Cái ‘bản lai diện mục’ qua diễn giải của thiền sư Nhật Bản

04/02/20194:22 SA(Xem: 7972)
Cái ‘bản lai diện mục’ qua diễn giải của thiền sư Nhật Bản
CÁI ‘BẢN LAI DIỆN MỤC’
QUA DIỄN GIẢI CỦA THIỀN SƯ NHẬT BẢN

Thiền sư Daito Kokuchi.
Hạnh Huệ dịch

vuonthien-nhatbanĐi ngồi nói năng… tất cả đều là thiền. Không phải chỉ có tọa thiền và đè nén tư tưởng mới là thiền. Dù đứng hoặc ngồi, hãy ráng chú tâmtỉnh giác, bất chợt sẽ nhận ra bản lai diện mục.

Tất cả những người học thiền phải hiến cả thân mình ngay lúc khởi đầu để tọa thiền. Ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già, với đôi mắt khép hờ, nhìn được bộ mặt xưa nay trước khi cha mẹ sanh ra. Có nghĩa là thấy được trạng thái trước khi cha mẹ sinh, trước khi đất trời phân cách, trước khi bạn nhận thân người. Cái gọi là bản lai diện mục sẽ xuất hiện. Bộ mặt này không màu sắc và hình thể, như hư không trong suốt không tướng mạo.

Bản lai diện mục (bộ mặt thật xưa nay) vốn không tên, nhưng được biểu thị bằng lời như “bản lai diện mục”, “ông chủ”, “Phật tánh” và “chân Phật”. Tựa như người lúc mới sanh không có tên, về sau được gán cho những tên khác nhau. Tất cả 1700 công án hoặc đề mục dành cho thiền sinh hiến cả thân mình, chỉ cốt làm cho họ thấy được bản lai diện mục.

Đức Thế Tôn ngồi thiền trong núi tuyết sáu năm, nhìn thấy sao mai mà giác ngộ. Tức thấy được bản lai diện mục. Khi cổ nhân đại ngộ hay có một bùng vỡ lớn, nghĩa là họ thấy được bản lai diện mục. Nhị Tổ đứng trong tuyết chặt cánh tay để được giác ngộ. Lục Tổ nghe một câu Kim Cang rồi chứng ngộ. Linh Nguyên ngộ khi thấy hoa đào nở. Hương Nghiêm lúc nghe tiếng sỏi chạm vào bụi tre. Lâm Tế khi bị Hoàng Bá đánh. Động Sơn khi thấy hình mình in dưới nước. Tất cả đều được gọi là bắt gặp vị chúa tể hay chủ nhân.

Thân là nhà và phải có một ông chủ nhà. Chủ nhà được hiểu là bản lai diện mục. Biết được nóng lạnh, hay cảm thấy thiếu thốn, hoặc có những ham muốn v.v… Tất cả đều là vọng tưởng và không phải là chủ nhân thực sự của ngôi nhà. Những vọng tưởng này là những thứ được thêm thắt và tan biến theo từng hơi thở, lôi kéo chúng ta rơi vào địa ngụcluân hồi trong sáu đường. Tiếp tục tọa thiền càng sâu, sâu mãi, sẽ tìm được căn nguyên của vọng tưởng. Một tư tưởng không có bất cứ hình thể tướng mạo nào, nhưng vì tin chắc những tư tưởng này tồn tại ngay cả sau khi chết, nên ta rơi vào địa ngục với nhiều đau thương khổ não trong thế gian vô thường này.

Lúc nào tư tưởng dấy khởi hãy buông đi! Bạn chỉ cần quét sạch mọi tư tưởng tức là thành tựu tọa thiền. Khi tư tưởng được buông bỏ, bản lai diện mục xuất hiện. Tư tưởng giống như những đám mây, khi mây tan vầng trăng ló dạng. Vầng trăng chân thường đó là bản lai diện mục.

Tự tâm chính là Phật. Kiến tánhnhận ra tâm Phật. Buông bỏ tư tưởng một cách liên tục, rồi sẽ thấy Phật tại tâm. Nếu cho rằng không thể nhận ra chân tánh trừ khi ngồi thiền là một lầm lẫn. Huyền Giác nói :

Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền
Nói nín động tịnh thể an nhiên

Tức dạy rằng đi ngồi nói năng … tất cả đều là thiền. Không phải chỉ có tọa thiền và đè nén tư tưởng mới là thiền. Dù đứng hoặc ngồi, hãy ráng chú tâmtỉnh giác, bất chợt sẽ nhận ra bản lai diện mục.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 186704)
01/04/2012(Xem: 32421)
08/11/2018(Xem: 11511)
08/02/2015(Xem: 47245)
Cuộc hành hương 14 ngày đến xứ sở hạnh phúc Bhutan và thủ đô Nepal Kathmandu từ ngày 04-Sept- 2023 đến ngày 17-Sept- 2023 do Thầy Thích Tánh Tuệ hướng dẫn. Đoàn sẽ khởi hành từ cảng hàng không Los Angeles LAX.
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.