Tâm của người ngồi thiền

12/05/20201:00 SA(Xem: 11394)
Tâm của người ngồi thiền
TÂM CỦA NGƯỜI NGỒI THIỀN
Matthieu Ricard(*), Antoine Lutz (**), và Richard J,Davidson (***)
Phước Nguyện dịch

Khi cộng đồng các nhà khoa học thần kinh đề nghị ngài Tenzin Gyatso, Đức Dalai Lama XIV (lãnh tụ của Phật giáo Tây Tạng), thảo luận về thiền và khoa học thần kinh tại hội nghị hàng năm tổ chức ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, năm 2005, thì có hàng trăm trong số hơn 35.000 người tham dự thỉnh cầu ngài nên từ chối việc thảo luận này.

tam cua nguoi ngoi thien
Hình chụp cắt lớp não, hình minh họa
của David C.Killpack
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo nói chung nghĩ rằng sẽ không có điểm chung giữa tôn giáo và khoa học. Tuy nhiên, Dalai Lama XIV là vị lãnh tụ thật sự đặc biệt. Ngài đã không ngại ngùng để hỏi ngược trở lại một cách tích cực và táo bạo: “Đó sẽ là mối tương quan như thế nào? Và liệu Phật giáo, một truyền thống tâm linh và triết lý cổ xưa của Ấn Độ, có giao thoa với khoa học hiện đại?”.

Dalai Lama XIV, người ưu tiên hành động hơn là chỉ hùng biện suông, đã thực sự khởi đầu tìm kiếm đáp án cho chính câu hỏi ngài đặt ra. Trở lại thập niên 1980, ngài đã khởi xướng việc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo, dẫn tới sự ra đời của Viện Tâm linh & Đời sống (Mind & Life Institute) chuyên nghiên cứu về thiền dưới ánh sáng khoa học. Năm 2000, ngài đã tập trung sâu hơn vào nỗ lực này, bằng cách lập nên phân khoa “khoa học thần kinh thiền” và mời các khoa học gia nghiên cứu hoạt động não bộ của các thiền giả (người thực tập thiền) kỳ cựu Phật giáo-với kinh nghiệm hơn 10.000 giờ thực tập thiền.

Trong gần 15 năm, đã có hơn 100 tu sĩ Phật giáo nam, nữ và một lượng lớn những người mới bắt đầu thực tập thiền tham gia vào các thí nghiệm khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison và ít nhất tại 19 trường đại học khác. Bài báo bạn đang đọc đây, thực tế là sản phẩm đồng hợp tác của hai nhà khoa học thần kinh và một tu sĩ Phật giáo, người đã từng là một nhà sinh học.

So sánh qua hình ảnh chụp cắt lớp não bộ (brain scans) giữa các thiền sư với hơn 10.000 giờ thực tập thiền và những người mới bắt đầu hoặc không thực tập thiền đã bước đầu, giải thích tại sao những phương pháp huấn luyện tâm trí này giữ vai trò tiềm năng to lớn đối với các lợi ích về nhận thứccảm xúc của não bộ. Thực tế, lợi ích từ thiền, bao hàm nhiều lĩnh vực như tâm lý học, tâm thần học, y học phòng ngừa bệnh và cả giáo dục. Như đã đề cập trong hàng loạt các nghiên cứu, thiền có hiệu quả trong điều trị trầm cảm, các cơn đau mãn tính và nuôi dưỡng cảm xúc hạnh phúc.

Việc phát hiện ra các lợi ích của thiền định trùng với những khám phá gần đây của khoa học thần kinh cho thấy rằng bộ não của người trưởng thành có thể được chuyển hóa một cách sâu sắc thông qua các thực tập thiền. Các nghiên cứu này cho thấy, khi chúng ta học cách sắp đặt hay đánh một nhạc cụ, não bộ sẽ trải qua một quá trình gọi là “tạo hình thần kinh” (neuroplasticity). Trong đó, vùng não bộ kiểm soát chuyển động các ngón tay của người chơi vĩ cầm (violin) dần dần lớn lên song hành với sự thành thục của người chơi đối với đàn vĩ cầm. Một quá trình tương tự như vậy cũng xảy ra khi chúng ta ngồi thiền. Mặc dù không có sự thay đổi nào ở môi trường xung quanh, nhưng người ngồi thiền điều tiết tinh thần để đạt được trạng thái “nội tâm vững mạnh” (inner enrichment), một kinh nghiệm mà nó ảnh hưởng đến chức năng não bộ và cấu trúc vật lý của não. Bằng chứng tích lũy từ nghiên cứu này, đã bắt đầu cho thấy thiền có thể kết nối lại các bảng mạch của não để tạo ra nhiều lợi ích tốt đẹp không chỉ cho tâm thức mà còn cho toàn bộ cơ thể.

Thiền là gì?

Thiền có nguồn gốc từ những phương thức thực hành tĩnh tâm của hầu hết các tôn giáo chính. Sự phổ biến của thiền trên các phương tiện truyền thông mang nhiều ý nghĩa. Chúng tôi xem thiền là sự nuôi dưỡng các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của con người, ví dụ như có được tinh thần bình an, trong sáng, cân bằng về cảm xúc, có chánh niệm, lòng yêu thương và sự từ bi. Các chỉ tiêu này vẫn tiềm ẩn trong mỗi người cho đến chừng nào mà họ vẫn chưa nỗ lực cố gắng để phát triển nó. Đây cũng là quá trình làm quen với một phương thức linh độngtrầm lặng hơn của con người.

Về nguyên tắc, thiền tương đối đơn giản, có thể thực hành bất cứ chỗ nào, không cần thiết bị hay đồng phục thể thao. Người thực tập thiền bắt đầu ngồi xuống với một tư thế làm sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái, không quá cứng nhắc và cũng không quá lỏng lẻo, với cái tâm mong ước tự chuyển hóa bản thâncầu nguyện cho mọi người vơi bớt nỗi đau khổ của họ. Sau đó, thiền giả phải ổn định tâm lại, không để nó thường xuyên bị xáo động hay bị phân tâm bởi các dòng tư tưởng lan man trong chính mỗi người dấy lên. Hành giả (người thực tập thiền) thượng thặng là người có thể giữ được tâm tĩnh lặng, thư thái và không bị hỗn loạn bởi những vọng tâm liên tục khởi lên một cách tự động trong tâm thức.    

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát những gì đang xảy ra trong não bộ của những người hành trì ba loại thiền phổ biến của Phật giáo, mà ngày nay chúng được ứng dụng thực tập trong các chương trình thế tục từ nhà trường cho đến bệnh viện trên khắp thế giới. Loại thứ nhất, thiền quán hơi thở (focused-attention), mục tiêuthuần hóa và tập trung tâm thức vào khoảnh khắc hiện tại trong khi vẫn phát triển năng lực duy trì tâm không bị xao lãng. Loại thứ hai, thiền chánh niệm (mindfulness) hay còn gọi là thiền mở có chọn lọc (open-monitoring), cố gắng nuôi dưỡng nhận thức trong giây phút hiện tại, giảm thiểu sự chi phối bởi các cảm xúc, suy nghĩ, giác quan để ngăn chặn cái tâm vượt khỏi sự kiểm soát và tạo ra tình trạng “kiệt sức” của tinh thần. Loại cuối cùng, được thực hành trong các truyền thống Phật giáo gọi là thiền từ bi hay thiền yêu thương (compassion or loving kindness), tức là nuôi dưỡng lòng vị tha, tôn trọng đối với mọi người.

Dưới máy quét não

Các nhà khoa học thần kinh đã bắt đầu khảo sát kỹ lưỡng những gì xảy ra bên trong bộ não trong suốt thời gian thực tập ba loại thiền khác nhau. Wendy Hasenkamp tại Đại học Emory cùng các đồng nghiệp của bà đã sử dụng hình ảnh chụp cắt lớp não để xác định mạng lưới các dây thần kinh bị kích hoạt khi thực tập thiền quán hơi thở (focused-attention). Ngồi trong máy quét não, những người tham gia hướng sự chú tâm của họ vào hơi thở. Thông thường, với kiểu thiền này, người tham gia hay để tâm đi lang thang ra ngoài đối tượng chính, và họ phải nhận ra điều này và tự điều chỉnh tâm lại theo đúng nhịp hít vàothở ra. Trong nghiên cứu này, mỗi khi người ngồi thiền phát hiện ra tâm mình đang đi lang thang thì lập tức ấn vào một nút để báo cho các nhà nghiên cứu biết. Các nhà khoa học đã xác định được bốn giai đoạn của chu trình nhận thức: giai đoạn quan trọng đầu tiên là tâm đang đi lang thang, giai đoạn hai là bắt đầu nhận thức được tâm đang bị xao lãng, giai đoạn ba là tái định hướng sự chú tâm, và giai đoạn bốn là tiếp tục chú tâm trở lại vào đối tượng. 

Mỗi trong số bốn giai đoạn đều liên quan đến các mạng lưới thần kinh riêng biệt. Bước đầu tiên trong chu trình, khi tâm bị xao lãng, làm gia tăng hoạt động trên diện rộng trong vùng mạng lưới thần kinh mặc định (default-mode network - DMN). Mạng lưới này bao gồm vùng vỏ não trung gian trước trán (MPC), vành đai vỏ não sau (PCC), tiểu thùy tứ giác, thùy đỉnh sau (IPL) và vỏ não vùng bên thái dương (LTC). Mạng lưới DMN được kích hoạt trong suốt giai đoạn tâm đi lang thang. Nó có vai trò cơ bản trong việc xây dựng và cập nhật các mô hình nội tại của thế giới tâm thức, dựa trên ký ức lâu dài của tự thân người đang ngồi thiền hay từ các đối tượng khác. 

