự tịch lạc và giải thoát đang bị phủ dưới lớp sương mù của sinh tử, mà chúng ta có thể bằng giáo pháp xóa tan nó đi

“Ai dùng các hạnh lành
Làm xóa mờ nghiệp ác
Chói sáng rực đời này
Như trăng thoát mây che” (P.C, ibid.)

3. Chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng (mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya)

Chúng ta đang sống trong thời bình, nhưng lại bị ném vào một xã hội mất hướng, như một cỗ xe đang lao xuống dốc vô định, những danh từ thân thương “quê hương, đạo pháp, dân tộc” v.v.., bỗng nhiên trở thành xáo ngữ, bị ép buộc nhìn bằng con mắt của người khác, đi trên đôi chân của người khác, tạo nên những tư tưởng lừng khừng, tư duy thiếu máu….. Nhưng may thay, dòng suối pháp vẫn âm thầm tuôn chảy, chỉ đường cho nhân loại qua mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện này, một thời đại mà các giá trị đạo đức bị coi thường, các khát vọng vật chất đã xâm lấn, để nhân loại có được nhận thức trực quan, nhìn bằng đôi mắt của chính mình, đi trên đôi chân của chính mình, để vượt qua những giai đoạn hiểm nghèo của cuộc đời.

4. Đem đèn sáng vào trong bóng tối (andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya)

Hình ảnh bóng tối của tà kiến, gợi lên sự khó thở, ngột ngạt, lường gạt vô tận của những người gọi là tri thức, nó tượng trưng cho một sự nông cạn, phá sản, nô lệ, phá sản của một số thành phần trong giới tri thức Việt Nam hiện nay.

Giáo pháp của đức Phật giống như ngọn đèn sáng có khả năng phá tan bóng tối mê mờ ấy, ngài chỉ rõ chân lý tối hậu, chân lý đó là “thấy khổ và diệt khổ”:
Ai dùng chánh tri kiến,
Thấy được bốn Thánh đế.
Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy Thánh đạo tám chi,
Đưa đến khổ não diệt. (P.C ibid.)

Chân lý ấy chỉ được tỏa rạng bằng con đường trung đạo, xây dựng trên: “từ bi-trí tuệ”, thực thi bằng quy luật “duyên khởi và tánh không” để làm nền tảng đạo đức và trí cho con người.

Áng sáng của đức Phật đang chiếu soi khắp thế gian, như mặt trời tuệ phá ám, điều phục tất cả mọi tai họa và khuyết điểm, vậy tại sao chúng ta còn chưa chuẩn bị hành trang lên đường giác ngộ?

Vô trụ xứ am, 14.4.2561
Phước Nguyên

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13749)
28/04/2017(Xem: 9211)
10/06/2016(Xem: 11182)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.