Kamma – Nghiệp, Đấng Tạo Hóa Thật Sự

02/12/20212:19 CH(Xem: 6192)
Kamma – Nghiệp, Đấng Tạo Hóa Thật Sự
KAMMA – NGHIỆP, ĐẤNG TẠO HÓA THẬT SỰ 
(Kamma, The Real Creator)
Biên soạn: Dr. Mehm Tin Mon
(Giáo sư Mahā Saddhamma Jotikadhaja, 
International Theravāda Buddhist Missionary University)
  NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ĐẤNG CHÁNH TỰ GIÁC
Kamma-nghiệp, đấng tạo hóa thật sự (3)PDF icon (4)Kamma-nghiệp, đấng tạo hóa thật sự

Lời tựa

1. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là chi?

Lời Phật dạy thật tuyệt diệu. Chúng ta cần phải tri ân Ngài với sự chân thành nhất vì sự trình bày chi tiết những sự thật tự nhiên mà các nhà triết học, các nhà tâm lý học và các nhà khoa học không được biết.

Pháp quan trọng nhất trong cuộc sống là tâm. Tâm thống trị cả thế gian. Tâm làm chủ tất cả những ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Vì vậy, nó làm chủ cả thế gian.

Nếu chúng ta có thể làm chủ chỉ một pháp, đó là tâm của chúng ta, chúng ta sẽ có được hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc cõi trờihạnh phúc cao thượng Níp-bàn.

Các nhà tâm lý học cũng công nhận rằng tâm có mãnh lực vô hạn và nó có thể thực hiện bất cứ điều gì. Chúng ta có thể thấy từ sự tiến bộ nhanh chóng, to lớn trong khoa học và công nghệ mà khả năng của tâm sáng tạo những thứ đáng thán phục là vô hạn. Nhưng các nhà tâm lý học không hiểu tâm thật sự là gì.

Các nhà khoa học có thể nghiên cứu tỉ mỉ các hiện tượng vật lý liên quan đến vật chấtnăng lượngdựa trên các định luật vật lý mà họ đã khám phá, họ đang sáng tạo và tạo ra nhiều máy móc tuyệt vời và các hàng hóa xa xỉ. Họ đã đưa nhiều phi thuyền đi nghiên cứu các hành tinh và đã lập một trạm không gian để nghiên cứu không gian. Nhưng họ chưa nghiên cứu tâm và cho đến bây giờ họ không thể lập nên một thiết bị để khám phá tâm. Cho nên, các nhà khoa học chỉ có thể gây ra các tiến trình sắc pháp, nhưng tiến trình danh pháp thì không.

Chỉ có Phật chánh tự giác biết tâm chính xác ở mọi khía cạnh.

 

2. Một số vấn đề quan trọng của cuộc sống.

Tại sao con người khổ vì ưu não, ưu uất (domanassa)? Tại sao họ lo lắng về nhiều điều? Tại sao họ rất thường xuyên đau buồn và khóc? Tại sao họ thường xuyên chán ngán, thất vọng và tâm phiền muộn? Tại sao họ tức giận, bối rốixấu xa, độc ác? Tại sao họ khổ do tâm căng thẳng và khẩn trương, rối loạn và thân ốm đau? Tại sao con người cố lừa bịp con người, hành hạ gây đau đớn cho con người và giết con người? Tại sao họ bắt đầu tiến hành những cuộc chiến tranh gây ra nhiều sự tiêu tan, sự chết? Tại sao thế gian không ở trong tình trạng thân ái hay hòa thuận? Tại sao con người thích dục lạc và nuông chiều sự được hưởng những khoái vị của các quyền (indriya) quá nhiều? Có tính cốt lõi nào trong dục lạc hay chăng? Làm sao chúng ta biết rằng có khổ địa ngục phía sau dục lạc?

Chúng ta có sự sống trước kiếp sống hiện tại hay chăng? Khi chúng ta tử, chúng ta sẽ được sanh trở lại phải chăng? Ai sáng tạo các loại sự sống khác nhau? Tại sao con người khác nhau về của cải, sức khỏe, diện mạo, phong thái, tướng mạo, khả năng hiểu biết, số phận và vận mệnh? Thượng đế có quyền hành làm chủ số phận và vận mệnh của con người hay chăng? Chúng ta không thể có quyền tạo ra số phận và vận mệnh như chúng ta thích hay chăng? Điều gì quan trọng nhất để làm trong đời sống hiện tại? Chúng ta cần phải làm gì để hưởng sự thành cônghạnh phúc hết kiếp này đến kiếp khác?

Có một số vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Leo Tolstoy, 1829-1910, nhà văn và nhà triết học tôn giáo Nga nổi tiếng, người đã thắng giải thưởng Nobel với tiểu thuyết hay “War and Peace” (Chiến tranh và Hòa bình) đã xem xét qua nhiều tiểu thuyết lớn nhất đã từng viết, đã cân nhắc một số vấn đề: “Làm sao cuộc sống hiện tại hình thành? Tại sao tôi vẫn còn tồn tại? Tôi sẽ được tái tục lần nữa sau khi tử hay chăng? Tôi sẽ trở thành loại sự sống gì? Các câu hỏi này nhất định rất quan trọng. Vì tôi không thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi cảm thấy rằng nơi tôi đang đứng bị đổ sập”.

Nhiều nhà triết học hàng đầu đã xem xét về những vấn đề sâu sắc và vi tế này. Nhưng họ không thể đưa ra những câu trả lời phải lẽ.

 

3. Ai có thể trả lời những câu hỏi về đời sống này?

Đức Phật thật sự là bậc toàn tri, Ngài biết tất cả các pháp trên thế gian. Ngài đã đưa ra những câu trả lời phải lẽ thỏa đáng cho tất cả những câu hỏi này từ thời nhà triết học Hy Lạp cổ xưa, Thales, 624-550 trước Công nguyên, xem như người cha của triết học Tây phương. Ông đã đưa ra câu trả lời ở đâu?

Đức Phật đã đưa ra câu trả lời đầy đủ cho tất cả các vấn đề của thế giancõi trời Tāvatimsā trong đại kỷ nguyên 110 (578 trước Công nguyên) khi Ngài trình bày chi tiết bài thuyết về Abhidhamma. Ngài cũng hướng dẫn cho Tôn giả Sāriputta, thượng thủ Thinh văn bên phải của Ngài, người đứng đầu về trí, về Vô tỷ pháp (Adhidhamma) để cùng lúc người sau có thể giải thích dẫn giải bài thuyết về Abhidhamma trong cõi nhân loại. Bài thuyết Abhidhamma đã giải thích trong cõi nhân loại trở thành tạng Vô tỷ pháp (Abhidhamma piṭaka). Nếu một người có thể học và hiểu hoàn toàn thấu đáo ngay cả Vô tỷ pháp Tập yếu (Abhidhammattha saṅgaha), đó là, Toát yếu Vô tỷ pháp của đức Phật (Buddha Abhidhamma), thì sẽ biết những câu trả lời đúng cho tất cả các vấn đề của đời sống.

Tại sao đức Phật (Buddha) đưa ra những câu trả lời phải lẽ? Lý do là Ngài có thể thấu rõ các nguyên lý tự nhiên làm chủ điều khiển vạn vật trong thế gian và tất cả thực tính siêu lý, ấy là tâm, sở hữu tâm, và các dạng sắc siêu lý làm thành thân và tâm. Ngài có thể biết chính xácrõ ràng tất cả các hiện tượng thuộc tâm-vật lý, là chư pháp quả của sự tương tác giữa các danh pháp siêu lý và các sắc pháp siêu lý ở quá khứ, hiện tạivị lai. Chỉ với điều kiện là người có thể hiểu một cách sâu sắc chi ly, cặn kẽ, một nhãn quan rộng về hiện tượng tâm-vật lý gắn liền với ba thời, Ngài có thể giải thích các vấn đề của đời sống sâu sắc và vi tế. Đức Phật (Buddha) không chỉ đưa ra lý thuyết cơ bản mà cả những hướng dẫn thực hành thiết thực trong 45 năm sẽ đưa đến sự dứt tất cả khổ và thấy rõ sự an vui Níp-bàn vô song ngay trong kiếp sống này là sự an vui và vắng lặng, bất diệt.