Giai đoạn hai, bắt đầu nhận thức được sự xao lãng, xảy ra trong các vùng não khác nhau như thùy đảo trước (AI) và vành đai vỏ não trước (ACC), những vùng này thuộc mạng lưới nổi bật (salience network - SN). Mạng lưới này điều tiết các cảm giác nhận thức chủ quan, nghĩa là nó dẫn dắt tâm đi “chệch hướng” hay xao lãng trong suốt quá trình thiền định. Mạng lưới này còn có vai trò chủ đạo trong việc xác định các sự kiện mới và trong sự chuyển đổi hoạt động suốt quá trình thiền, giữa các điểm tập hợp của tế bào thần kinh (neurons), góp phần cấu thành mạng lưới có quy mô lớn của bộ não. Nó cũng có thể thay đổi sự chú tâm ra khỏi mạng lưới mặc định (DMN).          

Giai đoạn ba có liên quan đến các vùng bổ sung - bao gồm vỏ não vùng bên trước trán (DPC) và phần bên của thùy đỉnh sau (IPL). Chúng có trách nhiệm kéo sự chú tâm quay trở lại bằng cách “gỡ” tâm ra khỏi mạng nhện các tác nhân gây xao lãng. Cuối cùng trong giai đoạn bốn, vỏ não vùng bên trước trán (DPC) tiếp tục duy trì cường độ hoạt động cao, khi sự chú tâm của thiền giả tiếp tục hướng trở lại đối tượng quán tưởng, ở đây là hơi thở.   

Trong phòng thí nghiệm tại Wisconsin, chúng tôi đã khảo sát sâu hơn các kiểu mẫu khác nhau về sự hoạt động của não bộ tùy thuộc vào thâm niên kinh nghiệm của người ngồi thiền. Những thiền giả kỳ cựu với thâm niên thiền định hơn 10.000 giờ cho thấy, các vùng não có chức năng tập trung tâm trí hoạt động mạnh mẽ hơn so với những người sơ cơ. Một điều nghịch lý là những người có thâm niên ngồi thiền lâu nhất thì vùng não này lại biểu hiện ít hoạt động hơn người có ít kinh nghiệm [thực ra điều này cũng dễ giải thích, do những thiền giả kỳ cựu dễ dàng kiểm soát sự chú tâm của mình và ít để nó đi lang thang hay xao lãng, nên vùng não này không cần làm việc nhiều, ngược lại với những thiền giả sơ cơ thì tần suất tâm chạy rong, lang thang nhiều hơn, nên vùng não này gần như phải hoạt động liên tục để kéo sự chú tâm về đúng đối tượng - Người dịch chú giải thêm cho đọc giả dễ hiểu]. Những thiền giả kỳ cựu có kỹ năng chuyên nghiệp để dễ dàng đạt được trạng thái tập trung cao độ, mà không cần phải nỗ lực nhiều. Điều này tương tự như các vận động viên hay nhạc công chuyên nghiệp, họ có khả năng đắm chìm trong chuỗi trình diễn gần như tự động, chỉ cần dành chút ít tâm trí để kiểm soát các thao tác cho đúng bài bản.         

Để tìm hiểu ảnh hưởng của thiền quán hơi thở, chúng tôi nghiên cứu các tình nguyện viên trước và sau ba tháng ẩn dật để thực tập thiền với tần suất cao độ, ít nhất tám giờ mỗi ngày. Mỗi người đeo một cái tai nghe, và âm thanh với các tần số cụ thể sẽ được phát ra, thỉnh thoảng có những âm thanh cường độ cao hơn xen lẫn vào. Người ngồi thiền phải tập trung vào âm thanh phát ra ở tai nghe trong 10 phút, và phản ứng định kỳ với các âm vực cường độ cao được xen vào. Sau thời gian ẩn tu, chúng tôi thấy, so với nhóm kiểm chứng (control group - còn gọi là “chứng dương” trong thí nghiệm khoa học) không thực hành thiền, thì nhóm ngồi thiền cao độ biểu hiện ít dao động với các âm thanh tần số cao được lặp đi lặp lại. Càng dễ dao động nghĩa là càng dễ để tâm trí bị mất tập trung. Kết quả này cho thấy, thực tập thiền đã tăng cường khả năng duy trì sự chú tâm. Hình ảnh điện não đồ thể hiện, chỉ những người thực tập thiền mới duy trì được sự bình tĩnh hơn đối với lần thử thách thứ hai bằng các âm thanh cao độ. 

Luồng nhận thức

Phương pháp thiền thứ hai được nghiên cứu sâu cũng là một hình thức khác của sự chú tâm. Thiền chánh niệm (mindfulness), hay còn gọi là thiền mở có chọn lọc (open-monitoring), đòi hỏi người thực tập phải lưu ý đến mỗi hình ảnh hay âm thanh, và theo dõi cảm xúc nội tại bên trong cơ thể cũng như những câu hỏi, suy tư tự tâm dấy lên. Hành giả vẫn nhận thức được việc gì đang diễn ra, nhưng tránh để cho tâm lơ đãng với bất kỳ luồng suy nghĩcảm xúc đơn lẻ nào, phải định tâm trở lại mỗi khi bắt đầu “lạc nhịp”. Khi khả năng nhận thức về những gì đang xảy ra xung quanh một thiền giả được tăng trưởng, thì các phiền muộn thường ngày như: bực bội với đồng nghiệpcơ quan, hay lo lắng cho con nhỏ đang ở nhà, sẽ ít quấy nhiễu tâm người ngồi thiền hơn, từ đó sản sinh ra cảm xúc hạnh phúc về mặt tâm lý.        

Cùng với Heleen Slagter, và sau đó với cộng sự ở Wisconsin, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của thiền chánh niệm tới chức năng của não bằng cách định lượng khả năng nhạy bén của người tham gia để xác định nhanh các đối tượng hiển thị bằng thị giác, phương pháp này thỉnh thoảng còn được gọi là “nhận thức không hoạt hóa” (nonreactive awareness). Trong thí nghiệm này, chúng tôi yêu cầu những người tham gia xác định hai chữ số nằm giữa một chuỗi ký tự xuất hiện nhanh trên màn hình. Nếu chữ số thứ hai xuất hiện trong khoảng 0,3 giây sau số thứ nhất, thì người tham gia thường không thấy được nó, hiện tượng này gọi là “nhận thức chập chờn” (attentional blink).       

Nếu chữ số thứ hai xuất hiện sau khoảng 0,6 giây, thì người tham gia dễ dàng xác định được. Khái niệm “nhận thức chập chờn” phản ánh những giới hạn của năng lực bộ não đối với bài kiểm tra hai chữ số phía trên, khi chúng xuất hiện nối tiếp nhau trong khoảng thời gian cực ngắn. Khi sự chú tâm của não bộ dành cho chữ số thứ nhất quá nhiều, thì luôn luôn không thể xác định được chữ số thứ hai, mặc dù người tham gia thường có thể xác định được cả hai trong vài thử nghiệm không chính thức. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng, thiền chánh niệm có thể giảm khuynh hướng bị “mắc kẹt” hay bị sa lầy với chữ số thứ nhất. Thiền chánh niệm nuôi dưỡng một dạng không hoạt hóa của nhận thức cảm quan, giúp làm giảm hiện tượng “nhận thức chập chờn”. Đúng như chúng tôi dự đoán, sau ba tháng ẩn dật để thực hành thiền cao độ, những người tham gia thường xuyên đọc chính xác cả hai chữ số với tần số cao hơn hẳn nhóm kiểm chứng (nhóm người không ngồi thiền). Sự cải thiện nhận thức này cũng tương ứng với sự giảm hoạt động của một sóng não đặc trưng trong việc đối phó với chữ số thứ nhất. Sàng lọc sóng não P3b, được sử dụng để ước định vị trí của sự chú tâm nằm ở đâu trong não, cũng cho thấy, người thực tập thiền có khả năng tối ưu hóa sự chú tâm để khiến cho hiện tượng “nhận thức chập chờn” chỉ xảy ra ở mức tối thiểu.

Chịu đựng được một cảm giác không dễ chịu có thể kìm hãm những đáp ứng kém thích nghi của cảm xúc và giúp cho người ta có thể “vượt qua” cảm giác không hài lòng đó, điều này thật sự hữu dụng trong việc điều trị các cơn đau. Tại phòng thí nghiệm ở Wisconsin, chúng tôi đã nghiên cứu kinh nghiệm của những thiền giả khi họ thực hành một dạng chuyên sâu của thiền chánh niệm gọi là “hiện thực mở rộng” (open presence). Trong thiền hiện thực mở rộng, thỉnh thoảng còn được gọi là “nhận thức trong sáng” (pure awareness), tâm phải tĩnh lặng và thoải mái, không cố ý chú tâm vào bất kỳ một đối tượng rõ rệt nào, thoát khỏi trạng thái quá khích hay trì trệ. Người thực tập thiền quan sát và mở rộng kinh nghiệm, mà không cần phải có bất kỳ cố gắng nào để giải thích, thay đổi, phủ nhận, hay phớt lờ cảm giác đau đớn. Chúng tôi phát hiện ra rằng, cường độ của cơn đau tuy không hề giảm trong khi thiền, nhưng nó ít gây phiền nhiễu cho người ngồi thiền hơn, so với nhóm kiểm chứng.      

So với người mới hành trì, não của các thiền giả kỳ cựu có sự thu nhỏ các vùng não liên quan đến cảm xúc lo âu (anxiety-related regions) - gồm vùng vỏ não của thùy đảo và vùng hạnh nhân (amygdala, là hai khối chất xám nhỏ có hình quả hạnh) - trong giai đoạn đối phó với các tác nhân gây đau đớn. Não người thực tập thiền ở các vùng liên quan đến cơn đau trở nên thích nghi nhanh chóng với cảm giác đau đớn hơn so với người sơ cơ sau khi thí nghiệm lặp lại cơn đau này. Những thí nghiệm khác tại cơ sở của chúng tôi cũng cho thấy, thực tập thiền làm tăng khả năng kiểm soát và làm dịu các phản ứng sinh học như chứng viêm (inflammation) gây sưng đau hay hàm lượng hoóc-môn căng thẳng (stress hormone) để đối phó với một nhiệm vụ khó khăn như thuyết trình trước công chúng, hay tính nhẩm các phép toán trước ban giám khảo khắc nghiệt.   

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận các lợi ích của thiền chánh niệm để đối trị cảm giác lo âu, tâm lý chán nản (depression) và cải thiện giấc ngủ. Bằng cách quan sát và sàng lọc cẩn thận các ý niệmcảm xúc, khi bệnh nhân cảm thấy buồn bã, lo âu, hoặc chán nản, họ có thể thực tập thiền để kiểm soát các suy nghĩcảm xúc tiêu cực khi nó đồng thời cùng nổi lên, từ đó làm vơi bớt mối ưu tư này. Năm 2000, các nhà tâm lý học lâm sàng John Teasdale tại Đại học Cambridge và Zindel Segal tại Đại học Toronto đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân có tiền sử trải qua ít nhất ba lần trầm cảm nặng, sau sáu tháng thực hành thiền chánh niệm song song với các liệu pháp điều trị nhận thức, đã giảm nguy cơ tái phát gần 40% trong năm sau đó khi đối diện với triệu chứng trầm cảm mới. Gần đây hơn Segal đã chứng minh, việc ưu tiên dùng “thuốc trấn an” (placebo - là một chất vô hại không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể, nó được dùng để “đánh lừa tâm lý” các bệnh nhân không thật sự cần thuốc, mà họ cứ đòi phải có thuốc uống) để hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả bảo vệ chống lại sự tái phát bệnh cao hơn so với các liệu pháp chống suy nhược thường dùng.

ngoi thienKiểu thiền thứ ba được nghiên cứunuôi dưỡng cảm xúc yêu thương và tấm lòng từ bi đối với tha nhân, bất kể họ là người thân, kẻ lạ hay kẻ thù

Phương pháp này đòi hỏi người thực tập phải nhận thức được nhu cầu của người cần giúp đỡ, sau đó với mong muốn chân thànhtừ bi để giúp người ta hoặc để làm dịu bớt nỗi khổ đau của họ bằng cách che chắn, bảo vệ họ khỏi những hành vi tiêu cực của chính bản thân họ.   

Để tạo nên lòng từ bi, thỉnh thoảng người thực tập thiền đòi hỏi phải cảm nhận những gì mà người khác đang cảm nhận. Nhưng nếu chỉ có những cảm nhận này, cộng hưởng với lòng trắc ẩn đối với một ai đó, thì tự nó chưa đủ chất liệu để sản sinh ra khái niệm từ bi đúng nghĩa. Loại thiền yêu thương này không chỉ là một bài “tập thể dục tâm hồn”, mà còn có ý nghĩa xa hơn. Nó đã cho thấy các lợi ích tiềm năng cho những người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe (health care), giáo viên và những ai đang có cảm giác tuyệt vọng do trải qua những ký ức đau buồn, với sự đồng cảm sâu sắc từ hoàn cảnh khó khăn của người khác.

Người thực tập thiền khởi đầu bằng cách hoàn toàn chú tâm vào cảm xúc từ biyêu thương đến cho mọi người, cùng với sự lặp lại trong im lặng cụm từ có ý nghĩa đại khái như “Cầu nguyện cho mọi người có được hạnh phúc, hiểu được căn nguyên đưa đến hạnh phúc, giải thoát khỏi khổ đau, và nguyên nhân đưa đến khổ đau”. Năm 2008, chúng tôi đã nghiên cứu những thiền giả kỳ cựu với hàng nghìn giờ thực tập loại thiền này và phát hiện, có sự gia tăng hoạt động ở nhiều vùng trong não bộ khi họ lắng nghe những âm thanh truyền tải sự đau khổ. Phần vỏ não của thùy đảo và vùng cảm thụ giác quan thứ cấp (secondary somatosensory) là các vùng tham gia vào việc phát khởi lòng thương và sự đồng cảm. Não của các thiền giả kỳ cựu tại các vùng này hoạt động mạnh mẽ hơn so với nhóm kiểm chứng khi đáp ứng với các âm thanh đau khổ. Điều này gợi ý, thiền giả kỳ cựu gia tăng khả năng san sẻ cảm xúc đối với người khác, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy họ quá xúc động. Nghĩa là họ rất trầm tĩnh, nhưng cũng đầy lòng trắc ẩn với nỗi đau khổ của tha nhân. Việc thực hành thiền từ bi còn khiến cho vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (temporoparietal junction), vùng vỏ não trung gian trước trán (MPC) và rãnh thái dương trên (superior temporal sulcus) đều tăng hoạt động, các vùng này được kích hoạt một cách đặc trưng khi thiền giả thực tập quán chiếu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. 

Gần đây hơn, Tania Singer và Olga Klimecki, cả hai công tác tại Viện Max Planck chuyên về Khoa học Não bộ và Nhận thức Con người, tỉnh Leipzig, Đức, cộng tác với chúng tôi (Matthieu Ricard) đã khám phá ra sự khác biệt giữa lòng từ bi và sự đồng cảm (empathy) ảnh hưởng lên não khi ngồi thiền. Họ lưu ý rằng từ bilòng vị tha (altruism) liên quan đến các cảm xúc tích cực, và họ cho rằng tình trạng kiệt quệ cảm xúc (emotional exhaustion) hay sự mệt lả tâm hồn (burnout) là một dạng “đồng cảm nhạt nhòa” (fatigue).

Thiền từ bi này đến từ truyền thống trầm mặc của Phật giáo, chẳng những giúp vượt qua tâm lý đau buồn và chán nản, mà còn cải thiện cân bằng nội tâm, tăng sức mạnh tinh thần, kiên định chí hướng giúp đỡ những người đau khổ. Nếu một em nhỏ phải nằm viện, có một bà mẹ đầy lòng yêu thương xuất hiện cạnh cậu bé, nắm tay cậu, dỗ dành cậu bằng những ngôn từ âu yếm, thì chắc chắn không phải nghi ngờ gì, hiệu quả tích cực sẽ vượt trội hơn nhiều so với một bà mẹ đi qua đi lại ngoài tiền sảnh với sự âu lo thái quá và thiếu sự đồng cảm, không thể chịu đựng nỗi cảm xúc rằng con mình đang bệnh. Bà mẹ thứ hai về lâu dài sẽ đối diện với sự kiệt quệ cảm xúc, trong một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy, tình trạng này chiếm đến 60% trong số 600 người giúp việc chăm sóc bệnh nhân (caregivers) được khảo sát.       

Để nghiên cứu sâu hơn bản chất của sự đồng cảm và lòng từ bi, Klimecki và Singer đã chia 60 tình nguyện viên thành hai nhóm. Một nhóm thực hành thiền từ biyêu thương, nhóm còn lại được huấn luyện nghiêm ngặt theo chế độ ăn uống và thể thao để nuôi dưỡng cảm xúc đồng cảm với người khác. Kết quả sơ bộ cho thấy, sau một tuần thực hành thiền, nhóm đầu có nhiều cảm xúc tích cựclòng nhân ái hơn khi xem những đoạn phim nói về sự đau khổ của người khác. Nhóm còn lại, dù được huấn luyện theo cách khoa học bài bản, nhưng chỉ nuôi dưỡng được sự đồng cảm, cảm xúc thấu hiểu cộng hưởng sâu sắc với nỗi khổ của đồng loại. Tuy nhiên, những kiểu xúc động này cũng đem lại cảm xúcsuy nghĩ tiêu cực, và nhóm này cũng biểu hiện nhiều lo âu hơn, thỉnh thoảng còn có dấu hiệu không kiểm soát được cảm xúc của họ.

Nhận thức được kết quả thiếu cân đối này, Singer và Klimecki đã bổ sung thêm cho nhóm thứ hai thực tập thiền từ biyêu thương. Sau đó, hai nhà khoa học theo dõi những cảm xúc đối trọng với ảnh hưởng tiêu cực phía trên, và chỉ tập trung vào sự đồng cảm, thì thấy: nhóm thứ hai đã giảm bớt cảm xúc tiêu cực, tăng cảm xúc tích cực. Kết quả này được củng cố bởi những thay đổi tương ứng trong nhiều vùng của mạng lưới thần kinh não liên quan đến lòng từ bi, cảm xúc tích cực, tình mẫu tử, bao gồm vùng vỏ não ổ mắt trước trán (orbitofrontal cortex), thể vân trước (ventral striatum) và vành đai vỏ não trước (ACC). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chứng minh, một tuần thực tập thiền từ bi đã làm tăng hành vi tích cực đối với xã hội, thông qua trò chơi giả lập để đánh giá khả năng giúp đỡ người khác.  

LỢI ÍCH CỦA THIỀN

Não phát triển hơn

Các nhà khoa học của nhiều trường đại học đã nghiên cứu thực tập thiền giúp thay đổi về mặt cấu trúc của các mô não. Sử dụng các hình chụp cộng hưởng từ, họ phát hiện, 20 thiền giả có kinh nghiệm thực tập một loại thiền Phật giáo có thể tích mô não tại thùy đảo, vùng Brodmann 9 và 10 lớn hơn nhóm kiểm chứng. 

Vùng Brodmann 9 Các vùng này có vai trò trong quá trình tập trung tâm thức, cảm nhận thông tin giác quancảm xúc nội tại. Trong tương lai, vẫn cần thêm các nghiên cứu dài hạn để xác thực thêm phát hiện này.   


tam cua nguoi ngoi thien 2Hình ảnh minh họa não bộ của David C.Killpack
(Dòng chữ nằm dọc của biểu đồ: Cortical thickness - Độ dày vỏ não [mm]) 

Một cánh cửa mở ra tỉnh thức


Thiền khám phá bản chất của tâm hồn, cung cấp một phương pháp chủ động để rèn giũa sự tỉnh thứctrạng thái tinh thần từ quan điểm đầu tiên của một người hành trì. Cùng cộng tác với với các thiền giả kỳ cựu của Phật giáo tại Đại học Wisconsin, chúng tôi đã sử dụng điện não đồ (EEG) để nghiên cứu sóng điện não trong suốt quá trình ngồi thiền, trong đó các thiền giả phải mô tả rõ ràng cảm giác của bản thân khi tâm bắt đầu ít định tĩnh và mất thăng bằng. Chúng tôi phát hiện, những thiền giả thâm niên này có khả năng để duy trì về mặt ý chí một khuôn mẫu EEG đặc thù. Cụ thể hơn, nó được gọi là sự dao động dải sóng gamma (γ) biên độ cao (high-amplitude gamma-band oscillations) ở pha đồng thời tại tần số 25 và 45 hertz (Hz). Sự phối hợp của các dao động sóng não có thể giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng các mạng lưới tạm thời, mà chúng có thể đồng bộ các chức năng nhận thứccảm xúc trong suốt quá trình học hỏitư duy, một quá trình mà có thể đưa đến những thay đổi lâu dài trong các mạch điện của não.   

Các dao động biên độ cao này xuất hiện nhiều lần với thời gian dài, xuyên suốt quá trình thiền và tiếp tục tăng dần khi hành trì thiền càng thuần thục. Các hình ảnh điện não đồ này khác với nhóm kiểm chứng, đặc biệt trong phần bên vùng võ não trung gian giữa thùy trán và thùy đỉnh (lateral frontoparietal cortex). Những thay đổi trong hoạt động sóng điện não có thể giúp các thiền giả kỳ cựu gia tăng nhận thức môi trường xung quanh và các dòng suy tư nội tâm, mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu khác để hiểu rõ hơn chức năng của các dao động sóng gamma.      

Thiền không chỉ giúp kiểm soát cảm xúcnhận thức tốt hơn, mà còn làm cho một số vùng não thay đổi theo hướng tích cực, điều này có lẽ do sự biến đổi trong các mạng lưới kết nối tế bào não. Nghiên cứu sơ bộ của Sara W. Lazar và đồng nghiệp của bà tại Đại học Harvard đã cho thấy, thể tích vùng mô sẫm của não hay còn gọi là chất xám (gray matter) của các thiền giả có thâm niên, khác với nhóm kiểm chứng ở vùng vỏ não trước trán và thùy đảo. Cụ thể hơn, vùng Brodmann 9 và 10, thường xuyên được kích hoạt trong suốt quá trình thực tập các loại thiền khác nhau. Sự tương phản này trở nên rõ rệt ở các tình nguyện viên lớn tuổi, điều này gợi ý rằng, thiền có thể ảnh hưởng đến tốc độ mỏng đi của mô não, chúng càng mỏng dần khi tuổi càng lớn. Nhìn hình số 3-biểu đồ độ dày vỏ não sẽ thấy, cả nhóm kiểm chứng lẫn nhóm thiền giả kỳ cựu, thì vùng này đều mỏng dần theo độ tuổi càng lớn, nhưng tốc độ mỏng đi của nhóm thiền giả kỳ cựu chậm hơn rõ rệt. Điều này cho thấy, thiền làm chậm sự lão hóa của não, đồng nghĩa với việc duy trì sự minh mẫnnhận thức tốt hơn.     

Trong nghiên cứu sau đó, Lazar và đồng nghiệp cũng thấy, thiền chánh niệm làm giảm kích thước của hạnh nhân (amygdala), vùng có chức năng xử lý cảm giác sợ hãi, giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng (stress) cho người thực tập. Eileen Luders và đồng nghiệp của bà tại Đại học California, Los Angeles đã quan sát sâu hơn các khác biệt ở vùng sợi trục thần kinh (axons) có chức năng nối kết các vùng não khác nhau, và thấy người thực tập thiền tăng số lượng các kết nối này. Kết quả này hỗ trợ giả thuyết: thiền thực sự giúp thay đổi về mặt cấu trúc não. Một hạn chế đáng kể của nghiên cứu này là thiếu sự quan sát dài hạn để theo dõi một nhóm người qua nhiều năm, và thiếu sự so sánh giữa người thực tập thiền và nhóm người cùng hoàn cảnh xã hội (similar backgrounds) và độ tuổi như nhau, nhưng không hành trì thiền.      

