11- Thế giới nội tâm

25/09/20215:53 SA(Xem: 3357)
11- Thế giới nội tâm
.

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong

11) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về thế giới nội tâm

 

Câu 120
 
Sự nguôi ngoai (appeasement) có sẵn từ bên trong mỗi con người của tất cả chúng ta.
 
(tâm thức mình với thời gian có thể làm nhẹ bớt khổ đau, oán hờn,
và cũng có thể làm phai nhạt cả đam mê)
 
Câu 121
 
Chúng ta hàm chứa từ bên trong chính mình cái tốt cũng như cái xấu.
 
Câu 122
 
Không nên để cho thái độ của kẻ khác tàn phá sự an bình trong nội tâm mình.
 
Câu 123
 
Nếu muốn kiến tạo hòa bình cho thế giới
thì trước hết phải tạo ra sự an bình bên trong chính mình.
 
Câu 124
 
Sự bất hạnh luôn phát sinh từ những gì mà mình cảm thấy như là một sự ức chế nào đó
bên trong thân xác mình, bên trong tâm thức mình.
 
(sự bất hạnh phát sinh từ các sự đau đớn trên thân xác
và các sự đè nén hay nhịn nhục bên trong tâm thức)
 
Câu 125
 
Sự an bình trong nội tâm chỉ có thể bị tàn phá bởi các kẻ thù từ bên trong nội tâm.
Đối với hận thù cũng vậy, các kẻ thù bên ngoài hoàn toàn bất lực.
 
(Các kẻ thù có thể tiêu diệt được hận thùtình thương yêu và sự dung thứ,
Tất cả các thứ ấy - từ hận thù, kẻ thù của hận thù, cho đến tình thương yêu, sự dung thứ -
nhất loạt đều là sản phẩm của tâm thức mình)
 
Câu 126
 
Quan tâm đến kẻ khác để quên đi các khó khăn của mình
là cách mang lại cho mình sức mạnh nội tâm, sự tự tin, lòng can đảm
và một cảm tính an bình thật mênh mông.
 
Câu 127
 
Dầu cho vóc dáng bên ngoài của bạn có như thế nào đi nữa,
hoặc người khác nghĩ gì về bạn, thì cũng cứ mặc,
 
điều quan trọng hơn cả là tự mình phải là nhân chứng của chính mình.
Điều đó có nghĩa là thỉnh thoảng phải tự mình xét đoán mình thật nghiêm chỉnh,
từ bên trong tâm thức mình.
 
Câu 128
 
Hạnh phúc và sự thăng bằng nội tâm thật chủ yếu để giúp nhân loại sống còn.
Thiếu các yếu tố đó thì cuộc sống của con cháu chúng ta
sẽ có thể lâm vào cảnh bất hạnh, tuyệt vọng và ngắn ngủi.
Sự tiến bộ vật chất tất nhiên sẽ góp phần mang lại hạnh phúc ở một mức độ nào đó
và một cuộc sống tiện nghi hơn.
Thế nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ.
Nếu muốn đạt được hạnh phúc ở một mức độ sâu xa hơn,
thì chúng ta không thể xem nhẹ việc phát triển nội tâm.
Theo tôi thì ý niệm căn bản về giá trị con người
phải bắt kịp đà phát triển ngày nay trong lãnh vực vật chất.
 
(Trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle, id)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.