NIÊN BIỂU SƠ THẢO VỀ NGÀI NGUYỆT XỨNG
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
590 Năm sinh Nguyệt Xứng (Chandrakirti)
596 Nguyệt Xứng được thọ giới, vào tu viện
600 Thanh Biện (Bhavaviveka c.500-600) bị Hộ Pháp (Dharmapala - c.550 – 620 ) từ chối hợp tác, về nhập thất tại Dhanyakataka
604 Nguyệt Xứng bắt đầu theo học các khoa học căn bản, kinh điển Đại Chúng Bộ (Mahasamghika)
606 Harsavardana (Shiladitya I ) đăng quang tại Kanauji
608 Harsavardana khởi sự xây dựng Tinh xá (Vihara) thứ bảy tại Nalanda
610 Nguyệt Xứng đi về hướng bắc, tới Nalanda, bắt đầu Nghiên Cứu Trung Quán
615 Nguyệt Xứng viết Nhập Trung Đạo (Madhyamakavatara)
620 Nguyệt Xứng kế vị Liên Hoa Giác (Kamalabuddhi) đảm nhiệm Giáo sư trưởng về Nghiên Cứu Trung Quán (Chair of Madhymika Studies)
621 Nguyệt Xứng viết Hiển bày Trung Đạo (= Minh cú luận - Prasannapada)
622 Nguyệt Xứng viết Giải thích Bảy mươi kệ tụng về Tính Không (Sunyatasaptavrtti)
623 Nguyệt Xứng được giao chức vụ tổng quản (superintendent) nông trại Nalanda.
624 Shashanka phá hủy các tu viện và các tháp Phật Giáo tại Ma kiệt đà (Magadha)
625 Harsavardana đánh thắng Shashanka, dựng lại bức tường chu vi của Nalanda
626 Nguyệt Xứng viết Giải thích Bốn trăm kệ tụng của Thánh Thiên ( Aryadeva – Catuhsatakatika). Hộ Pháp từ trần.
631 Huyền Trang tới học với Giới Hiền (Shilabhadra) tại Nalanda
633 Nguyệt Xứng viết Giải thích Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi (= Lục thập Như Lý Luận - Yukti sastikavrtti). Tinh xá do Harsavardana xây hoàn thành.
640 Nguyệt Xứng viết – Hành tướng ngũ uẩn (= Đại thừa ngũ uẩn luận – Pancaskandhaprakarana)
643 Huyền Trang rời Nalanda. Pháp Xứng (Dharmakirti) bắt đầu nổi bật
644 Nguyệt Cung (Chandragomin) tới Nalanda, bắt đầu các tranh luận với Nguyệt Xứng
648 Vua Shila kế vị thân phụ Harsavardana
650 Nguyệt Xứng kế vị Giới Hiền làm Tu Viện Trưởng, tham vấn sư cho Giải Thoát Quân (Vimuktisena)
652 Nguyệt Cung rời Nalanda, tranh luận Nguyệt Xứng – Nguyệt Cung chấm dứt
653 Nguyệt Xứng viết Bảy kệ tụng về Ba quy y (Trisaranasaptati); giảng dạy Jayadeva
658 Nguyệt Xứng về nhập thất tại Konkana, Bảo Sư Tử (Ratnasimha) kế vị làm Tu Viện Trưởng
661 Nguyệt Xứng tu tập/ giảng dạy Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja), biên soạn Pradipodyottana
675 Nguyệt Xứng từ trần, Nghĩa Tịnh (Y jing) tới Nalanda
685 Nghĩa Tịnh nhắc đến Pháp Xứng là một nguồn sáng “mới đến” - (“recent” luminary). Nghĩa Tịnh rời Nalanda.
686 Jayadeva kế vị Bảo Sư Tử làm Tu Viện Trưởng Nalanda, giảng dạy Tịch Thiên (Shantideva)
***
Nguồn : Joseph Loizzo. Speculative Reconstruction of Chandrakirti ‘s Biography (p.385), --- Nagarjuna ‘s Reason Sixty with Chandrakirti ‘s Commentary (2007)
Chú thích của bản Việt
623 Nguyệt Xứng được giao chức vụ tổng quản (superintendent) nông trại Nalanda. Ngài nói sữa bò là của các con bê, còn các nhà sư Nalanda thì dùng sữa được hứng từ bức tranh con bò treo trên tường do ngài vẽ.
645 Huyền Trang dịch Kinh Vô Cấu Xưng (Kinh Duy Ma Cật)
Kính mời độc giả đọc thêm
Đức Đạt Lai Lạt Ma
MẶT TRỜI CHIẾU SÁNG BA PHƯƠNG DIỆN CHÁNH TÍN
[Ca tụng mười bảy Đại sư Nalanda]
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
https://thuvienhoasen.org/a23556/mat-troi-chieu-sang-ba-phuong-dien-chanh-tin
Bài đọc thêm:
Các tác phẩm quan trọng của Sư là Minh cú luận (zh. 明句論, còn nguyên bản Phạn ngữ), Nhập trung quán luận (zh. 入中觀論). Tương truyền rằng, trong một cuộc hành trình truyền Pháp về hướng Nam, Sư đã giáo hoá rất nhiều người. Sư sống rất thọ, nhưng chắc chắn là không thọ đến 300 (!) tuổi như sử sách Tây Tạng thuật lại.