Một số bằng chứng còn cho thấy, thiền về tổng thể giúp tăng hạnh phúc, giảm chứng sưng viêm (inflammation) và những căng thẳng sinh học khác ở cấp độ phân tử (molecular level). Một nghiên cứu hợp tác giữa chúng tôi với nhóm của Tiến sĩ Perla Kaliman tại Viện Nghiên cứu Y sinh ở Barcelone cho thấy, một ngày thực tập thiền cao độ của các hành giả kỳ cựu, giúp kìm hãm hoạt động của nhóm gen (genes) liên quan đến chứng viêm, và thay đổi chức năng các men sinh học (enzymes), góp phần kiểm soát các gen hoạt động hay ngừng. Cliff Saron tại Đại học California, Davis nghiên cứu ảnh hưởng của thiền đến một phân tử có vai trò điều hòa (regulate) tuổi thọ của một tế bào. Phân tử này chính là một enzyme gọi là telomerase, được mã hóa bởi các đoạn DNA (là phân tử mang thông tin di truyền, bao gồm các gen trong tế bào) ở các đầu mút của nhiễm sắc thể (chromosomes). Men telomerase có chức năng đảm bảo sự ổn định của các vật liệu di truyền trong suốt quá trình phân bào (cell division - quá trình giúp tế bào sinh sản ra tế bào mới). Các DNA mã hóa telomerase bị ngắn dần qua mỗi lần phân bào, và khi độ dài của các DNA này thấp hơn một ngưỡng tiêu chuẩn, thì tế bào ngừng phân chiadần dần đi vào chu trình lão hóa (senescence). So với nhóm kiểm chứng, những thiền giả giảm rõ rệt các tâm lý căng thẳng, cùng với sự gia tăng hoạt động của men telomerase sau quá trình ẩn tu. Kết quả này cho thấy, thiền chánh niệm làm chậm quá trình lão hóa tế bào.           

Một con đường đưa đến hạnh phúc

Hơn 15 năm nghiên cứu cho thấy, thiền giúp những hành giả kỳ cựu sản sinh ra nhiều thay đổi quan trọng trong cả chức năng lẫn cấu trúc của não bộ. Các nghiên cứu này đã bắt đầu chứng minh rằng, thực tập thiền còn giúp tác động tích cực lên các quá trình sinh học đối với sức khỏe cơ thể. 

Cần thêm nhiều nghiên cứu rõ ràng, chọn lọc ngẫu nhiên người tham gia để tách biệt những ảnh hưởng của thiền với các nhân tố tâm sinh lý khác, mà nó có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của thí nghiệm. Các yếu tố này đại loại như động lực (motivation) của người thực tập thiền, hay vai trò của cả giáo viên hướng dẫn và học trò trong một nhóm thực tập thiền. Công việc tiếp theo là cũng cần nghiên cứu để hiểu tác động tiêu cực nếu có của thiền, độ dài thời gian tối ưu để thực tập, và cách thức hiệu quả để hiểu được nhu cầu của người khác. 

Với những đòi hỏi nghiêm ngặt, nghiên cứu thiền đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các phương thức huấn luyện tâm hồn này, giúp tăng sức khỏehạnh phúc cho con người. Một điều quan trọng không kém là thiền nuôi dưỡng lòng từ bi và các tiêu chí chất lượng tích cực khác cho con người. Thiền đặt nền tảng cho một khuôn mẫu đạo đức tự do, mà không dính dáng tới bất kỳ triết lý hay tôn giáo nào, cũng đều có thể nhận được kết quả hết sức to lớn trên toàn bộ các khía cạnh của xã hội loài người, nếu được hành trì.

Matthieu Ricard(*), Antoine Lutz (**), và Richard J,Davidson (***)
Phước Nguyện dịch | Nguyệt san Giác Ngộ
______________

* Matthieu Ricard là một tu sĩ Phật giáo. Ông từng là một nhà sinh học tế bào trước khi rời nước Pháp để trở thành một hành giả Phật giáo tu tại Himalaya từ khoảng 40 năm trước.
** Antoine Lutz là nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y học và Sức khỏe Quốc gia của Pháp và cũng làm việc tại Đại học Wisconsin-Madison. Ông là người lãnh đạo trong việc nghiên cứu về sinh học thần kinh của thiền.
*** Richard J. Davidson là nhà khoa học tiên phong trong việc nghiên cứu thiền. Ông là giám đốc phòng thí nghiệm Waisman chuyên về hình ảnh não bộ và hành vi, đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Healthy Minds tại Đại học Wisconsin-Madison.
 




Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191449)
01/04/2012(Xem: 37044)
08/11/2018(Xem: 15671)
08/02/2015(Xem: 54868)
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Câu đối bất hủ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đem tặng cho Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng: "Hoàng Sơn nhất đái. Vạn đại dung thân", đã bắt đầu cho một sự phân chia đất nước thành hai vùng "Đàng Trong và Đàng Ngoài", lấy Sông Gianh làm ranh giới. Con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn.