37 Phẩm Bồ Tát Hạnh

22/11/20173:25 CH(Xem: 33477)
37 Phẩm Bồ Tát Hạnh
37 PHẨM BỒ TÁT HẠNH
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011
37 Pham Bo Tat Hanh bia sach
Lời tựa
Tóm tắt
Phát nguyện tu tập theo con đường Bồ tát
Phẩm 1: Thân người quý giá và cơ hội thực hành Bồ tát đạo
Phẩm 2: Thực hành xả ly từ bên trong
Phẩm 3: Thâm sơn thanh tịnh là nơi phù hợp để tĩnh tu
Phẩm 4: Người biết xả bỏ bám chấp là người hạnh phúc nhất thế gian
Phẩm 5: Kẻ thù bên ngoài là sự phóng chiếu tiêu cực của tâm

Lời tựa

Đời người có muôn vạn nẻo, chúng ta thường băn khoăn do dự trước những ngã ba đường, mịt mờ không biết hướng nào nên đặt chân cất bước. Là những hành giả tâm linh đang đi trên con đường Bồ tát đạo, đôi khi chúng ta cũng không tránh khỏi những nghi ngờ, thắc mắc làm sao để khỏi lạc đường?

Xin Quý độc giả - những ai thực sự muốn bước vào hành trình Bồ tát hạnh đầy gian nan nhưng vô cùng quý giá hãy an tâm bước theo những lời hướng đạo của "37 Phẩm Bồ Tát Hạnh". Đây là cuốn sách với những lời dạy vô cùng thiết thực, gần gũi giúp hành giả đoạn trừ những tà kiến sai lầm, vững bước trên con đường Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ tối thượng. "37 Phẩm Bồ Tát Hạnh" như một tấm bản đồ trải ra trọn vẹn con đường của một vị Bồ tát cần đi qua, từ những bước đi căn bản sơ khởi đầu tiên đến những bước tối thượng để thành Phật. "37 Phẩm Bồ Tát Hạnh" như ánh hải đăng soi rọi xua tan bóng đêm hắc ám trong đêm trường tăm tối cho khách hành hương rõ biết "nẻo về". "37 Phẩm Bồ Tát Hạnh" vốn là một tác phẩm rất sâu sắc và vô cùng xúc tích dưới dạng thơ kệ, khiến độc giả không dễ gì thông suốt được ý chỉ cao thâm, nhưng đặc biệt qua lời diễn giảng vô cùng khéo léo, bình dị không hoa  mỹ, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - một Bậc Thầy tâm linh vĩ đại trong thời hiện đại đã làm cho tác phẩm này trở nên rất gần gũi, dễ áp dụng vào đời sống thực tế, khiến các hành giả lạc quan tin tưởng rằng tiềm năng giác ngộ sẵn có bên trong mỗi người chắc chắn có thể trở thành hiện thực thông qua sự nỗ lực thực hành giáo pháp. Lời giảng của Ngài là lời chia sẻ những kinh nghiệm thực tế quý giá tuôn chảy từ suối nguồn từ bi trí tuệ của một bậc Thầy Giác ngộ, giúp hành giả dễ dàng chuyển hóa những xúc tình phiền não, sử dụng đời người trọn vẹn ý nghĩa để ân hưởng nguồn chân hạnh phúc vốn có tự thủa nào.

Những lời bình giảng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa về trước tác "37 Phẩm Bồ Tát Hạnh" đã được Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwang Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh cẩn thận biên tậpgiới thiệu với mong nguyện những luận giảng của Đức Pháp Vương trong tác phẩm này sẽ là chìa khóa mở cánh cửa kho tàng tâm linh rộng lớn của đạo Phật tới đông đảo Phật tửthiện hữu trí thức.

Xin Quý độc giả hãy uống trọn dòng sữa Pháp ngọt ngào từ trái tim nồng ấm của một vị Bồ tát bước vào cuộc đờihạnh phúc của vô lượng hữu tình, để hưởng trọn nguồn ân phúc quý giá mà chúng ta đã may mắn có được trong kiếp người ngắn ngủi nhưng vô cùng quý giá này. Xin hãy trân trọng!

Mạnh thu Tây Thiên 2011

Vô Uý cẩn bút


Bài đọc thêm:






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189245)
01/04/2012(Xem: 34716)
08/11/2018(Xem: 13602)
08/02/2015(Xem: 51960)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.