“Con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, vượt khỏi sầu (soka) và khóc (parideva), dứt khổ (dukkha) và ưu (domanassa), nhập vào chánh đạo, và thấy rõ Níp-bàn là nhóm 8 Thánh đạo hay nhóm 3 học (sikkhā) về giới, định và tuệ. (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

MỤC LỤC
Lời tựa 
I. Sự Sống Có Nghĩa Là Chi? 
1. Sự sống có nghĩa là chi? 
2. Các loại sự sống khác nhau. 
3. Ai tạo ra những chúng sanh khác nhau? 
4. Các khám phá của khoa học  . 
Các bé thụ tinh nhân tạo 
Dòng vô tính của con người 
II. Vấn Đề Nan Giải Của Cuộc Sống Sâu XaVi Tế 
1. Cuộc sống có thể đến từ vật chất hay chăng? 
2. Theo học thuyết Gene 
3. Các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống vị lai 
III. Bằng Chứng Về Các Kiếp Sống Quá Khứ 
1. Những người nhớ các kiếp sống quá khứ của họ 
2. Những đứa bé kỳ diệu tồn tại khắp thế gian  . 
3. Nhớ các kiếp sống quá khứ bằng cách quay ngược thời kỳ thông 
qua sự thôi miên
4. Biết các kiếp sống quá khứ qua thắng trí 
5. Biết các kiếp sống quá khứ bằng thiền tuệ
IV. Những Bằng Chứng Cho Các Kiếp Sống Vị Lai
1. Các bằng chứng từ Tam tạng Phật giáo
2. Sự nghiên cứu của tôn giả Mahā Moggallāna. 
3. Tiếp xúc với những người đã chết qua trung gian thần thông
4. Tiếp xúc trực tiếp với những người đã chết. 
5. Biết các kiếp sống vị lai bằng thiên nhãn và thắng trí khác. 
V. Ai Là Đấng Tạo Hóa Thật Sự?. 
1. Tác nhân mạnh mẽ nhất. 
2. Quan điểm của các nhà tâm lý học
3. Tâm là não phải chăng?. 
4. Ai là đấng tạo hóa thật sự..
VI. Kamma – Nghiệp Là Chi.  
1. Nghiệp là chi? 
2. Nghiệp sanh ra sao? 
3. Sự so sánh về voi chúa Saddan. 
4. Hai loại nghiệp – Nghiệp đồng sanh và nghiệp dị thời..
5. Ba loại nghiệp môn (kamma dvāra)..
6. Mười nghiệp đạo bất thiện (akusalakammapatha). 
7. Mười nghiệp đạo thiện (kusalakammapatha). 
8. Mười Phúc Hành Tông (puññakriya vatthu).
9. Nghiệp tồn tại ở đâu?..
10. Nghiệp trợ cho những kiếp sống mới sinh khởi ra sao? 
VII. Kamma – Nghiệp Cho Quả Ra Sao? .
1. Thói quen xem xét những quả tức thì. 
2. Hai loại quả trong mỗi hành vi..
3. Cách nghiệp dị thời sanh quả. 
4. Việc quả sanh gấp tỷ lần. 
5. Tại sao con người không giống nhau.
6. Danh và sắc bị trợ tạo bởi nghiệp.
VIII. Các Loại Nghiệp (Kamma) Khác Nhau. 
1. Bốn nhóm nghiệp gồm có bốn loại nghiệp ở mỗi nhóm. 
2. Bốn loại nghiệp nói theo phận sự.
(i) Janaka kamma - nghiệp sản sanh (sanh nghiệp).
(ii) Upatthambhaka kamma - nghiệp hộ trợ (trợ nghiệp).
(iii) Upapīḷaka kamma - nghiệp ngăn trở (chướng nghiệp).
(iv) Upaghātaka kamma - nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp).
3. Bốn loại nghiệp nói theo cấp độ ưu tiên sanh quả..
(i) Garuka kamma = trọng nghiệp.
(ii) Āsanna kamma = cận tử nghiệp.
(iii) Āciṇṇa kamma = thường nghiệp.
(iv) Kaṭattā kamma = bất định nghiệp..
4. Bốn loại nghiệp nói theo thời gian sanh quả. 
(i) Diṭṭhadhammavedaniya kamma = hiện báo nghiệp
(ii) Upapajjavedaniya kamma = sanh báo nghiệp.
(iii) Aparāpariyavedaniya kamma = hậu báo nghiệp..
(iv) Ahosi kamma = vô hiệu nghiệp
5. Bốn loại nghiệp nói theo nơi sanh quả.
(i) Akusalakamma = nghiệp bất thiện..
(ii) Kāmāvacarakusala kamma = nghiệp thiện dục giới.
(iii) Rūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện sắc giới.
(iv) Arūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện vô sắc giới
IX. Tâm Là Đấng Tạo Hóa Thật Sự
1. Tâm là đấng toàn năng thật sự. 
2. Các đặc tính đáng ngạc nhiên của thần thông.
3. Cách nghiệp bất thiện sanh quả
4. Nghiệp thiện hai nhân và nghiệp thiện ba nhân.
5. Nghiệp bậc thấp và nghiệp bậc cao. 
6. Ba hạng người nhân loại
7. Sự khác nhau của phạm thiên sắc (rūpa brahmā).
8. Những phạm thiên vô sắc chỉ có những thực tính danh pháp.
X. Tử Và Tái Tục.
1. Tại sao chúng sanh sống.
2. Tại sao chúng sanh có sự sống phải tử. 
3. Những cảnh, hay tướng xuất hiện ngay trước lúc tử ra sao? 
4. Sự sống mới xảy ra sau khi tử ra sao..
5. Người trong kiếp sống mới cũng giống như người trong kiếp 
sống hiện tại phải chăng? .
6. Bằng chứng xác minh chỉ một dòng danh pháp
XI. Quyền Tự Do Tạo Ra Số Phận Và Vận Mệnh Của Một Người.
1. Học thuyết về nghiệp công bằngtự do.
2. Ba loại tà kiến, thấy sai..
3. Người cần phải tin vào chính mình.
4. Con đường đến sự thành côngthuận lợi
5. Cặp đôi nhận sự thất bại lớn vì thiếu trí và tinh tấn.
6. Ai đạt đến đỉnh bằng nghiệp tốt, trí và tinh cần hiện tại
7. Những cơ hội cho nghiệp tốt và những nghiệp xấu sanh quả
8. Bạn sẽ bị khốn khổ nếu bạn kết giao với người có nghiệp xấu.
9. Bạn sẽ thuận lợi nếu bạn kết giao với người có nghiệp tốt.
XII. Định Luật Về Nghiệp Rất Sâu Sắc Và Vi Tế
1. Những thực tính danh pháp sâu sắc và vi tế
2. Nārada Jātaka minh họa làm sao những nghiệp lạ sanh quả.
3. Tại sao một số người thành công, phát đạt bằng những việc làm 
xấu và một số nghèo túng, đáng thương mặc dù làm việc tốt
4. Để được giàu sangthành công trong mỗi kiếp sống..
5. Hãy cùng nhau bơi qua vòng luân hồi cho đến khi chúng ta tới bờ an toàn..




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190834)
01/04/2012(Xem: 36436)
08/11/2018(Xem: 15112)
08/02/2015(Xem: 54257)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :