LỜI KẾT

30/11/20173:54 CH(Xem: 3013)
LỜI KẾT
Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

LỜI KẾT

Năm 2014 khi tôi đã có dịp trở lại thăm Úc Châu nhân lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư - Về Nguồn lần thứ 8, tổ chức tại Chùa Pháp Bảo Sydney vào tháng 9 năm ấy, sau đó tôi đi Melbourne xuống thăm Tu Viện Quảng Đức của Thượng Tọa Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng đang làm chánh phó Trụ Trì tại đó. Qua những câu chuyện trà đàm sau những buổi sáng công phu tại chùa, tôi có ôn lại việc tôi và Thầy Nguyên Tạng đã dịch chung mộttác phẩm bằng tiếng Anh mang tựa đề là “Peacefull Death and Joyfull Rebirth” và tiếng Việt có tên là “Chết an lạctái sanh hoan hỷ”. Sách được ra mắt các độc giả vào cuối năm 2011, đã được mọi người tìm đọc khắp nơi. Sách ấn tống và đã đưa lên các trang nhà như: Thư viện hoa senQuảng ĐứcHoa vô ưuViên Giác v.v... Tôi có nói với Thầy rằng: “Tại sao chúng ta không dịch chung thêm một tác phẩm bằng tiếng Anh nữa?” Thầy ấy bảo: “Con xin sẵn sàng”. “Thế thì chúng ta hãy bắt tay ngay đi”. Tôi bảo vậy.

Thầy Nguyên Tạng về thư phòng tìm ra một quyển sách bằng tiếng Anh nhan đề là: “The Zen of Living và Dying - A Practical and Spiritual Guide” của Thiền Sư người Hoa Kỳ tên là Philip Kapleau. Ông ta cũng là tác giả của quyển sách nổi tiếng The Three Pillars of Zen (Ba Trụ Thiền) (Xem thêm phần tiểu sử của Tác giả theo sau bài này), đoạn Thầy ấy bảo: “Nhưng đến năm 2017 mới xuất bản được”. Tôi ậm ừ và cầm sách chia ra làm 2 phần như lần trướcchúng tôi đã làm. Thầy Nguyên Tạng dịch từ trang đầu đến trang 136 và phần tôi dịch từ trang 137 đến trang 251. Như vậy là an tâm để mỗi người tự lo cho phần dịch sang Việt ngữ của mình. Phần tôi được Thầy Nguyên Tạng mua tặng cho một quyển bằng tiếng Anh và năm sau 2015 Thầy Hạnh Tuệ trong phái đoàn hoằng pháp Âu Mỹ gởi tặng tôi cũng một quyển như vậy cùng Tác Giả. Khi về lại Đức, tôi có nói việc nầy với Hạnh Giả, đang là Giáo Sư ngành Tôn Giáo Học tại Đại Học Jena ở Đức biết và Hạnh Giả bảo rằng: “Con thấy quyển nầy đã được dịch ra tiếng Đức rồi”. Sau đó Hạnh Giả mua tặng cho tôi một quyển bằng tiếng Đức nhan đề là: “Das Zen - Buch vom Leben und Sterben”. Nếu trực dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: Quyển sách Thiền của sự sống và sự chết do Michael Wallossek dịch từ quyển sách tiếng Anh bên trên ra tiếng Đức và được nhà xuất bản O.W.Barth in ấn phát hành vào các năm 1989, 1997 và 2006. Như vậy đã được tái bản bằng tiếng Đức đến 2 lần và bản tiếng Anh bên trên cũng được xuất bản năm 1989 và tái bản năm 1998.

Bây giờ thì tôi đã có đầy đủ tài liệu rồi, nên tìm thời giờ rảnh để đọc. Tôi bắt đầu đọc Part Three - Karma vào ngày 16 tháng 1 năm 2015 tại Chùa Đôn Hậu ở Trondheim, Na Uy và đọc xong lúc 19:30 ngày 20.1.2015 trên chuyến tàu ICE chạy từ Strassburg, Pháp Quốc về lại Hannover, sau khi tham dự lễ đặt đá xây Chùa Phổ Hiền tại đó. Như vậy chỉ có 4 ngày là đọc xong sách; nhưng đến ngày 27.10.2015 tôi mới bắt đầu dịch sang tiếng Việt và mãi cho đến hôm nay ngày 22 tháng 2 năm 2016, ngày kỷ niệm đúng 44 năm về trước, tôi đã xa quê hương sang Nhật Bản du học và cũng là ngày Đồng Tín, Đệ Tử đầu của Thầy Hạnh Giới xuất gia tại Chùa Viên Giác, Hannover, tôi mới dịch xong trọn vẹnphần của mình. Như vậy gần 4 tháng mới dịch xong dịch phẩm thứ 66 của tôi; nhưng nếu đến năm 2017 mới xuất bản thì nó trở thành tác phẩm thứ 67. Vì lẽ trong năm 2016 tôi đã ra mắt một tác phẩm nữa về Úc và tôi cũng sẽ viết thêm một tác phẩm nữa về xứ Hoa Kỳ; nơi tôi đã có nhiều lần đi và nhiều lần đến.

Tôi dùng 2 quyển tự điển Đức - Nhật và Anh - Nhật để dịch tác phẩm nầy ra tiếng Việt, mà tôi không dùng tự điển Anh Việt. Vì lẽ tôi muốn nhớ lại tiếng Nhật bằng cách tra tự điển như vậy và nhằm làm phong phú thêm cho dịch phẩm của mình. Nơi nào tiếng Anh tối nghĩa thì tôi đọc qua tác phẩm tiếng Đức và chỗ nào tiếng Đức không rõ thì tôi đọc và tra qua tiếng Anh. Do vậy nếu có độc giả nào đó tò mò muốn đọc văn dịch của tôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì sẽ khó có chỗ đồng thuận. Vì có nơi trong sách tiếng Anh có, mà tiếng Đức lại không; hoặc ngược lại trong sách tiếng Đức có mà sách tiếng Anh lại không. Ví dụ trong nội dung của các phần hay phụ lục, vì dịch giả tiếng Đức muốn cho những bệnh nhân có thể liên lạc với những cơ quan cần thiết cho bệnh tình của mình thì dịch giả phần tiếng Đức cho thêm vào địa chỉ cũng như những phí tổn ở Đức, chứ không tính như ở Hoa Kỳ. Riêng tôi thì tôi dịch đủ của cả hai tác phẩm nầy, dầu cho ở Hoa Kỳ hay ở Đức, người Việt chúng ta đều có thể xử dụng được cả.

Ví dụ phần “Giải thích về từ ngữ” đôi khi bên tiếng Anh không có, mà tiếng Đức có thêm vào, nên tôi vẫn giữ lại và dịch nguyên từ tiếng Đức sang tiếng Việt; hoặc giả bên tiếng Anh có mà tiếng Đức không có, thì tôi thêm vào phần dịch sang tiếng Việt cho phong phú hơn, trong lúc tiếng Đức lại không có. Nhiều lúc tra nhầm tự điển tiếng Anh để tìm trong sách tiếng Đức, mặc dầu đúng vần, nhưng tìm chữ không ra; hoặc ngược lại tôi tra tự điển tiếng Đức, nhưng dò bên sách tiếng Anh lại không có. Thế rồi tự mình thưởng cho mình một nụ cười và trở về làm việc như cũ. Tôi tin rằng khi dịch mà có tra cứu cả hai hay ba ngôn ngữ như thế nầy, chắc chắn sẽ phong phú cho dịch phẩm nầy hơn.

Nghe Thượng Tọa Nguyên Tạng nói rằng: Dịch phẩm “Chết an lạctái sanh hoan hỷ” đăng trên Website của Trang nhà Quảng ĐứcHoa Vô ƯuViên Giác và Thư Viện Hoa Sen từ năm 2013 đến nay (2016) đã có trên 100.000 lượt người vào xem rồi và hy vọng dịch phẩm nầy sau khi xuất bản và đăng lên các Website sẽ có nhiều người vào xem, đó chính là điều hân hạnh nhất của người chấp bút viết những lời chân thật nầy.

Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy, tôi dành mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để cùng với Thầy Hạnh Giới, hiện đang Trụ trìChùa Viên Giác, Hannover xem lại và giảo chính dùm tôi những câu văn không rõ ràng hay ý đoạn không thông, để câu văn tiếng Việt được trôi chảy, vì Thầy ấy tốt nghiệp Tiến Sĩ Anh Văn và Tôn Giáo Học nên tôi đã cậy nhờ Thầy ấy giúp tôi việc nầy. Ngày xưa học trò cái gì không biết thì đi hỏi Thầy. Bây giờ thì ngược lại có nhiều cái Thầy phải hỏi lại học trò ở nhiều lãnh vực như: Ngôn ngữ hay cách xử dụng computer như thế nào v.v... Tôi đọc lên từng câu và từng ý đã dịch, Thầy Hạnh Giới nghe và đối chiếu cả sách tiếng Anh lẫn tiếng Đức để chỉnh lại những từ nào cần chỉnh, ý nào cần sửa lại v.v...

Thiện Đạo Uông Minh Trung, thư ký văn phòng chùa đã chịu khó đánh máy lại từng trang đã được chỉnh sửa; sau khi đánh máy xong Thầy Hạnh Giới và Đệ Tử Thông Giáo (Đồng Tín) xem lại văn dịch một lần nữa để câu văn và ý tứđược rõ ràng. Sau khi đánh máy trình bày xong lại phải nhờ Cô Thanh Phi ở tận bên Úc sửa lại lỗi chính tả nữa. Nếu không làm như vậy thì độc giả họ sẽ nói là người dịch xem thường họ. Việc layout trở thành quyển sách như Quý vị cầm trên tay đó, phải nhờ đến Thầy Hạnh Bổn và Anh Như Thân. Còn bìa sách của tôi trong những năm trướcThượng Tọa Nguyên Tạng đều nhờ Đạo Hữu Quảng Pháp Tấn và Đạo Hữu Quảng Pháp Nguyên trình bày; nhưng nay cả hai đều đã theo Phật về Tây, hiện tại Thượng Tọa Nguyên Tạng đã có hai đệ tử khác giúp làm bìa và layout sách, đó là Quảng Duy Minh (Mẫn) và Quảng Pháp Ân (Phú), cầu Phật gia hộ cho các Phật tử vui khỏe, an lạc để tiếp tục đóng góp khả năng và công sức của mình cho Phật Pháp.

Cuối cùng là phần ấn tống cúng dường của Quý Phật Tử khắp nơi như Hoa Kỳ và Âu Châu; nhưng đặc biệt ở Úc và ở Đức, chắc chắn Quý Đạo Hữu Phật Tử khi nghe chúng tôi giới thiệu qua công trình nầy, chắc chắn Quý vị sẽ đóng góp một cách nhiệt tình. Sau đó là in thành sách và gởi đi tặng khắp nơi trên thế giới.

Ở đây tôi không giới thiệu về nội dung mà tôi và Thầy Nguyên Tạng đã dịch qua; nhưng xem qua tiêu đề của sách vàmục lục thì hẳn Quý vị độc giả đã hiểu là tác giả và những dịch giả muốn gởi đến Quý vị thông điệp nào rồi. Kính mong Quý vị từ từ mở ra những trang sách mới còn thơm mùi mực được in ấn từ Đài Loan và gởi đến tận tay Quý vị để Quý vị lúc có thì giờ thì trang trọng lật sách ra xem. Đó là niềm vui của Quý vị và của chúng tôi nữa.

Xin cầu nguyện Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Long ThiênHộ Pháp gia hộ cho hùng tâm của Quý vị luôn quy hướng về ba ngôi Tam Bảo và xin cho con luôn được sức khỏe để có cơ hội diễn đạt tâm tư mình qua văn chươngchữ nghĩa,học thuật, dịch thuật, ngôn ngữ v.v... nhằm trang trải lòng mình đến các độc giả khắp nơi để biết và nhớ đến một người luôn ở bên cạnh Quý vị, dầu cho thời gian có trôi qua và tuổi đời có chồng chất đi nữa.

Kính nguyện được như vậy.

 

Nam Mô A Di Đà Phật,
Viết tại Tu Viện Viên Đức, Mùa Phật Đản lần thứ 2641, Tây lịch 2017.

Dịch giả Thích Như Điển


Tiều Sử Tác Giả
PHILIP KAPLEAU

Một Thiền Sư người Mỹ

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng

 

 Ngài Philip Kapleau (1912-2004), được xem là một trong những Thiền Sư người Mỹ đầu tiên và nổi tiếng ở khắp nước Mỹ và các nước ở châu Âu. Ngài sinh năm 1912 trong một gia đình theo đạo Tin Lành. Ngài học ngành luật và sau khi ra trường đã làm thư ký nhiều năm ở Tòa án Liên bang Mỹ. Trong thế chiến thứ II (1939-1945), Ngài được chỉ định làm báo cáo viên tại hai phiên tòa xử tội ác chiến tranh Tòa án Quân sự Quốc tế tại Nuremberg - Đức và tại Tokyo - Nhật Bản. Đây cũng là nhân duyên đưa đẩy Ngài đến với Phật giáo

 Tháng 3 năm 1947, Ngài cùng với người bạn trẻ Richarch Demartino đến làm việc tại Tòa án Quân sự Quốc tế tại Tokyo. Khác với phiên xử những tội phạm khủng bố của phe trục phát xít ở Nuremberg, phiên xử ở Tokyo dễ chịuhơn, ít căng thẳng hơn. Vì người Nhật nhìn chung biết chấp nhận hậu quả chiến tranh với sự điềm tĩnh và tự kiềm chếmình. Qua tìm hiểu, Ngài Kapleau biết rằng người Nhật chấp nhận quả khổ này là dựa trên “Luật nghiệp quả báo ứng” (The law of karmic retribution). Khái niệm về luật nhân quả này được hoạt động trên bình diện đạo đức kích thích sự chú ý của Ngài, vì nó ngược lại hoàn toàn với sự tự bào chữa rất thường nghe ở Đức. Với sự tò mò về vấn đề nghiệp lựccuối cùng Ngài được người ta đưa đến gặp Đại sư Suzuki. Tại Kamakura, Ngài gặp và tiếp xúc với Suzuki, nghe giảng giải về cốt lõi của nghiệp quả và giáo lý thiền Đại thừa. Ngài rất vui mừng và bắt đầu quan tâmđến Phật giáo

 Tiếp đó, Ngài tới thăm Trung Hoa rồi trở về Mỹ, Ngài tiếp tục đi làm ở thị trấn Connecticut, nhưng cuộc sống của Ngài không thể trở lại ổn định được sau hai phiên xử tội ác chiến tranh, có hàng trăm ấn tượng và suy nghĩ chưa giải quyếtđược, cứ lơ lửng trong đầu, giống như có nhiều đồ giặt cần phơi khô và xếp lại. Cuộc sống của Ngài trống rỗng, không còn ý nghĩa nhưng vẫn chưa có gì thay thế được, ngoài việc tìm đến New York vào những ngày cuối tuần đểxem xét những tôn giáo lớn ở châu Á. Không có Thầy dạy Thiền, Ngài tham gia vào một lớp giáo lý đạo Bahai và những cuộc họp của hội Vệ Đà, nhưng rốt cuộc không giúp gì được cho Ngài. Sự quan tâm đến đời sống tâm linh đã héo mòn. Năm 1950, Tiến sĩ Suzuki đến Mỹ, châm ngòi nổ mà sau này làm nổ ra “sự bùng nổ Thiền (Zen boom). Ngài Kapleau liền ghi danh học triết lý Phật giáo Thiền cùng với 20 họa sĩ, nhà sáng tác, nhà thơ, bác sĩ tâm lý, các Giáo sư triết học tại Đại học Columbia. Suzuki nhắc nhở các học trò:“Thiền không phải là triết học mà là một lối sống. Nếu các vị muốn học Thiền nên đến thẳng Nhật Bản, các vị phải sống với nó và cuộc đời của các vị sẽ thay đổi

 Năm 1953, ở tuổi 44, Ngài bỏ việc làm và đến xin xuất gia tu họcTrước tiên Ngài đã gặp chướng ngại, hai Thiền sưNhật Bản không nhận Ngài làm đệ tử, vì Ngài không biết nói tiếng Nhật. Tuy nhiên, với lòng nhiệt thành cầu đạocuối cùng Lão sư Soen đã tiếp nhận Ngài ở tu tại chùa Phát Tâm (Hosshinji). Ngài tu ở đây được 3 năm, sức khỏe của Ngài ngày càng một tệ đi vì bầu không khí căng thẳnggiới luật khắc nghiệt và chế độ ăn uống thiếu thốn. Theo lờigiới thiệu của Lão sư Soen, Ngài Kapleau đến cầu pháp với Thiền sư Bạch Vân (Yasutani), người thừa tự pháp củaLão sư Đại Vân (Harada), lúc bấy giờ Thiền sư Bạch Vân không có tu việnđiều kiện tu học rất khó khăn. Thiền sưBạch Vân khuyên Ngài: “Sứ mệnh của con là đem Thiền sang truyền bá ở phương Tây, nên con phải kham nhẫnđối với mọi thứ ở đây”. Nhờ sự nỗ lực thiền tập mà trong khóa tu thứ 20 (mùa Hè năm 1958) với Thiền sư Bạch Vân, Ngài đã đạt ngộ, được Thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu “Roshi” - Lão sư (một danh hiệu khó đạt được, chỉ được ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). 

Thiền Sư Philip Kapleau và Bổn Sư của mình Lão sư SoenThiền Sư Philip Kapleau và Bổn Sư của mình Lão sư Soen

Với khả năng ghi tốc ký của người báo cáo viên cộng với khả năng thành thạo Nhật ngữ của mình, Thiền sư Philip Kapleau được Lão sư Bạch Vân cho phép ghi lại hầu hết các bài giảng về Thiền, đặc biệt là những bài giảng nhập môn tu ThiềnCuối cùng Ngài đã biên soạn thành cuốn sách với tựa đề là Ba Trụ Thiền” (Three Pillars of Zen), in tạiNhật Bản vào năm 1965. Điều đáng chú ý, đây là quyển sách tiếng Anh viết chi tiết về cách thức thực tập Thiền. Trong phần lời nói đầuThiền sư Kapleau nói rõ mục tiêu của Ngài: "Người phương Tây thích tu Thiền, nhưng gặp mộtchướng ngại lớn là không có tài liệu chỉ dẫn. Sự thiếu thốn này không những hạn chế trong tiếng Anh mà còn cả trong những ngôn ngữ Châu Âu khác nữa (...). Do đó, họ cần có một bản đồ mà tâm trí của họ có thể tin tưởng được, đây là một phác họa lộ trình tâm linh mà họ có thể tin được trước khi khởi hành". 

Một trăm năm mươi ngàn bản tiếng Anh (quyển Ba Trụ Thiền) được phát hành đi khắp thế giớiđến nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ba Lan, Việt Nam (Do Đỗ Đình Hồng dịch)...Rõ ràng đây là loại sách kinh điển của Thiền và nó sẽ tiếp tục được sử dụng như cuốn sách hướng dẫn cho những ai muốn tu Thiền trong tương lai, năm 1980 tại Mỹ lại tái bản cuốn sách này. 

Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, Lão sư Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền giáo. Khởi đầu Ngài được thỉnh về Rochester, một vùng thuộc miền Tây tiểu bang New York, nơi đã có nhiều tôn giáo phát sinh trong quá khứ. Năm 1966, Ngài cho xây dựng Trung tâm Thiền Rochester và liên tục mở những khóa tu nhiếp tâm cho Thiền sinh Mỹ đến dự. Bấy giờ cuốn “Ba Trụ Thiền” đã gây được tiếng vang lớn. Từ giữa thập niên sáu mươi đến giữa thập niên bảy mươi, Lão sư Kapleau đi khắp nước Mỹ để thuyết giảng cho mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ. Ngài nói chuyện ở trường cao đẳng, viện đại họctrung tâm phát triển và các hội nghị chuyên đề, Ngài xuất hiện trước những tổ chức tôn giáo và những nhóm tham vấn. Ngài cũng được mời đến Canada, Mexico, Costa Rica, Đức, Pháp và Ba Lan. Sự hiện diện của Ngài, phong cách bình dịkinh nghiệm và đầy khôi hài, đã khẳng định thêm những giá trị mà Ngài đã hứa hẹn trong tác phẩm “Ba Trụ Thiền”. Ngài là người phương Tây hoàn toàn tự nhiên quen thuộc với Thiền. Hơn nữa, qua phong thái, hành động, cử chỉ cho thấy Ngài đã tiến sâu vào lãnh vực của Thiền, Ngài đã vượt qua và giải quyếtrất nhiều điều từng làm cản trở và làm thất vọng ở nhiều người đang lắng nghe Ngài. Kết quả trước tiên là dòng nước chảy, rồi đến một dòng suối rồi một biển người đổ về Trung Tâm Thiền Rochester để được Ngài hướng dẫn tu học

Hình 4  Philip Kapleau, trưởng phòng phóng viên tại Tòa Án Chiến Tranh Nürberg 1946Hình 5: Philip Kapleau, trưởng phòng phóng viên tại Tòa Án Chiến Tranh Nürberg, 1946

Hình 6 Lễ Thọ Giới của Philip Kapleau do Lão sư Bạch Vân. Hình chụp năm 1948Hình 6: Lễ Thọ Giới của Philip Kapleau do Lão sư Bạch Vân. Hình chụp năm 1948
Hình 7 Lão sư Bạch Vân và Philip Kapleau, Kamakura, 1957Hình 7: Lão sư Bạch Vân và Philip Kapleau, Kamakura, 1957
Hình 8 Philip Kapleau thông dịch trong độc tham với Lão sư Bạch VânHình 8: Philip Kapleau thông dịch trong độc tham với Lão sư Bạch Vân

Hình 9 Hành giả Philip Kapleau làm bánh mochi (bánh nếp rán), tại Kita Kamakura năm 1958Hình 9: Hành giả Philip Kapleau làm bánh mochi (bánh nếp rán), tại Kita Kamakura năm 1958

 
Hình 10 Lão sư Philip Kapleau năm 1970Hình 10: Lão sư Philip Kapleau năm 1970

Năm 1968, cơn hỏa hoạn tàn khốc đã thiêu rụi Trung Tâm Thiền Rochester, chỉ còn lại cái sườn. Lão sư Kapleau cùng với đệ tử tái tạo lại trung tâm tu học và trung tâm đã được mở rộng kể từ đó và nhiều sự cải thiện đã được thực hiện. Dù bị hỏa hoạn, những đề án xây dựng, những thay đổi liên tục, những thời khóa tu họctọa thiềnnhiếp tâm, hội thảo, lễ lạt ... vẫn được thực hiện. Những buổi lễ truyền thống đã được chọn và được điều chỉnh lại để đáp ứngnhững đòi hỏi phù hợp với thời đại và nền văn hóa Mỹ. Tuy vậy, Lão sư Kapleau vẫn không ngừng giữ gìn tinh thầnThiền được các tiền bối Đại Vân và Bạch Vân để lại.

Hình 13 Lão sư Philip Kapleau (hình chụp năm 2002)Hình 13: Lão sư Philip Kapleau (hình chụp năm 2002)
Hình 11 Lão sư Philip Kapleau (hình chụp năm 1975)Hình 11: Lão sư Philip Kapleau (hình chụp năm 1975)
Hình 12 Lão sư Philip Kapleau và các đệ tửHình 12: Lão sư Philip Kapleau và các đệ tử

 Hai mươi năm sau từ ngày ấn hành quyển Ba Trụ Thiền, năm 1980, Lão sư Kapleau đã cho in quyển Thiền, ánh bình minh ở phương Tây (Zen, dawn in the West, cuốn này đã có bản Việt ngữ). Đây cũng là một quyển sách Thiền có giá trị, nó chuyên chở một nội dung cũ trong một hình thức mới, phản ánh sự tác động của Thiền ở những người Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu, những phản ứng thân thiện và khác nhau trong chính bối cảnh văn hóa Tây phương. Trong phong cách Thiền, nó trả lời những câu hỏi mà họ háo hức đi tìm và những hoài nghi thẳng thừng của họ. Cũng như quyển Ba Trụ Thiền, quyển sách này cũng trình bày những cuộc đối thoại giữa Thầy và trò, những lá thư mang đếnxoáy sâu vào những e dè của những người mới tu Thiền. Để giúp đỡ các Thiền sinh Tây phươngLão sư Kapleau đã dịch những bài kệ, kinh Thiền chính yếu sang tiếng Anh để cho họ thọ trì hàng ngày. 

 Đặc biệt trong phần cuối cuốn sách, tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức trong xã hội Mỹ. Ngài viết: "Người ta nói rằng Thiền ở trên đạo lý nhưng đạo lý không nằm dưới Thiền. Câu phát biểu mâu thuẫn này cùng với sự tự do thoát khỏi sự đa cảm và những thuyết giảng đạo đức đã nảy sinh khái niệm sai lầm là Thiền chống lại đạo lý và làm ngơtrách nhiệm xã hội. Thật ra, khi độc giả khám phá thì vấn đề sẽ hoàn toàn ngược lại, Thiền nuôi dưỡng hành vi đạo đức và có trách nhiệm với xã hội bằng cách chế ngự ngọn lửa tham, sân si đang đốt cháy con người". 

 Mặc dù được xem là người có tư tưởng tự dophóng khoáng, nhưng Lão sư Kapleau rất khắt khe đối với những ai bước vào trung tâm Thiền của Ngài. Những đòi hỏi của Ngài đối với người đệ tử cũng lớn như những đòi hỏi đượcthực hiện ở chùa Phát Tâm khi xưa ở Nhật Bản. Ngài không tha thứ cho sự buông thả và tự ti, Ngài cũng không chấpnhận các lời xin lỗi hoặc lời cầu xin đặc biệt, Ngài chỉ mong đợi sự thành tâm và tinh tấn ở mọi đệ tử. Ngài từng nhắc nhở học trò của mình rằng: "Nếu trò không bằng Thầy hoặc hơn Thầy, thì đều xem là thất bại". Lão sư Philip Kapleaurõ ràng là một người Tây phương vừa đạt ngộ, vừa là một Pháp sư, một Thiền sư nổi tiếng tại Mỹ, người biết được những nghi ngờ, những mối quan tâm và những hy vọng của những người thiên về kỹ thuật thời hiện đại. Thật hiếm thấy một con người có được sự kết hợp các phẩm chất độc đáo như vậy.

 Năm 1989, dù ở tuổi cao sức yếu nhưng Lão sư Kapleau vẫn biên soạn và ấn hành tập sách "The Zen of Living & Dying, A practical & Spiritual Guid" (Thiền Quán về Sống và Chết, Cẩm Nang Hướng Dẫn và Thực Hành), cũng là một tập sách được nhiều độc giả quan tâm. Tại sao lại có thêm một cuốn sách nữa về sự chết và hấp hối? Và cuốn sách này khác những cuốn khác ở chỗ nào? Lão sư Kapleau tâm sự "Giá trị của những cuốn sách nhiều vô số này là đãuốn nắn thái độ và từ bi của xã hội đối với người bệnh sắp chết và đã rọi sáng cho lối nghĩ của chúng ta về cuộc đời và cái chết của chính mình, nhưng phần lớn những cuốn sách này thiếu phương diện tâm linh, tức thái độ có tính cáchtôn giáo đối với sự sống và sự chết cũng như sự hướng dẫn thực dụng về điều có thể được gọi là nghệ thuật và tôn giáo của sự chếtMục đích chính của cuốn sách này có thể được tóm tắt như sau: Giúp người đọc học cách sống một cách trọn vẹn với sự sống ở mọi thời điểm và chết một cách an lạc với sự chết. (The basic aim of this book can be summed up in these words: To help the reader learn to live fully with life at every moment and die serenely with death).

Vào đầu tháng 5 năm 2004, Lão sư Philip Kapleau cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử tận tình chăm sóc chữa trị, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân chiều thứ Năm, ngày 6 tháng 5 năm 2004, nhằm ngày 18 tháng 3 năm Giáp Thân, trụ thế 92 tuổi đời, 49 tuổi đạo.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịchLão sư Philip Kapleau đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiển dương đạo phápCuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng Ni và Phật tử noi theo.

  

Tổng hợp theo các tài liệu:

- Zen: Dawn in the West, Anchor Press, USA, 1980

- How the Swans came to the Lake, a narrative history of Buddhidm in America. USA, 1992

- http://www.rzc.org/html/gallery/photo.shtml (5-2004)

Phật Giáo Khắp Thế Giới (2006), Melbourne, Australia. Thích Nguyên Tạng


 Thích Như Điển

Sách cùng một Tác Giả, Dịch Giả
HT Thích Như Điển

  1. Truyện cổ Việt Nam 1 & 2, Nhật ngữ, 1974-1975
  2. Giọt mưa đầu hạ, Việt ngữ, 1979
  3. Ngỡ ngàng. Việt ngữ, 1980
  4. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm, 1975 Việt & Đức ngữ, 1982
  5. Cuộc đời người Tăng Sĩ, Việt & Đức ngữ, 1983
  6. Lễ nhạc Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1984
  7. Tình đời nghĩa đạo, Việt ngữ, 1985
  8. Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1985
  9. Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc, Việt & Đức ngữ, 1986

10.Đường không biên giới, Việt & Đức ngữ, 1987

11.Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo VN tại Tây Đức, Việt & Đức ngữ, 1988

12.Lòng từ Đức Phật, Việt ngữ, 1989

13.Nghiên cứu giáo đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II, III, dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ, 1990, 1991, 1992

14.Tường thuật về Đại Hội Tăng Già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I. Việt, Anh & Đức ngữ, 1993

15.Giữa chốn cung vàng, Việt ngữ, 1994

16.Chùa Viên Giác, Việt ngữ, 1994

17.Chùa Viên Giác, Đức ngữ, 1995

18.Vụ án một người tu, Việt ngữ, 1995

19.Chùa Quán Âm (Canada), Việt ngữ, 1996

20.Phật Giáo và Con Người, Việt & Đức ngữ, 1996

21.Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9, Việt & Đức ngữ, 1997

22.Theo dấu chân xưa. Việt ngữ, 1998 (Hành hương Trung Quốc I)

23.Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1998

24.Tiếp kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Việt &Đức ngữ, 1999

25.Vọng cố nhân lầu, Việt ngữ, 1999 (Hành hương Trung Quốc II)

26.Có và Không, Việt & Đức ngữ, 2000

27.Kinh Đại Bi, dịch từ Hán văn sang Việt &Đức ngữ, 2001

28.Phật thuyết Bồ Tát hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2001

29.Bhutan có gì lạ? Việt ngữ, 2001

30.Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2002

31.Cảm tạ nước Đức, Việt & Đức ngữ, 2002

32.Thư tòa soạn Báo Viên Giác trong 25 năm (1979-2004)

33.Bổn Sự Kinh, dịch từ Hán văn sang Việt Ngữ, 2003

34.Những đoản văn viết trong 25 năm qua, Việt & Đức ngữ, 2003

35.Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2004

36.Đại Đường Tây Vức Ký, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2004

37.Làm thế nào để trở thành một người tốt, Việt ngữ, 2004

38.Dưới cội Bồ Đề, Việt ngữ, 2005

39.Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2005

40.Bồ Đề Tư Lương Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2005

41.Phật nói Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2006

42.Giai nhân & Hòa Thượng, Việt ngữ, 2006

43.Thiền Lâm Tế Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ,  2006

44.Luận về con đường giải thoát, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2006

45.Luận về bốn chân lý, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2007

46.Tịnh Độ Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2007

47.Tào Động Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2008

48.Phật Giáo và Khoa Học,  Việt ngữ, 2008

49.Pháp ngữ, Việt ngữ, 2008

50.Những mẫu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2009

51.Nhật Liên Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt ngữ, 2009

52.Nhật Liên Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2010

53.Chết an lạc tái sanh hoan hỷ, dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, cùng với TT Nguyên Tạng, 2011

54.Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng, Việt ngữ, 2011

55.Tư Tưởng Tịnh Độ Tông, Việt ngữ, 2012

56.Những bản văn căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, dịch từ Đức ngữ sang Việt ngữ, 2012

57.Dưới bóng đa chùa Viên Giác, Việt ngữ, viết chung với Trần Trung Đạo, 2012

58.Hương lúa chùa quê, Việt ngữ, viết chung với HT Bảo Lạc, 2013

59.Pháp Hoa Văn Cú, dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ, 2013

60.Hiện tượng của tử sinh, Việt ngữ, 2014

61.Nhật Bản trong lòng tôi, Việt ngữ, 2015

62.Nước Úc trong tâm tôi, Việt ngữ, 2016

63.Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến, Việt ngữ, 2017

64.Thiền Quán Về Sống và Chết - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, chung với TT Thích Nguyên Tạng, 2017

65.Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa, Việt ngữ, sẽ xuất bản năm 2018

Nếu quý vị nào muốn liên lạc với Hòa Thượng Thích Như Điển hoặc muốn vào Website của chùa Viên Giác, xin truy cập địa chỉ như sau:

Chùa Viên Giác

Karlsruherstr. 6

30519 Hannover – GERMANY

Tel. 0511 / 879630 - Fax 0511 / 8790963

Homepage: http://www.viengiac.de

E-mail: info@viengiac.de

 

 

Thích Nguyên TạngSách cùng một Tác Giả, Dịch Giả
TT Thích Nguyên Tạng

 

  1. Một Tôn Giáo Hiện Đại (xuất bản tại Sàigòn: 1995)
  2. Những Thắc Mắc của người phương Tây khi tìm hiểu Đạo Phật (xuất bản tại Sàigòn: 1998)
  3. Đức Đạt Lai Lạt Ma, Vị Sứ Giả Của Hòa Bình (xuất bản tại Sàigòn: 2000)
  4. Chết và tái Sinh (xuất bản tại Sàigòn: 2000, tái bản Úc : 2001, tại Mỹ: 2002, tại Sàigon 3 lần: 2002, 2003 và 2004)
  5. Hỏi Hay Đáp Đúng (Good Questions, Good Answers), Ven. Dhammika (Dịch, xuất bản tại Úc năm 2000, tái bản tại Virginia, USA năm 2002, 2003, 2004, 2005, tại Taiwan năm 2003 với 10.000 quyển (đã hết).
  6. Phật Giáo Quốc Tế (xuất bản tại Úc châu: 2001, tái bản tại Sàigòn 2006)
  7. Từ Bi và Tự Ngã (xuất bản tại Úc châu: 2002)
  8. Pháp Sư Tịnh Không, Người Truyền Bá Giáo Lý Tịnh Độ qua giáo dục (xuất bản tại Úc châu: 2003)
  9. Ảnh Hưởng của Phật Giáo trong đời sống của người Việt (xuất bản tại Úc châu: 2003)
  10. Triết Học Phật Giáo Ấn Độ (xuất bản tại Mỹ: 2004)
  11. Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không (xuất bản tại Úc châu: 2004)
  12. Thuyết Luân Hồi & PG Tây Phương (xuất bản tại Úc châu: 2006)
  13. Sức Mạnh Của Lòng Từ (sách dịch), xuất bản tại Úc Châu 2007, tái bản tại Sàigòn 2009
  14. Phật Ngọc & ước nguyện hòa bình thế giới (xuất bản tại Úc Châu 2009)
  15. Phật Giáo là gì? Venerable Ajahn Brahmavamso  (dịch) (xuất bản tại Úc Châu 2010)
  16. Chết An LạcTái Sinh Hoan Hỷ (sách dịch chung với HT Như Điển) Xuất bản tại Taiwan 2011
  17. Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi Paul Croucher (soạn dịch, Xuất bản tại Úc 2012)
  18. Kỷ yếu Mừng Chu Niên 20 Năm Tu Viện Quảng Đức (Xuất bản tại Úc 2014)
  19. Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi (tự truyện của Mẫu Thân Diki Tsering, Xuất bản tại Úc 2013, Tái bản tại VN 2014, và USA 2015)
  20. Kỷ Yếu 20 Năm Tu Viện Quảng Đức  (Biên tập, Xuất bản tại Taiwan & Úc Châu 2014)
  21. Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm  (Biên tập, Xuất bản tại Taiwan & Pháp Quốc 2015)
  22. Kỷ Yếu Tri Ân Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn (Biên tập, Xuất bản tại Úc 2016)
  23. Kỷ Yếu Tri Ân Đức Trưởng Lão HT Thích Như Huệ (Biên tập, Xuất bản tại Úc 2016)
  24. Kỷ Yếu Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão HT Thích Như Huệ (Biên tập, Xuất bản tại Taiwan & Úc Châu 2017)
  25. Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới (soạn dịch, sẽ xuất bản 2020)
  26. Các Bộ Phái Phật Giáo Ấn Độ. Dutt, Nalinakasha. (dịch) sẽ xuất bản 2025
  27. Bờ Thiền. Alexandera Eliot (dịch) sẽ xuất bản 2027
  28. Phật Giáo và Khoa Học (dịch) sẽ xuất bản 2030
  29. 29.  Sách của TT Nguyên Tạng tại Thư Viện Quốc Gia Úc (National Library of Australia)

http://catalogue.nla.gov.au/Search/Home?lookfor=nguyen+tang&type=all&limit%5B%5D=&submit=Find&filter[]=author-cluster:%22Thich%2C%20Nguyen%20Tang%22

http://catalogue.nla.gov.au/Search/Home?lookfor=subject:%22Buddhist%20monasticism%20and%20religious%20orders%20-%20Victoria%20-%20Fawkner.%22&iknowwhatimean=1

Latrobe University:

https://primo-direct-apac.hosted.exlibrisgroup.com/primo-explore/search?dstmp=1489286721&vid=LATROBE&lang=en_US&sortby=rank&search_scope=All&query=any,contains,Thich%20Nguyen%20Tang

https://primo-direct-apac.hosted.exlibrisgroup.com/primo-explore/search?query=any,contains,Quang%20Duc&tab=default_tab&search_scope=All&sortby=rank&vid=LATROBE&lang=en_US&offset=0

State Library of Victoria:

http://search.slv.vic.gov.au/primo_library/libweb/action/dlSearch.do?dscnt=1&onCampus=false&query=any%2Ccontains%2Cthich%20nguyen%20tang&bulkSize=10&tab=default_tab&group=ALL&vid=MAIN&institution=SLVPRIMO&fromLogin=true&search_scope=Everything

 

Xin liên lạc Tu Viện Quảng Đức để thỉnh sách của
TT Thích Nguyên Tạng:

Tu Viện Quảng Đức

105 Lynch Road,

Fawkner, Vic 3060. Australia

Tel: 61. 03 9357 3544

Website: www.quangduc.com

Email: quangduc@quangduc.com

 

Phương Danh Phật tử phát tâm Ấn Tống

Thiền Quán về Sống và Chết

Cẩm Nang Hướng Dẫn & Thực Hành

 

Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu: Thích Phước Thiệt: $200, Cụ Đức Ngọc: $100, Cụ Bạch Vân: $100, Cụ Thanh Hảo: $100; Cụ Tâm Thái: $100, Cụ Diệu Mỹ: $100, Cụ Diệu Đông: $100; Cụ Nguyên Cần: $100, Quảng Niệm: $100; Quảng Mẫn: $100; Quảng Giải: $300; Quảng Hương - Quảng Chơn $100, Quảng Tịnh - Quảng Phước $100 ,Quảng Tuệ - Quảng Đạt  $50, Tâm Hương (Huệ): $ 100, Hồng Vy $100, Bích Nghiêm $100, HL Trần Khắc Xuân, PD:Diệu Âm $100; HL Võ Thị Đạm $100; Đh Nguyễn Kim Phượng, PD: Diệu Lan $100; Võ Thị Kim Lan $100; Võ Thi Kim Hương $100; Thục Hà - Nguyên Giác $100; Hữu Thu - Hữu Pháp  $100; Nguyên Hảo  $100; Long Tuyền $100; Bích Thư - PD: Chơn Như Thái $100; Nguyên Nhật Thơ $100; Lệ Mỹ $100; Nguyên Nhật Mỹ - Khánh Trúc $100; Quảng Như  $100; Đh Ngọc Hoa - Nguyên Nhật Khánh $100; Đh Tâm Ngọc - Thục Đức $100; HL Võ Tẫn, PD: Nguyên Ký $200; Đh Phan Thi Đại, PD: Nguyên Kính $100; Huỳnh Văn Tý - Nguyên Nhật Diệu $100;  Quảng Từ Thịnh - Quảng Từ Bảo $100; Quảng Tuyết $100; Quảng Hiền $100; Hoa Phước $ 100; Đh Phạm Văn Ánh $100; HL Nguyễn Thị Tư $100; Tâm Nhân $100; Gia đình Diệu Trí $ 200; Ngô Thị Hạ Huyền, PD: Quảng Vân: 200; Gia đình Thanh Phi: $100; Tâm Hoàng Trần Thị Minh Phụng: $50, Diệu Thiện Trịnh Mỹ Liên: $50; Tâm An: $100; Ngô Khắc Vĩnh Phúc:$50. Tổng cộng: $5.000

 

Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc:

 

Âu Châu: Trương Thanh Hùng 20€, Nguyễn Huỳnh Thạch Thảo (Dortmund) 20€, Linh (Dortmund) 50€, Nguyễn Thị Minh Nga (Dortmund) 20€, Hồ Thị Hảo (Dortmund) 20€, Staron Jennifer Ngọc Phương (Hamburg) 10€, Lê Văn Hớn (Hamburg) 20€, Thích Nữ Thông Chân (Hannover) 50€, Trần Thị Thiên Hương (Italia) 25€, Dương Siêu (Lüneburg) 30€, Lâm Kim Khánh (Mönchengladbach) 30€, Nguyễn Thị Kim Sanh (Nürnberg) 20€, Trần Thị Diệu Hoa(Ravensburg) 50€. Ẩn danh 3.000,00Euro. Tổng cộng: 3.365Euro

 

THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành

Nguyên tác Anh ngữ:
Đại Sư Philip Kapleau

Việt dịch:

HT. Thích Như Điển

TT. Thích Nguyên Tạng

Đánh máy vi tính: Thiện Đạo

Sửa bản in: Thanh Phi

Trình bày bìa: Quảng Pháp Ân (Phú)

Trình bày sách: Thích Hạnh Bổn

Tập sách này được lưu trữ online tại:

vienduc.de

viengiac.de

quangduc.com

hoavouu.com

thuvienhoasen.org

rongmotamhon.net

phatgiaoucchau.com

tuvienquangduc.com.au

 


[1] Tác giả của những phụ lục này là Casey Frank, là học trò lâu năm của Thiền Sư Roshi Philip Kapleau và đồng thờilà người quản thủ thư viện cũng như luật sư.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 2047)
19/10/2016(Xem: 11162)
08/08/2010(Xem: 108772)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.