Diễn văn Đại Lễ Phật Đản 2019 của HT Thích Thiện Nhơn chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội

08/05/20192:51 CH(Xem: 5392)
Diễn văn Đại Lễ Phật Đản 2019 của HT Thích Thiện Nhơn chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội
blank

DIỄN VĂN
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2563 – DL.2019
Của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư tôn đức Tăng Ni,
Kính thưa Quý vị khách quý,
Thưa Quý vị Phật tử ở trong nước và ở nước ngoài.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 26 thế kỷ, tại vườn Lâm-tì-ni (Lumbini), nơi thành Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu) thuộc  Ấn Độ cổ đại, nay là đất nước Nepal đã diễn ra một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử nhân loại đó là Đức Thế tôn sinh ra đời mang theo bức thông điệp đề cao trí tuệ, sự hiểu biếtlòng từ bi hướng tới xây dựng một xã hội bình đẳng, không có giai cấp, một xã hội hòa bình, không xung đột chiến tranh, hận thù. Ngài đã đưa ra con đường Trung đạo và sự kết hợp giữa từ bi với trí tuệgiải pháp hữu hiệu để cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, chân lý đó của bậc Đạo sư Giác Ngộ – Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu triệu người trên thế giới. Liên hợp quốc đã quyết định kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak thiêng liêng hàng năm nhằm phát huy tinh thần từ bitrí tuệ và hòa bình mà Phật Tổ đã truyền trao.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những xung đột, khủng bố, chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi mặt đời sống và các cấu trúc truyền thống, thì hơn lúc nào hết, chúng ta phải cùng nhau phát huy những giá trị cốt lõi của Đạo Phật về tinh thần khoan dung, vô ngã, vị tha, hòa hợp và hòa bình thông qua con đường Bát chánh đạo nhằm góp phần giải quyết những thách thức vấn nạn toàn cầu. Điều đặc biệt nhất là vạn vật trở nên kết nối, mọi thứ đều có thể xóa nhòa khoảng cách về mặt địa lý, các cộng đồng và các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, thế giới dần dần bắt đầu giống như một xã hội toàn cầu. Chính vì vậy, để giải quyết các vấn đề đặt ra cần thiết phải có một sự lãnh đạo toàn cầu. Sự lãnh đạo này phải đảm bảo được sự bình đẳng, dung hòa được lợi ích và hóa giải được xung đột giữa các niềm tin, các nền kinh tế, các nền văn hóa, các tầng lớp xã hội, hay các quốc gia lãnh thổ, cân bằng được môi trường, hệ sinh thái.

Chủ đề của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” cho thấy tầm vóc và ý thức trách nhiệm cao cả của Phật giáo trước tình hình biến động của thế giới trên nhiều phương diện đời sống, qua đó cho thấy thái độ tích cực cũng như niềm tin về khả năng góp phần hóa giải những vấn nạn thời đại của Phật giáo ngày càng được khẳng định. Trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu của Liên hợp quốc đến năm 2030 nhắm tới đích xóa bỏ nghèo đói, đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi, đảm bảo giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, thúc đẩy xã hội hòa bình, đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm nay mong muốn tăng cường sự hợp tác giữa các cộng đồng và tổ chức Phật giáo thế giới nhằm tìm kiếmứng dụng các giải pháp Phật giáo đối với các mục tiêu mà Liên hợp quốc theo đuổi, sẽ tập trung vào các khía cạnh chủ đề:

(i) Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững;

(ii) Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏexã hội bền vững;

(iii) Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu;

(iv) Phật giáoCách mạng công nghiệp 4.0;

(v) Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụtrách nhiệm và phát triển bền vững.

Kỷ niệm ngày Vesak là cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhau suy ngẫm và tôn vinh giá trị tư tưởng nhân văn của Phật giáo, thông qua cuộc đời của Đức Phật đã dạy cho chúng ta rằng hạnh phúc thực sự của mỗi con người không phải chỉ tìm trong vật chất, mà thay vào đó, phải đi tìm sự an lạc trong tâm hồn. Xét trên bình diện quốc gia thay vì theo đuổi tăng trưởng vô độ, không giới hạn, mà thay vào đó, là tăng trưởng sự giàu có tâm linh, an lạc, hạnh phúctôn trọng, bảo vệ môi trường. Soi chiếu với những tư tưởng, giáo lý cốt lõi của mình như học thuyết Duyên khởi, học thuyết về Nghiệp và luật Nhân quả…, Phật giáo có nhiều lợi thế trong việc tham gia với sứ mệnh lãnh đạo toàn cầu và trách  nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Thông điệp của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại Việt Nam kêu gọi lãnh đạo Phật giáo thế giới hãy đoàn kết và dấn thân hành động nhập thế, chia sẻ các giải pháp trị liệu đối với các thách thức xã hội trong thời đại của chúng ta. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 sẽ mang lại tâm thiện lành, trí tuệ tập thể và tiếng nói thống nhất của Phật giáo thế giới, tạo nguồn cảm hứng và hướng tới sự nhập thế xã hội, phụng sự nhân sinh, giải phóng khổ đau, mang lại an vui, thịnh vượng và phát triển bền vững cho nhân loại trên hành tinh này.

Thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi chân thành tri ân Chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo thế giới, Pháp chủ, Tăng thống các Giáo hội Tăng già Phật giáo, các dòng truyền thừa và tổ chức Phật giáo từ hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đã vân tập về Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam; tri ân quý vị Nguyên thủ các quốc gia, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã tham dự và có thông điệp chào mừng Vesak chung vui cùng với Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong một mùa Phật đản PL. 2563 vô cùng đặc biệt, trang nghiêmlong trọng, góp phần tôn vinh giá trị truyền thống Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong nhiều thiên niên kỷ tiếp tục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hòa bình, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế.

Trong niềm cảm ứng vô biên như đang được đón nhận hào quang tỏa ra từ kim thân của Đức Bổn Sư, đấng Từ phụ, tôi chân thành kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni; Quý vị Phật tử một mùa Phật đản an lạc, vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn các Phật sự lợi đạo ích đời, trong tinh thần xương minh Đạo Pháp, phụng sự chúng sinhthiết thực cúng dường chư Phật nhân ngày Đại lễ Phật đản – Vesak năm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

 CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

(Đã ký)

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN NHƠN

Bản PDF: Message-ht-thich-thien-nhon

MỤC LỤC VESAK 2019 VIỆT NAM





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14284)
28/04/2017(Xem: 9816)
10/06/2016(Xem: 11828)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :