(
Kinh Pháp cú, kệ số 49)
Trước
vấn nạn thiên tai dịch họa đang hoành hành,
Phật tử chúng ta cần nhớ
lời Phật dạy:“Thiên tai dịch họa không do
thần linh nào ra tay
giáng họa cho
con người, mà chính do
con người với lòng tham
vô độ và với
hành vi tàn phá
thiên nhiên trong nhiều thập kỷ qua,
đến nay đã kết
thành quả xấu mà chính
con người phải gánh chịu”. Như trong
Pháp cú kinh: “Lành dữ cũng do ta,
ô nhiễm cũng do ta, không ai có thể làm cho ta ô nhiễm”.
Từ
nhận định trên, mỗi người không nên
trông chờ vào sự cứu rỗi của bất cứ
thần thánh nào,
mà cả nhân loại phải nhận
trách nhiệm về
hậu quả do
con người gây ra và
dũng cảm đương đầu với mọi khổ đau do
thiên tai dịch họa mang lại. Chỉ có tâm
hối hận sâu sắc cùng với những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy môi
trường sinh thái mới có thể vơi bớt phần nào sự
phẫn nộ của
thiên nhiên.
Lý
Duyên khởi của
đạo Phật dạy: “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”.
Đức Phật đã chỉ ra rằng mọi sự sống trên hành tinh - và cả trong
vũ trụ - đều
tác động lẫn nhau, bất cứ một
ý nghĩ,
lời nói hay hành động của
con người đều sinh ra
tác động nhiều hay ít lên sự sống
xung quanh.
Tất cả những
hậu quả ấy đều do
con người trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo ra bằng lòng tham,
hận thù và
si mê của chính mình. Chỉ khi nào
nhân loại biết “thiểu dục, tri túc” như
lời Phật dạy, bớt sống
ích kỷ hưởng thụ, bớt tàn phá
thiên nhiên, bớt đi gây chiến tranh với
quốc gia khác, bớt chế tạo vũ khí nguyên tử, vũ khí sinh-hóa để giết nhau, v.v… thì môi sinh trên trái đất mới
trở lại hiền hòa, những thứ virus
độc hại mới
không sinh ra nữa.
Trong đời sống
hiện đại với những
xa hoa vật chất, vì Tham - Sân - Si
chi phối nên người ta đấu đá, kỳ thị nhau, giành giật mọi thứ. Lời dạy của
Đức Phật về
từ bi,
vị tha,
hòa hợp... dường như bị lãng quên, thậm chí bị
nhạo báng, cho rằng những điều Phật dạy là “cản trở sự
tiến bộ của
xã hội loài người”. Nhưng chỉ có khổ sở trong
hoạn nạn, khó khăn trong đại dịch,
con người mới cảm nhận được
tình thương, sự chia sẻ, sự
chung sức chung lòng của
cộng đồng trong
xã hội là
quý báu biết
chừng nào. Bây giờ,
thế giới mới thấy rõ và
công nhận: nơi nào
mọi người trong
xã hội có
tình thương, biết chia sẻ và biết
hòa hợp, đoàn kết thì nơi đó việc
chống lại đại dịch Covid-19 đem lại kết quả
tốt đẹp.
Toàn thể Tăng Ni,
tín đồ Phật tử hãy cùng
thực hiện tốt những
quy định và hướng dẫn của Chính phủ, ngành y tế và
công văn chỉ đạo của Trung ương
Giáo hội về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, cùng
hòa hợp thực hành hạnh
phụng sự lợi tha, tương thân tương ái chia sẻ những phần quà
thương yêu đến với những người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Quý
Tăng Ni giảng sư hãy
phát tâm thuyết giảng phát trực tuyến - online
đáp ứng nhu cầu
tu tập của
Tăng Ni,
tín đồ Phật tử trong và ngoài nước, cùng
nỗ lực chung tay góp sức trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19.
Kính mừng
Phật đản Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020, tất cả người con Phật luôn
tâm niệm một cách sâu sắc rằng: những điều Phật dạy vẫn còn nguyên
giá trị suốt 26 thế kỷ qua, và
mãi mãi mai sau sẽ ngày càng
sáng tỏ tính
chân lý giải thoát.
Giờ đây, khi
tác hại của sự
biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn
thế giới bắt buộc
nhân loại phải giật mình và
suy nghĩ lại xem:
Xu thế phát triển của
con người như hiện nay là đúng hay sai? Sự phát triển
đời sống vật chất dựa trên nền tảng
tiêu dùng phung phí, trong đó
lợi nhuận và
đồng tiền trở thành thế lực khủng khiếp
chi phối toàn bộ ý nghĩ,
lời nói và hành động của mỗi
con người chúng ta.
Kính mừng ngày
Phật đản năm nay,
toàn thể Phật tử chúng ta hãy dành nhiều
thời gian để suy ngẫm thêm về những điều trên đây, và hãy biến những điều Phật dạy thành
hiện thực trong đời sống
xã hội hôm nay, để góp phần mang lại
hạnh phúc cho
mọi người. Đó chính là
việc làm thiết thực nhân ngày
Phật đản thiêng liêng đang về với
nhân loại.
HT. Thích Bảo Nghiêm
Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN