Phẩm Hai Pháp

18/11/20186:07 SA(Xem: 2629)
Phẩm Hai Pháp
TIỂU TẠNG A-TÌ-ĐẠT-MA BẮC TRUYỀN
ĀRYA ŚĀRIPUTRA
A-TÌ-ĐẠT-MA
TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ 17/11/2018 
PHƯỚC NGUYÊN
Dịch & chú

PHẨM HAI PHÁP

I.    KINH VĂN

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng:

Cụ thọ nên biết! Đức Phật đối với hai pháp sau khi đã tự mình khéo thông đạt, hiện đẳng giác, liền tuyên thuyết khai thị cho các đệ tử. Hôm nay chúng ta nên hòa hợp kết tập, để ngăn ngừa sau khi Đức Phật diệt độ xảy ra tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiênnhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng.

Thế nào là hai pháp?

Tụng tóm tắt:

Hai pháp là danh, sắc;

Cho đến: tận, vô sinh.

Gồm hai mươi bảy môn,

Nên tuần tự giải thích.

Có hai pháp: danh, sắc.

Lại có hai pháp: vô minhhữu ái.

Lại có hai pháp: hữu kiếnvô kiến.

Lại có hai pháp: vô tàmvô quý.

Lại có hai pháp: tàm và quý.

Lại có hai pháp: ác ngôn và ác hữu.

Lại có hai pháp: thiện ngônthiện hữu.

Lại có hai pháp: nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.

Lại có hai pháp: nhập định thiện xảoxuất định thiện xảo.

Lại có hai pháp: giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.

Lại có hai pháp: chất trực và nhu hòa.

Lại có hai pháp: kham nhẫn và khả lạc.

Lại có hai pháp: hòa thuậncung dưỡng.

Lại có hai pháp: cụ niệm và chánh tri.

Lại có hai pháp: tư trạch lựctu tập lực.

Lại có hai pháp: bất hộ căn môn và thực bất tri lượng.

Lại có hai pháp: năng hộ căn mộ và ẩm thực tri lượng.

Lại có hai pháp: quỹ giới và quỹ kiến.

Lại có hai pháp: phá giớiphá kiến.

Lại có hai pháp: cụ giới và cụ kiến.

Lại có hai pháp: tịnh giới và tịnh kiến.

Lại có hai pháp: kiến và như lý thắng.

Lại có hai pháp: yếm và như lý thắng.

Lại có hai pháp: thiện bất hỷ túc và đoạn bất già chỉ.

Lại có hai pháp: xa-ma-tha và tì-bát-xá-na.

Lại có hai pháp: minh và giải thoát.

Lại có hai pháp: tận trívô sinh trí.

II. LUẬN GIẢI

1. Danh & Sắc

Ở đây, có hai pháp: 1. Danh; 2. Sắc.

Thế nào là danh?

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩnhư không, trạch diệt, phi trạch diệt. Đó gọi là danh.

Thế nào là sắc?

Bốn đại chủng và sắc được phái sinh từ bốn đại chủng. Đó gọi là sắc.

2. Vô minh & Hữu ái

Lại có hai pháp: 1. Vô minh; 2. Hữu ái.

Thế nào là vô minh?

Như trong luận Pháp uẩn đã nói[1].

Thế nào là hữu ái?

Những gì là tham, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, dính chặt, ái nhiễm nơi sắc, vô sắc giới. Đó gọi là hữu ái.

3. Hữu kiến & vô kiến

Lại có hai pháp: 1. Hữu kiến. 2. Vô kiến.

Thế nào là hữu kiến?

Hoặc cho rằng ngã, thế gianthường hằng, do đây phát khởi nhẫn, lạc, quán, kiến. Đó gọi là hữu kiến.

Thế nào là vô kiến?

Hoặc cho rằng ngã, thế gianđoạn diệt, do đây phát khởi nhẫn, lạc, quán, kiến. Đó gọi là vô kiến.

4. Vô tàm & vô quý

Lại có hai pháp: 1. Vô tàm; 2. Vô quí.

Thế nào là vô tàm?

Như Thế Tôn nói:

“Có hạng người không biết tàm, là đối với các pháp khả tàm nhưng lại không sinh tàm”.

Pháp khả tàm, đó là các pháp ác bất thiện, thuận tạp nhiễm, tùy thuận hậu hữu, pháp dẫn đến quả khổ dị thục rực cháy, thuận đương lai sinh, lão, tử. Khi các pháp ác bất thiện như thế sinh khởi, người ấy không tự trọng, không biết tự trọng, không ý thức tự trọng, không xấu hổ, không biết xấu hổ, không ý thức xấu hổ, không sùng kính, không có trạng thái sùng kính, không tùy thuộc, không có trạng thái tùy thuộc, không tỏ vẻ e sợ đối với người đáng sùng trọng. Đó gọi là vô tàm.

Thế nào là vô quý?

Như Thế Tôn nói:

“Có hạng người không biết quý, là đối với các pháp khả quý nhưng lại không sinh quý”.

Pháp khả quý, đó là các pháp ác bất thiện, cho đến: thuận đương lai sinh, lão, tử. Khi các pháp ác bất thiện như thế sinh khởi, người ấy không sợ, không biết sợ, không ý thức sợ; vô sỉ, không biết sỉ diện, không ý thức sỉ diện. Không ghê sợ các điều tội lỗi, không kinh khiếp điều xấu, không thấy khiếp sợ. Đó gọi là vô quý.

5. Tàm & quý

Lại có hai pháp: 1. Tàm; 2. quý

Thế nào là tàm?

Như Thế Tôn nói:

“Những ai biết tàm, tức có thể sinh khởi tàm đối với các pháp khả tàm”.

Pháp khả tàm, đó là các pháp ác bất thiện, cho đến: thuận đương lai sinh, lão, tử. Khi các pháp ác bất thiện như thế sinh khởi, người ấy tự trọng, biết tự trọng, ý thức tự trọng, xấu hổ, biết xấu hổ, ý thức xấu hổ, sùng kính, có trạng thái sùng kính, tùy thuộc, có trạng thái tùy thuộc, biết dè dặt e sợ đối với người đáng sùng trọng. Đó gọi là tàm.

Thế nào là quý?

Như Thế Tôn nói:

“Những ai biết quý, tức có thể sinh khởi quý đối với các pháp khả quý”. 

Pháp khả quý, đó là các pháp ác bất thiện, cho đến: thuận đương lai sinh, lão, tử. Khi các pháp ác bất thiện như thế sinh khởi, người ấy sợ hãi, biết sợ hãi, ý thức sợ hãi; có sỉ diện, biết sỉ diện, ý thức sỉ diện. Biết ghê sợ các điều tội lỗi, biết kinh khiếp điều xấu, thấy khiếp sợ. Đó gọi là quý.

6. Ác ngôn & ác hữu

Lại có hai pháp: 1. Ác ngôn. 2. Ác hữu.

Thế nào là ác ngôn?

Như luận Pháp uẩn đã nói.

Thế nào là ác hữu?

Cũng như luận Pháp uẩn đã nói.

*

* Lại có hai pháp: 1. Lời thiện. 2. Bạn thiện.

  1. 1.   Thế nào là thiện hữu?

Có một hạng được thân giáo hay đồng thân giáo, quỹ phạm hay đồng quỹ phạm, hay bất cứ bằng hữu giao thiệp đáng tôn trọng, đáng tin nào khác, giáo hối như pháp:

“Từ nay trở đi, các ông chớ tạo thân nghiệp xấu, chớ tạo ngữ nghiệp xấu, chớ tạo ý nghiệp xấu, chớ đến chỗ không nên đến, chớ thân cận bạn ác, chớ có tạo ba nghiệp ác thú”.

Giáo hối như thế, đúng thời, hợp pháp; đối với đạo lộ được tu tập: tùy thuận mài giũa, tăng trưởng nghiêm sức, tuỳ nghi mà thường thận trọng làm người đồng hành, hỗ trợ tư lương; người ấy ở nơi giáo hối này hân hoan, vui mừng, yêu mến, thích thú, tùy thuận tin nhận, không nhận bằng tay trái mà nhận bằng tay phải, không chống đối, không phỉ báng, không bài xích, đó gọi là thiện ngôn,

Thế nào là thiện hữu?

Như luận Pháp uẩn đã nói.

7. Nhập & Xuất tội thiện xảo

Lại có hai pháp: 1. Nhập tội thiện xảo. 2. Xuất tội thiện xảo.

1. Thế nào là nhập tội thiện xảo?

Tội: năm nhóm tội của năm uẩn. Những gì là năm? a. Tha thắng; b. Chúng dư; c. Đọa chử; d. Đối thú; e. Ác tác.

Nhập tội thiện xảo: tức là thấy biết như thật: Bí-sô như thế phạm tội Tha thắng; Bí-sô như thế phạm tội Chúng dư. Bí-sô như thế phạm tội Đọa chử. Bí-sô như thế phạm tội Đối thú. Bí-sô như thế phạm tội Ác tác.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bí-sô như thế phạm tội hướng đến Tha thắng; Bí-sô như thế phạm tội hướng đến Chúng dư; Bí-sô như thế phạm tội hướng đến Đọa chử; Bí-sô như thế phạm tội hướng đến Đối thú; Bí-sô như thế phạm tội hướng đến Ác tác.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật: Bí-sô này đã phạm tội Tha thắng như thế; Bí-sô này đã phạm tội Chúng dư như thế; Bí-sô này đã phạm tội Đọa chử như thế; Bí-sô này đã phạm tội Đối thú như thế; Bí-sô này đã phạm tội Ác tác như thế.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật: Bí-sô này đã phạm tội hướng đến Tha thắng như thế; Bí-sô này đã phạm tội hướng đến Chúng dư như thế; Bí-sô này đã phạm tội hướng đến Đọa chử như thế; Bí-sô này đã phạm tội hướng đến Đối thú như thế; Bí-sô này đã phạm tội hướng đến Ác tác như thế.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật: Các Bí-sô đã phạm tội hoặc trọng hoặc khinh, hoặc sâu hoặc cạn, hoặc hữu dư hoặc vô dư, hoặc che giấu hoặc không che giấu, hoặc hiển liễu hoặc không hiển liễu, hoặc đã phát lộ hoặc chưa phát lộ, hoặc đã trừ diệt hoặc chưa trừ diệt, hoặc khả thuyết hoặc bất khả thuyết, hoặc khả tác hoặc bất khả tác.

Tức ở trong việc nhập các thứ tội như thế đã hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na. Đó gọi là nhập tội thiện xảo.

Thế nào là xuất tội thiện xảo?

Tội: tức là năm nhóm tội của năm uẩn, như trước đã nói.

Xuất tội thiện xảo: Nghĩa là thấy biết như thật về bốn tội Chúng dư, Đọa chử, Đối thú, Ác tác, có thể ra khỏi các tội này như thế nào?

Như có thuyết nói:

Tôi thuyết như vậy, hiển liễu như vậy, đối với tội như thế phi thuyết, phi hiển.

Tôi thuyết như thế này, hiển liễu như thế này, đối với tội như thế được thuyết, được hiển liễu.

Tôi hiển liễu như thế, phát lồ như thế, tác pháp như thế, đối với tội như thế không phát lồ, không trừ diệt.

Tôi hiển liễu như thế, phát lồ như thế, tác pháp như thế, đối với tội như thế được phát lồ, được trừ diệt.

Tức ở trong việc xuất đa dạng các tội như thế đã hiểu rõ, cho đến: Tì-bát-xá-na. Đó gọi là xuất tội thiện xảo.

8. Nhập & xuất định thiện xảo

[370c7][2] Lại có hai pháp: 1. Nhập định thiện xảo; 2. Xuất định thiện xảo.

1. Thế nào là nhập định thiện xảo?

Định: Nghĩa là tám nhóm định của tám uẩn, tức là bốn tĩnh lự và bốn định vô sắc.

Nhập định thiện xảo: thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế nhập sơ tĩnh lự định; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế tác ý thiện xảo đối với sơ tĩnh lự định; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: tác ý thiện xảo đối với phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế nhập sơ tĩnh lự đạo; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ đạo.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế có tác ý thiện xảo đối với nhập sơ tĩnh lự đạo; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: có tác ý thiện xảo đối với nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ đạo. Điều ấy có nghĩa gì? Như có thuyết nói:

Tôi tác ý như thế, tác ý như thế này, đối với việc nhập sơ tĩnh lự định, cho đến: nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định đã khéo hiểu rõ toàn bộ, khéo tiếp cận hiểu rõ, khéo phân biệt, khéo tư duy, khéo thông đạt.

Tôi tưởng như thế, quán như thế, thắng giải như thế, nhậm trì như thế, phân biệt như thế. Đối với việc nhập sơ tĩnh lự định, cho đến nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định định khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi đã nhiếp thủ tâm, sách tiến tâm, điều phục tâm, kiên trì tâm, phát khởi (cử) tâm, xả tâm, chế ngự tâm, thuận theo tâm như thế. Đối với việc nhập sơ tĩnh lự định, cho đến nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định định khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi theo pháp như thế để nhập địnhnhập định một cách thiện xảo nhưng không tác dụng, không lợi ích, không đa sở tác, chỉ vì bị chướng ngại. Tôi đối với pháp này, khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi theo pháp như thế để nhập địnhnhập định một cách thiện xảo nên có tác dụng, có lợi ích, đa hữu sở tác. Tôi đối với pháp này, khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Ở trong việc nhập đa dạng các định như thế đã hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na. Đó gọi là nhập định thiện xảo.

Thế nào là Xuất định thiện xảo?

Định: Nghĩa là tám thứ định của tám uẩn, tức là bốn tĩnh lự và bốn định vô sắc.

Xuất định thiện xảo: thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế xuất sơ tĩnh lự định; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế tác ý thiện xảo đối với sơ tĩnh lự định; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: tác ý thiện xảo đối với phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế xuất sơ tĩnh lự đạo; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ đạo.

Lại nữa, thấy biết như thật: Bổ-đặc-già-la như thế có tác ý thiện xảo đối với xuất sơ tĩnh lự đạo; Bổ-đặc-già-la như thế, cho đến: có tác ý thiện xảo đối với xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ đạo. Điều ấy có nghĩa gì? Như có thuyết nói:

Tôi tác ý như thế, tác ý như thế này, đối với việc xuất sơ tĩnh lự định, cho đến: xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ định đã khéo hiểu rõ toàn bộ, khéo tiếp cận hiểu rõ, khéo phân biệt, khéo tư duy, khéo thông đạt.

Tôi tưởng như thế, quán như thế, thắng giải như thế, nhậm trì như thế, phân biệt như thế. Đối với việc xuất sơ tĩnh lự định, cho đến xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ định định đã khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi đã nhiếp thủ tâm, sách tiến tâm, điều phục tâm, kiên trì tâm, phát khởi (cử) tâm, xả tâm, chế ngự tâm, thuận theo tâm như thế. Đối với việc xuất sơ tĩnh lự định, cho đến: xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ định định đã khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi theo pháp như thế để xuất địnhxuất định một cách thiện xảo nhưng không tác dụng, không lợi ích, không đa sở tác, chỉ vì bị chướng ngại. Tôi đối với pháp này, khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Tôi theo pháp như thế để xuất địnhxuất định một cách thiện xảo nên có tác dụng, có lợi ích, đa hữu sở tác. Tôi đối với pháp này, khéo hiểu rõ toàn bộ, cho đến: khéo thông đạt.

Ở trong việc xuất đa dạng các định như thế đã hiểu rõ, cho đến: tì-bát-xá-na. Đó gọi là xuất định thiện xảo.

9. Giới & tác ý thiện xảo

Lại có hai pháp: 1. Giới thiện xảo. 2. Tác ý thiện xảo.

Thế nào là Giới thiện xảo?

Như có Bí-sô thấy biết như thật về mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; Thân giới, xúc giới, thân thức giới; Ý giới, pháp giới, ý thức giới.

Lại nữa, thấy biết như thật về sáu giới: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.

Lại nữa, thấy biết như thật về sáu giới: dục giới, nhuế giới, hại giới, xuất li giới, vô nhuế giới, vô hại giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về sáu giới: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về bốn giới: thọ giới, tưởng giới, hành giới, thức giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: sắc giới, vô sắc giới, diệt giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: quá khứ giới, vị lai giới, hiện tại giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: liệt giới, trung giới, diệu giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về ba giới: học giới, vô học giới, phi học phi vô học giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về hai giới: hữu lậu giới, vô lậu giới.

Lại nữa, thấy Chánh tri như thật về hai giới: giới hữu vi, giới vô vi.

Đối với đa dạng các giới như thế đã hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na. Đó gọi là Giới thiện xảo.

Thế nào là tác ý thiện xảo?

Như có Bí-sô, hoặc thọ trì Tố-đát-lãm, hoặc thọ trì Tì-nại-da, hoặc thọ trì A-tì-đạt-ma. Hoặc nghe Thân giáo sư thuyết giảng, hoặc nghe Quỹ phạm sư thuyết giảng. Hoặc nghe từ Tạng được tiếp nối truyền thọ. Hoặc nghe bất cứ vị Như lí giả nào thuyết giảng. Y chỉ như lý như thế, dẫn đến tuệ do văn tác thành:

Đối với nhãn giới, cho đến: ý thức giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với địa giới, cho đến: thức giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với giới dục giới, nhuế giới, hại giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với giới xuất ly giới, vô khuể giới, vô hại giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với thọ giới, tưởng giới, hành giới, thức giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với dục giới, sắc giới, vô sắc giới đều tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với sắc giới, vô sắc giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với diệt giới có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với quá khứ giới, vị lai giới, hiện tại giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với liệt giới, trung giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với diệu giớitác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với giới thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với học giới, vô học giới đều có tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với phi học phi vô học giới, tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với hữu lậu giới tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với vô lậu giới tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với hữu vi giới tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Đối với vô vi giới tác ý thiện xảo, tư duyphi thường, khổ, không, phi ngã.

Lại nữa, như có Bí-sô thấy biết như thật về tác ý quá khứ, tác ý vị lai, tác ý hiện tại.

Thấy biết như thật về tác ý thiện, tác ý bất thiện, tác ý vô ký.

Thấy biết như thật về tác ý Dục giới hệ, tác ý Sắc giới hệ, tác ý Vô sắc giới hệ.

Thấy biết như thật về tác ý hữu học, tác ý vô học, tác ý phi học phi vô học.

Thấy biết như thật về tác ý kiến sở đoạn, tác ý tu sở đoạn, tác ý phi sở đoạn

Đối với đa dạng các tác ý như thế đều đã hiểu rõ, cho đến: Tì-bát-xá-na. Đó gọi là tác ý thiện xảo.

10. Chất trực & Nhu hòa

Lại có hai pháp: 1. Chất trực; 2. Nhu hòa.

Thế nào là chất trực?

Tính không cứng rắn của tâm, tính không khô cứng của tâm, tính không bướng bỉnh của tâm, tính thuần chất của tâm, tính chánh trực của tâm, tính linh hoạt của tâm, tính nhu nhuyến của tâm, tính dễ sử dụng của tâm. Đó gọi là chất trực.

Thế nào là nhu hòa?

Tính không cứng rắn của thân, tính không khô cứng của thân, tính không bướng bỉnh của thân, tính thuần chất của thân, tính chánh trực của thân, tính linh hoạt của thân, tính nhu nhuyến của thân, tính dễ sử dụng của thân. Đó gọi là nhu hòa.

11. Kham nhẫn & khả lạc

Lại có hai pháp: 1. Kham nhẫn. 2. Khả lạc.

Thế nào là kham nhẫn?

Có thể nhẫn chịu các thứ tiếp xúc như lạnh, nóng, đói, khát, gió, mưa, ruồi, muỗi, rắn, bò cạp v.v...

Lại có thể nhẫn chịu những lời thô ác của người khác, có thể làm cho tự thân phát cấu, hung hăn, quyết tâm đoạt mạng, cảm khổ thọ đau đớn. Đó gọi là kham nhẫn.

Thế nào là Khả lạc?

Giả sử có việc xảy đến khiến không thể dung nạp, không thể tự kìm chế, không thể hồi chuyển, không thể nhẫn nại, nhưng bản thân đối với sự việc ấy có thể không hung bạo, không tàn ác, không thô lỗ, không dữ tợn, kham nhẫn khả lạc, dễ dàng cộng trụ, đình chỉ việc ác.

Hoặc có sự việc xảy đến có thể dung nạp, có thể tự kìm chế, có thể hồi chuyển, có thể nhẫn nại, bản thân đối với sự việc ấy cũng có thể không hung bạo, không tàn ác, không thô lỗ, không dữ tợn, kham nhẫn khả lạc, dễ dàng cộng trụ, đình chỉ việc ác. Đó gọi là Khả lạc.

12. Hòa thuận & cung dưỡng

Lại có hai pháp: 1. Hòa thuận; 2. Cung dưỡng.

Thế nào là hòa thuận?

Hoặc có người nào có thái độ an nhiên, bằng lời nói đáng vui thích, ngôn từ khả ái, dung mạo tươi tắn, xa lìa buồn bực, trước tiên nói lời thăm hỏi:

“Cụ thọ đến đây! Sự nghiệp kham nhẫn không? Đời sống thế nào? An trú an lạc không? Ăn uống vẫn bình thường?

Người có thái độ an vui dùng những lời đáng thích v.v... với những việc đẹp lòng như thế. Đó gọi là hòa thuận.

Thế nào là cung dưỡng?

Cung dưỡng có hai loại: Một là cung dưỡng bằng tài vật. Hai là cung dưỡng bằng pháp.

Thế nào là cung dưỡng bằng tài vật?

Nghĩa là dùng các thứ vừa ý: sắc, thanh, hương, vị, xúc, y phục, ẩm thực, ngọa cụ, y dược và những vật dụng sinh hoạt khác, đối với các hữu tình có thể huệ, có thể thí, có thể tùy thuận huệ thí, có thể ban, có thể cho, có thể ban cho. Đó gọi là cung dưỡng bằng tài vật.

Thế nào là cung dưỡng bằng pháp?

Dùng Tố-đát-lãm, hoặc Tì-nại-da, hoặc A-tì-đạt-ma, hoặc Thân giáo ngữ, Quỹ phạm sư ngữ, hoặc Tạng được truyền thọ, hoặc bất cứ ngữ ngôn của bậc khả tín nào khác, đối với các hữu tình có thể huệ, có thể thí, có thể tùy thuận huệ thí, có thể ban, có thể cho, có thể ban cho. Đó gọi là cung dưỡng pháp.

Hai loại như thế, gọi chung là cung dưỡng.

13. Cụ niệm & chánh tri

Lại có hai pháp: 1. Cụ niệm. 2. Chánh tri.

Thế nào là cụ niệm?

Những gì là niệm được khởi lên bởi thiện pháp phát sinh do y chỉ xuất gia, y chỉ viễn ly, tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên, không mất, không rơi sót, không rò rỉ, tính thể của Pháp không mất, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm. Đó gọi là cụ niệm.

Thế nào là chánh tri?

Sự giản trạch được khởi lên đối với các pháp bởi thiện pháp phát sinh do y chỉ xuất gia, y chỉ viễn ly, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất, hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na. Đó gọi là chánh tri.

14. Tư trạch lực & Tu tập lực

Lại có hai pháp: 1. Tư trạch lực. 2. Tu tập lực.

Thế nào là Tư trạch lực?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử nên học như vậy: Thân ác hành sẽ chiêu cảm ác dị thục trong hiện pháp và đương lai, nghĩa là nếu ta hành thân ác hành thì hiện đời tự mình chán ghét, cũng lại bị người khác, thiên thần, chư Phật chê trách, cũng như bị trí giả và những vị đồng phạm hạnh khinh giận, tiếng xấu đồn khắp tất cả thế giới, sau khi thân hoại mạng chung đọa vào cảnh vực nguy hiểm, thú hướng xấu ác, sinh trong địa ngục. Do chân chánh nhận thức thân ác hành sẽ chiêu cảm ác dị thục trong hiện pháp và đương lai, do đó nỗ lực đoạn trừ các ác thân hành, lại cũng có thể nỗ lực tu tập các diệu thân hành. Đối với ác hành của ngữ và ác ý hành, nói chi tiết cũng vậy, cho đến: nỗ lực diệu hành của ngữ và diệu ý hành”.

Nếu có thể nhân bởi tư trạch như thế, y chỉ tư trạch, an trú tư trạch, để đoạn trừ pháp bất thiện, tu tập các pháp thiện, gọi là tư trạch, cũng gọi là lực, đó gọi là Tư trạch lực.

Thế nào là tu tập lực?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử tu tập niệm giác chi, y chỉ nơi chán ghét, y chỉ viễn ly, y chỉ diệt, hồi hướng đến xả. Tu tập các giác chi: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả, y chỉ chán ghét, y chỉ viễn ly, y chỉ diệt, hồi hướng đến xả”.

Nếu có thể nhân bởi tu tập như thế, y chỉ tu tập, an trú tu tập, để đoạn trừ pháp bất thiện, tu tập các pháp thiện, đó gọi là tu tập, cũng gọi là lực, nên gọi là tu tập lực.

Vì sao gọi là lực? Do đầu mối là lực này, y chỉ lực ấy, an trụ lực này, nên có thể đoạn trừ, có thể đập vỡ, có thể phá hủy tất cả các thứ kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, nên gọi là lực.

15. Bất hộ căn môn & Thực bất tri lượng

Lại có hai pháp: 1. Không phòng hộ căn môn. 2. Ăn uống không tiết độ.

Thế nào là không phòng hộ căn môn?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Vô văn dị sinh, khi mắt đã thấy sắc, do nhãn căn nắm bắt tướng tùy hảo. Tức tại xứ đó, không phòng hộ nhãn căn, do trụ không phòng hộ, nên khởi lên tham ưu thế gian, các pháp ác bất thiện tùy thận tâm mà sinh trưởng. Kẻ ấy đối với nhãn căn không phòng hộ, không thủ hộ, do đây nên nói là không phòng hộ nhãn căn; do không phòng hộ nhãn căn, nên tham, sân, si sinh trưởng. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn cũng vậy”.

Lại nói về ý căn, khi ý đã thông tri các pháp, do ý căn nắm bắt tướng tùy hảo. Tức tại xứ đó, không phòng hộ ý căn, do trụ không phòng hộ, nên khởi lên tham ưu thế gian, các pháp ác bất thiện tùy thận tâm mà sinh trưởng. Người đó đối với ý căn không phòng hộ, không thủ hộ, do đây nên nói là không phòng hộ ý căn; do không phòng hộ ý căn, nên tham, sân, si sinh trưởng.

Người đó do phát khởi phi lý tư trạch, nên khi mắt thấy các sắc, tai nghe các tiếng, mũi ngửi các mùi, lưỡi nếm các vị, thân cảm nhận các xúc, ý thông tri các pháp, đối với sáu căn môn như thế không phòng hộ, không hoàn toàn phòng hộ, không triệt để phòng hộ, không che, không trùm, không đậy, không tịch tĩnh, không điều phục, không thủ hộ. Đó gọi là không phòng hộ căn môn.

Thế nào là Ăn uống không tiết độ?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Vô văn dị sinh, không tuyển chọn thức ăn, vì tráng kiện, vì thác loạn, vì dung mạo, vì đoan nghiêm v.v... mà ăn các loại thức ăn”.

Không tuyển chọn thức ăn: do trụ nơi tư trạch được dẫn bởi phi lý mà ăn các loại thức ăn.

tráng kiện mà ăn các loại thức ăn: có một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân dũng kiện, có thể đảm đương gánh nặng, tư ích, thọ lượng, an trụ lâu dài tại thế gian, có thể tồi phục oán địch, có thể nhanh hơn xe cộ, có thể nhảy xa, có thể làm được đa dạng trò vui thế gian v.v...”

Vì thác loạn mà ăn các loại thức ăn: có một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến tính buông tuồng kiêu ngạo của tâm ta khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, tương tục dẫn phát, lăng miệt tất cả, phóng càng theo ý thích, tạo tác nghiệp phóng túng”.

dung mạo mà ăn các loại thức ăn: có một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân ta có dung mạo tươi đẹp, thân thể mịn màng.

đoan nghiêm mà ăn các loại thức ăn: có một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân ta thành tựu hình sắc mĩ diệu đệ nhất, mọi người đều ái kính.

Những ai coi trọng việc ăn uống như thế, tức đối với việc ăn uống, có trạng thái không quân bình, trạng thái không tiết độ, trạng thái không hiệt tuệ, không nhận thứcđặc điểm của nó, đã không nhận thức rõ hình thái, không biết giảm tiết độ: “Ta nay chỉ nên như thế mà ăn”. Đó gọi là ăn uống không tiết độ.

            16. Phòng hộ căn môn & ăn uống tiết độ.                

Lại có hai pháp: Phòng hộ căn môn; Ăn uống tiết độ.

Thế nào là phòng hộ căn môn?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử, khi mắt đã thấy sắc, do nhãn căn không nắm bắt tướng tùy hảo. Tức tại xứ đó có sự phòng hộ nhãn căn, do trụ phòng hộ, nên không khởi lên tham ưu thế gian, các pháp ác bất thiện không tùy thận tâm mà sinh trưởng. Vị ấy đối với nhãn căn có thể phòng hộ, thủ hộ, do đây nên nói là phòng hộ nhãn căn; do phòng hộ nhãn căn, nên tham, sân, si không sinh trưởng. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn cũng vậy”.

Lại nói về ý căn, khi ý đã thông tri các pháp, do ý căn không nắm bắt tướng đó. Tức tại xứ ấy, có phòng hộ ý căn, do trụ phòng hộ, nên không khởi lên tham ưu thế gian, các pháp ác bất thiện không tùy thuận tâm mà sinh trưởng. Người đó đối với ý căn có sự phòng hộ, thủ hộ, do đây nên nói là phòng hộ ý căn; do phòng hộ ý căn, nên tham, sân, si không sinh trưởng.

Vị ấy do phát khởi như lý tư trạch, nên khi mắt thấy các sắc, tai nghe các tiếng, mũi ngửi các mùi, lưỡi nếm các vị, thân cảm nhận các xúc, ý thông tri các pháp, đối với sáu căn môn như thế có sự phòng hộ, hoàn toàn phòng hộ, triệt để phòng hộ, có che, có trùm, có đậy, tịch tĩnh, điều phục, thủ hộ. Đó gọi là phòng hộ căn môn.

Thế nào là ẩm thực tri lượng?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử, có khả năng tuyển chọn thức ăn khi ăn, không vì tráng kiện, không vì thác loạn, không vì dung mạo, không vì đoan nghiêm v.v... mà ăn các loại thức ăn. Chỉ vì tạm an trụ thân này, tồn tại, dứt trừ đói khát, nhiếp thọ phạm hạnh mà ăn các loại thức ăn; vì đoạn thọ cũ, không khởi thọ mới, đời sống vô tội, sức lực an vui, an trụ nơi thức ăn được ăn”.

Có khả năng tuyển chọn thức ăn khi ăn: do trụ nơi tư trạch được dẫn bởi như lí mà ăn các loại thức ăn.

Không vì tráng kiện mà ăn các loại thức ăn: không giống như một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân dũng kiện, có thể đảm đương gánh nặng, tư ích, thọ lượng, an trụ lâu dài tại thế gian, có thể tồi phục oán địch, có thể nhanh hơn xe cộ, có thể nhảy xa, có thể làm được đa dạng trò vui thế gian v.v...”

Không vì thác loạn mà ăn các loại thức ăn: không giống như một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến tính buông tuồng kiêu ngạo của tâm ta khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, tương tục dẫn phát, lăng miệt tất cả, phóng càng theo ý thích, tạo tác nghiệp phóng túng”.

Không vì dung mạo mà ăn các loại thức ăn: không giống như một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân ta có dung mạo tươi đẹp, thân thể mịn màng.

Không vì đoan nghiêm mà ăn các loại thức ăn: không giống như một hạng khi ăn các loại thức ăn khởi tâm như vậy: “Ta ăn các loại thức ăn này tất sẽ no đủ, khiến thân ta thành tựu hình sắc mĩ diệu đệ nhất, mọi người đều ái kính.

Chỉ vì tạm an trụ thân này, tồn tại ăn thức ăn:

Thân thể cũng gọi là thân, căn cũng gọi là thân, năm sắc căn cũng gọi là thân, Tụ được phái sinh bởi bốn đại chủng cũng gọi là thân. Nay trong nghĩa này, ý nói: Tụ được phái sinh bởi bốn đại chủng gọi là thân.

Chư Thánh đệ tử khi ăn các loại thức ăn chỉ khởi tâm này:  “Ta ăn các loại thức ăn này để khiến cho thân là tụ được phái sinh bởi bốn đại chủng tạm an trụ, hoàn toàn an trụ, tiếp cận an trụ, an trụ, nên gọi là tạm an trụ.

Chư Thánh đệ tử khi ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn các loại thức ăn này để khiến cho thân là tụ được phái sinh bởi bốn đại chủng tồn tại, tùy thuận tồn tại, tùy thuận tồn tục, bảo hộ, tùy thuận bảo hộ, chuyển biến, tùy thuận chuyển biến”. Nên gọi là tồn tại.

Chỉ vì dứt trừ đói khát mà ăn thức ăn:

Khổ thọ được khởi lên bởi đói khát, nên nói là đói khát.

Chư Thánh đệ tử khi ăn thức ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn các thứ thức ăn này là nhằm khiến cho khổ thọ được khởi lên bởi đói khát tạm thời bị đình chỉ, không còn não hại”.

Chỉ vì nhiếp thọ phạm hạnh mà ăn thức ăn này:

Viễn ly dâm dục cũng gọi là phạm hạnh, Thánh đạo tám chi cũng gọi là phạm hạnh.

Nay trong nghĩa này, ý nói: Thánh đạo tám chi gọi là phạm hạnh.

Chư Thánh đệ tử khi ăn thức ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn thức ăn này vì muốn nhiếp thọ, tùy thuận, tăng ích Thánh đạo tám chi”.

Vì đoạn trừ thọ cũ, không khởi thọ mới mà ăn thức ăn:

Không ăn làm duyên khởi lên khổ thọ, nên gọi là thọ cũ.

Ăn no làm duyên khởi lên khổ thọ, nên gọi là thọ mới.

Chư Thánh đệ tử khi ăn thức ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn các loại thức ăn này vì để đoạn trừ thọ cũ, không khởi lên thọ mới, không phải vì sung mãn thích ý”.

đời sống vô tội mà ăn các loại thức ăn:

Đời sống có hai dạng: 1. Đời sống có tội; 2. Đời sống vô tội.

Thế nào là đời sống có tội?

Như có một hạng kiểu vọng, quỷ trá, hiện tướng, kích ma, lấy lợi cầu lợi để tìm kiếm ẩm thực, bằng phương tiện như thế có được ẩm thực, hoan hỷ thọ dụng, tham ái mê muội, đắm chìm không buông, không thấy tai họa, không biết xuất ly. Như thế gọi là đời sống có tội.

Thế nào là đời sống không tội?

Không giống như một hạng kiểu vọng, quỷ trá, hiện tướng, kích ma, lấy lợi cầu lợi để tìm kiếm ẩm thực, bằng phương tiện như thế có được ẩm thực; như pháp thọ dụng, không tham, không ái, không si mê, không ám muội, không đắm chìm, có thể thấy tai họa, khéo biết xuất ly. Như thế gọi là đời sống không tội.

Chư Thánh đệ tử chỉ vì đời sống không tội như thế mà thọ dụng các loại thức ăn.

sức lực an vui mà ăn các loại thức ăn: chư Thánh đệ tử khi ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn thức ăn này, vì muốn cho sức lực của thân không bị suy thoái, tâm cảm thọ hỷ lạc, có thể đầy đủ thiện sự”.

Vì an trụ mà ăn các loại thức ăn: chư Thánh đệ tử khi ăn các loại thức ăn chỉ khởi tâm này: “Ta ăn các loại thức ăn này vì để cho khi đi, đứng, ngồi, nằm, tụng đọc, tu định v.v… thân tâm được an ổn”.

Những ai không coi trọng việc ăn uống như thế, tức đối với việc ăn uốngtrạng thái quân bình, trạng thái tiết độ, trạng tháihiệt tuệ, nhận thứcđặc điểm của nó, đã nhận thức rõ hình thái rồi thì tự biết giảm tiết độ: “Ta nay chỉ nên ăn các loại thức ăn như thế”. Đó gọi là ăn uống tiết độ.

17. Quỹ giới và quỹ kiến

Lại có hai pháp: 1. Quỹ giới. 2. Quỹ kiến.

  1. 1.   Thế nào là Quỹ giới?

Đoạn sinh mạng, lấy vật không cho, tà hành trong các dục, hư cuống ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, tạp uế ngữ.

Lại nữa, hoặc đoạn sinh mạng, hoặc lấy vật không cho, hoặc phi phạm hạnh.

Lại nữa, những gì là giới bất thiện, những gì là giới được dẫn bởi phi lý, các thứ giới hiện có gây chướng ngại nơi định. Đó gọi là Quỹ giới.

Do đâu gọi là Quỹ giới?

Do tính thể tự hữu của pháp ấy là không đáng yêu, không đáng thích, không vừa ý, không an ổn, không chánh trực, không hân hoan, không thích ý, trái ngược chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể dẫn đến thủ đắc quả không đáng yêu, quả không đáng thích, quả không vừa, quả không đáng vừa ý, quả không an ổn, quả không chánh trực, quả không hân hoan, quả không thích ý, quả trái chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể chiêu cảm được dị thục không đáng yêu, dị thục không đáng thích, dị thục không vui, dị thục không vừa ý, dị thục không an ổn, dị thục không ngay thẳng, dị thục không hân hoan, dị thục không thích ý, dị thục trái với chánh lý. Đó gọi là Quỹ giới.

Thế nào là Quỹ kiến?

Những gì là kiến: không có huệ thí, không có thân ái, không có tế tự, không có diệu hành, không có ác hành, không có dị thục của nghiệp diệu hành-ác hành, không có đời này, không có đời khác, không cha, không mẹ, không có hữu tình hóa sinh, không có bậc A-la-hán chánh chí-chánh hạnh ở thế gian, nghĩa là nơi đời này, đời khác, tự thông đạt, tự tác chứng, chứng tri: “Ta sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn thọ hậu hữu”.

Lại nữa, những gì là kiến bất thiện, những gì là kiến được dẫn bởi phi lí, những gì là kiến chướng ngại định. Đó gọi là Quỹ kiến.

Do đâu gọi là Quỹ kiến?

Do tính thể tự hữu của pháp ấy không đáng yêu, cho đến: trái ngược chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể dẫn đến thủ đắc quả không đáng yêu, cho đến: quả trái với chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể chiêu cảm dị thục không đáng yêu, cho đến: dị thục trái với chánh lý. Đó gọi là Quỹ kiến.

18. Phá giới & phá kiến

Như Quỹ giới và Quỹ kiến thế nào, thì phá giớiphá kiến nên biết cũng vậy.

19. Cụ giới & cụ kiến

Lại có hai pháp: 1. Cụ giới; 2. Cụ kiến.

Thế nào là Cụ giới?

Lìa bỏ đoạn sinh mạng, lìa bỏ lấy vật không cho, lìa bỏ tà hành trong các dục, lìa bỏ hư cuống ngữ, lìa bỏ ly gián ngữ, lìa bỏ thô ác ngữ, lìa bỏ tạp uế ngữ.

Lại nữa, lìa bỏ đoạn sinh mạng, lìa bỏ lấy vật không cho, lìa bỏ phi phạm hạnh.

Lại nữa, những gì là giới của bậc hữu học, giới của bậc vô học, giới của bậc phi học phi vô học. Đó gọi là Cụ giới.

Do đâu gọi là Cụ giới?

Do tự tính của pháp ấy đáng yêu, đáng thích, đáng vui, vừa ý, an ổn, chánh trực, hân hoan, thích ý, tùy thuận chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể dẫn đến thủ đắc quả đáng yêu, quả đáng thích, quả đáng vui, quả vừa ý, quả an ổn, quả chánh trực, quả hân hoan, quả thích ý, quả tùy thuận chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể chiêu cảm được dị thục đáng yêu, dị thục đáng thích, dị thục đáng vui, dị thục vừa ý, dị thục an ổn, dị thục chánh trực, dị thục hân hoan, dị thục thích ý, dị thục tùy thuận chánh lý. Đó gọi là Cụ giới.

Thế nào là Cụ kiến?

Những gì là kiến: có huệ thí, có thân ái, có tế tự, có diệu hành, có ác hành, có quả dị thục của nghiệp do diệu hànhác hành, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có hữu tình hóa sinh, có bậc A-la-hán chánh chí chánh hạnhthế gian, nghĩa là nơi đời này đời khác, tự thông đạt, tác chứng, chứng nghiệman trú, chứng Chánh tri như thật: “Ta sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn thọ hậu hữu”.

Lại nữa, những gì là kiến của bậc hữu học, những gì là kiến của bậc vô học, kiến của phi học phi vô học thiện. Đó gọi là Cụ kiến.

Do đâu gọi là Cụ kiến?

Do tự tính của pháp ấy đáng yêu, đáng thích, đáng vui, vừa ý, an ổn, chánh trực, hân hoan, thích ý, tùy thuận chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể dẫn đến thủ đắc quả đáng yêu, quả đáng thích, quả đáng vui, quả vừa ý, quả an ổn, quả chánh trực, quả hân hoan, quả thích ý, quả tùy thuận chánh lý.

Lại nữa, pháp ấy có thể chiêu cảm được dị thục đáng yêu, dị thục đáng thích, dị thục đáng vui, dị thục vừa ý, dị thục an ổn, dị thục chánh trực, dị thục hân hoan, dị thục thích ý, dị thục tùy thuận chánh lý. Đó gọi là Cụ kiến.

20. Tịnh giới & tịnh kiến

Như Cụ giới và Cụ kiến thế nào, thì tịnh giới và tịnh kiến nên biết cũng vậy.

21. Kiến và như lý thắng

Lại có hai pháp: 1. Kiến. 2. Như lý thắng.

Thế nào là kiến?

Sự giản trạch được khởi lên đối với các pháp bởi thiện pháp phát sinh do y chỉ xuất gia, y chỉ viễn ly, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất, hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na. Đó gọi là kiến.

Thế nào là Như lý thắng?

Có Bí-sô nào đúng như sở kiến tự thân, hoặc do hành-tướng-trạng như thế, nên chánh kiến thế gian chưa sinh liền sinh. Vị ấy liền tư duy như lý về hành-tướng-trạng như thế, do đây khiến cho Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng.

Lại nữa, có Bí-sô nào đúng như sở kiến tự thân, hoặc do hành-tướng-trạng như thế, nên bất cứ thiện pháp xuất ly, thiện pháp viễn ly nào chưa sinh được sinh. Vị ấy liền tư duy như lý về hành-tướng-trạng như thế, do đây khiến Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng.

Hai loại như thế gọi chung là Như lý thắng.

22. Yếm hoạn & như lý thắng

Lại có hai pháp: 1. Yếm hoạn. 2. Như lý thắng.

Thế nào là Yếm hoạn?

Y chỉ bốn loại thuận yếm xứ pháp mà sinh khởi yếm hoạn. Đó gọi là Yếm hoạn.

Thế nào là Như lý thắng?

Thánh đạo được dẫn sinh bởi chánh tư duy.

Những gì là bốn thuận yếm xứ pháp? a. Tự suy tổn thuận yếm xứ pháp. b. Tha suy tổn thuận yếm xứ pháp. c. Tự hưng thịnh thuận yếm xứ pháp. d. Tha hưng thịnh tự yếm xứ pháp.

Y tự suy tổn thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng: như có một hạng đẳng tùy quán thấy mình có thân ác hành, ngữ ác hành, ý ác hành, cứu cánh viên mãn tăng thượng thuần thục, liền khởi niệm này: “Ta nhân bởi phóng dật, y chỉ phóng dật, an trụ phóng dật, do phóng dật nên tạo tác ác sự này. Hôm nay ta sẽ khiến cho các pháp ác bất thiện chưa sinh thì không sinh, đã sinh ra thì được đoạn trừ vĩnh viễn”. Người ấy do dũng mãnh xuất ly như thế, yếm hoạn được dẫn sinh. Đó gọi là yếm hoạn. Đã sinh chán lìa rồi, tư duy một cách như lý khiến cho Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng. Như thế gọi là y tự suy tổn thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng.

Y tha suy tổn thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng: như có một hạng đẳng tùy quán thấy người khác có thân ác hành, ngữ ác hành, ý ác hành, cứu cánh viên mãn tăng thượng thuần thục, liền khởi niệm này: “Người ấy nhân bởi phóng dật, y chỉ phóng dật, an trụ phóng dật, do phóng dật nên tạo tác ác sự này. Hôm nay người ấy sẽ khiến cho các pháp ác bất thiện chưa sinh thì không sinh, đã sinh ra thì được đoạn trừ vĩnh viễn”. Người ấy do dũng mãnh xuất ly như thế, yếm hoạn được dẫn sinh. Đó gọi là yếm hoạn. Đã sinh chán lìa rồi, tư duy một cách như lý khiến cho Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng. Như thế gọi là y tha suy tổn thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng.

Y thưng thịnh thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng: như có một hạng đẳng tùy quán thấy mình có thân diệu hành, ngữ diệu hành, ý diệu hành, cứu cánh viên mãn tăng thượng thuần thục, liền khởi niệm này: “Ta nhân bởi không phóng dật, y chỉ không phóng dật, an trụ không phóng dật, do không phóng dật nên tạo tác thiện sự này. Hôm nay ta sẽ khiến cho các pháp thiện chưa sinh được sinh trưởng, đã sinh thì được gia tăng bội phần, rộng lớn”. Người ấy do dũng mãnh xuất ly như thế, yếm hoạn được dẫn sinh. Đó gọi là yếm hoạn. Đã sinh chán lìa rồi, tư duy một cách như lý khiến cho Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng. Như thế gọi là y thưng thịnh thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng.

Y tha hưng thịnh thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng: như có một hạng đẳng tùy quán thấy người khác có thân diệu hành, ngữ diệu hành, ý diệu hành cứu cánh viên mãn, tăng thượng thuần thục, liền khởi niệm này: “Người ấy nhân bởi không phóng dật, y chỉ không phóng dật, an trụ không phóng dật, do không phóng dật nên tạo tác thiện sự này. Hôm nay người ấy sẽ khiến cho các pháp thiện chưa sinh được sinh trưởng, đã sinh thì được gia tăng bội phần, rộng lớn”. Người ấy do dũng mãnh xuất ly như thế, yếm hoạn được dẫn sinh. Đó gọi là yếm hoạn. Đã sinh chán lìa rồi, tư duy một cách như lý khiến cho Thánh đạo khởi, đẳng khởi, sinh, đẳng sinh, chuyển, hiện chuyển, tụ tập, xuất hiện. Đó gọi là đạo như lý thắng. Như thế gọi là y tha hưng thịnh thuận yếm xứ pháp mà sinh yếm hoạn như lý thắng.

23. Thiện bất hỷ túc & đoạn bất già chỉ

Lại có hai pháp: 1. Thiện bất hỷ túc. 2. Đoạn bất già chỉ.

Thế nào là Thiện bất hỷ túc?

Thiện bất hỷ túc: như có một hạng chỉ đắc thiểu giới liền sinh hài lòng, chỉ đắc thiểu cấm liền sinh hài lòng, chỉ đắc ly dục liền sinh hài lòng, chỉ đắc bất tịnh quán liền sinh hài lòng, chỉ đắc trì tức niệm liền sinh hài lòng. Hoặc chỉ mới sơ tĩnh lự, cho đến: đệ tứ tĩnh lự liền sinh hài lòng. Hoặc chỉ mới đắc Từ vô lượng, cho đến: Xả vô lượng liền sinh hài lòng. Hoặc chỉ mới đắc Không vô biên xứ định, cho đến: Phi tưởng phi phi tưởng xứ định liền sinh hài lòng. Hoặc chỉ đắc quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, liền sinh hài lòng. Hoặc chỉ đắc Thần cảnh trí chứng thông, Thiên nhĩ trí chứng thông, Tha tâm trí chứng thông, Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, Tử sinh trí chứng thông, liền sinh hài lòng. Những cái này gọi là thiện hỷ thúc

Thiện bất hỷ túc: như có một hạng không phải do chỉ đắc thiểu giới liền sinh hài lòng, nói chi tiết cho đến: không phải do chỉ được Tử sinh trí chứng thông liền sinh hài lòng. Người ấy khởi niệm này: “Ta tu các pháp thiện, cho đến khi chưa chứng đắc quả A-la-hán, trong khoảng trung gian ấy thảy không nên hài lòng”. Đó gọi là Thiện bất hỷ túc.

Thế nào là đoạn bất già chỉ?

Đoạn già chỉ: như có một hạng, vì đoạn trừ pháp bất thiện, làm viên mãn pháp thiện, nên tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, nỗ lực tu tập không ngừng, khởi niệm và nói thế này: “Làm thế nào khiến ta chứng đắc cấp tốc các thiện pháp một cách như lý?” Khi vị ấy đối với điều như thế tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, siêng năng tu tập, nhưng vẫn chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý, bèn khởi niệm này: “Đoạn được ta tu tập không thiết thực, không kết quả, không lợi ích, không nghĩa lợi, vô ý nghĩa, vô giúp ích”. Do vị ấy đối với đoạn cho là không có thắng lợi, liền sinh chán nản, phỉ báng, bài xích. Như thế gọi là đoạn già chỉ.

Lại có một hạng, vì đoạn trừ pháp bất thiện, làm viên mãn pháp thiện, nên tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, nỗ lực tu tập không ngừng, khởi niệm và nói thế này: “Làm thế nào khiến ta chứng đắc cấp tốc các thiện pháp một cách như lý?” Khi vị ấy đối với điều như thế tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, siêng năng tu tập, nhưng vẫn chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý, hoặc tuy chứng đắc nhưng không liễu tri, bèn khởi niệm này: “Đoạn được ta tu tập không thiết thực, không kết quả, không lợi ích, không nghĩa lợi, vô ý nghĩa, vô giúp ích”. Do vị ấy đối với đoạn cho là không có thắng lợi, liền sinh chán nản, phỉ báng, bài xích. Như thế cũng gọi là đoạn già chỉ.

[375a21][3] Đoạn bất già chỉ: như có một hạng, vì đoạn trừ pháp bất thiện, làm viên mãn pháp thiện, nên tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, nỗ lực tu tập không ngừng, khởi niệm và nói thế này: “Làm thế nào khiến ta chứng đắc cấp tốc các thiện pháp một cách như lý?” Khi vị ấy đối với điều như thế tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, siêng năng tu tập, nhưng vẫn chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý, liền khởi niệm này:

Như Thế Tôn nói: “Không có trường hợp nào, không có duyên cớ nào: Thiện nam tử nỗ lực tu tập chánh hạnh mà lại không chứng đắc thiện pháp một cách như lý”.

Do việc tu tập chánh hạnh của ta chưa viên mãn, do đó chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý; đoạn được ta tu tập, nhất định thiết thực, có kết quả, có lợi ích, có nghĩa lợi, có ý nghĩa, giúp ích. Do vị ấy đối với đoạn nhận thứcthắng lợi, nên không sinh chán nản, không phỉ báng, không bài xích. Đó gọi là đoạn bất già chỉ.

Lại có một hạng, vì đoạn trừ pháp bất thiện, làm viên mãn pháp thiện, nên tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, nỗ lực tu tập không ngừng, khởi niệm và nói thế này: “Làm thế nào khiến ta chứng đắc cấp tốc các thiện pháp một cách như lý?” Khi vị ấy đối với điều như thế tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, siêng năng tu tập, nhưng vẫn chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý, hoặc tuy chứng đắc nhưng không liễu tri, liền khởi niệm này:

Như Thế Tôn nói: “Không có trường hợp nào, không có duyên cớ nào: Thiện nam tử nỗ lực tu tập chánh hạnh mà lại không chứng đắc thiện pháp một cách như lý”.

Do việc tu tập chánh hạnh của ta chưa viên mãn, do đó chưa chứng đắc thiện pháp một cách như lý; đoạn được ta tu tập, nhất định thiết thực, có kết quả, có lợi ích, có nghĩa lợi, có ý nghĩa, giúp ích. Do vị ấy đối với đoạn, nhận thứcthắng lợi, nên không sinh chán nản, không phỉ báng, không bài xích. Đó gọi là đoạn bất già chỉ.

Lại có một hạng, vì đoạn trừ pháp bất thiện, làm viên mãn pháp thiện, nên tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, nỗ lực tu tập không ngừng, khởi niệm và nói thế này: “Làm thế nào khiến ta chứng đắc cấp tốc các thiện pháp một cách như lý?” Khi vị ấy đối với điều như thế tinh tấn dũng mãnh, hăng hái yêu thích, siêng năng tu tập, bấy giờ có thể chứng đắc thiện pháp một cách như lý, liền khởi niệm này: “Đoạn được ta tu tập, nhất định thiết thực, có kết quả, có lợi ích, có nghĩa lợi, có ý nghĩa, giúp ích”. Do đó người ấy đối với pháp đoạn trừ nhận biếtthắng lợi, nên không sinh chán nản, chê bai hủy báng. Đó gọi là đoạn bất già chỉ.

25. Xa-ma-tha & tì-bát-xá-na

Lại có hai pháp: 1. Xa-ma-tha. 2. Tì-bát-xá-na.

Thế nào là Xa-ma-tha?

Trạng thái tâm và cảnh hợp nhất. Đó gọi là Xa-ma-tha.

Thế nào là Tì-bát-xá-na?

Những gì là giản trạch ở nơi pháp mà tương ưng với xa-ma-tha, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất, hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na, đó gọi là tì-bát-xá-na.

Như Thế Tôn nói:

Phi hữu định: tuệ,

Phi hữu tuệ: vô định

Cần có định, có tuệ,

Mới chứng nghiệm Niết-bàn.

Phi hữu định: vô tuệ: Hoặc có ai có tu loạiệ như thế, tức hoạch đắc loại định như thế; nếu không có tu loạiệ như vậy, tức không hoạch đắc loại định như vậy, nên nói phi hữu định: vô tuệ.

Phi hữu tuệ, vô định: hoặc có ai có tuệ là cái được sinh bởi định, do định làm tập, là chủng loại của định ấy, do định mà phát, nếu có loại định như thế tức có hoạch đắc tu loạiệ như thế; nếu không có loại định như vậy, tức không hoạch đắc tu loạiệ như vậy, nên nói: “Chẳng có tuệ không định”.

Cần có định, có tuệ, mới chứng nghiệm Niết-bàn: Ái tận, Li, Diệt gọi là Niết-bàn. Cần đầy đủ định, tuệ mới có thể chứng đắc, nếu khiếm khuyết bất cứ chi nào tất không thể chứng đắc. Do nhân duyên ấy nên nói: “Cần có định có tuệ, mới chứng nghiệm Niết-bàn”.

Lại nữa, hoặc có Bổ-đặc-già-la đắc nội tâm chỉ, không đắc tăng thượng tuệ pháp quán; hoặc có Bổ-đặc-già-la đắc tăng thượng tuệ pháp quán, không đắc nội tâm chỉ; hoặc có Bổ-đặc-già-la không đắc nội tâm chỉ, cũng không đắc tăng thượng tuệ pháp quán; hoặc có Bổ-đặc-già-la đắc nội tâm chỉ, cũng đắc tăng thượng pháp quán.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la đắc nội tâm chỉ, không đắc tăng thượng tuệ pháp quán?

Hạng Bổ-đặc-già-la chứng đắc bốn tĩnh lự của thế gian, không chứng đắc Thánh tuệ xuất thế.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la đắc tăng thượng tuệ pháp quán, không đắc nội tâm chỉ?

Hạng Bổ-đặc-già-la chứng đắc Thánh tuệ xuất thế, chưa chứng đắc bốn tĩnh lự thế gian.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la đắc nội tâm chỉ, cũng đắc tăng thượng pháp quán?

Hạng Bổ-đặc-già-la chứng đắc bốn tĩnh lự thế gian, cũng chứng đắc Thánh tuệ xuất thế.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la không đắc nội tâm chỉ, cũng không đắc tăng thượng tuệ pháp quán?

Hạng Bổ-đặc-già-la không chứng đắc bốn tĩnh lự thế gian, cũng không chứng đắc Thánh tuệ xuất thế.

Như nói tâm trụ tương ưng với bốn tĩnh lự thế gian, bình đẳng trụ, thân cận trụ, an trụ, không tán, không loạn, nhiếp chỉ, đẳng trì, trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất, đây là nêu rõ nội tâm chỉ.

Như nói giản trạch ở nơi pháp mà tương ưng với thánh tuệ xuất thế, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất, hiểu rõ, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, tâm cơ nhạy bén, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na, đây là nêu rõ tăng thượng tuệ pháp quán.

Đó gọi là Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na.

26. Minh & Giải thoát

Lại có hai pháp: 1. Minh. 2. Giải thoát.

Thế nào là minh?

Ba minh thuộc vô học. Những gì là ba? Đó là: 1. Túc trụ trí tuỳ niệm tác chứng minh của bậc vô học, 2. Tử sinh trí tác chứng minh của bậc vô học và 3. Lậu tận trí tác chứng minh của bậc vô học, đó gọi là minh.

Thế nào là giải thoát?

Ba loại giải thoát. Những gì là ba? a. Tâm giải thoát. b. Tuệ giải thoát. c. Vô vi giải thoát.

Tâm giải thoát: tâm tương ưng với với thiện căn vô tham, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là tâm giải thoát.

Tuệ giải thoát: tâm tương ưng với với vô si thiện căn, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là tuệ giải thoát.

Vô vi giải thoát: trạch diệt. Đó gọi là vô vi giải thoát.

Ở đây, Tâm giải thoát hoặc thuộc hữu học, hoặc thuộc vô học, hoặc thuộc phi học phi vô học.

Thế nào là hữu học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô tham thuộc hữu học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là học.

Thế nào là vô học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô tham thuộc vô học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô tham thuộc phi học phi vô học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là phi học phi vô học.

Tuệ giải thoát cũng có hữu học, vô học, phi học phi vô học.

Thế nào là hữu học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô si thuộc hữu học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là học.

Thế nào là vô học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô si thuộc vô học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học?

Tâm tương ưng với thiện căn vô si thuộc phi học phi vô học, đã thắng giải, đang thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là phi học phi vô học.

 

Vô vi giải thoát: chỉ có phi học phi vô học.

Đó gọi là minh và giải thoát.

27. Tận trí & vô sinh

Lại có hai pháp: 1. Tận trí. 2. Vô sinh trí.

Thế nào là Tận trí?

Như thật tri: Ta đã biến tri Khổ, ta đã đoạn trừ Tập, ta đã tác chứng Diệt, ta đã tu tập Đạo; trí, kiến, minh, giác, giải, tuệ, quang, quán được sinh từ đây, đó gọi là Tận trí.

Thế nào là vô sinh trí?

Như thật tri: Ta đã biến tri Khổ - không còn biến tri nữa, ta đã đoạn trừ Tập – không còn đoạn trừ nữa, ta đã tác chứng Diệt – không còn tác chứng nữa, ta đã tu tập Đạo – không còn tu tập nữa; trí, kiến, minh, giác, giải, tuệ, quang, quán được sinh từ đây, đó gọi là Tận trí.

Lại nữa, hoặc như thật tri: đã cạn nguồn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đó gọi là Tận trí.

Hoặc như thật tri: ba thứ lậu đã bị cạn nguồn, không còn sinh trở lại, đó gọi là vô sinh trí.

Lại nữa, hoặc như thật tri: đã cạn nguồn tất cả kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, đó gọi là Tận trí.

Hoặc như thật tri: tất cả kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền đã bị cạn nguồn, không còn khởi sinh trở lại, đó gọi là vô sinh trí.

 



[1] Phẩm 16. Tạp sự; phẩm 21. Duyên khởi.

[2] Bản Hán: quyên 2.

[3] Bản Hán: quyển 3.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39020)
03/09/2014(Xem: 26246)
24/11/2016(Xem: 15646)
29/05/2016(Xem: 7744)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.