Chánh NghiệpChánh Mạng

23/02/20196:55 CH(Xem: 29165)
Chánh Nghiệp và Chánh Mạng

CHÁNH NGHIỆP & CHÁNH MẠNG

KÍNH NHỜ GIẢI ĐÁP.
 

van dap phat giaoKính bạch Chư Tôn Đức và quý vị trong ban biên tập.

Con là một Phật tử bình thườngnhân duyên được học hỏi giáo lý của đức Phật để tu tập thăng tiến tự thân và hướng dẫn đoàn sinh GĐPT. Hôm nay con có một vài điều còn vướng mắc, kính xin chư tôn đức hoan hỷ chỉ giáo cho.

Chúng con được học trong kinh điển về pháp BÁT CHÁNH ĐẠO trong đó hai chi phần CHÁNH NGHIỆPCHÁNH MẠNG thường được giải thích như sau:

-CHÁNH NGHIỆP: có nghĩa là hành động có tác ýChánh nghiệp nghĩa là hành động bao gồm cả thân, khẩu, ý tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh. Hành động, lời nói, ý nghĩ  theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi lòai. Lời nói, hành động, ý nghĩ phải chơn chánh   không gây tổn hại đến danh dự, nghề nghiệp, tài sảndanh giá và địa vị của kẻ khác.

-CHÁNH MẠNG: Mạng là sự sống, đời sốngĐời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiệnchính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.Đời sống chân chánh là sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, không lừa dối gạt người. Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.

Thế nhưng vừa rồi con có đọc một bài viết của một vị Thầy nghe nói là tham luận gởi cho hội thảo tại đại lễ Vesak năm 2019 tại VN với chủ đề là “THIỀN VÌ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG” Trong phần đề cập đến Bát Chánh Đạo thầy giải thích về CHÁNH MẠNGCHÁNH NGHIỆP nguyên văn như sau:

-CHÁNH NGHIỆP: (Right action) Là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải lương thiện, đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm.

-CHÁNH MẠNG: (Right livelihood) Là lòng từ bi vô hạn nên người phật tử phải  quý sinh mạng  chúng sanh như sinh mạng của mình, nên không được sát sanh hại vật, lấy máu thịt các loài động vật cấp thấp để nuôi sống xác thân, làm như thế sẽ tạo thêm ác ngiệp, nghiệp ác sẽ theo nhau lưu thông  không ngừng, làm cho oán thù ngày càng chống chất không làm sao xóa bỏ được.

So sánh định nghĩa chánh nghiệpchánh mạng mà chúng con được học và trong bài viết của thầy này thì thấy rất rõ sự khác biệt lớn, nhất là phần định nghĩa về chánh mạng. Vì vậy chúng con thấy rất băn khoăn không biết thực hư thế nào. Chẳng lẽ từ trước đến giờ mình học sai để rồi từ đó truyền đạt cho các em sai theo?!

Vì vậy kính xin Chư Tôn Đức trong BBT hoan hỷ, từ bi chỉ giáo cho chúng con được am tường

Chí thành niệm ân Chư Tôn Đức và quý vị trong BBT.

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

(16/11/2018)

 

TRẢ LỜI

Thưa Đạo hữu Tâm Lễ,

Trước hết, phải nói ngay rằng những điều Đạo hữu đã được học từ kinh điển về pháp Bát Chánh Đạo trong đó hai chi phần Chánh NghiệpChánh Mạnghoàn toàn đúng. Nhân tiện đây chúng tôi xin được nói rộng ra về việc tu tập hay thực hành hai chi phần này như sau:

Chánh NghiệpChánh Mạng là hai pháp tu trong tám pháp tu của Bát Chánh Đạo (hay còn gọi là hai nhánh hoặc hai chi phần). Bát Chánh đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Diệu Đế) gồm ba mươi bảy pháp tu hay còn gọi là 37 phẩm trợ đạo. Bát Chánh Đạo gồm có: (1) chánh kiến, (2) chánh tư duy, (3) chánh ngữ, (4) chánh nghiệp, (5) chánh mạng, (6) chánh tinh tấn, (7) chánh niệm và (8) chánh định. Chánh NghiệpChánh Mạng nằm trong bộ môn Giới Học. Hai bộ môn học kia của Phật Giáo là Định và Tuệ. Chúng ta hãy nghe lời dạy của Đức Thế Tôn ghi lại trong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

Như thế thật rõ ràng, qua lời dạy của đức Phât, Chánh Nghiệp không phải là “nghề nghiệp” như vị thầy đề cập trong bài tham luận. Chính xác, Chánh Nghiệp là các hành động tạo tác trong đời sống hàng ngày thể hiện qua thân, khẩu và ý phải chân chánh. Còn Chánh Mạng – mạng là sự sống, là đời sống, tức là đời sống chân chánh, nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiệnchính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích  của người khác.

***

Sống đúng Chánh Nghiệp tức là mọi hành động tạo tác qua thân, khẩu, ý phải toàn thiện, như thân thì không đánh đập hay giết hại chúng sinh, giúp đỡ người già qua đường, không phá hủy môi trường sống…, miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, không nói xấu, không mắng nhiếc người, không vu oan người khác...và Ýý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, không toan tính làm điều ác..v.v. Trong ba điều trên, thì ý là hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng đều do ý tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi thân và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động.

 

Nói chi tiết hơn, Chánh Nghiệp bao gồm việc không giết hại, không trộm cắp, và không tà dâm là 3 giới nằm trong bộ giới luật của Phật Giáo. Trong 3 giới này, ý nghĩa rất đơn giản và rõ ràng: chỉ là đừng làm ba việc này, vì rằng nếu phạm các giới này, hành giả sẽ không thể có được sự bình an. Tuy nhiên, khi Đức Phật nói đến Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo, trong ý nghĩa của việc không giết hại, trộm cắp, và tà dâm, Ngài đã đưa ra những thí dụ đơn giản nhất mà người ta có thể vi phạm các giới này. Vì thế giới cấm này không được hiểu một cách hạn hẹp, trong ý nghĩa là giữ giới, mà còn là những phương hướng mở rộng cho các hành động đạo đức cao hơn. Thí dụ, trong một bài giảng pháp Đức Phật đã khuyến khích mọi người phải hành động đầy lòng từ bi đối với tất cả mọi chúng sanh, bằng những lời dạy sau:

Ai cũng sợ gươm đao,
Ai cũng sợ sự chết.
Suy ta ra lòng người,
Chớ giết, chớ bảo giết. (2)
(Kinh Pháp Cú 129)

Đức Phật giải thích rằng bất cứ hành động nào gây tổn hại cho người khác –như là đập phá nhà cửa, gây hỏa hoạn, hăm doạ bằng vũ khí– là sai, ngay nếu như không có ai thiệt mạng. Ngoài ra còn có các hành động đạo đức ở mức độ vi tế hơn. Thí dụ giới không sát sanh sẽ đạt đến ý nghĩa cao đẹp nhất khi ta phát triển được một thái độ hoàn toàn vô hại và lòng luôn mong ước mọi điều tốt lành cho những chúng sinh khác. 

Thực hành Chánh Nghiệp như không làm các điều tàn nhẫn, ác độc.., không chỉ vì muốn tránh vi phạm các giới cấm hay vì sợ bị trừng phạt nếu phạm lỗi, mà vì chúng ta thấy được hậu quả của những hành động như thế sẽ mang đến sự bất hạnh cho chính mình và cho những người xung quanh, ở hiện tại cũng như tương lai. Chúng ta thực hành Chánh Nghiệp vì muốn cuộc sống của mình có ích và hòa hợp, không phải để phá hoại hay chống đối, và vì chúng ta muốn tâm được thanh tịnhan lạc, không bị phiền não vì hối hậnăn năn.

***

Chánh Mạngphương tiện kiếm sống để nuôi dưỡng thân mạng bằng những nghề nghiệp chân chánh tức là những nghề nghiệp lương thiện đạo đức. Chân chánh ở đây có nghĩa là không tìm cách sinh sống bằng những phương tiện trái ngược với tâm từ bi, như là (1) không sinh sống bằng những nghề nghiệp bắt buộc phải sát hại các loài chúng sinh, tàn phá và làm ô nhiễm môi trường sinh sống của các loài ấy. (2) không làm kinh doanh hay khuyến khích người khác kinh doanh chỉ để chuyên làm giầu cho một nhóm người nhưng lại tước đoạt cơ hội sinh sống của những nhóm người khác, hay những doanh nghiệp đang làm ô nhiễm môi trường.(3) không gieo rắc mê tín, sử dụng bùa phép, xem tướng, bói toán, bói quẻ, hoặc xem ngày giờ tốt xấu xây cất nhà cửa, xây mồ mả, dựng vợ gả chồng, chủ trương đốt vàng mã và tiền giấy, (4) không cúng kiếng giải trừ sao hạn, thực tập đồng bóng, trừ tà yếm quỷ, và (5) không hành nghề thầy cúng, đưa ra giá cả cho những đám tang hoặc những buổi lễ cầu siêu cho người quá vãng.

***

Nói tóm lại, tu tập chánh nghiệp là trau dồi mỗi hành động thể hiện qua thân, khẩu, ý phải chân chánh, phải được toàn thiện, cũng tức là không làm khổ mình, khổ người. Và tu tập chánh mạng là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, đạo đức, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích của người khác.

 

Ban Biên Tập TVHS

23/11/2018

Dưới đây là nguyên văn bài tham luận Vesak:
Thiền Vì Một Xã Hội Bền Vững (Tham luận Vesak)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.