Thư Viện Hoa Sen

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Niết-Bàn” Trong Đạo Phật

22/08/20201:00 SA(Xem: 13272)
Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Niết-Bàn” Trong Đạo Phật

TÌM HIỂU Ý NGHĨA “NIẾT-BÀN”
TRONG ĐẠO PHẬT
Thích Nữ Hằng Như

 

I. DẪN NHẬP

 duc phat toa thienKhái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch. Trong Luận Triết Học Upanishads là bộ kinh cuối cùng của nền văn học Vệ-Đà, được dịch là Áo Nghĩa Thư, đã sử dụng khái niệm Niết-Bàn để chỉ trạng thái hòa nhập của linh hồn cá nhân gọi là “Atman” vào với linh hồn vũ trụ“Brahman” . Kinh Vệ-Đà cho rằng con ngườilinh hồn.  Khái niệm linh hồn này gọi là tiểu ngã, là atman. Thời đó, người ta tin có đấng Brahman là một đấng thần linh giống như Thượng đế, Hóa công hay Tạo hóa = God of Creation, Creator, có quyền năng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Trong ý nghĩa này Niết-Bàn được đồng nhất với đại ngã Brahman.

            Sau này, trong giáo lý Phật đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng sử dụng danh từ Niết-Bàn, nhưng mang nội dung khác biệt so với khái niệm về Niết-Bàn trong Áo Nghĩa Thư. Khái niệm Niết-Bàn trong Phật Giáo được xem như là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đem lại niềm tin tưởng mới, sắc diện mới, cùng sức sống mới cho con người theo lối sống Phật Giáo. Thế nào là sức sống mới, là sắc diện mới? Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua chủ đề “Tìm Hiểu Ý Nghĩa ‘Niết-Bàn’ trong Đạo Phật ” như thế nào?

 

                                                      II. NIẾT BÀN LÀ GÌ?

            Niết-bàn là chữ phát âm từ nguyên gốc tiếng Sanskrit là Nirvana, tiếng Pãli là Nibhana.

            - Nir (Niết) nghĩa là “ra khỏi”; vana (bàn) nghĩa là “rừng”. Nirvana nghĩa là ra khỏi khu rừng u mê, tăm tối, phiền não.

            Trong kinh điển Phật Giáo có nhiều từ ngữ ám chỉ Niết-bàn như: Chân như, viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), viên giác, vô vi, vô sanh, chấm dứt sanh tửbất tử, cứu cánh, tuyệt đối an tịnh, giải thoát, (qua) bờ bên kia,  không còn trở thành, không thuộc duyên khởi, ngọn lửa hoàn toàn bị dập tắt, đoạn tận toàn bộ tham ái v.v… Những ý nghĩa này nhằm chỉ trạng thái tâm thể hoàn toàn vắng lặng, dứt triệt vô minh phiền não của người đạt đạo.

            Dùng từ ngữ quy ước của thế gian để giải thích hay định nghĩa về một chân lý siêu việt chỉ có thể tạm giải thích ở mức độ tương đối, bởi “thái độ sống” của người đạt đạo, hay “trạng thái tinh thần” của người giác ngộ chỉ có bản thân người đó biết mà thôi, và trạng thái đó thực chất tự nó không có tên gọi, nó là nó, là như vậy, người ta tạm đặt cho nó một cái tên gọi là Niết-bàn. Niết-bàn phải thông qua trí huệ bát nhã. Niết-bàn và trí huệ bát nhãhai mặt của một đồng tiền. Niết-bàn là trạng thái tinh thần của một người đã đạt trí huệ vô sư, và ngược lại bát nhãtrí huệ của người đã chứng đắc Niết-bàn. Người chứng đắc Niết-bàn được xem là một vị toàn giác.

            Mặc dù, Niết-bàn là mục tiêu tu hành nhằm đạt cứu cánh của mọi trường phái Phật Giáo. Nhưng Niết-bàn không phải là kết quả của bất kỳ cái gì. Nếu nó là kết quả thì phải có nhân tạo ra nó. Và nếu như thế, thì Niết-bàn thuộc về pháp duyên khởipháp hữu vi. Những gì thuộc về duyên khởi, hữu vi, vô thường, thuộc pháp thế gian thì chịu luân hồi sinh tử, không đúng với ý nghĩa của Niết-bàn là vô vi, vô sanh, thường hằng, bất tử, vượt ra ngoài hiện tượng thế gian. Với ngôn ngữ thế gian, tạm giảng nghĩa Niết-bàn là trạng thái tâm thức đã thanh lọc hết mọi phiền não, giải thoát tất cả mọi khổ đau, tận diệt hoàn toàn mọi tham ái, không còn sân hậnvô minh. Trạng thái an tịnh tuyệt đối này không còn bị bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết chi phối, thoát khỏi luân hồi sinh tử trong ba đường sáu cõi. Trạng thái này có thể đạt được khi con người còn đang sống, thuật ngữ gọi là Hữu Dư Niết-bàn hay Hữu Dư Y Niết-bàn, hoặc khi con người đã chết gọi là Vô Dư Niết-bàn hay Vô Dư Y Niết-bàn.

          

III. CÓ BAO NHIÊU LOẠI NIẾT-BÀN?

        Bản thể tuyệt đối của Niết-bàn là bốn đặc tínhThường-Lạc-Ngã-Tịnh”, trái ngược với đặc tính của hiện tượng thế gian“Vô thường-Khổ-Vô ngã-Bất tịnh”. Do trình độ giác ngộ mỗi người mỗi khác,  nên trong kinh chia ra bốn loại Niết-bàn. Đó là: Hữu Dư Niết-bàn, Vô Dư Niết-bàn, Tự tánh Niết-bàn và Vô trụ xứ Niết-bàn.

         1. Hữu Dư Niết-bàn:  Là trạng thái tâm của các bậc thánh nhân đã dứt sạch phiền não, đoạn tận tham sân si, không còn tái sinh trong ba cõi… Nhưng vì còn sống trên thế gian, còn thân của nghiệp báo dư thừa, nên vẫn phải chấp nhận khổ do chịu nghiệp cũ để lại, gọi là “hữu dư y”. Vì dụ như Đức Phật bị Đề-Bà- Đạt-Ma lăn đá làm chảy máu ngón chân của Ngài, như tôn giả Mục-Kiền-Liên là thánh đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật bị người ngoại đạo đánh chết, như tôn giả Angulimala dù đã đắc quả A-La-Hán vẫn phải chịu quả báo bị người ta chọi đá bị thương nặng vì nghiệp sát của ông trước khi xuất gia. Như vậy hành giảchứng đắc Hữu Dư Y Niết-bàn chỉ thoát được cái khổ cái đau về thân một cách tạm thời khi an trú sâu trong thiền định.

        2. Vô Dư Niết-bàn: Vị A-La-Hán đã dứt sạch phiền não hữu lậu, tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện tham sân si, xa lìa tất cả si mê, đạt sự tĩnh lặng, chứng Niết-bàn khi còn sống. Sau khi thân hoại mạng chung không còn mang thân nghiệp báo sẽ không còn tái sinh, nhập Vô Dư Niết-bàn. Loại Niết-bàn này trong kinh còn gọi là Bát-Niết-bàn (parinirvãna).

        3. Tự tánh Niết-bàn: Mỗi người chúng ta đều có sẵn thể tánh thanh tịnh sáng suốt tròn đầy, chỉ vì vô minh phiền não che lấp nên tánh sáng không hiển lộ. Khi mê lầm chấp ngã biến mất thì đó là Niết-bàn. Cho nên mới nói Niết-bàn vốn sẵn có, nó không phải là kết quả của tu tập mới có. Nhưng nếu con người không nhận ra tự tánh của mình thì không bao giờ biết được hương vị của Niết-bàn là như thế nào.

         4. Vô trụ xứ Niết-bàn:  Quan niệm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ-tát [bodhisattva (Skt) hay bodhisatta (P)]. Vô trụ xứ Niết-bànquan niệm Bồ-tát chứng đắc Niết-bàn không trụ vào một nơi, một chốn nào. Khi giác ngộ các Ngài phát nguyện dấn thân vào lục đạo giáo hóa chúng sanh, lấy sanh tử phiền não của chúng sanh làm cảnh giới sống của mình. Các Ngài lao vào biển khổ để cứu khổ mà tâm các Ngài vẫn triệt an tự tại, với phát nguyện rộng lớn: “Bất trụ Niết-bàn, đời đời thừa hành Bồ tát đạo”. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào các Ngài cũng tự tại vô ngại như đoạn văn diễn tả trong bài  Bát Nhã Tâm Kinh: “vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát nhã ba-la-mật-đa cố,  tâm vô quái ngại, vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn…”.  Ở đây các vị Bồ-tát đã đạt được cứu cánh Niết-bàn, nên tự tại, thong dong ra vào chỗ điên đảo mê muội giáo hóa chúng sanh không gặp trở ngại.

        Tóm lại, Hữu Dư Niết bànVô Dư Niết Bàn theo quan niệm của hệ thống Nam truyền, Theravàda. Còn Tự tánh Niết-bàn và Vô trụ xứ Niết-bàntheo quan niệm của hệ thống Phát triển Bắc truyền.

          

IV. LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NIẾT-BÀN?

       Chúng ta đã biết Niết-bàn có thể chứng nghiệm được ngay trong xác thân khi chúng ta còn sống trong thế giới hiện tại này. Nhưng tại sao chúng ta không nhận ra nó? Đó là do hằng ngày, lúc nào chúng ta cũng khởi tâm điên đảo, tham ái, phân biệt, chấp trước, chấp ngã, tham sân si, phiền não… Những thứ này đã cắt đứt cội nguồn thanh thản, an vui, giải thoát là Niết-bàn.

       Con người bấy lâu nay đã huân tập không biết bao nhiêu là khổ ưu, phiền não. Tâm phàm phu hoạt động mạnh mẽ che lấp phần tâm linh vắng lặng bình yên vốn có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Đối với giáo lý nhà Phật thì con người có thể giải thoát khỏi những khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tự thân tu tập.

- Trước hết phải nên làm những việc lành, tránh hành xử hung ác, và tự thanh tịnh hóa tâm ý của mình như lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, Phẩm Phật Đà: “Không làm mọi điều ác. Thành tựu các hạnh lành. Tâm ý giữ trong sạch. Chính lời chư Phật dạy”.

            - Học, hiểu rõthực hành bốn chân lý nền tảng của Phật giáo. Đó là bài học “Tứ Diệu Đế”. Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh sinh ra ở cõi đời này không ai là không khổ. Con người dù giàu hay nghèo đều không thoát khỏi khổ do sinh, già, bệnh, chết chi phối. Không được sống gần gũi với người mình yêu thích, ngược lại phải sống chung hay bị bắt buộc gặp mặt những người mình oán hận không ưa nên khổ. Có ai không hề bị những ưu sầu khổ não trong tâm dày vò?  Và vì chấp thủ năm uẩn nên thân-tâm của con người phải chịu khổ dài dài. Cho nên khổ là sự thật thứ nhất gọi là “Khổ đế”. Các khổ này không phải tự dưng có. Khổ do một hay nhiều nguyên nhân gây ra. Đó là sự thật thứ hai gọi là “Tập đế”. Tất cả những hiện tượng trên thế gian không thực chất tính nên nó vô thường. Với đặc tính này nên khổ hay nguyên nhân của khổ có thể đoạn trừ . Đây là là sự thật thứ ba gọi là “Diệt đế”. Để đạt được cứu cánh thoát khổ Đức Phật dạy 8 phương cách, trong kinh gọi là Bát Chánh Đạo. Đây là sự thật thứ tư gọi là “Đạo đế”. Tám phương cách hay Bát Chánh Đạo của Đạo đế là:

       1) Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng đúng đắn, kiến là trông thấy hiểu biết . Chánh kiến là sự nhận thức sáng suốt mọi vấn đề hợp với đạo đức gia đình xã hội. Ở đây, chánh kiến là cái nhìn thấu đáo nhận ra đời sống của người tu tập là phải lìa xa những việc xấu ác hại người, luôn thực hành những điều thiện lành có lợi cho mình và cho người. Nhận ra bốn chân lýĐức Phật đã giảng dạy thành công cho các vị đệ tử, đó là “Tứ Diệu Đế”.

      2) Chánh tư duy:  Là suy nghĩ chân chánh, hợp với lẽ phải, hiểu rõ thuyết nhân quả, hiểu rõ nỗi khổ nào cũng có nguyên nhân. Thông suốt ý nghĩa “Tứ Diệu Đế”.

     3) Chánh ngữ: Lời nói chân thật không gian dối, công bình, có ích lợi cho việc tu thân tích đức. Lời nói nhẹ nhàng không hung dữ gây tổn thương người khác.

     4) Chánh Nghiệp: Những hành động có tác ý hằng ngày cần phải sáng suốt, từ bi, không hại người, hại vật, hại môi trường. Giữ ba nghiệp thân khẩu ý luôn được trong sạch.

      5) Chánh mạng: Nuôi thân mạng mình bằng nghề nghiệp chân chánh. Không hành nghề đồ tể giết thú vật, không bán chất say nghiện, không hành nghề chế tạo vũ khí giết người, không buôn bán hàng lậu, quốc cấm v.v… Giữ gìn thân thể khỏe mạnh bằng cách ăn uống điều độ, tránh xử dụng những chất kích thích gây ghiền nghiện có hại cho sức khỏe. Tránh ăn những món liên hệ đến nghiệp sát sinh. Ngủ nghỉ đầy đủ giúp tinh thần được an ổn khỏe khoắn v.v…

     6) Chánh tinh tấn: Siêng năng, chuyên cần một cách chân chính thẳng tiến đến mục đíchlý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm việc chánh đáng tốt lành mang lợi ích cho người và cho mình. Tránh làm những điều xấu ác lợi mình, hại người.

      7) Chánh niệm: Nhớ, nghĩ, biết chân chánh. Ở đây chánh niệm có nghĩa là cái “biết chân chánh”. Biết chân chánh là “biết không lời nói thầm trong não” tức là cái biết không có sự chen vào của Ý Căn, Ý Thức hay Trí năng (tâm ba thời)… mà là sự nhận biết trong sáng của tánh giác. Đó là cái biết “đang là” khi giác quan tiếp xúc đối tượng. Cho nên chánh niệm có thể hiểu là “cái biết ngay bây giờ và ở đây”.

      8) Chánh định: Tu tập thiền định. Thực tập từng bước một. Ban đầu tập thiền chỉ (Samatha) còn có chú tâm chú ý một đối tượng để gom tâm về một mối. Bước thứ hai là “thầm nhận biết đối tượng”, tức chủ đề thực tập. Bước thứ ba là “chánh niệm tỉnh thức”, biết tất cả những gì xảy ra trên thân tâm và môi trường bên ngòai nhưng không dính mắc (ly hỷ trú xả). Bước thứ tư tâm hoàn toàn yên lặng,  ngôn hành (tầm tứ) yên lặng, ý hành (thọ tưởng) yên lặng, thân hành (tịnh tức) yên lặng. Chánh địnhthực tập thiền định theo đúng chánh pháp, tuần tự trải qua bốn tầng định. Tầng định cao nhất là “Định bất độngtương ưng với Chân Như định, hay Vô trụ định. Bấy giờ trí huệ bát nhã phát huy.

       Giáo lý  đưa đến việc thực hành “Bát Chánh Đạo” này được quy thành ba môn học: Giới, Định, Huệ. Thực hành Giới và Định đưa tới trí huệgiải thoát khỏi sự vô minh mê muội, dẹp được khổ đau vì ích kỷ đạt tới cảnh giới Niết-bàn. Giới ở đây là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Định là Chánh niệm, Chánh định, Huệ là Chánh kiến, Chánh tư duy. Chánh tinh tấn thì có mặt trong tất cả Giới, Định, Huệ.

         

V. GÚT LẠI

      Niết-bàn không phải là một nơi chốn, không phải là cảnh giới trong không gian hay thực tế ngoài đời.  Niết-bàn không ở trên trời, không ở trong mây, trong trăng, trong sao. Niết-bàn không ở trên cành cây, ngọn cỏ, hoa lá. Niết-bàn không ở dưới lòng đất hay trên sông hoặc ngoài biển lớn. Niết-bàn không ở đâu cả. Nếu vậy, chẳng lẽ Niết-bàn là hư vô là không thực có? Không phải thế! Niết-bàn có thật mà không ở đâu cả, nó chỉ được nhận ra qua tâm của người giác ngộ. Tạm ghi lại một vài điều do các bậc Thầy Tổ kinh nghiệm cho biết thì:

       - Về mặt siêu hình, Niết-bàn là sự giải thoát mọi khổ đau. - Về mặt tâm lý, Niết-bàn đoạn trừ lòng ích kỷ của bản ngã, giải thoát mọi tri kiến, đạt tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả.  - Về mặt đạo đức, Niết-bàn đoạn tận toàn bộ lậu hoặc tham sân si…

     Như vậy Niết-bàn là một đạo quả, một chứng ngộ, một trạng thái tinh thần với trí tuệ rốt ráocon người đạt được. Đó là sự thành tựu tối thượng của sự chuyển hóa nhận thức, từ quy ước sang nhận thức tối hậu vượt ra khỏi biên giới thế gian. Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử./.

                                                   THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                   (Chân Tâm thiền đường - August 20-2020)

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191505)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15728)
08/02/2015(Xem: 54944)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: