Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 11

21/09/20189:59 SA(Xem: 4963)
Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 11

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 11
(Chiêm bái thánh tích Kushinara - Câu Thi Na: nơi Đức Phật Niết bàn)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10 Kỳ 11 Kỳ 12 Kỳ 13 Kỳ 14 Kỳ 15

blankTừ Kushinaga hay Kushinara (Câu Thi Na) nơi Đức Phật Niết Bàn đến Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật Đản sanh dài 165 km, nếu đi xe hơi mất khoảng 4 tiếng.)

Mặt trời xuống núi, nắng vàng cuối ngày trải dài trên khắp không gian. Những tia nắng yếu ớt len lỏi qua những ngôi nhà tranh tuềnh toàng của sơn thôn nhỏ. Vài ba cây hoa gạo nở bông đỏ ối tạo nên một bức tranh quê yên bình nhưng đườm đượm buồn.

Từ Lumbini chúng tôi ngược đường trở lại đất Ấn Độ. Sau khi ghé thăm và chiêm bái cổ thành Kapillavatthu, thăm căn nhà của người Thợ Rèn Cunda, thăm dòng sông Kakuttha nơi Đức Phật tắm rửa lần cuối, đoàn dừng lại ngoài một ngôi làng nhỏ. Không vội vã, chúng tôi chọn những khoảnh đất khá bằng phẳng để dựng lều nghỉ qua đêm trong một vườn xoài cổ thụ. Nửa hành trình với sương trắng và mưa lạnh đã qua, trời mùa này chuyển sang nắng nóng và oi bức, vậy nên mọi người thức khuya hơn thường ngày. Đâu đó dưới những gốc cây, vài sư đang yên tĩnh toạ thiền. Một nhóm nhỏ các tỷ kheo mới xuất gia đang ngồi nghe vị sư già nói Pháp. Lác đác vài ba nhóm các sư khác đang tâm tình, khe khẽ kể cho nhau nghe về chuyện đời mình, đời người. Thi thoảng vài cơn gió mồ côi thổi qua, xào xạc những tán lá. Không gian dịu mát hơn rồi từ từ chìm vào đêm vắng.

Sáng sớm, sau khi nhận được chút ít vật thực từ người dân trong làng, đoàn bộ hành tiến về Kusinārā. Kusinārā ngày nay thuộc quận Kusinārā bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Rất nhiều chùa tháp lớn, nhỏ của các nước được xây dựng quanh nơi đây. Nhiều nhà nghỉ và hàng quán mọc lên để phục vụ cho khách hành hương khiến vùng này trù phú hơn so với những thánh tích khác mà chúng tôi đã đi qua. Xin tá túc trong khuôn viên một ngôi chùa Thái Lan, buổi chiều chúng tôi xếp thành hàng một tiến về chiêm bái nơi xưa kia Đức Phật đã nằm an nhiên, đầu quay về hướng Bắc, chân duỗi thẳng hướng Nam - Tịch lặng Ngài đi vào Niết Bàn.

Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn ngày nay được quy hoạch thành một công viên sạch đẹp với các dấu tích xưa xen lẫn giữa những thảm cỏ xanh mướt. Rất đông Phật tử khắp nơi hành hương về đây, thấy đoàn chư tăng nối dài mọi người hoan hỷ nhường một lối đi nhỏ. Cả đoàn chậm rãi tiến vào bảo tháp Mahāparinibbāna theo bước chân của vị trưởng nhóm. Chúng tôi thành kính nhiễu ba vòng về phía tay phải quanh bức tượng Ngài nhập Niết Bàn. Trong không gian thiêng liêng thành kính ấy, chúng tôi tụng to chín Hồng Danh cao cả của Ngài rồi lặng tìm cho mình một góc nhỏ, yên tĩnh ngồi xuống. Đâu đó có tiếng khóc của các sư cao hạ. Tôi ngồi lọt thỏm trong một góc hơi chếch lên phía trên một chút, đối diện khuôn mặt từ ái của Ngài. Khi ánh mắt tôi chạm vào khuôn mặt đó - tôi cũng khóc! Những giọt nước mắt lăn xuống thật hồn nhiên, nhanh đến nổi phải vài giây sau tôi mới nhận ra là mình khóc. Những giọt nước mắt hạnh phúc của sự hỷ hoan. Những giọt nước mắt tri ân vô bờ bến dành cho Đấng Cha Lành - người đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt bốn A-tăng-Kỳ cùng trăm ngàn đại kiếp thực hành Ba - la -mật để đến kiếp cuối cùng khai mở một dòng suối mát lành giữa hoang vu khổ đế. Những giọt nước mắt hổ thẹn cho tấm thân nhiều vô minh và dể duôi của chính tôi đang ngồi đối diện trước tấm lòng từ bi bao la của Ngài!... Sau đó, chúng tôi tụng một thời kinh và cùng nhau choàng nhẹ nhàng tấm y đã chuẩn bị sẵn lên thân Ngài.

Trong suốt tám ngày lưu lại đây, chúng tôi dành phần lớn thời gian để ngồi và thiền hành quanh bảo tháp Mahāparinibbāna. Cảm giác thân thuộc và gần gũi khiến cho mọi người cứ muốn được mãi ở lại nơi này. Trước khi lên đường, chúng tôi đến chiêm bái bảo tháp trà tỳ Ramabhara - nơi hoả thiêu nhục thân của Đức Phật.

Tôi nhớ có người nói rằng: "Nếu như Thánh tích Lâm Tỳ Ni, nơi thiên nhiên và muôn vật hoan ca chào đón sự Đản sanh của Đức Phật, thì Kusinārā lại là nơi trời người và muôn vật rơi lệ u buồn tiễn biệt Ngài. Nếu Bồ Đề Đạo Tràng là nơi đạo tràng thiêng liêng, bừng tỏa ánh sáng giác ngộ, thì Kusinārā là nơi ánh đạo huy hoàng của Ngài đã tắt lịm". Riêng với tôi Kusinārā luôn là mái nhà chung, nơi có Đấng Cha Lành đang dõi mắt, mỉm cười hiền từ nhìn từng đàn con với tín tâmtrí tuệ bước đi trên con đường giải thoát, như vầng nhật nguyệt trên cao vẫn mãi chiếu sáng cho thế gian chưa bao giờ lặn tắt.

Lâm Nhược Vân
Ảnh: Gió
theo dau chan phat 11-28

theo dau chan phat 11-27
Tại bảo tháp trà tỳ Ramabhara

theo dau chan phat 11-26

theo dau chan phat 11-25
Tại bảo tháp trà tỳ Ramabhara
theo dau chan phat 11-24
Pava, nơi đức Phật thọ dụng buổi cơm cuối cùng do thợ rèn Cunda dâng cúng.
theo dau chan phat 11-23
Khất thực tại Kusinārā

theo dau chan phat 11-22theo dau chan phat 11-21theo dau chan phat 11-20theo dau chan phat 11-19

theo dau chan phat 11-18
Con đường phía cổng vào Thánh Tích Kusinārā
theo dau chan phat 11-17
Hạ lều nghỉ qua đêm ở nơi con sông mà xưa kia đức Phật trên đường đến Kusinārā nhập Niêt Bàn cũng ghé lại và bảo đệ tử múc nước ở con sông này cho Ngài dùng.
theo dau chan phat 11-16
Trên đường đến Thánh Tích Kusinārā

theo dau chan phat 11-14theo dau chan phat 11-13theo dau chan phat 11-12theo dau chan phat 11-11theo dau chan phat 11-10theo dau chan phat 11-09theo dau chan phat 11-08theo dau chan phat 11-07theo dau chan phat 11-06theo dau chan phat 11-05

theo dau chan phat 11-04
Đoàn đầu đà chuẩn bị vào chiêm bái Thánh Tích Kusinārā

theo dau chan phat 11-03theo dau chan phat 11-02theo dau chan phat 11-01







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6946)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :