Phật Pháp Bách Vấn (sách)

23/09/20214:00 CH(Xem: 8148)
Phật Pháp Bách Vấn (sách)
PHẬT PHÁP BÁCH VẤN
Quảng Tánh & Huyền Ngu
Nhà xuất bản Tôn Giáo

LỜI GIỚI THIỆU

Phật Pháp Bách VấnPhật pháp Bách vấn là tập hợp những bài nghiên cứu giải thích hoặc tư vấn cho độc giả đã đăng tải trên Báo Giác Ngộ. Một trăm vấn đềliên quan đến Phật pháp bao gồm cả hai phương diện học thuật, nghiên cứuứng dụng, thực nghiệm được trình bày một cách hợp lý, rõ ràng và khoa học. Có thể nói Phật pháp Bách vấn là một tác phẩm có tính bách khoa về đề tài, nội dung phong phú, lượng thông tin cao, hữu ích cho nhiều đối tượng độc giả.

Trong xu thế của một xã hội phát triển, quần chúng Phật tử có nhu cầu tìm hiểu Phật pháp ngày càng cao, sẽ không đủ thời gian trong việc nghiên tầm giáo điển vốn quá đồ sộ; thì những lời giải thích riêng biệt, cụ thể cho từng vấn đề liên quan đến Phật pháp là tối cần thiết. Mặt khác, áp lực cuộc sống ngày một gia tăng trong xã hội phát triển, dễ tạo ra những xung đột giữa nội tâmngoại giới thì việc ứng dụng Phật pháp để hóa giải, thanh tịnh thân tâm là liệu pháp tích cực, khả thi và tối cần. Về cơ bản, Phật pháp Bách vấn, tập I đã từng bước đáp ứng được các nhu cầu này.

Thiết nghĩ, tập sách này là món quà tinh thần bổ ích dành cho những ai lưu tâm đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, tu tập và xiển dương Phật pháp. Trong lộ trình hướng đến Giác ngộ, trạch phápđiều kiện căn bản không thể thiếu đối với bất cứ hành giả nào. Với tinh thần tùy hỷ pháp, tôi có lời tán thán các tác giả đồng thời trân trọng giới thiệu tác phẩm Phật pháp Bách vấn đến với chư tôn đức vàquý độc giả xa gần.

Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ
Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lộ trình học Phật, hàng Phật tử nói chung thường gặp phải những thắc mắc, nghi vấn. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về nghiên cứu học thuậtđồng thời cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân đến đời sống sinh hoạt, tu học của một người Phật tử.

Xuất phát từ thực tế đó, Báo Giác Ngộ đã mở hai chuyên mục Phật học thường thức và Tư vấn bạn đọc nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật pháp của quảng đại quần chúng Phật tử nói chung và những người trí thức mến mộ Phật giáo. Trong những năm qua, chúng tôi đã giải đáp khá nhiều thắc mắc từ những nghi vấn liên quan đến kinh điển, pháp số, tín ngưỡng dân gian… cho đến kinh nghiệm tu tập và những chuyện riêng tư, phức tạp khác trong các mối liên hệ khác nhau của đời sống một người tu Phật bình thường. Đến hôm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi dành cho những ai không thể theo dõi báo thường kỳ, và đồng thời được sự chỉ đạo của Ban Biên tập, nên chúng tôi trích tuyển, bổ sung và biên soạn lại thành một tập sách có tên là: “Phật pháp Bách vấn”.

Như tên gọi của tác phẩm, đây là 100 câu hỏi về Phật pháp hoặc có liên hệ đến Phật pháp của độc giả và kèm theo lời giải đáp của chúng tôi. Sở dĩ chọn 100 câu hỏi, đáp; vì theo suy nghĩ của chúng tôi, chúng thể hiện được những chiều kích muôn mặt từ đời sống tu học của một người Phật tử. Mặt khác, vì dung lượng được chuyển tải khá phong phú nên chúng tôi xuất bản tập I và dự kiến sẽ in những tập kế tiếp vào những năm tiếp theo. Trên phương diện phân chia bố cục của tác phẩm, do tính đặc thù của câu hỏi nên nội dung của tác phẩm sẽ không đi theo trình tự chương, mục như một tác phẩm khảo luận Phật học thông thường mà phần lớn xoay quanh những nghi vấn do người hỏi đặt ra. Ở đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc nên chúng tôi giữ nguyên văn nội dung câu hỏi và đã khái quát nội dung bằng một tiêu đề. “Bách vấn” trong một chừng mực nào đó - còn mang một ý nghĩa phong phú về chủ đề, thể loại.

Lẽ tất nhiên, do nội dung dàn trải quá rộng và mặt khác là do yêu cầu bức thiết của nghi vấn nên lắm khi, chúng tôi không thể đi sâu để lý giải một cách rốt ráo vấn đề mà chỉ trình bày những quan điểm chung, mang tính gợi mở. Đó cũng là lý do có rất nhiều vấn đề đặt ra rất hay, nhưng do khuôn khổ của tờ báo có hạn nên câu trả lời của chúng tôi chưa làm thỏa mãn cho những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu. Tuy nhiên, xét ở phương diện nghiêm túc, khoa học thì sự giải đáp của chúng tôi hoàn toàn căn cứ vào những tài liệu đã được kiểm chứng cũng như kế thừa kinh nghiệm tâm linh của bao thế hệ tiền nhân. Nếu như mở rộng nội dung được đề cập trong tập sách, chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là những cơ sở tiền đề góp phần cho sự ra đời của những đề tài có giá trị trong địa hạt học thuật, nghiên cứu.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của đọc giả gần xa, ngoài nỗ lực của chúng tôi, chư tôn giáo phẩm, các nhà nghiên cứu, pháp lữ đồng học…là những ân nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đã trợ duyên cho chúng tôi hoàn thành trách nhiệm được giao cũng như hoàn thiện tác phẩm này. Nơi đây, xin gởi đến chư vị lời tri ân chân thành của chúng tôi.

Với tất cả những cố gắng hiện có, chúng tôi xem đây là những hoa trái đầu mùa trong bước đường hoàn thiện tri thức. Do đó, chúng tôi rất mong sự chỉ bảo, góp ý của chư tôn đức và bạn đọc gần xa. Chân thành!
Nhóm Biên Soạn

pdf_download_2
Phật Pháp Bách Vấn


 
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2333)
01/04/2023(Xem: 5622)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…