Phẩm Một Pháp

18/11/20186:07 SA(Xem: 3430)
Phẩm Một Pháp
TIỂU TẠNG A-TÌ-ĐẠT-MA BẮC TRUYỀN
ĀRYA ŚĀRIPUTRA
A-TÌ-ĐẠT-MA
TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ 17/11/2018 
PHƯỚC NGUYÊN
Dịch & chú

PHẨM MỘT PHÁP

I.    KINH VĂN

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng:

Cụ thọ[1] nên biết! Đức Phật đối với một pháp sau khi đã tự mình khéo thông đạt, hiện đẳng giác[2], liền tuyên thuyết khai thị cho các đệ tử. Hôm nay chúng ta nên hòa hợp kết tập, để ngăn ngừa sau khi Đức Phật diệt độ xảy ra sự tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiênnhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng.

Thế nào là một pháp?

Tụng tóm tắt:

Một pháp là hữu tình

Y thực, y hành trụ,

Trong tất cả thiện pháp,

Không phóng dật bậc nhất.

Tất cả hữu tình đều y thức ăntồn tại[3].

Tất cả hữu tình đều y các hành mà tồn tại[4].

Đối với các pháp thiện, không phóng dậtthù thắng[5].

Đó gọi là một pháp.

II. LUẬN GIẢI

I. Y CHỈ THỨC ĂN ĐỂ TỒN TẠI

1. Hết thảy chúng sinh đều y thức ăntồn tại:

Những gì là thức ăn, để nói là hữu tình đều y chỉ thức ăn mà tồn tại?

Như Thế Tôn nói:

“Này Bí-sô nên biết! Có bốn loại thức ăn, có thể khiến các loại sinh vật hay các hữu tình được an trụ, và có thể tăng ích cho các cho kẻ tìm cầu sinh hữu[6]. Những gì là bốn? 1. Đoàn thực hoặc thô hoặc tế; 2. Xúc thực; 3. Ý tư thực; 4. Thức thực”[7].

Do bốn loại thức ăn này, nên nói là các hữu tình đều y chỉ thức ăntồn tại.

Do duyên cớ gì mà biết các loài hữu tình đều y chỉ thức ăn mà tồn tại?

Chư hữu tình ở trong tụ của hữu tình này, hữu tình kia, do các loại thức ăn này chưa tận làm nhân, do khái niệm, tập hợp khái niệm[8], ngôn ngữ tập quán[9]quy ước[10]: sinh sống, tồn tại, hoạt động sai biệt.

Hoặc chư hữu tình ở trong tụ của hữu tình này, hữu tình kia, do Các loại thức ăn này chưa tận làm nhân, do khái niệm, tập hợp khái niệm, ngôn ngữ tập quán mà quy ước: sinh sống, tồn tại, hoạt động sai biệt.

*

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là hữu vi hay vô vi?

Nên nói là hữu vi[11].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là thường hay vô thường?

Nên nói là vô thường[12].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là hằng hữu hay không hằng hữu?

Nên nói là không hằng hữu[13].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là biến dịch hay không dịch?

Nên nói là biến dịch[14].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là duyên dĩ sinh hay nói không phải duyên dĩ sinh?

Nên nói là duyên dĩ sinh[15].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói thuộc về danh hay thuộc về sắc?

Đoàn thực nên nói thuộc về sắc, ba loại thức ăn còn lại nên nói thuộc về danh[16].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là hữu kiến hay vô kiến?

Nên nói là vô kiến[17].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là hữu đối hay vô đối?

Đoàn thực nên nói là hữu đối, ba loại thức ăn còn lại nên nói là vô đối[18].

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là tâm hay không phải tâm? Nên nói là tâm sở hay không phải tâm sở? Nên nói là tương ưng với tâm hay không tương ưng với tâm?

Đoàn thực nên nói là không phải tâm[19], không phải tâm sở[20] và không tương ưng với tâm[21]. Xúc thực, ý tư thực nên nói là tâm sởtương ưng với tâm. Thức thực nên nói chỉ là tâm.

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký?

Đoàn thực nên nói là vô ký. Ba loại thức ăn còn lại nên nói là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là xúc thực thuộc thiện?

Nếu xúc thuộc thiện hữu lậu làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, sướng thích, tùy thuận sướng thích, hộ chuyển, tùy chuyển, duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là Xúc thực thuộc thiện.

Thế nào là Xúc thực thuộc bất thiện?

Nếu xúc thuộc bất thiện làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là Xúc thực thuộc bất thiện.

Thế nào là Xúc thực thuộc vô ký?

Nếu xúc thuộc vô ký làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là Xúc thực thuộc vô ký.

Thế nào là Ý tư thực thiện? Những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư mà tương ưng với xúc thuộc thiện hữu lậu. Đó gọi là Ý tư thực thuộc thiện.

Thế nào là Ý tư thực thuộc bất thiện?

Những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư mà tương ưng với xúc thuộc bất thiện. Đó gọi là Ý tư thực thuộc bất thiện.

Thế nào là Ý tư thực vô ký?

Những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư mà tương ưng với xúc thuộc vô kí. Đó gọi là Ý tư thực thuộc vô ký.

Thế nào là Thức thực thiện? Những gì là tâm-ý-thức tương ưng với thiện hữu lậu. Đó gọi là Thức thực thuộc thiện.

Thế nào là Thức thực bất thiện? Những gì là tâm-ý-thức tương ưng với bất thiện. Đó gọi là Thức thực thuộc bất thiện.

Thế nào là Thức thực vô ký? Những gì là tâm-ý-thức tương ưng với vô ký. Đó gọi là Thức thực thuộc vô ký.

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là hữu lậu hay vô lậu?

Nên nói là hữu lậu.

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là học, vô học, hay phi học phi vô học?

Nên nói là phi học phi vô học.

Bốn loại thức ăn như thế, nên nói là thuộc Dục giới hệ, Sắc giới hệ, hay Vô sắc giới hệ?

Đoàn thực nên nói là Dục giới hệ. Ba loại thức ăn còn lại nên nói là thuộc Dục giới hệ, hoặc thuộc Sắc giới hệ, hoặc thuộc Vô sắc giới hệ.

Các loại thức ăn đều là Đoàn thực chăng?

Các loại Đoàn thực đều là thức ăn, nhưng có những thức ăn không phải là Đoàn thực, tức là ba thức ăn còn lại và thế tục.

Các loại thức ăn đều là Xúc thực chăng?

Các loại Xúc thực đều là thức ăn, nhưng có những thức ăn không phải là Xúc thực, tức là ba loại thức ăn còn lại và thế tục.

Các loại thức ăn đều là Ý tư thực chăng?

Các loại Ý tư thực đều là thức ăn, nhưng có những thức ăn không phải là Ý tư thực, tức là ba loại thức ăn còn lại và thế tục.

Các loại thức ăn đều là Thức thực chăng?

Các loại Thức thực đều là thức ăn, nhưng có những thức ăn không phải là Thức thực, tức là ba loại thức ăn còn lại và thế tục.

*

Các phần đoạn đều là thức ăn chăng?

Nên tác thành bốn trường hợp:

1. Có trường hợp là phần đoạn nhưng không phải là thức ăn: đó là phần đoạn làm duyên cho các căn tổn giảm, đại chủng biến hoại.

2. Có trường hợpthức ăn nhưng không phải là phần đoạn: Đó là ba loại thức ăn còn lại và thế tục.

3. Có trường hợp là phần đoạn cũng là thức ăn: Đó là phần đoạn làm duyên khiến các căn được trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì.

4. Có trường hợp không phải là phần đoạn cũng không phải là thức ăn: tức trừ các trường hợp trên.

Các xúc đều gọi là thức ăn chăng?

Nên tác thành bốn trường hợp:

  1. trường hợp là xúc nhưng không phải là thức ăn: tức là xúc vô lậu và xúc hữu lậu làm duyên cho các căn tổn giảm, đại chủng biến hoại.
  2. trường hợpthức ăn nhưng không phải là xúc: tức là ba loại thức ăn còn lại và thế tục.
  3. trường hợp là xúc cũng là thức ăn: tức là xúc hữu lậu làm duyên cho các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì.
  4. trường hợp không phải là xúc cũng không phải là thức ăn: tức là trừ các tướng nêu trước.

Như Xúc thực có bốn trường hợp, Ý tư thực, Thức thực nên biết cũng vậy.

*

Có loại thức ăn nào làm duyên sinh thức ăn, sinh không phải thức ăn, sinh thức ăn phi thức ăn không?

Có sinh.

Thế nào là do thức ăn làm duyên sinh thức ăn?

Đoàn thực làm duyên sinh ra ba loại thức ăn còn lại.

Thế nào là do thức ăn làm duyên sinh ra không phải thức ăn?

Đoàn thực làm duyên sinh ra thọ, tưởng, tác ý v.v...

Thế nào là do thức ăn làm duyên sinh ra thức ăn phi thức ăn?

Đoàn thực làm duyên sinh ra ba loại thức ăn còn lại và thọ, tưởng, tác ý v.v...

Có loại phi thức ăn nào làm duyên sinh phi thức ăn, sinh thức ăn, sinh thức ăn phi thức ăn không?

Có sinh.

Thế nào là phi thức ăn làm duyên sinh phi thức ăn?

Như mắt và sắc làm duyên, phát sinh thọ, tưởng, tác ý v.v...

Thế nào là phi thức ăn làm duyên sinh thức ăn?

Như mắt và sắc làm duyên, sinh Xúc thực, Ý tư thựcThức thực.

Thế nào là phi thức ăn làm duyên sinh thức ăn phi thức ăn?

Như mắt và sắc làm duyên sinh Xúc thực, Ý tư thựcThức thực cùng thọ, tưởng, tác ý v.v...

Có loại thức ăn phi thức ăn nào làm duyên sinh thức ăn phi thức ăn, sinh thức ăn, sinh phi thức?

Có sinh.

Thế nào là thức ăn phi thức ăn làm duyên sinh thức ăn phi thức ăn?

Như mắt, sắc và nhãn thức làm duyên sinh Xúc thực, Ý tư thực, Thức thực và thọ, tưởng, tác ý v.v...

Thế nào là thức ăn phi thức ăn làm duyên sinh thức ăn?

Như mắt, sắc và nhãn thức làm duyên sinh Xúc thực, Ý tư thựcThức thực.

Thế nào là thức ăn phi thức ăn làm duyên sinh phi thức ăn?

Như mắt, sắc và nhãn thức làm duyên sinh thọ, tưởng, tác ý v.v...

*

Nếu Đoàn thực đã đoạn, đã biến tri, thì Xúc thực cũng vậy chăng?

Nếu Xúc thực đã đoạn, đã biến tri thì Đoàn thực cũng như thế.

Đoàn thực đã đoạn, đã biến tri, phi xúc thực, đó là đã ly dục nhiễm, chưa ly thượng nhiễm.

Như dùng Đoàn thực đối chiếu với Xúc thực thế nào, thì đối chiếu với Ý tư thực, Thức thực cũng như thế.

Nếu Xúc thực đã đoạn, đã biến tri, thì Ý tư thực cũng vậy chăng?

Cũng như thế, như dùng Xúc thực đối chiếu với Ý tư thực thế nào, thì đối chiếu với Thức thực cũng như vậy.

Nếu Ý tư thực đã đoạn, đã biến tri, thì Thức thực cũng như thế chăng?

Cũng như thế.

Nếu đối với thức ăn đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy đối với Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đã ly nhiễm chăng?

Nếu đối với Đoàn thực đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy chỉ ly nhiễm đối với Dục giới, không phải đối với Sắc giớiVô sắc giới.

Như đối với ba loại thức ăn còn lại đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy đều đã ly nhiễm đối với Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới.

Bấy giờ, vị ấy đối với nhất thiết, nhất thiết sự, nhất thiết chủng, nhất thiết vị, nhất thiết xứ, nhất thiết kết đều đã ly nhiễm.

**

II. Y CHỈ HÀNH ĐỂ TỒN TẠI

* Tất cả hữu tình đều y các hành mà tồn tại:

Những gì là hành để nói là hữu tình đều y chỉ các hành mà tồn tại?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Bất cứ hữu tình nào ở trong tụ của hữu tình này, hữu tình kia, đều do nó mà an trụ tuổi thọ, mạng căn tương tục khiến cho không chết, không mất, không tan vỡ, không chìm mất, không hủy mất, không thoái thất”.

Thọ mạng cặn này, gọi là hành. Do hành ấy nên tất cả hữu tình tồn tại, an trụ, hoạt động. Hành này đối với hữu tình kia có thể duy trì sự sống, tuỳ hành duy trì sự sống, hoạt động theo sự sống, tuỳ thuận hoạt động theo sự sống. Vì vậy, nên nói tất cả hữu tình đều y chỉ hành hành mà tồn tại.

Do duyên cớ gì mà biết rằng các loài hữu tình đều y chỉ hành mà tồn tại?

Chư hữu tình ở trong tụ của hữu tình này, hữu tình kia, do thọ hành này chưa tận làm nhân, do khái niệm, tập hợp khái niệm, ngôn ngữ tập quán mà quy ước: sinh sống, tồn tại, hoạt động sai biệt.

Hoặc chư hữu tình ở trong tụ của hữu tình này, hữu tình kia, do thọ hành này chưa tận làm nhân, do khái niệm, tập hợp khái niệm, ngôn ngữ tập quán mà quy ước: sinh sống, tồn tại, hoạt động sai biệt.

Do đây nên biết các loại hữu tình đều y chỉ hành mà tồn tại.

*

Thọ hành như thế, nên nói là hữu vi hay vô vi?

Nên nói là hữu vi.

Thọ hành như thế, nên nói là thường hay vô thường?

Nên nói là vô thường.

Thọ hành như thế, nên nói là hằng hữu hay không hằng hữu?

Nên nói là không hằng hữu.

Thọ hành như thế, nên nói là biến dịch hay không biến dịch?

Nên nói là biến dịch.

Thọ hành như thế, nên nói là duyên dĩ sinh hay không phải duyên dĩ sinh?

Nên nói là duyên dĩ sinh.

Thọ hành như thế, nên nói thuộc về sắc hay thuộc về danh?

Nên nói thuộc về danh.

Thọ hành như thế, nên nói là hữu kiến hay vô kiến?

Nên nói là vô kiến.

Thọ hành như thế, nên nói là hữu đối hay vô đối?

Nên nói là vô đối.

Thọ hành như thế, nên nói là tâm hay không phải tâm? Nên nói là tâm sở hay không phải tâm sở? Nên nói là tương ưng với tâm hay không tương ưng với tâm?

Nên nói là không phải tâm, không phải tâm sở và không tương ưng với tâm.

Thọ hành như thế, nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký?

Nên nói là vô ký.

Thọ hành như thế, nên nói là hữu lậu hay vô lậu?

Nên nói là hữu lậu.

Thọ hành như thế, nên nói là học, vô học, hay phi học phi vô học?

Nên nói là phi học phi vô học.

Thọ hành như thế, nên nói là thuộc Dục giới hệ, Sắc giới hệ, hay Vô sắc giới hệ?

Nên nói là thuộc Dục giới hệ, hoặc thuộc Sắc giới hệ, hoặc thuộc Vô sắc giới hệ.

Thế nào là Dục giới hệ? Đó là dục giới thọ.

Thế nào là Sắc giới hệ? Đó là sắc giới thọ.

Thế nào là Vô sắc giới hệ? Đó là vô sắc giới thọ.

*

Nếu dục giới thọ đã đoạn, đã biến tri, thì sắc giới thọ cũng vậy chăng?

Nếu sắc giới thọ đã đoạn, đã biến tri, thì dục giới thọ cũng như thế.

dục giới thọ đã đoạn, đã biến tri, phi sắc giới thọ, nghĩa là đã ly dục nhiễm, nhưng chưa ly sắc nhiễm.

Nếu dục giới thọ đã đoạn, đã biến tri, thì Vô sắc giới thọ cũng vậy chăng?

Nếu Vô sắc giới thọ đã đoạn, đã biến tri thì Dục giới thọ cũng như thế.

Dục giới thọ đã đoạn, đã biến tri, nhưng phi Vô sắc giới thọ, nghĩa là đã ly dục nhiễm, nhưng chưa ly sắc nhiễm.

Nếu Sắc giới thọ đã đoạn, đã biến tri, thì Vô sắc giới thọ cũng vậy chăng?

Nếu Vô sắc giới thọ đã đoạn, đã biến tri, thì Sắc giới thọ cũng như thế.

Sắc giới thọ đã đoạn, đã biến tri, nhưng phi Vô sắc giới thọ, nghĩa là đã ly sắc nhiễm, nhưng chưa ly Vô sắc nhiễm.

Nếu đối với thọ hành đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy có ly nhiễm đối với Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới chăng?

Nếu thọ hành Dục giới đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy đã ly nhiễmDục giới, không phải ở Sắc giớiVô sắc.

Nếu thọ hành Sắc giới đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy đã ly nhiễmDục giới, Sắc giới, không phải ở Vô sắc giới.

Nếu thọ hành ở Vô sắc giới đã đoạn, đã biến tri, thì vị ấy đều đã ly nhiễmDục giới, Sắc giớiVô sắc giới.

Bấy giờ, vị ấy đối với nhất thiết, nhất thiết sự, nhất thiết chủng, nhất thiết vị, nhất thiết xứ, nhất thiết kết đều đã ly nhiễm.

III. BẤT PHÓNG DẬT THÙ THẮNG

Đối với tất cả các pháp thiện không phóng dậtthù thắng:

Thế nào là không phóng dật?

Nếu vì đoạn trừ các pháp bất thiện, vì viên mãn các pháp thiện, mà thường xuyên thực tập, thường xuyên tu tập, kiên trì thực hành, thường xuyên thực hành, luôn tu tập không ngừng, đó gọi là không phóng dật.

 



[1] 具壽; Skt. āyuṣmat; Pāli āyasmant.

[2] 現等覺              ; Skt abhisaṃbuddha: chứng nghiệm hiện tiền, trực tiếp lý giải bằng kinh nghiệm bản thân một cách thông suốt. Tib. mngon par rdzogs par sangs rgyas pa.

[3] Pāli: sabbe sattā āhāraṭṭhitikā

[4] Pāli: sabbe sattā saṅkhāraṭṭhitikā

[5] Bản Pāli không có.

[6] saṃbhavaiṣin, 求生者

[7] Pāli. cattaro āhārā; kabaliṅko āhāro oḷāriko vā sukhumo vā, phasso dutiyo, manosañcetanā tatiyā, viññāṇaṃ catutthaṃ.

[8] 想等想 Tưởng, đẳng tưởng; Skt. saṃjñā, sam-saṃjñā, do bởi ấn tượng tri giác cá biệtấn tượng tri giác phổ quát, khái niệm hay tập hợp khái niệm.

[9] 言說 ngôn thuyết, Skt. vyavahāra: theo ngôn ngữ tập quán thường nhật, ngôn ngữ quy ước trong cộng đồng.

[10] 施設 thi thiết, Skt. prajñati: quy ước, khái niệm.

[11] Skt. saṃskṛta: được tác thành do bởi các duyên cùng tụ hội.

[12] 無常; Skt. a-nitya, Tib. mi rtag pa, tính chất biến dịch.

[13] 非恒; Skt. aśāśvata: tính chất không miên viễn.

[14] Skt. vipariṇāma: biến dịch, biến tính, trở thành cái khác, biến thái.

[15] Duyên dĩ sinh pháp 緣已生法, Skt. pratītyasamutpannā, Pāli: pratītyasamutpanna, “pháp đã sinh bởi duyên”, phân từ thụ động quá khứ, khi được dùng như danh từ nó trỏ vào các sự vật cụ thể. PTS. S.ii. 25: paṭiccasamuppādaṃ vo bhikkhave desāṃi paṭiccasamuppanne ca dhamme.

 

[16] Danh sắc 名色. Pāli. nāma-rūpa

[17] Skt. anidarśana, (có tính chất) không được chỉ cho thấy, vô hình. Ht. vô kiến 無見, cũng dịch: vô hiển 無顯. Trong đây, cũng hiểu là do Skt. vibhavadṛṣṭi; Cf. Pāli, S. 22.18, ucchedadiṭṭhi, đoạn kiến: no cassaṃ no ca me siyā nābhavissaṃ na me bhavissatī’ti, “Nếu ta đã không tòn tại thì không có cái của ta; nếu ta sẽ không tồn tại thì sẽ không có cái của ta”.

[18] Apratigham: không bị đối kháng, đối ngại.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39043)
03/09/2014(Xem: 26250)
24/11/2016(Xem: 15653)
29/05/2016(Xem: 7746)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.