Chương 4: Tâm Thiện Lành

16/10/20194:02 CH(Xem: 6024)
Chương 4: Tâm Thiện Lành
SUỐI NGUỒN TÂM LINH
Nguyên tác: Ajahn Chah
Việt dịch: Minh Vi
Giọng đọc: Kiều Hạnh-Kiều Phương
Nhà xuất bản Hồng Đức

CHƯƠNG 4:
TÂM THIỆN LÀNH


Khi cả ba pháp: giới, định, huệ, đều được phát triển, chúng ta gọi sự tu hành này là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất để thoát khổ.
Bát Chánh Đạo là pháp môn tối thượng bởi vì, nếu được thực hành đúng đắn, nó sẽ dẫn đến Niết Bàn, đến sự bình an rốt ráo.

Chúng ta tiếp cận với giáo lý nhà Phật qua nhiều nguồn - những vị thầy hay tăng sĩ khác nhau, chẳng hạn. Có những lúc Phật pháp chỉ được giảng dạy một cách rất đại cương và mơ hồ, khiến cho việc áp dụng nó vào đời sống thực tiễn trở nên khó khăn.

Có những lúc Phật pháp được giải thích bằng một ngôn ngữ cao thâm và trừu tượng khiến cho người ta khó hiểu, nhất là khi nó dựa hoàn toàn vào mặt chữ trên kinh điển. Có một lối giảng giải khác, đó là khi Phật pháp được trình bày một cách trung dung, không quá trừu tượng, không quá cao thâm, không quá đại cương mà cũng không quá bí truyền - chỉ vừa đúng để người nghe có thể lãnh hội và thực hành. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một ít giáo lý mà tôi thường dùng để chỉ dạy các đệ tử của tôi.

NGƯỜI MUỐN ĐẮC ĐẠO

Những ai muốn đắc đạo (giác ngộ Phật Pháp) phải là người có đức tin và sự tự tin làm nền tảng. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của Phật Pháp như sau:
Phật: “người biết”, người có được sự thuần khiết, sự chiếu sáng, và sự bình an trong tâm.
Pháp: những tính chất thuần khiết, chiếu sáng, và bình an, phát sinh từ giới, định, huệ. Thế nên người đắc đạo là người trau dồi và phát triển giới, định, huệ.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.