Năm Tầng Pháp Như Lai (phần 4)

04/11/20184:03 SA(Xem: 7107)
Năm Tầng Pháp Như Lai (phần 4)

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 4)
Mãn Tự

Trong Kinh Viên Giác, Đức Như Lai dạy rằng: “Chúng sanh sống trong huyển ảo vì vậy muốn được Giác Ngộ thì phải “Lìa” Tâm huyển ảo đó”. Vì sao gọi là huyển ảo? Vì nó là Tâm Thức. Tâm Thức huyển ảo như thế nào? Huyển ảo bằng cách nhận cái bên ngoài làm cái bên trong, rồi đem cái bên trong “đối” cái bên ngoài làm nên cái biết, do đó nó là huyển ảo. Vì sao? Vì khi nhận vào nó được tiêu hóa nên khi đối lại cái bên ngoài thì nó có cái tướng cái danh, vì vậy nó không còn là thật nữa. Thí dụ như ăn thức ăn hàng ngày có thể ăn hai món ba món năm món cũng có thể mười món hay hơn nữa. Khi ăn vào thì như vậy, tuy nhiên do sự tiêu hóa nên khi thải ra thì nó không còn từng món thức ăn nữa mà là một thứ hổn độn.

Tâm thức huyển ảo như vậy nên người tu học phải biết lìa nó, cho đến khi Giác Ngộ thì thấy được nó. Khi thấy Tâm thức thì ngược lại Tâm thứcđại phương tiện. Dùng đại phương tiện đó Vị Giác Ngộ đi vào trong “Mộng” cứu độ chúng sinh đang say trong giấc “Mộng”. Đây là phần thứ nhất đó là sắc-thanh-hương-vị-xúc mà Đức Thế Tôn Như Lai chỉ dạy người tu học muốn Giác Ngộ thì phải lìa.

Phần thứ hai Đức Như Lai chỉ dạy người tu học phải “Lìa” là “Sự chết và sợ chết”. Để phá vỡ triết lý kinh điển Vệ Đà với niềm tin là muốn chứng được “Nhất Thiết Trí” thì phải tu khổ hạnh, do đó mỗi thời gian thức ăn càng giảm, giảm đến độ mỗi ngày Ngài chỉ ăn vài hạt mè, kết quả là vì thiếu dinh dưỡng nên thân của Ngài dần dần teo tóp, khô héo giống như một trái bầu non phơi nắng và nhiều, nhiều hơn nữa như trong Kinh điển tả. Sợ là Ấn Tượng vi diệu thâm sâu mà loài hữu tình nào cũng có dù lớn hay nhỏ, tùy theo hoàn cảnh để xuất hiện. Tất cả loài hữu tình khi có thân thì đều có sợ, vì sao? Vì từng có vô lượng thân sống, chết trong vô lượng thời gian nên ấn tượng nó ghi đậm nét trong ký ức.

Theo kinh điển ghi lại sự diễn biến sắc thân của Ngài trong thời gian tu khổ hạnh thì thân thể không còn giống như thân thể, mà chỉ là bộ xương biết di động, hầu hết chỉ còn da và xương, khi rờ cái bụng thì đụng xương sống, khi rờ cái hông thì đụng xương sườn, muốn đứng lên phải té ngã đôi ba lần, sau đó từ từ mới đứng lên được. Với sự chịu đựng cực hạn của thân xác vì không có dinh dưỡng; trong trường hợp như vậy nên bất cứ lúc nào cái chết cũng có thể đến. Nếu ý chí không đủ dũng mảnh để duy trì chống đỡ thân xác thì cái ngũ ập đến; mà khi đã ngũ thì không bao giờ thức dậy được nữa. Với thực trạng thân xác như vậy thì hình ảnh tử thần luôn luôn lởn vởn, do đó tác động sâu thẩm đến sự sợ hãibị hủy diệt, Khi chưa chứng Vô Thượng Bồ Đề thì Đức Thế Tôn vẫn là loài hữu tình, mà loại hữu tình thì sống trong nhị nguyên đối đãi. Hầu hết loài hữu tình thì ý chí đi đôi với thân thể; vì vậy khi thân thể khỏe mạnh thì ý chi cũng dũng mãnh, cương quyết; ngược lại khi thân thể bịnh đau yếu đuối thì ý chí cũng theo đó mà tàn phai thật rất khó lòng để vực nó dậy (Tuy nhiên Đức Thế Tôn là một trường hợp đặt thù cá biệt không thể luận bàn). Đã sống trong nhị nguyên đối đãi, vì vậy loài hữu tình không một ai làm chủ được cũng như khi ánh sáng hiện thì bóng tối lui; khi ánh sáng tắt thì bóng tối bao trùm; một đến một đi, một tiềm một hiện xoay vần không chấm dứt. Trong thời gian khổ hạnh cùng cực của Đức Thế Tôn, do ý chí cương quyết dũng mãnh nên chiến thắng được bóng dáng lởn vởn của tử thần. Chiến thắng được tâm lo sợ, tâm cầu sống. Nói chiến thắng không phải tâm cầu sống tâm lo sợ, tâm chết chóc không kéo đến, mà ngược lại nó đến một cách mãnh liệt cuồng bạo; Vì sao? Vì nhân đáp quả, vì mặt tiềm do mặt hiển mà có; hay như ta đánh trái banh vào tường, sức đánh vào banh bao nhiêu thì sức phản hồi cũng tương ưng như vậy. Sao gọi là bóng dáng tử thần? Bóng dáng tử thần có nghĩa là hình ảnh xung quanh bắt đầu phai nhạt mờ dần, mờ dần còn bóng tối càng lúc càng tối lên. Nên nhớ năm sắc căn của loài hữu tình phải cần có năng lượng thì mới đối và nhận cảnh duyên, cũng như đèn điện bây giờ, điện mạch đầy đủ thì đèn sáng lên, còn điện yếu thì mờ. Trong tình trạng khổ hạnh Đức Thế Tôn cũng như vậy, do không năng lượng nên năm căn đối trần cảnh đối tượng càng lúc càng mờ dần, rồi ý chí theo đó cũng yếu đi. Đến tuyệt cảnh tận cùng đó thì tâm lo sợ khởi lên, khi tâm lo sợ khởi lên thì tâm cầu sống cũng theo đó mà xuất hiện một cách mạnh mẽ. Trong thời khắc đó thì thức hiện hành nghĩa là căn đối cảnh không còn tác dụngxuất hiện chính là thức lưu trữ hay ký ức lưu trữ. Nên nhớ thức lưu trú hay ký ức lưu trữ thì tuyệt đối không một ai xóa được nó, vì sao? Vì một sự việc hay một câu nói vừa hiện hành xảy ra, thì ngay thời gian đó nó cũng trôi vào quá khứ, mà loài hữu tình thì dòng chuyển động xô đẩy bắt buộc phải đi vào phía trước, có muốn tạm dừng lại phút giây ngơi nghỉ còn không được thay huống hồ đứng lại hay đi ngược vào quá khứ, còn khó khăn hơn nữa là phải hội đủ duyên thì nó mới xuất hiện, vì vậy không một chúng sanh nào xóa được ký ức lưu trữ.

Khi tâm cầu sống mang theo ký ức lưu trữ thì bao nhiêu hình ảnh thời còn là Thái Tử sống trong cung vàng lầu các của Ngài, bao nhiêu cung tần mỹ nữ, kẻ hầu người hạ, tiền hô hậu ủng…v.v.. và sau đó là hình ảnh người vợ tuyệt vời với đứa con trai còn nằm trong nôi. Tất cả hình ảnh trong ký ức lưu trữhiện lênthuyết phục với Ngài rằng: Hãy hưởng thụ những gì Ông có, tất cả hình ảnh đó vẫn trong vòng tay Ông, chỉ cần Ông ăn uống lại mình thường, những lạc thú tuyệt diệu trần gian đang chờ Ông… Đừng mơ tưởng một sự Giác Ngộ viễn vong nào đó mà nó chưa bao giờ xuất hiện trên trần đời này.

Tất cả loài hữu tình đều tự lưu trữ những sự việc đã qua trong ký ức dù ta có muốn hay không muốn. Vì tự tánh sáu giác quan là một tấm gương tự nó thu nhận tất cả sự việc hiện hữu xảy ra trong phạm vi của nó; Hữu tình thì chọn lực, mà tự tánh thì vô phân biệt.

Có câu: muốn câu cá lớn thì dây câu phải dài, muốn bắt cọp con thì phải vào hang cọp. Phương tiện thị hiện khổ hạnh Đức Thế Tôn chỉ cho chúng ta thấy rằng: “Tham ái rất là sâu xa vi tế, không dễ dàng nhận ra nó được.” Nó bàng bạc trong tất cả luân lý đạo đức thế gian. Luân lý đạo đức thế gian tôn thờ nó, bảo vệ nó, ca tụng tán dương nó… bằng tất cả mỹ từ mà văn học hay triết lý có thể dùng được. Nó tiềm tàng trong từng nhịp thở loài hữu tình, nó được bao bọc bằng lớp vỏ hào quang thần thánh nhiều màu tỏa ra năng lực làm cho loài hữu tình chỉ biết cúi đầu thần phục làm nô lệ cho nó.

Tham ái nó biến hiện ra nhiều hình thái từ ti tiện, xấu xa, đê hèn cho đến thanh cao, thần thánh. Nó được bảo vệ bằng lớp lớp tường thành tuy rằng vô hình nhưng tâm thức thì đừng mong thấy được nó. Thí dụ: Người thế gian chơi bài có một con bài úp, rồi tùy theo cuộc chơi lớn nhỏ đánh cuộc để lật con bài úp đó lên; Đôi khi người trong cuộc phải đánh đổi những gì mình có, cộng thêm sinh mệnh mới lật được con bài úp đó lên, có đáng giá như vậy không? Chỉ có người trong cuộc mới biết là đáng giá hay không đáng giá. Và sau đây là câu chuyện trong Kinh Đại Bát Niết Bàn; Đức Thế Tôn chỉ vì hai câu kệ mà chấp nhận hiến thân xác cho quỷ La sát (ở đây chỉ lược thuật ngắn gọn, nếu có vị nào muốn tìm hiểu thì đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn). Khi nghe quỉ La sát hóa thân Trời Đế Thích đọc lên lên hai câu kệ là: “Chư hành vô thường, là Pháp sinh diệt”. Vì muốn thử Tâm của Ngài nên Vua Trời Đế Thích với bài kệ bốn câu mà Thiên Đế nhận được từ thưở xa xưa trong một lần dự Pháp hội nghe Đức Như Lai thuyết rồi ghi nhớ. Vị tiên nhân tu nhẫn nhục (tiền thân Đức Thế Tôn) nghe hai câu kệ tâm liền sáng lên, giống như một người tù lâu bị mù lòa bây giờ bừng sáng lên thấy được mọi vật. Đã từ lâu Vị Tiên nhân ở trong rừng sâu núi thẩm tu hạnh nhẫn nhục, mong cầu Giác Ngộ “Pháp’ cứu độ chúng sanhthời gian rất dài nhưng không có bừng lên chút ánh sáng nào hết; Đột nhiên nghe được hai câu kệ của Chư Như Lai thời quá khứ làm Tâm Ngài bừng sáng lên; nó phá vỡ tất cả ấn tượng từ lâu mà Ngài chấp giữ, nó mở ra sự hoan hỷ vi diệu khó tả bằng lời. Ngài vừa đọc vừa tư duy hai câu kệ một cách thông thuộc cảm nhận không còn một chút sơ sót. Tuy nhiên nhờ Tâm bừng sáng Ngài thấy hai câu kệ dường như chưa đủ mà còn thiếu một cái gì đó nữa.

Để cảm ơn người đọc hai câu kệ Ngài đi tìm và cũng mong ước học them cho đủ, tuy nhiên Ngài tìm xung quanh không thấy một người nào hết mà chỉ có một quỉ La sát với hình tướng vô cùng ghê tởm ghớm giết. Tu hành thời gian dài trong rừng núi thì hình tướng xấu đẹp với Ngài không Tâm đối đãi; dù là vậy nhưng với hai câu kệ Ngài lại nghi ngờ không thể nào nói ra từ miệng quỉ La sát. Tuy nhiên, nếu không phải quỷ La sát nói thì ai vào đây, vì Ngài đã tìm khắp xung quanh tuyệt nhiên không có người nào hết. Nội tâm nghi ngờ đấu tranh quyết liệt… và sau cùng bỏ qua hình tướng Ngài thắng được nội tâm đi đến quyết định chính quỉ La sát là người nói hai câu kệ đó. Cởi tấm áo da thú Ngài mặc đến trước quỉ La sát trải ra rồi quì lạy nói lên lòng biết ơn sâu xa với hai câu kệ và cầu mong được nghe tròn bài kệ với tâm thệ nguyện rằng: bất cứ điều kiện nào mà quỉ La sát đòi hỏi thì Ngài cũng chấp nhận không ngần ngại…

Để học trọn Bài Kệ bốn câu là:

“Chư hành vô thường

  Là Pháp sanh diệt;

  Sanh diệt diệt rồi

  Tịch diệt là vui”.

Với điều kiện là Ngài đồng ý nhảy vào miệng quỉ La sát để nó được uống máu và ăn thịt Ngài…

          Vì tham ái mà loài hữu tình phải bị luân hồi trong vô lượng thời gian nó tiềm tang ẩn sâu trong ký ức lưu trữ. Nó nhậm vận chi phối tất cả mọi hành vi của loài hữu tình trong ba cõi, nó hiệu lệnh cho sáu căn chuyển đổi theo ý muốn của nó; Tham ái hay Ngã ái một trong bốn các ngã được tiềm ẩn trong tàng thức Mạt-Na, vì ở giữa nên nó thông cả trong lẫn ngoài. Bên trong nó câu sanh với chủng tử    A-lại-da thức thứ tám; bên ngoài nó tương thông với sáu thức nó biến hiện cảnh duyên theo sự chấp thủ ưa thích của nó. Vì trôi lăn triển chuyển trong vô lượng thời gian nên nó rất thông minh thông thái đủ tài biện luận phân biệt giải thích. Nó xây lên nhiều tấm bình phong kiên cố giữ gìn bảo vệ làm cho bên ngoài bất khả xâm phạm. Vì xây lên nhiều tầng lớp kiên cố nên nó gối cao đầu mà ngủ không cần lo lắng. Tuy nhiên nó sẽ chiến đấu sống không khoan nhượng với bất kỳ địch thủ nào có ý định loại trừ nó gạt bỏ nó. Tham ái sâu xa vi tế như vậy nên triết lý kinh điển Vệ Đà từ trước đến sau chỉ biết tôn thờ và làm nô lệ cho nó. Tu sĩ Vệ Đà chỉ biết diệt tham ái, diệt phiền não mà không biết “lìa” tham ái, “lìa” phiền não; vì không Giác Ngộ các Pháp vì không thấy Nhất Thiết Trí; nên không biết rằng các pháp không thể diệt, vì sao? Vì các Pháp đến không từ đâu, đi không về đâu, theo duyên mà đến, chấp thủ nên có; buông xả tự lìa, ung dung tự tại; không trói không mở. Dù là vậy tuy nhiên muốn lìa Pháp thì phải thấy nó phải biết nó, biết sự chấp thủ nó, nên mới lìa được; Còn không thì lìa là lìa cái gì?

          Phương tiện thiện xảo sáu năm khổ hạnh bằng hành động thực tế, Đức Thế Tôn chỉ dạy cho những vị tu hành rằng: muốn cầu Giác Ngộ thì phải học “Lìa” chứ không phải diệt, vì diệt thì không có Pháp cứu độ chúng sanh; không pháp cứu độ chúng sanh thì Tâm Đại Từ- Đại Bi không phát khởi; mà Đại Từ- Đại Bi không phát khởi thì Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Giác không có phần, vì sao?  Vì Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Giác do chúng sanh mà ra, vì chúng sanh mà thành.

          Thế nào là tu “Diệt” không có Pháp, mà phải tu “Lìa” mới học được Pháp. Sự khổ của chúng sanh nói chung gồm có: “Tham sân si- mạn nghi ái kiến- lục dục thất tình- sinh lão bệnh tử…” Một vị tu “Diệt” nhờ thiền định mà diệt được quả tham hiện tại nên ưu-bi-khổ trong hiện tại không còn hiện hành, nên vị đó được giải thoát, cho đến sinh tử cũng vậy… Đã vậy sao nói tu Diệt không có Pháp. Không phải quyết tâm tu hành là để được Giải thoát tham sân si- Sinh lão bệnh tử- khổ hay sao? Đúng vậy; Chư vị tu Giải Thoát là nhận chân một cách rõ ràng thế gian tham sân si- Sinh lão bệnh tử- khổ … nên sanh tâm không tham luyến, không thích thú, sanh tâm lìa bỏ, đoạn dứt mọi liên hệquyết tâm một đi không bao giờ trở lại. Do sanh Tâm như vậy nên trong Kinh, Đức Thế Tôn dạy rằng các vị tu sĩ tu “Diệt Pháp” là không có “Pháp”, vì sao? Vì tu Diệt thì chỉ biết diệt được “Quả Khổ” mà không biết cái nhân “Khổ”. Vì chấp lấy quả “Khổ” hiện tại mà không nhận ra “Nhân Khổ” nên trong nhiều bộ Kinh Đức Thế Tôn tiếc nuối rằng: “Các bậc Thinh Văn- Duyên Giác tu diệt Pháp giống như người đi vào núi báu mà chỉ biết lượm những hòn đá cuội về làm cảnh, hay thấy bong bóng nước lại tưởng là lưu ly lấy đó làm mừng. Chư Thánh Thanh Văn- Duyên Giác tu hành lấy Diệt Pháp- Diệt Khổ- Diệt Tập… làm sở chứng nên không thể thâm nhập vào tầng nữa là “Diệt – sinh Diệt”. Do không thấy không chứng được Diệt-Sinh Diệt nên thấy tham sân si- sinh lão bệnh tử là thật nên cầu Pháp tu hành để giải thoát.

          Chư Đại Bồ Tát vì chứng Diệt Sinh Diệt nên ung tự tại trong các Pháp, đối với vạn Pháp không lấy không bỏ phương tiện ứng dụng, tương ưng hiện cảnh, tương ưng căn cơ, tương ưng trình độ, không thiếu không thừa. Kinh điển để lại có từ Đại Thừa hay Nguyên Thủy thấy có sự sai biệt trùng trùng; Sự sai biệt trùng trùng đó là biểu hiện nói lên nhân quả, nghiệp lực, căn cơ trình độ bất đồng của chúng sanh. Lời Kinh có sự chỉ dẫn mở “Gút” mà chúng sanh tự mình thắt; Lời Kinh có sự chỉ dẫn “Giải Thoát” mà chúng sanh tự mình trói buộc; Lời Kinh mở toan cánh cửa Trí Tuệ để các Vị Bồ Tát thấy rõ ràng không còn chướng ngại. Cho đến Lời Kinh diễn tả Pháp Giới Vô sai biệt cho các Đại Bồ Tát ngồi Đạo Tràng thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

          Trở lại sáu năm khổ hạnh Đức Thế Tôn, nên nhớ Khổ “Hạnh” hoàn toàn không liên quan gì đến “Khổ” trong Tứ Thánh Đế là Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Chữ “Hạnh” có nghĩa là tình nguyện, tự nguyện, là phương tiện diệu dụng, là thắng hạnh vượt lên, là siêu việt ý tưởng truyền thống lý thuyết đặt ra lấy đó làm tiêu chuẩn; vì vậy Ngài Xá Lợi Phất tán thán rằng: “Tiền vô cổ nhân- Hậu vô lại giả”; có nghĩa là với loài người tứ trước đến sau Đức Thế Tônđộc nhất vô nhị.

          Khổ hạnh là một trong nhiều giáo lý đạo Hin-Đu; triết thuyết đó tin tưởng rằng muốn chứng Nhất Thiết Trí thì phải tu khổ hạnh. Trong thời Thế Tôn hay trước đó có nhiều tu sĩ Vệ Đà tu khô hạnh thời gian còn dài hơn sáu năm, có thể là bảy- tám hay mười năm… Khi Đức Thế Tôn đi thuyết pháp độ sanh, Ngài bác bỏ hoàn toàn giáo lý đạo Hin-Đu thuyết phục rằng muốn chứng nhứt thiết trí thì phải tu khổ hạnh. Nói đến khổ hạnh các vị Giáo Chủ Vệ Đà phản bác rằng, Cù Đàm khổ hạnh có sáu năm thì làm sao biết được khổ hạnh không chứng nhứt thiết trí? Đức Thế Tôn trả lời rằng: Ta tu khổ hạnh sáu năm nhưng tuyệt đối không ai vượt qua được, vì sao? Vì vượt qua được thì không còn gì là tu khổ hạnh nữa mà chỉ là một cái “xác chết”; Vì vậy Ta tuyên bố rằng: “Tu khổ hạnh không chứng Nhứt Thiết Trí”; mà muốn chứng Nhứt Thiết Trí thì phải biết con đường “Trung Đạo”.

          Thế nào là con đường Trung Đạo? Trung Đạo có nghĩa là không nghiên về hai cực đoan; một là “Khổ hạnh”, hai là “lợi dưỡng”; vì sao? Vì khổ hạnh thì tinh thần thể xác kiệt quệ, ý chí lụn bại; còn lợi dưỡng thì tinh thần sa đọa, ý chí phóng túng. Không biết con đường Trung đạo thì tuyệt đối không thể nào chứng Nhứt Thiết Tríthân tâm không quân bình vậy.

          Ở trên là nói một phần nhỏ về thị hiện khổ hạnh Đức Thế Tôn, dù là như vậy mà vẫn chưa Giác Ngộ, chưa thấy Pháp cứu độ sinh-lão-bệnh-tử khổ cho chúng sanh… Sau khi nhận được chén sữa của cô gái chăn bò cúng dường; Ngài đi đến bờ sông ngồi dưới cội Bồ đề thiền định bốn mươi chín ngày, sau đó chứng Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Giác. Thế nào Thiền định bốn mươi chín ngày Giác Ngộ Chánh Đẳng Giác, đó là “Đại Thiền Định Lìa”. Lìa là Lìa cái gì? Tất cả chúng sanh có nhiều rất nhiều sự chấp thủ trói buộc, tuy nhiên sự thị hiện của Đức Thế Tôn chỉ dạy chúng sanh muốn tu chứng Vô Thượng Bồ Đề thì có năm sự phải lìa.Thế nào là năm sự: Thứ nhất, Ký ức lưu trữ hay thức lưu trú tất cả phải lìa, dù có là vinh nhục, sang hèn, tốt xấu… Thứ hai, với Đức Thế Tôn thì chính là ba bộ kinh Vệ Đà mà Ngài thông thuộc khi còn là Thái Tử; còn chúng ta là những tín ngưỡng, những tín điều, những niềm tin nhân gian… tùy theo nhân gian, tùy theo vùng miền, tùy theo quốc thổ…Tất cả phải lìa… Thứ ba, với Thế Tôn là Tiên đạo- A Tư Đà, còn với chúng ta là những Giáo phái với niềm tin tu hành để được không sống lâu, trường thọ, có thần thông ngự mây ngự gió chu du tự tại khắp quả địa cầu hay du hành trong không gian, vào những cõi trờiđời sống ở đó vô cùng phong phú không có bệnh khổ như nhân gian. Tất cả phương pháp tu hành những giáo lý niềm tin đó tất cả phải lìa… Thứ tư, là cảnh giới Phi tưởng Phi Phi tưởng mà Ngài đã thụ giáo với vị ĐạoUất Đầu Lam Phất. Định Phi Phi tưởngcảnh giới cao nhất cho người tu học thời bấy giờ, tuy nhiên khi chứng đắc cảnh giới tột cùng Định Phi Phi tưởng thì Ngài thấy rằng đó chỉ là cảnh giới chứ không phải là Pháp mà Ngài mong muốn tìm cầu. Thứ năm; Tất cả bốn điều trên phải xã lìa, cho đến những gì đối diện hay nhận vào bằng sáu căn, sáu trần, sáu thức làm thành thức tri thì cũng xã lìa; rồi “Niệm” khởi lên xã lìa cũng lìa …Lìa cho đến không còn gì để lìa thì Tâm thức bừng vỡ ngay đó Vô Sư Trí hiển hiện, Vô Sư Trí hiện tức là “Giác Ngộ”. “Giác Ngộ” là thấy ra “Các Pháp như hoa đóm trong hư không;”Như Trăng trong nước”; không có một Pháp nào nắm bắt được vì nó là “Như”.
(Hết Phần 4)

Năm Tầng Pháp Như Lai (phần 4) 
Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3) 
Năm Tầng Pháp Như Lai Phần 2 
Năm Tầng Pháp Như Lai 

_____________________________________
Bài đọc thêm liên quan đến "Trung Đạo":
LỜI BAN BIÊN TẬP: Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ “Chân Đế” và “Tục Đế” hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước” (Sammuti Sathya). Bồ Tát Long Thọ đã dựa trên Kinh Kaccāyanagotta để thuyết về Trung Đạo.  Trong kinh này Đức Phật giảng cho tu sĩ Kaccāyanagotta về thế nào là chánh kiến. Để quý độc gỉa tiện nghiên cứu tìm hiểu nội dung văn kinhchúng tôi giới thiệu ba bản dịch Việt. Bản dịch đầu của Tuyên Pháp, bản dịch 2 của hệ Pali do HT. Thích Minh Châu dịch và bản dịch 3 của hệ Sanskrit do TT. Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch.  Ngoài ra có thêm bản dịch Anh.
Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190768)
01/04/2012(Xem: 36365)
08/11/2018(Xem: 15050)
08/02/2015(Xem: 54193)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.