Thư Viện Hoa Sen

Giáo Lý Nghiệp Trong Kinh Mallikā

21/08/20174:29 CH(Xem: 12003)
Giáo Lý Nghiệp Trong Kinh Mallikā

GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG KINH MALLIKĀ
Thích Trung Định

nghiep karma1 Bản chất của nghiệp

Nghiệp, tiếng Phạn ‘karma’, Pāli ‘kamma’, nghiệp, đề cập đến những hành động có tác ý (cetanā) của con người. Hành động Karmic được so sánh với những hạt giốngchắc chắn sẽ chín muồi thành một kết quả hoặc nghiệp quả (gọi tắt là vipāka hoặc Phala bằng tiếng Phạn và Pāli). Theo Đức Phật, nó là sự thúc đẩy ý thức hay tác ý (cetanā) đưa đến nghiệp. Nói rõ hơn, nghiệp là hành động có tác ý.

Như vậy, nói đúng, nghiệp bao gồm tất cả các nghiệp thiện và bất thiện ý (cetanā). Tác ý, có gốc rễ trong vô minh (moha), tham lam hoặc si mê (lobha) hay sân hận (dosa) là xấu. Các ý chí, được đi kèm với sự rộng lượng (vô tham), thiện ý (vô sân) và trí tuệ (panna), là thiện nghiệp.

Trong Phật giáo, các lý thuyết về hành vi nghiệp báo và kết quả (karmaphala) được xác định là một phần của triết lý rộng lớn hơn của học thuyết Duyên khởi (paṭiccasamupāda), trong đó nói rằng tất cả các hiện tượng phát sinh như là kết quả của nhiều nguyên nhânđiều kiện. Học thuyết về nghiệp và nghiệp quả là một ví dụ điển hình của học thuyết rộng lớn để áp dụng trong những trường hợp cụ thể của từng chúng sinh khi có một tác ý đằng sau một hành động và mỗi hành động như vậy đều tương ứng với nghiệp quả. Mọi hành động của thân, khẩu, hay ý được coi là hành vi nghiệp báo, và các nhân tố quyết định chất lượng của các hành động của mình là ý định hay động lực của chúng ta.

Theo đó, kết quả nghiệp không phải là một ‘phán đoán’ áp đặt bởi một đấng thượng đế hay con người toàn năng khác; thay vào đó, những kết quả này được coi là kết quả của một quá trình tự nhiên. Con người phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy.”[1]

Ở đây, vấn đề đáng nói đến là tác ý (cetanā), tác ývai trò quan trọng trong kết quả nghiệp báo. Đức Phật dạy: ‘Này các Tỳ khưu, ta tuyên bố rằng Tư (cetanā) là nghiệp; sau khi suy tư, tạo tác các nghiệp về thân, về lời, về ý.’[2]

1.1 Tóm tắt bản kinh

Bài kinh Mallikā nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh, chương Bốn pháp, (Mallikā Sutta, A 4.197). Bản kinh ghi lại câu chuyện đơn giản của Hoàng hậu Mallikā viếng thăm Đức Phật và hỏi ngài về nghiệp mà thường được quan tâm của nhiều người, đó là lý do tại sao chúng ta “kém cỏi và cao thượng, xinh đẹpxấu xí, may mắn và không may, thiên đàngđịa ngục, tất cả chúng ta đang sống theo hành nghiệp của mình.

Nội dung của bản kinh này gần giống với Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta), Trung Bộ kinh, bản kinh số 135 (M 135.3), nhưng phần sau đề cập đến nghiệp lực chi tiết hơn. Chỉ có ở những đoạn văn của kinh Mallikā liên quan đến sự tức giận và dễ cáu kỉnh và sự vắng mặt của chúng, sự ghen tuông, không ghen tuông, lòng quảng đại và không quảng đại, có những điểm tương đồng gần nhau.

Nghiệp trong kinh Mallikā chỉ liên quan đến vẻ đẹp, sự ảnh hưởng uy tín và sự giàu có. Chủ đề của Đức Phật dạy cho Hoàng hậu Mallikā là chúng ta bắt nguồn từ những hành vi trong quá khứ. Nếu chúng ta thường tức giận và dễ tức giận, thì sẽ tái sinh trong cõi xấu xí dưới hình thức nào đó. Nếu chúng ta thường ghen tị với người khác, thì sẽ không có uy tín, không có tầm ảnh hưởng. Nếu chúng ta ích kỷ và không tự tin, thì sẽ tái sanh trong cảnh nghèo nàn túng thiếu. Ngược lại, nếu chúng ta không dễ tức giận, thì sẽ được tái sinh trở nên đẹp đẻ. Nếu chúng ta không thường ghen tuông, thì sẽ được tái sinh với sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn. Nếu chúng ta hào phóng với người khác, thì sẽ đạt được sự giàu có… Sau khi Đức Phật dạy rõ về các nghiệp và nghiệp quả, các nhân duyên đưa đến các quả báo, Hoàng hậu Mallikā thông hiểuphát nguyện từ bỏ sự phẫn nộ, não hại, sự nổi nống, sân hậngây hấn. Sau đó, bà phát nguyện trọn đời quy ngưỡng Thế Tôn trở thành nữ cư sĩ Phật tử.

1.2. Hai khía cạnh của nghiệp

Mô hình nghiệp báo được trình bày trong kinh Mallikā là nghiệp quả, nhấn mạnh đến kết quả của các hành động. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là một hành động là đáng làm nếu kết quả của nó là tốt, và không đáng làm nếu nó đưa đến kết quả xấu. Đây là nội dung chính trong lời dạy của đức Phật: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Đây cũng là quan niệm về nghiệp phổ biến theo nghĩa thế gian, Đức Phật chấp nhận trong chừng mực nào đó nó phục vụ như một cây cầu hướng về vấn đề nghiệp báo trong Phật giáo.

Quan niệm cơ bản của Phật giáo về nghiệp có thể nói là về “đạo đức luân lý”, nghĩa là nó đóng góp một phần quan trọng cho con người trong việc kiến tạo hạnh phúc an lạc trong đời sống. Trong thực tế, đây là một cách nhìn khác về đào tạo đạo đức (giới), chi phần đầu tiên trong tam vô lậu học giới định tuệ. Nhưng, trong một bối cảnh nghiêm ngặt của đạo Phật, nó cũng nên bao gồm việc huấn luyện tinh thần (chánh niệmthiền định): trong khi huấn luyện đầu tiên bao gồm các quy tắc liên quan đến thân và khẩu, thì việc huấn luyện thứ hai là về tâm trí (ý). Thân, khẩu, ý là ba cánh cửa của nghiệp báo, các thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp cũng xuất phát từ tam nghiệp này.

Kiểm thúc tam nghiệp thân khẩu ý bao gồm mười thiện nghiệp (kusala kamma, patha), cụ thể thân nghiệp có ba gồm: không sát sanh, không trộm cắp và không tà dâm; khẩu ngiệp có bốn gồm: không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không nói lời đọc ác; và ba nghiệp về ý tức: không tham, không sân và không si.

Không giống như mô hình ‘công đức’ hay puñña, chủ yếu là bên ngoài, phần lớn tập trung vào thân nghiệp và các vấn đề xã hội của chúng ta hoặc ‘hạnh phúc vật chất’, mô hình ‘lành mạnh’ hoặc thiện (kusala) bao gồm cả ba cánh cửa, nghĩa là thân, khẩu, ý. Tuy nhiên, trọng tâmcuối cùng vẫn là tâm ý. Bởi vì tâm chi phối thân và khẩu, ‘tâm làm chủ, tâm tạo tác, nếu với tâm nhiễm ô, nói năng hay hành động khổ não sẽ theo sau, và ngược lại nếu với tâm thanh tịnh thì an lạc sẽ theo ta như bóng không rời hình’. Thông qua việc tu tập tâm ý mà cuối cùng chúng ta đã đạt được sự tỉnh thứcgiải thoát hoàn toàn.

Lời dạy của đức Phật về nghiệp trong kinh Mallikā tương tợ như mô hình nghiệp trong câu: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.” Nghĩa là muôn biết đời trước của mình như thế nào thì xem phước báo hiện tại của mình; và muốn biết đời sau của mình ra sao thì xem lại hành động tạo tác của mình trong hiện tại. Nghiệp được hiểu theo nghĩa này là nghiệp đơn giản, phổ thông, nhân nào quả ấy. Tuy nhiên, tiến trình từ nhân đến quả còn có một yếu tố vô cùng quan trọng đó là ‘duyên’. Yếu tố duyên chi phối toàn bộ sự vận hành của nghiệp và nghiệp quả. Theo đó, một nhân được gieo chưa chắc đưa đến một quả tương ứng, vì còn phụ thuộc vào sự chi phối của duyên tốt hay xấu để đưa đến quả dị thục tốt hay xấu tùy theo đó. Thành ra, nghiệp theo Phật giáobất định nghiệp. Nhưng nhân quảrõ ràng, không có sai chạy.

2. Những bài kinh liên quan đến nghiệp

Giáo lý nghiệp được đức Phật trình bày trong rất nhiều bài kinh, từ đơn giản đến phức tạp. Ở đây, có ba bản kinh: Isayo Samuddaka Sutta (S 11.10), Sankha, dhama sutta (S 42.8), Kinh Hạt Muối (Lona, phala sutta ‘A 3.99’), có nội dung trình bày về nghiệp đơn giản, nhưng bổ sung cho giáo lý nghiệp trong kinh Mallikā.

2.1 Isayo Samuddaka Sutta (S 11.10): Trong bài kinh này mô tả về nghiệp một cách đơn giản, đó là: ‘tốt lành sinh ra tốt, xấu sinh ra xấu’ hoặc ‘chúng ta gieo nhân gì, vì vậy chúng ta sẽ gặt quả nấy’. Điều này dường như là khái niệm phổ biến về nghiệp thông thường trong Phật giáo, ngay cả trong thời của Đức Phật, ví dụ như vậy được dạy bởi Nigaṇṭha Nāta putta.

2.2 Sankha, dhama sutta (S 42.8), nằm trong Tương ưng bộ kinh, Tương ưng sáu xứ. Nigaṇṭha Nātaputta cho rằng bất cứ ai phạm tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm, hoặc lừa dối, đều bị đọa vào địa ngục. Đức Phật từ chối điều này vì đơn giản rằng các tội như vậy còn tùy thuộc vào hành nghiệp nặng hay nhẹ để đọa vào địa ngục hoặc không, chứ không nhất thiết phạm các tội trên điều đọa địa ngục như một định mệnh. Nghiệp được hiểu theo giáo lý nhà Phật là bất định nghiệp. Thành ra, chúng ta có thể chuyển được nghiệp nhờ vào sự nổ lực tu tập tạo các thiện pháp. Điều này sẽ được trình bày rõ ở kinh Hạt muối. Tất nhiên, người làm việc ác, tâm nghĩ ác và miệng nói ác thì chắc chắn sẽ gặt lấy khổ đau. Ngược lại, một người biết kiểm thúc tam nghiệp, biết tàm quý, ăn năn, hối hận và khao khát vượt lên trên những bất thiện pháp, chúng ta sẽ có thể quay lưng lại với các trạng thái đau khổ. Niềm hạnh phúc này được xác định chắc chắn rằng khi chúng ta tu tập Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ và xã), thì năng lượng an lành, hạnh phúc sẽ tràn ngập đến vô tận.

2.3 Kinh Hạt Muối (Lona, phala sutta (A 3.99), thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, chương 3 pháp. Bài kinh trình bày một điểm đối kháng vô cùng quan trọng của giáo pháp Phật giáo Nguyên Thủy về nghiệp báo trái với nghiệp quả một cách đơn thuần rằng gieo nhân gì gặt quả nấy. Kinh thực sự mở ra với sự bác bỏ hoàn toàn của Đức Phật về khái niệm “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy.” Một hạt muối, nếu bỏ trong một tô nước thì hạt muối sẽ làm cho tô nước mặn, nhưng cũng hạt muối ấy nếu đem bỏ trong một ao hồ lớn thì hạt muối ấy sẽ không làm cho ao hồ trở nên mặn. Cũng vậy, nếu một ác nghiệp được gieo bởi một người ác thì ác nghiệp càng tăng lên thêm, nhưng ác nghiệp được tạo bởi một người hiền lương, thì nghiệp quả sẽ không tác động đến người ấy bao nhiêu. Bài kinh hạt muối đức Phật dạy đến sự tương tác giữa các ác phápthiện pháp. Sự chi phối của phước đức là rất lớn đối với tất cả nghiệp và nghiệp quả. Qua bài kinh này, chúng ta có thể lý giải được những câu chuyện xảy ra trong đời thường về sự thọ báo sai khác giữa mọi người. Sự chi phối của nghiệp còn chịu nhiều yếu tố khác nhau, chứ không hẵn một nhân sẽ đưa đến một quả tương ứng.

Tóm lại, nghiệp trong kinh Mallikā giải thích mối quan hệ nhân quả, trồng ớt thì ra quả ớt, trồng cà thì ra quả cà đó là điều tất yếu. Gieo ác thì gặt ác, làm lành thì gặp quả ngọt. Ba bài kinh liên quan đến nghiệp như nêu ở trên nhằm cũng cố thêm giáo lý nghiệp trong kinh Mallikā, đồng thời giải thích rõ thêm về sự sai biệt trong nghiệp báo. Yếu tố duyên chi phối tiến trình thọ báo là rất lớn. Nếu là tăng thượng duyên tốt sẽ đưa đến quả dị thục tốt, nhưng nghịch thượng duyên thì đưa đến quả dị thục xấu. Đây là cánh cửa giải thoát, mở ra cho tất cả mọi người hảy tự nổ lực chính mình để chuyển hóa khổ đau thành an lạc, hạnh phúc.

Kinh Mallika

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), khu vườn ông Anàthapinkida. Rồi hoàng hậu Mallikà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn:

- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, tuy vậy nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn?

2.- Ở đây, này Mallikà, có hạng nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh hạ liệt, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.

3. Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh , dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.

4. Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, nhưng nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.

5. Ở đây, này Mallikà, có hạng nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.

6. Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu ... ảnh hưởng uy tín ít.

Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu ... ảnh hưởng uy tín lớn.

Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp ... ảnh hưởng uy tín ít.

Ở đây, này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp ... ảnh hưởng uy tín lớn.

7. Khi được nói như vậy, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn:

- Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, nhưng nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Và bạch Thế Tôn, nay con dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con có bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Và bạch Thế Tôn, nay con được giàu sang, có tài sản lớn, có sở hữu lớn. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Và bạch Thế Tôn, nay con được có ảnh hưởng uy tín lớn.

Bạch Thế Tôn, trong nội cung này, có những thiếu nữ hoàng tộc, có những thiếu nữ Bà-la-môn, có những thiếu nữ gia chủ, con có chủ quyền thủ lãnh. Và bạch Thế Tôn, bắt đầu từ nay, con sẽ không phẫn nộ, không có nhiều não hại, dầu cho bị nói nhiều, con sẽ không nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn. Con sẽ không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Con sẽ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; con sẽ không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con sẽ không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ... mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử nữ cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

HT.Thích Minh Châu (Việt dịch)

 

 

 



[1] Bhikhu Bodhi, (trans.), Aṅguttara nikāya, The Numerical Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p.686.

[2]Ibid, p. 963.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54945)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: