ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT
CỦA “CON ĐƯỜNG BỒ-TÁT” CỦA TỊCH THIÊN.
(1) Giới thiệu Hai Sự Thật Thành Lập Thật-Tại
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (2021)
Bản dịch Anh: The Dalai Lama. Transcendent Wisdom. Translated by B. Alan Wallace. Snow Lion Publication (1988, 1994, 2009)
Giới thiệu bản dịch Việt
Đức Đạt Lạt Ma giảng – “Giải thích chương Trí tuệ siêu việt của Con đường Bồ tát (Bodhicaryavatara) của Tịch Thiên”, năm 1979 tại Rikon, Thụy sĩ. Ba bản in, “The Dalai Lama. Transcendent Wisdom”, translated, edited and annotated by B. Alan Wallace. Snow Lion Publications (1988, 1994, 2009) vẫn là bản dịch Anh (1988) của bài giảng này.
Ngài Nguyệt Xứng (590-675), năm 620 giáo sư Trung Quán tại Đại Học Nalanda; năm 650 Viện Trưởng Đại Học Nalanda. Ngài Huyền Trang chiêm bái và tu học tại Ấn Độ (629-645), tới Nalanda 631, rời Nalanda 643. Ngài Nghĩa Tịnh đến thăm Ấn Độ (671-689) ghi bút ký Nalanda có 3000 tăng sĩ và cư sĩ theo học.
Ngài Santideva (Tịch Thiên) viết “Bodhicaryavatara” vào thế kỷ VIII, tại Đại Học Nalanda. Tại Ấn Độ có khoảng 100 bản giải thích tác phẩm này; và chỉ có 8 bản được dịch sang Tạng ngữ. Quân Hồi Giáo cướp phá Đại Học Nalanda- Đại Học Vikramasila (c.1250-1300). Năm 1305, “Bodhicaryavatara” được Coiji dịch sang tiếng Mông Cổ lần đầu tiên từ bản dịch Tạng ngữ.
Ngài Prajnakaramati viết Panjika (bằng Sanskrit) là bản Giải thích Bodhicaryavatara , viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười. Các thủ bản của Bodhicaryavatara cũng hiện diện trong thư viện ẩn dấu Đôn Hoàng kiến lập vào khoảng năm 1000 CE và được phát hiện năm 1906-1908.
“Bodhicaryavatara” có bản dịch Anh: “A Guide to the Bodhisattva Way of Life by Santideva”, translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace (1997), và bản dịch Việt: “Tịch Thiên. Con đường bồ tát” (2014), do Đặng Hữu Phúc dịch từ bản dịch Anh này, độc giả có thể đọc trên Thư Viện Hoa Sen theo các link:
Chương 9 Trí tuệ siêu việt (Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc)
https://thuvienhoasen.org/a19257/con-duong-bo-tat-chuong-9-tri-tue-sieu-viet
-----------------------------
Bodhicaryavatara translated by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace (1997)
https://thuvienhoasen.org/images/file/EUaZhZ1G0QgQANVp/shantideva-bodhicaryavatara-wallace.pdf
----------------------------
Bodhicaryavatara (1995) translated by Kate Crosby & Andrew Skilton (pdf 241pp)
Như vậy, 167 kệ tụng trong “Transcendent Wisdom” (1988, 1994, 2009) là bản dịch cũ (1988) của B. Alan Wallace. Người dịch bản Việt nay căn cứ vào bản giải thích trên đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cộng với bản dịch - Con đường Bồ Tát – Chương Trí Tuệ, dịch năm 2014, để hoàn thành một bản dịch mới (2021) cho Chương Trí Tuệ gồm 167 kệ tụng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng Chương Trí tuệ siêu việt này nhiều lần. Năm 1993 ngài giảng tại Lavaur, Pháp, và bài giảng đã được xuất bản: “The Dalai Lama. Practicing Wisdom”, translated and edited by Thupten Jinpa. Wisdom Publications 2005. Bản này có một bản dịch Việt của Đặng Hữu Phúc trên Thư viện Hoa Sen - “Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tu tập trí tuệ siêu việt theo Con đường Bồ tát của Tịch Thiên”. Độc giả có thể đọc bản dịch Việt này theo link:
https://thuvienhoasen.org/p21a16786/1-loi-mo-dau.
*
Đặng Hữu Phúc,
November 2021 -- Sydney, Australia
phucdang143@hotmail.com.au
** Bản dịch Việt - Sydney 2021
Tưởng niệm ân đức bao la của Bố Mẹ,
Ông Đặng Hữu Hồng, Tỉnh Trưởng Quảng Đức tử trận 10 am 22/10/1965 tại Quảng Đức ,và Bà Bùi Thị Lan từ trần buổi sáng 17/ 05/1988 tại Sài Gòn.
và thân tặng An Ngọc Kim Loan (Đằng An, Nguyên An) – Hoa Kỳ,
Để nhớ đến điện tín An Ngọc Kim Loan (Đằng An) từ Sài Gòn
gửi phân ưu tới Đặng Hữu Phúc, Sydney, ký tên Đằng An, cộng với Nguyễn Thị Mộng Lan. 88-05-18 Telegram CUNGVOIANH TUONGNIEM ANDUCBAOLA CUABOME HAYCANDAM GIUGINSUCKHOE THUONGNHIEU DANGANLAN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nội dung Chương Trí Tuệ của Con Đường Bồ Tát của Tịch Thiên
*ghi từ bản dịch của B.A. Wallace (1988,1994, 2009 )
*Khai từ: Vị trí của Trí Tuệ trong tu tập tâm linh
PHẦN I: Các phương pháp cần thiết để đào luyện trí tuệ
1. Giới thiệu hai sự thật thành lập thật tại (vv. 1-14)
Sự phân loại hai sự thật
Những kẻ xác định hai sự thật
Các hoài nghi về sự chẳng có tồn tại tự hữu
2. Phê bình quan điểm Duy Thức (vv. 15-29)
3. Tính cần thiết của đạo lộ Trung Quán (vv. 30-56)
Tính cần thiết của thật chứng tính không
PHẦN II: Vô ngã
4. Vô ngã của các cá nhân (vv. 57- 77)
Luận bác về cái “Tôi” tự hữu
Luận bác lý thuyết phái Số Luận về ngã
Luận bác lý thuyết phái Nyaya về ngã
Chứng minh sự sai lầm của các biện luận chống vô ngã
5. Vô ngã của các hiện tượng (vv. 78-110)
Bốn pháp quán chánh niệm
Chánh niệm về thân
Chánh niệm về thọ
Chánh niệm về tâm
Chánh niệm về pháp
Luận bác các phản đối
PHẦN III: Luận bác về tồn tại thực hữu (vv. 111- 167)
6. Luận bác các khái niệm tồn tại thực hữu của các học phái khác (vv. 111-115)
7. Các bằng chứng về sự chẳng có tồn tại thực hữu (vv. 116 – 150)
*Biện luận “Các phiến mỏng kim cương”
*Biện luận tùy thuộc tương liên
*Biện luận về sinh và diệt của các thực thể và các phi thực thể
8. Khuyến khích nỗ lực thật chứng tính không (vv. 151-167)
--------------------------------------------------------
Nội dung chương Trí Tuệ - ghi từ bản dịch “Santideva. The Bodhicaryavatara”, translated by Kate Crosby and Andrew Skilton (1997)
Giới thiệu chủ đề: Trí Tuệ (v.1)
Tồn tại gồm hai phương diện của sự thật / thật tại (vv.2-8)
Luận bác quan điểm Tiểu Thừa (phi Đại Thừa) về tiến trình tạo phúc đức (vv.9-10)
Luận bác về Duy Thức (vv.11-34)
Luận bác về nhà Tiểu Thừa (vv.35-56)
Luận bác về một thực thể “Tôi” (vv.57-87):
* trên căn bản phân tích, được nhà Tiểu Thừa chấp thuận, về thân trong răng, tóc, máu, v.v...(vv.57-59)
* chống lại lý thuyết phái Số Luận về một Tự Ngã biểu trưng bởi thức (vv. 60-67)
* chống lại định nghĩa của phái Nyaya về Tự Ngã (thường kiến ngã) (vv. 68-69)
* về các hệ quả của hành vi thiện ác trong trường hợp chẳng có Tự Ngã (vv. 70-71)
* trong vai trò tâm (vv. 73-74)
* về vấn đề thực hành đại bi (vv. 75-76)
* bằng cách phân tích từ thân đi xuống tới mức nguyên tử (vi trần) cũng được phân tích (vv.77-87)
Luận bác về một thực thể “cảm thọ” (vv. 88-101)
Luận bác về một thực thể “tâm” (vv. 102-105a)
Kết luận rằng chẳng có các thực thể tồn tại thực hữu (v. 105b)
Bản chất của tồn tại của hai sự thật (vv. 106 –111a)
Tính bất khả hữu của sự thiết lập nhân quả hoặc vô nhân quả (vv.111b -149)
*giữa thức và đối tượng của thức (vv. 111b -115)
*bao gồm tính bất khả hữu của tồn tại mà không có các nguyên nhân (vv. 116-117)
*của Thượng Đế (118-125)
*của các vi trần / nguyên tử (v. 126a)
*của các lý thuyết phái Số luận về ba đức (three constituents of primal matter): lạc, ưu và ám và hệ quả hiện diện trong nguyên nhân (vv. 126b -137)
* được kết luận và được chấp thuận là bằng chứng về tính không (vv. 138-149)
Sự liên quan tâm linh đến từ tính không đã được an lập (vv. 150-153)
Quyết định rằng tất cả các hữu tình nên lý hội thông hiểu tính không (vv.154b)
Các sợ hãi khủng khiếp trong thời gian luân hồi, kết quả của không thật chứng tính không (154b-165)
Quyết định giúp tất cả các hữu tình ý thức đến sự lý hội thông hiểu tính không (vv. 166-167)
-------------------------------------------------------------------------------
Giải thích Chương Trí tuệ siêu việt của “Con đường Bồ-tát” của Tịch Thiên
KHAI TỪ- Vị trí của Trí tuệ trong tu tập tâm linh
1. Đức Phật đã giảng toàn thể hệ thống chuẩn bị này để phục vụ trí tuệ. Do thế, với mong muốn ngăn ngừa đau khổ, bạn nên tăng trưởng trí tuệ.
“Toàn bộ hệ thống chuẩn bị này” quy chiếu về các tu tập năm toàn hảo - bố thí, đức hạnh, an nhẫn, tinh tấn, thiền định; hoặc có thể quy chiếu về thiền chỉ và thiền quán. Tất cả các tu tập này được Phật Thich Ca Mâu Ni giảng dạy để đào luyện trí tuệ siêu việt. Để sự thật chứng về tính không sinh khởi trong tâm, bạn cũng không cần phải tu tập các toàn hảo khác. Theo quan điểm của ngài Tịch Thiên, tác giả bản văn này, “Bodhicaryavatara” (Con đường Bồ Tát), và của ngài Nguyệt Xứng và ngài Phật Hộ, thì các vị Thanh Văn và các vị Độc giác đều vượt qua các chướng ngại tâm linh trên các đạo lộ tương ứng của họ - Kiến Đạo và Tu Đạo - với sự trợ giúp của tri kiến tính không. Xét như vậy, để đào luyện tri kiến tính không, tu tập bố thí toàn hảo, v.v..., hoặc diệt hoàn toàn các phiền não không phải là điều chính yếu.
Bản chất của trí tuệ là gì? Tri kiến tính không là hệ quả từ sự hội nhập thiền chỉ (samatha; meditative quiescence) và thiền quán (vipasyana; insight) tác động như thuốc giải cho các sở tri chướng (cognitive obscurations); và với tri kiến tính không bạn trải nghiệm cách thế vi tế của tồn tại của các thực thể. Nó là một trí tuệ sinh khởi từ thiền định. Nhưng trí tuệ từ thiền định này một mình thì không đủ sức vượt thoát các sở tri chướng. Nếu nó không được kết hợp với với một kho công đức lớn, trí tuệ đó không thể là thuốc giải cho các sở tri chướng. Các ngăn trở chánh cho sự thành tựu toàn giác là các sở tri chướng. Trí tuệ siêu việt là thuốc giải trực tiếp của chúng. Để đào luyện trí tuệ siêu việt, hãy tuân theo các chuỗi thứ tự tu tập, và theo cách đó tích lũy các đại công đức. Do thế bản văn nói, “Đức Phật đã giảng toàn bộ hệ thống chuẩn bị này để phục vụ trí tuệ”. Do vậy, bạn mong muốn chấm dứt đau khổ của bạn và của kẻ khác, bạn nên tăng trưởng trí tuệ siêu việt.
Không một giáo pháp nào của Phật mà không là các các phương tiện tốt để giúp cho các hữu tình thành đạt ba cõi tốt lành (abhyudaya; prosperity; ba cõi tốt lành - người, trời, a-tu-la) và toàn hảo xác định (nihsreyasa; toàn hảo xác định: giải thoát, và toàn giác). Toàn hảo xác định quy chiếu sự giải thoát và nhất thiết trí, và để thành tựu trạng thái này, tri kiến tính không là cần thiết. Để trục xuất các phiền não chướng hoặc các sở tri chướng, bạn phải đào luyện tri kiến tính không. Như vậy, toàn bộ yếu tố “phương pháp” của các giáo pháp của Phật không phải chỉ có các toàn hảo (bố thí toàn hảo, v.v...) được trao truyền để phục vụ cho đào luyện trí tuệ. Các Thanh Văn và các Độc Giác cũng phải tăng trưởng trí tuệ bằng yếu tố phương pháp; trí tuệ không thể đạt được nếu không có yếu tố phương pháp. Ở đây, thuật ngữ “phương pháp” không quy chiếu tâm bồ đề hoặc quy chiếu trách nhiệm của bạn đối với an sinh của các kẻ khác. Có rất nhiều công đức, tỉ dụ thiền chỉ được đào luyện với động cơ đến từ nguyện vọng muốn bản thân thoát vòng tái sinh [= Niết Bàn]. Trong con đường này, tu tập Giới Định Tuệ (ba tăng thượng học), các phiền não đều bị diệt hoàn toàn. Tất cả các phương pháp đó đều được giảng dạy để phục vụ cho sự giải thoát.
PHẦN I: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ ĐÀO LUYỆN TRÍ TUỆ
1. Giới thiệu Hai Sự Thật Thành Lập Thật Tại
Sự phân loại hai sự thật
2. Sự thật được công nhận có hai phương diện: thế tục (thường nghiệm) và tối hậu (siêu nghiệm). Thật tại tối hậu thì vượt trên lãnh vực của tưởng. Nhận thức nhị nguyên được gọi là thật tại thế tục.
(tưởng: Skt. samjna; intellect; perceptions, discriminations); tưởng = nhận thức khi tâm đối cảnh; nhận thức phân biệt qua khái niệm ngôn thuyết)
Có nhiều loại trí tuệ liên quan với tính đa thù của các hiện tượng và yếu tính căn bản của thật tại. Chúng ta hiện nay đang quan tâm tới trí tuệ siêu việt mà nó tác dụng như thuốc giải đối với nguyên nhân căn bản của luân hồi (các phiền não và các hành nghiệp về sinh, già, bệnh, chết) – tức là, chấp thủ tồn tại có tính thực hữu (true existence)– và các ấn tượng (Skt. vasana; instincts; tập khí) tạo thành các chấp thủ như thế, và các chấp thủ này là các sở tri chướng (cognitive obscurations). Trí tuệ siêu việt này là tri kiến xác định, và bạn thật chứng tính không bằng tri kiến xác định này; do đó bạn tuệ tri (knows) yếu tính căn bản của thật tại.
Chúng ta cần phải lý hội thông hiểu yếu tính căn bản của sự sai biệt của các hiện tượng. Tỉ dụ chúng ta thường xuyên giao thiệp với một cá nhân có một nhân cách chỉ có chuẩn bề ngoài (true only on the surface), cộng thêm với một nhân cách căn bản khác, chúng ta thấy nhận biết cả hai nhân cách này cũng là quan trọng đối với chúng ta. Để các giao dịch quan liên cá nhân này không bị sai lạc, chúng ta phải biết cả hai phương diện của nhân cách của đương sự. Chỉ biết vẻ bên ngoài đương sự tỏ-ra-như-thế thì không đủ; chúng ta cần biết đến tính nết căn bản và các khả năng của đương sự. Lúc đó chúng ta có thể biết được chúng ta có thể mong đợi cái gì nơi đương sự, và đương sự sẽ không lừa gạt chúng ta.
Một cách tương tự, nhiều loại biến cố trong thế giới không phải là phi-tồn-tại (non-existent); chúng tồn tại thực sự (they do exist). Chúng đều có khả năng trợ giúp hoặc làm tổn thương chúng ta – hai tiêu chuẩn này về tồn tại là đủ (phi-tồn-tại và tồn-tại), không cần thiết phải có thêm tiêu chuẩn nào nữa. Nếu chúng ta không lý hội thông hiểu cách thế căn bản của tồn tại, chúng ta chắc chắn sẽ bị lừa gạt, cũng giống như trong trường hợp cộng tác với một cá nhân mà nhân cách căn bản của đương sự chúng ta không biết.
Các hiện tượng duyên khởi là các hiện tượng biến dịch tùy thuộc vào các nhân duyên và các hiện tượng mà chúng trình hiện trong nhiều cách thức khác nhau do bởi các nhân duyên. Tất cả các giáo pháp về sự thật thế tục (sự thật thường nghiệm), sự thật tối hậu (sự thật siêu nghiệm) chú trọng vào các hiện tượng là chủ thể để biến dịch. Các hiện tượng biến dịch do bởi chúng tùy thuộc vào các biến cố khác. Nếu các biến cố tồn tại một cách độc lập, chúng không thể biến dịch. Bởi vì chúng là tùy thuộc, chúng chẳng có một yếu tính độc lập. Do đó, một sự vật được thấy tốt hoặc xấu, nó tỏ vẻ như có tốt hoặc xấu như là một thuộc tính tinh yếu; nhưng nếu chúng ta điều tra các vấn đề một cách chi tiết hơn, chúng ta thấy rằng nó trên phương diện căn bản là chủ thể để biến dịch. Như vậy, các thực thể có hai bản chất, một là yếu tính tinh yếu, và hai là yếu tính ngoại diện/ phiến diện (Thus, entities have two natures, one essential and the other superficial) (superficial: situated on or near the surface).
Thế giới vật lý xung quanh chúng ta đều vô thường, và các thực thể thuộc loại cá thể (individual entities) đều có các các đặc tướng của chúng. Bởi vì các biến cố hình thành thế giới này tùy thuộc vào các nhân duyên, chúng chẳng có một yếu tính tự hữu độc lập. Sự chẳng có một yếu tính tự hữu độc lập là cách thế đặc trưng yếu tính của tồn tại của các thực thể. (Because the events that make up this world are dependent upon conditions, they lack an independent self-nature. That absence of an independent self-nature is the essential mode of existence of entities). Bởi vì các biến cố có hai cách thế của tồn tại – ngoại diện và yếu tính– thế nên có hai loại nhận thức: một nhận thức xác định cách thế ngoại diện và một nhận thức khác xác định cách thế yếu tính.
Cái gì là cách thế yếu tính của tồn tại? Đó là: chẳng có sự độc lập, và chẳng có sự tồn tại từ bản thân của đối tượng. Sự chẳng có thể tính tự hữu là cách thế tối hậu của tồn tại của một thực thể. Cái tâm mà thấu hiểu được yếu tính tối hậu đó mà yếu tính tối hậu đó trình hiện hòa hợp với thật tại của nó, cái tâm đó nhận biết được thật tại đúng như thật tướng (The absence of intrinsic being is the ultimate mode of existence of an entity. The mind that apprehends that ultimate nature, which appears in accordance with its reality, cognizes reality as it is). Do vậy điều này được gọi là lý hội thông hiểu bản thể học (giác tri bản thể học; ontological understanding). [Điều này tương phản với lý hội thông hiểu luận lý hiện tượng vốn quan tâm đến các biến cố đa thù của thật tại thế tục/ This is contrasted with “phenomenological understanding”, which concerns the manifold events of conventional reality - Chú thích của bản Anh ngữ].
Thật tại / Thật tướng/ Pháp tính đó là rỗng thông chẳng có yếu tính tự hữu (empty) bởi vì nó không có cách thế của tồn tại bị luận bác; và bởi lý do đó, nó được gọi là: “tính không” (That reality is empty because it is devoid of the mode of existence that is be refuted; and for that very reason, it is called “emptiness”). Chẳng có một sự thật nào cao hơn để được chiêm nghiệm. Cái tâm mà thấy thật tại đó, trải nghiệm sự thật, thật tại đúng như thật tướng. Bởi vậy sự thật đó được gọi là “sự thật tối hậu”, cách thế yếu tính của tồn tại. Đối với tất cả các sự thật khác, cách thế trình hiện của chúng và cách thế yếu tính của tồn tại là bất tương hợp. Do vậy, tất cả các sự thật khác, chúng được gọi là dối gạt và ngoại diện / phiến diện. (The mind that sees that reality expriences truth as it is. Thus it is called “ultimate truth”, the essential mode of existence. For all other truths, their mode of appearance and their essential mode are incongruent. Thus they are called deceptive and superficial).
Nay đối với một thực thể đơn biệt chúng ta phải lý hội thông hiểu hai cách thế của tồn tại. Thực thể đó, nó có khả năng làm lợi ích hoặc làm tổn hại, đều có hai cách thế của tồn tại. Chúng ta không nên nghĩ rằng yếu tính căn bản của tồn tại được tìm thấy ở một nơi nào khác. Yếu tính tinh yếu của nó là cách thế tối hậu của tồn tại. Yếu tính ngoại diện và yếu tính tối hậu đều được tìm thấy trong một thực thể đơn biệt, và hai yếu tính này là Hai Sự Thật.
Cái tâm xác định được yếu tính tinh yếu của một đối tượng là một nhận thức phân biệt của tưởng (intelligence) đang điều tra cái tối hậu. Một cái tâm khác là nhận thức phân biệt của tưởng thế tục, tức là nhận thức phiến diện / ngoại diện (conventional intelligence, superficial cognition). Khi bản văn này nói về nhu cầu tăng trưởng trí tuệ, nó quy chiếu cái nhận thức phân biệt của tưởng đang điều tra cái tối hậu. Để thật chứng sự thật tối hậu, bạn cần phân biệt tỏ tường giữa tối hậu và các sự thật ngoại diện/ phiến diện / thế tục (In order to realize ultimate truth, one needs to distinguish between ultimate and superficial truths).
Bản văn này nói về hai đối tượng của trí tuệ (knowledge): sự thật thế tục và sự thật tối hậu. Cả hai đều được nói đến trong kinh sách (Both are to be known). Sự thật tối hậu thì không được xác định trực tiếp bởi một nhận thức nhị nguyên. Khi bạn trực tiếp thấu hiểu yếu tính tối hậu của một thực thể, các trình hiện nhị nguyên đều biến mất. Như vậy, cái tối hậu siêu việt nhận thức nhị nguyên. Nhận thức nhị nguyên (dualistic awareness) thì bị nhơ nhuốm bởi vô minh, và bởi thế cái tối hậu không thể xuất hiện trước nó.
Thật là vô lý khi nói rằng cái tối hậu không thể được xác định bởi bất kỳ một loại nhận thức nào cả. Khi bản văn nói rằng “Thật tại không là một đối tượng của nhận thức phân biệt của tưởng” , thì nhận thức phân biệt của tưởng đó chỉ quy chiếu tới nhận thức nhị nguyên mà thôi (that intellect refers to dualistic awareness only). Nhóm từ ngữ thứ nhất, “Thật tại không là một đối tượng của tưởng” hàm ý một đặc tướng của sự thật tối hậu; và nhóm từ ngữ thứ nhì “nhận thức nhị nguyên được gọi là thật tại thế tục” – hàm ý một đặc tướng của sự thật thế tục. Các đối tượng của nhận thức nhị nguyên đều là các sự thật thế tục / các sự thật thường nghiệm (The objects of dualistic awareness are conventional truths).
Những kẻ xác định hai sự thật
3. Quan tâm tới sự thật có hai loại cá nhân: thiền giả có chánh định và người bình thường. Quan điểm về thật tại của thiền giả có chánh định xác thực hơn quan điểm của người bình thường.
Có hai loại cá nhân – thiền giả có chánh định và người bình thường – nghĩa là những người tham gia trong cuộc điều tra triết học, và những người không tham gia (điều tra triết học = điều tra sự thật). Trong nhóm thiền giả có các điều tra triết học cao cấp hoặc trung cấp. Những vị xác định tánh vô ngã của các hiện tượng đều là những vị ở trình độ cao; và những vị phủ nhận tánh vô ngã của các hiện tượng đều là những vị ở trình độ thấp hơn. Trong nhóm các vị trình độ cao, có các nhà Duy Thức chủ trương thật tại có yếu tính tự hữu (the Idealists, who advocate intrinsic reality), và trình độ cao nhất là các nhà Trung Quán.
Bản văn này nói rằng, các người bình thường không tham dự vào điều tra triết học, nên cách thức họ nhìn và miêu tả thế giới [tỉ dụ, tham dự sự việc trong niềm tin tự ngã cá nhân] thì được xem là không có giá trị xác thực do bởi trải nghiệm của các vị tham gia vào các cuộc điều tra triết học. Cũng thế, trải nghiệm của các vị tham dự các điều tra triết học mức độ cao hơn làm cho các cuộc điều tra triết học mức độ đơn sơ thành ra không có giá trị.
4. Thiền giả có chánh định bậc cao chứng tỏ tuệ quán của thiền giả có chánh định bậc thấp không có giá trị xác thực, bằng các phương pháp hữu hiệu của các sự tương tợ (huyễn tượng, ảo ảnh sóng nắng, phản chiếu của thành càn thát bà,…) mà cả hai bên chấp thuận (là chẳng có yếu tính tự hữu), bất kỳ họ mục đích chứng minh gì.
Như đã nói trên, các quan điểm của các thiền giả có chánh định bị chứng tỏ không có giá trị xác thực bởi các quan điểm của các thiền giả có chánh định ở những trình độ cao hơn về điều tra triết học. Những quan điểm này bị xem là không có giá trị xác thực do bởi lý luận. Nói rõ hơn, các nhà Trung Quán cũng có hai vị trí: Nhà Trung Quán Tự Trị (Svatantrika; Independents), và Nhà Trung Quán Hệ Quả (Prasangika; Critics). Và trong các nhà Trung Quán Hệ Quả cũng có các trình độ khác biệt về tuệ quán tuy có cùng tập hợp các tiền đề (postulates). Đối với một thật tại đơn biệt của tính không, chúng ta có các cách thức khác nhau để trải nghiệm nó: một trải nghiệm mà nó bị ngăn che với sở tri chướng, và một thì thì không bị [tỉ dụ trên Kiến Đạo]. Và cũng có các sự phân biệt minh bạch chiểu theo sở tri chướng mà các tuệ quán theo thứ tự có khả năng trục xuất. Trong mỗi trường hợp, tuệ quán cao hơn có khả năng vượt trên tuệ quán thấp hơn.
Nếu các quan điểm đơn sơ hơn bị làm vô hiệu về phương diện lý luận bởi các quan điểm cao hơn, thì để công nhận sự luận bác một quan điểm của một cá nhân, phải có một căn bản chung cho sự tranh luận. Ở đây tác giả nói về các tương tợ mà chúng đều được các thiền giả có chánh định và các người bình thường chấp thuận. Tỉ dụ, các chiêm bao và các ảo tưởng/ ảo giác – dreams and hallucinations.. Khi mọi người trong phát biểu chung nói rằng một trải nghiệm nhất định thì tương tợ một chiêm bao, điều đó ngụ ý rằng chiêm bao đó thực sự có xảy ra, nhưng chúng băn khoăn rằng nó là thật (real) hoặc là ngoại diện thật (true).
Nếu kết quả của cuộc điều tra cẩn thận, các cách thế khác biệt của tồn tại được phân biệt rõ ràng (tối hậu, thế tục), phải chăng các hoạt động tâm linh khi nhìn từ vô ngã, bố thí là vô ích (vì không có kẻ cho, kẻ nhận)? Không phải thế đâu, các phương pháp tu tập tâm linh theo cách như thế được chấp thuận để giúp tăng trưởng tâm linh với các khảo sát cẩn thận. Bất kỳ cái gì trình hiện trước mọi người đều được chấp thuận trên phương diện thế tục (thường nghiệm) và bạn tu tập trên căn bản đó (tỉ dụ bố thí hữu ích, có kẻ cho, kẻ nhận).
5. Các người bình thường nhìn thấy và nghĩ tưởng các sự-sự vật-vật đều là thật, và không là huyễn. Về phương diện này có sự bất đồng giữa các thiền giả có chánh định và các người bình thường.
Nếu các thiền giả có chánh định và các người bình thường có thể đồng ý về một căn bản chung của tranh luận, vậy họ không đồng ý về cái gì ? Khi các giáo pháp tâm linh được giảng dạy, tất nhiên có các diễn dịch khác nhau trên nhiều trình độ tùy theo tuệ quán vi tế và sâu sắc của các thính giả. Tỉ dụ, các nhà Thực Tại Luận (Realists) khẳng định sự tồn tại thực hữu của tâm và thân; trong khi đó các nhà Trung Quán khẳng định thân và tâm chẳng có tồn tại thực hữu: ngay cả dẫu cho chúng trình hiện như là chuẩn mực thật về ngoại diện (true), chúng cũng không tồn tại theo phong cách như thế, nhưng chúng đều tương tợ các huyễn tượng. Như vậy trên căn bản của một giáo pháp, các diễn dịch khác nhau đã được hình thành. Sự bất đồng giữa các thiền giả có chánh định và các người bình thường sinh khởi từ phong cách này.
Các hoài nghi đối với sự chẳng có tồn tại tự hữu
6. Nói chính xác, các đối tượng của nhận thức trực tiếp, tỉ dụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều được an lập do sự đồng ý chung, không phải do nhận thức xác thực. Sự đồng ý chung đó là lầm lẫn, tỉ dụ khi thỏa thuận chung rằng các sự-vật thanh tịnh là không thanh tịnh.
Hoài nghi: Nếu nói nghĩ về sắc, v.v...là thật, đó là một lầm lẫn, nhưng chúng ta nhận thức chúng một cách xác thực, làm thế nào mà có thể lầm được? Có cần thêm tiêu chuẩn nào cao hơn nhận thức xác thực để an lập tồn tại thực hữu của các thực thể?
Trả lời: Các thực thể như thế đều thực sự được nhận thức một cách xác thực. Tuy nhiên khi chúng ta nói “nhận thức xác thực”, hàm ý tính không sai lầm. Nó là một nhận thức không lừa dối về trình hiện của một đối tượng hữu tướng (self-defining object). Các nhà Thực Hữu – những kẻ khẳng định tồn tại thực hữu –trong tâm đều nghĩ đều nghĩ đến điều này khi nói về nhận thức xác thực. Họ tin rằng các hiện tượng trình hiện đúng như nó tồn tại, và chúng đều trình hiện là tồn tại thực hữu. Và họ gọi một nhận thức là không dối gạt khi xem trình hiện đó “xác thực”.
Nay trong bản văn Trung quán này, mỗi khi phủ định rằng có bất kỳ sự vật nào là tồn tại tự hữu theo sự thật thế tục, thì phủ định này được công nhận là nhận thức không sai lầm.
Nhận thức cho rằng tồn tại có yếu tính tự hữu được gọi là có tính đánh lừa, khi nói về trình hiện của các hiện tượng như là tồn tại có yếu tính tự hữu. Các nhà Trung Quán Hệ Quả, những người chủ trương quan điểm này, không chấp nhận các nhận thức về trình hiện tồn tại có yếu tính tự hữu là nhận thức xác thực. Tuy vậy họ vẫn để cho một nhận thức lừa dối chứng nghiệm đối tượng của nó. Do vậy, các hiện tượng tồn tại do bởi hiệu lực của sự đồng ý chung, không phải do thật tại tự hữu của chúng.
Các hiện tượng như vậy tỉ dụ sắc đều được xem có sự đánh lừa, bởi vì cách thế trình hiện của chúng và cách thế tồn tại của chúng đều không hòa hợp với nhau. Các người bình thường đều xem các đối tượng không trong sạch là trong sạch, bởi vì cách thức các đối tượng này trình hiện (trong sạch) không tượng trưng cách thức chúng tồn tại thực sự (không trong sạch). Dù có sự đồng ý chung chúng là trong sạch, sự xác quyết đó là lầm lẫn. Cũng thế, dù các hiện tượng đều không là tồn tại thực hữu, chúng đều trình hiện như là chúng là tồn tại thực hữu; và bởi vậy chúng đều được xác định là đánh lừa.
7. Đấng Thủ Hộ giảng dạy các sự vật (uẩn, xứ, giới, v.v...) vô thường để giúp mọi người lý hội thông hiểu tính không.
[Nghi vấn:] Nếu các sự vật này là vô thường theo sự thật thế tục, nhưng không là sự thật tối hậu, điều này là mâu thuẫn.
Nghi vấn: Các bản kinh có ghi Đức Phật nói rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, và tất cả các phiền não đều là khổ. Thế nên khi Đức Phật giảng về Bốn Sự Thật Cao Quý, ngài đã nói về 16 hành tướng/ thuộc tính, trong đó có vô thường. Có phải các thuộc tính đó đều không là sự thật tối hậu? Có phải chúng không là cái tối hậu?
Trả lời: Đức Phật giảng các hành tướng này để giúp cho mọi người trải nghiệm tính không, nhưng nói trên phương diện sự thật tối hậu, chẳng có một pháp nào, tỉ dụ, là cái vô thường của một cái bình. Trên phương diện tối hậu các biến cố đều không là vô thường. Trên phương diện tối hậu, đối tượng không tồn tại, do thế nó không có các tướng, tỉ dụ vô thường.
Hoài nghi: Nếu ngài nhận lập trường đó – rằng trên phương diện tối hậu, các biến cố đều chẳng có tánh vô thường – có phải điều đó nghĩa là biểu trưng thế tục của các hiện tượng như sát na biến dịch là không chính xác?
8. [Nhà Trung Quán:] Các thiền giả có chánh định không có sai lầm trong sử dụng sự thật thế tục. Họ lý hội thông hiểu thật tại tốt hơn so với các người bình thường. Nói một cách khác, các người bình thường đều xem nhận thức thân thể phụ nữ không trong sạch là không xác thực.
Trả lời: Không, cái hoài nghi đó là không đúng. Tánh vô thường đó được an lập bởi nhận thức xác thực theo thế tục (thường nghiệm), bởi thế chúng ta chấp nhận nó trên một căn bản thế tục. Tất cả 16 hành tướng của Bốn Sự Thật Cao Quý đều được thật chứng trên phương diện thế tục bởi các thiền giả có chánh định, thế nên chúng ta có thể chấp nhận chúng.
Hoài nghi: Vậy thì, chúng ta không thể gọi 16 hành tướng đó là “thật tại” hay sao?
Trả lời: Các người bình thường nhận lầm các sự vật vô thường là hữu thường, và các sự vật không trong sạch là trong sạch. Để so sánh với các thái độ đó, chúng ta nói, các thiền giả có chánh định trải nghiệm thật tại.Thật tại này là thật tại thế tục (It is conventional reality).
Hoài nghi: Bởi vì các người bình thường và các thiền giả có chánh định có hai cách thức khác nhau để thấy các sự vật, vậy các kết luận của các thiền giả có chánh định không thể nào bị vô hiệu bởi các kết luận của các người bình thường hay sao?
Trả lời: Không. Có một sự dị biệt nổi bật đó là các thiền giả có chánh định đều căn cứ trên kiến thức xác minh được. Khi căn cứ theo cách khác, nếu quan điểm của các thiền giả có chánh định có thể bị luận bác chỉ thuần bởi một sự đồng ý chung, vậy thì cái kết luận rằng thân thể nam / nữ không trong sạch sẽ bị vô hiệu, bởi vì các người bình thường đều nghĩ là nó là trong sạch và hấp dẫn.
9. [Hoài nghi:] Kính lễ Đức Tối Thắng thật hữu, đúng là tích lũy phúc đức, vậy làm cách nào tích lũy phúc đức nếu Ngài tương tợ một huyễn tượng? [Hoài nghi:] Nếu một hữu tình tương tợ một huyễn tượng, tại sao lại tái sinh sau khi chết?
Hoài nghi: Nếu ông bác bỏ tồn tại thật hữu, ông vẫn khẳng định rằng kẻ nào kính lễ Đức Phật , v.v... vẫn tích lũy phúc đức phải không?
Trả lời: Vâng, đúng vậy. Kẻ nào thực hiện các hành nghiệp tương tợ huyễn tượng, sẽ có các kết quả tương tợ huyễn tượng. Tỉ dụ, các nhà Thực Hữu, khẳng định tồn tại thật hữu, chủ trương rằng từ các hành nghiệp thật hữu, phúc đức thật hữu được tích lũy và các kết quả thật hữu được trải nghiệm. Các nhà Trung Quán công nhận có sự tích lũy phúc đức và các hệ quả của các hành nghiệp – nhưng chúng không là tồn tại thật hữu.
Hoài nghi: Nếu các hữu tình đều tương tợ các huyễn tượng, làm cách nào chúng có thể tái sinh sau khi chết?
10. [Nhà Trung Quán:] Nói chính xác, một huyễn tượng tiếp tục hiển lộ theo các nhân duyên của nó. Tại sao một hữu tình phải tồn tại thật hữu chỉ bởi vì tương tục của nó trải qua một thời gian dài?
Trả lời: Một huyễn tượng không là một tồn tại thực hữu. Nếu một huyễn tượng trình hiện như là một con ngựa hoặc con voi, nó không tồn tại như một con ngựa hoặc con voi. Mặc dầu nó là không thật, nhưng nó trình hiện do bởi các nhân duyên của nó, và nó biến mất do sự chấm dứt của các nhân duyên đó. Do vậy nói chính xác một huyễn tượng tùy thuộc vào các nguyên nhân và các duyên của nó. Ông không thể an lập thời hạn như là một tiêu chuẩn cho tồn tại có chuẩn mực thật hữu (a criterion for true existence).
11. [Nhà Duy Thức:] Nếu thức không tồn tại, không có nghiệp tội trong sự giết một cá thể như huyễn. [Nhà Trung quán:] Hoàn toàn trái hẳn, khi ông sống chung với huyễn tượng của tâm thức, bất thiện và phúc đức đều sinh khởi.
Hoài nghi: Mặc dù các hữu tình đều tương tợ các huyễn tượng, giết là độc ác. Vậy giết các hữu tình như huyễn có đúng là độc ác không?
Trả lời: Khi mà hữu thể bị giết không có tâm thức, không thấy có chuyện độc ác. Nhưng các hữu tình tương tợ các huyễn tượng đều có các tâm thức tương tợ các huyễn tượng, do đó trợ giúp chúng đều hình thành phúc đức, và làm tổn hại chúng đều hình thành ác hạnh tương ứng.
12. [Nhà Duy Thức:] Một tâm thức như huyễn không phải là một khả hữu thể, bởi vì các thần chú và các thứ tương tợ không có khả năng sản sinh ra nó. [Nhà Trung Quán:] Các huyễn tượng khác nhau sinh khởi từ các nhân duyên khác nhau. Không ở một nơi nào mà một nhân duyên đơn nhất có khả năng sản sinh mọi thứ.
Tâm thức là một sự thể phải sinh khởi từ một nguồn gốc tương tợ với nó, và điều này sẽ được giải thích sau - trong kệ tụng 96. Không có cách nào mà một thần chú có thể tạo lập một cách mới tinh một tâm thức. Bởi thế nên trong một huyễn tượng, không có sự thành lập một tâm thức như huyễn. Bạn có thể tạo lập các con ngựa và các con voi như huyễn nhưng không thể tạo lập một tâm thức như huyễn.
Từ các nhân duyên khác nhau, nhiều loại huyễn tượng khác nhau sinh khởi. Dẫu cho chúng đều là không thật, chúng đều được sản sinh bởi các nhân duyên khác nhau. Một nhân duyên đơn nhất không thể sản sinh mọi thứ.
13. [Nhà Duy Thức:] Nếu trong sự thật tối hậu, ông có thể được giải thoát, và trong sự thật thế tục, cho tới nay ông vẫn là chủ thể cõi sinh tử, và nói chính xác thì một vị Phật sẽ là chủ thể cõi sinh tử. Vậy điểm chủ yếu để theo con đường Bồ Tát là gì?
Trong các bộ luận tỉ dụ Yuktisastika – “Sáu mươi kệ tụng về lý tính duyên khởi” (Lục Thập Như Lý) của ngài Long Thọ có quy chiếu tới sự thật tối hậu, sự chẳng có tồn tại với yếu tính tự hữu, chính là giải thoát. Cõi sinh-tử là cõi thế tục / sự thật thế tục. Có ba loại giải thoát: tự nhiên, hữu dư, và vô dư. Sự giải thoát tự nhiên là sự chỉ thuần không có tồn tại với yếu tính tự hữu. Do vậy, một cá nhân đơn biệt có thể an trú một cách đồng thời trong thế giới và trong giải thoát. Khi quy chiếu điều này, có câu hỏi tỉ dụ về sự Đức Phật có ở trong cõi sinh-tử hay không.
14. [Nhà Trung Quán:] Một huyễn tượng / ảo tưởng không chấm dứt khi các nhân duyên của nó không bị phá hủy. Do bởi sự chấm dứt của các nhân duyên của nó, nó không sinh khởi, dù trong sự thật thường nghiệm.
Nói chính xác, các huyễn tượng/ ảo tưởng cũng tùy thuộc các nhân duyên đưa đến. Nếu các nhân duyên đó không bị chấm dứt, các huyễn tượng hệ quả từ các nhân duyên đó cũng không bị chấm dứt; và nếu các nhân duyên chấm dứt, các huyễn tượng cũng chấm dứt. Như vậy, khi nào mà các nhân duyên cần thiết vẫn hội hiệp, sinh tử luân hồi mà nó tương tợ một huyễn tượng, vẫn tiếp diễn. Nếu các nhân duyên đó đều chấm dứt, không những chỉ có sự giải thoát tự nhiên kiến lập bởi sự thật siêu nghiệm (tối hậu), mà ngay cả tương tục có tánh sát na biến dịch [nghĩa là sự sinh khởi và biến mất với mỗi sát na] thường nghiệm về cõi luân hồi đều bị cắt đứt. Và sự chấm dứt đó được gọi là sự giải thoát.
Có thể cho tỉ dụ, giống như các đám mây biến mất vào bầu trời rỗng thông, cũng vậy các chướng ngại đều bị dập tắt trong phương trời của thật tại. Trong cách này các phiền não chướng đều bị trục xuất bởi ảnh hưởng của các nhân duyên, và như vậy chúng đều bị diệt hoàn toàn ngay cả trên phương diện sự thật thường nghiệm. Sự đó được gọi là giải thoát.
----------------------------------------------------------
Niên biểu sơ lược về các đại sư Phật giáo Ấn Độ
Sakyamuni (c. 550 BCE)
Theravadins – Các nhà Thượng Tọa Bộ, at Pataliputta (Asoka c. 250 BCE)
Mahasamgikas – Các nhà Đại Chúng Bộ, at Nalanda
Mahasamgikas – Các nhà Đại Chúng Bộ -- favored in Taxila & Andhara (c.78-144 CE)
Nagarjuna -Long Thọ (c.150-250)
Nalanda expanded. Dhanyakataka (c. 200 CE)
Aryadeva – Thánh Thiên (c. 200-300)
Asanga – Vô Trước (c. 370-450)
Vasubandhu- Thế Thân (c. 385-480)
Shri Nalanda Mahavira founded by Kumaragupta (r. 413-455) and his heirs
Candra the Grammarian (c. 400-460)
Dignaga – Trần Na (c. 480-540)
Bhartrhari (c. 440-510)
Buddhapalita – Phật Hộ (c. 470- 550)
Gaudapada (c. 500)
Sthiramati – An Huệ (c. 470-560)
Bhavaviveka – Thanh Biện (c.500-600)
Dharmapala -Hộ Pháp (c. 550-620)
Xuan zang/ Huyền Trang (visit, 629-645)
Candrakirti – Nguyệt Xứng (c.590-670)
Yi Jing / Nghĩa Tịnh (visit, 671-689)
Dharmakirti – Pháp Xứng (c.610-680)
Candragomin - Nguyệt Cung (c. 600-670)
SANTIDEVA – Tịch Thiên (c. 700)
Jnanagarbha – Trí Tạng & Haribhara – Sư Tử Hiền (8th CE)
Sankara (c. 700-780)
Santaraksita – Tịch Hộ (740-810)
Kamalasila – Liên Hoa Giới (760-815)
Đại học Odantapuri (730-1199)
Đại học Vikramasila ((750-1300)
Atisa –(982- 1054)
Chag-lotsawa visits Nalanda (1234-1236)
Quân Hồi Giáo cướp phá Nalanda- Vikramasila (c. 1250-1300)
-----------
Chú thích
Dharma (Skt): pháp – gồm cả: entity (thực thể); phenomenon (hiện tượng); event (biến cố); vậy cả ba đều đồng nghĩa
Afflictive obscurations; Skt. Klesavarana: phiền não chướng
Cognitive obscurations; Skt. Jneyavarana: sở tri chướng
meditative quiescence; Skt. Samatha: thiền chỉ
meditative insight; Skt. Vipasyana: thiền quán
prosperity Skt. Abhyyudaya: ba cõi tốt lành: trời, a tu la, người
true felicity; Skt. Nihsreyasa: definite goodness:toàn hảo xác định
the spirit of awakening; Skt. Bodhicitta: Bồ đề tâm
the three training: moral discipline, concentration, wisdom: giới, định, tuệ
mental affliction; mental distortion, Skt. Klesa: phiền não
true existence: tồn tại tự hữu
instincts: Skt. Vasana; ấn tượng
intellect: Skt. samjna; tưởng (trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức).”intellect” is useful in conveying the sense of verbal, conceptual intelligence
svabhāva, Hán dịch: tự tính, chỉ trạng thái cá biệt hay yếu tính độc lập.
Giải thích bởi Sthiramati: svena svena lakṣaṇena vidyamānavad bhavatīti svabhāvaḥ: tính thể tự hữu (svabhāva) là cái đang hiện hữu với yếu tính cá biệt của nó, với tự tướng của nó, như cái được biết là đang hiện hữu. (Dịch giả Phước Nguyên)
-----------
Chú thích -- Types of awareness:
1. cognizing consciousness (or valid cognizer)
1.1. direct valid cognizer
1.1.1. sense direct valid cognizer
1.1.2. mental direct valid cognizer
1.1.3. yogic direct cognizer
1.2. inferential valid cognizer
1.2.1. inference through the power of the fact
1.2.2. inference through renown
1.2.3. inference through example
1.2.4. inference through scripture
2. non-cognizing consciousness (or non-valid consciousness)
2.1. correct assumption
2.2. doubt
2.2.1. doubt tending toward the fact
2.2.2. equal doubt
2.2.3. doubt not tending toward the fact
2.3. wrong consciousness
2.4. appearing but not ascertained
(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. p.702)
---------------------------
Note: self
1. Objective: [adj.] Relating to or constituting an object // of the nature of, or belonging to, that which is presented to consciousness (opposed to subjective), exterior to the mind, self-existent, regarding or setting forth what is external, actual, practical, uncoloured by one’s own sensations or emotions// denoting the object (grammar)// in the relation of object to a verb or a preposition// objecting //(of lenses) nearest the object; ….
[n] the case of the grammatical object // an object-glass a word in that case// the point to which the operations (esp.of an army) are directed// a goal, aim << Chambers Dictionary – 1988>>.
2.“self” (atman), ngã = “person”– (pudgala), cá nhân= “I” – (aham), “cái tôi”= “creature”, sinh vật , chúng sinh = “being” –(purusha), nhân ngã = đều được dịch thành cá nhân “person”
Tuy nhiên khi các nhà Trung Quán Hệ Quả chủ yếu nói về ngã của các cá nhân, “Ngã” này không quy chiếu về cá nhân tồn tại trên phương diện thế tục / thường nghiệm mà nó được nó được giả định/ giả lập / tạm thời đặt tên trong sự tùy thuộc các uẩn của thân, và tâm.
Trong thuật ngữ ”ngã của các cá nhân” , “ngã “ nghĩa là tồn tại tự hữu /với yếu tính tự hữu, và danh từ “các cá nhân” nghĩa là “các cá nhân tồn tại trên phương diện được đặt tên”. “Tồn tại tự hữu” nghĩa là “tồn tại độc lập” , “Tồn tại khách quan; tồn tại có tính khách thể”, “tồn tại tự nhiên”, hoặc “tồn tại dưới năng lực tự hữu”, v.v... —(Meditation on Emptiness. J. Hopkins. p 175).
2. In general “self” (atman), “person”– (pudgala), and “I” –(aham) are synonyms along with “creature”, or “being” –(purusha), which has been translated here as “person”.
However, when Prasangikas speak specifically of a self of persons – pudgalatman, this “self” does not refer to the conventionally existent person which is imputed in dependence on the aggregates of mind and body.
In the term “self of persons”, “self” means “inherent existence”, and the word “persons” means “nominally exist persons”. “Inherent existence” means “independent existence”, “objective existence”, “natural existence”, or “existence under its own power”, etc—(Meditation on Emptiness. J. Hopkins. p 175).
-----------
Ngã, vô ngã
Ngài Nguyệt Xứng trong “Luận giải Thánh Thiên-Bốn trăm tụng” viết: “Ở đây “ngã” là một tồn tại có yếu tính tự hữu (Skt. svabhava; inherent existence) của các hiện tượng, đó là, không tùy thuộc vào cái khác. Sự phi tồn tại của ngã này là vô-ngã. Vô ngã này được thực chứng hai lần xuyên qua một phân chia thành các cá nhân và các hiện tượng (khác) -- một vô ngã của các cá nhân và một vô ngã của các hiện tượng (khác) [nhân ngã và pháp ngã].” (J.Hopkins. Meditation on Emptiness, p.637)
------------
Hai sự thật
[1] Trích từ Phật Quang Đại Từ Điển -- Thích Quảng Độ dịch
–[Hội Văn Hoá Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản năm 2000.[Bộ 6 quyển -7374 trang- và quyển mục lục]
[1.1] Đệ nhất nghĩa đế (Phạm: Paramartha-satya; Pali:Paramattha-sacca) .
Gọi tắt: Đệ nhất nghĩa. Cũng gọi: Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới. --Đối lại với Tục đế.
Chân lý sâu xa mầu nhiệm vượt trên tất cả pháp. Là một trong hai đế.
Học phái Trung quán thì cho rằng các bậc Thánh hiền hiểu rõ lý duyên khởi tính không và thấu suốt sự nhận thức điên đảo của thế tục, cái thấu suốt ấy là đạo lý Chân thực, gọi là Chân đế.
Đại thừa thì chủ yếu dựa vào Chân đế và Tục đế để điều hoà sự đối lập thế gian và xuất thế gian, rồi dung hợp 2 đế mà quán xét hiện tượng, gọi là Trung quán, Trung đạo, là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Đại thừa.
Ngoài ra, Thiền lâm thường dùng Đệ nhất nghĩa đế để diễn tả cảnh giới tuyệt đối không thể nghĩ bàn.
[1.2] Tục đế (Phạm: Samvrti-satya)
Cũng gọi: Thế tục đế, Thế đế, Hữu đế; Đối lại: Chân đế. Chỉ cho lý sinh diệt có thật được thuyết minh thuận theo sự hiểu biết của thế tục.
Chữ “Thế” trong thế tục đế, tiếng Phạm có nghĩa là hoại diệt, tức là các pháp hữu vi đều có tướng hoại diệt.
Còn chữ “Tục” thì có nhiều nghĩa:
1. Nghĩa không biết hoặc không rõ: Tức không biết hoặc không rõ nghĩa chân thực của các pháp.
2. Nghĩa ngăn che: Do năng lực của vô minh ngăn che nghĩa chân thật của các pháp.
3. Nghĩa nương tựa nhau: các pháp hữu vi đều nương tựa vào nhau để tồn tại.
4. Nghĩa biểu diễn rõ ràng: Tức danh tự ngôn ngữ của thế gian có khả năng diễn bày tính, tướng các pháp một cách rõ ràng khiến người ta dễ hiểu.
Chữ ‘Đế’ là chân lý bất biến.
Phú tục đế xưa gọi là Thế tục đế, nghĩa bất tận. Ý nói việc tục che lấp chân lý kia .
-------------------
Hai sự thật
[Lược trích pp. 399-428, từ -- Jeffrey Hopkins: Meditation on Emptiness. Revised Edition 1996. 1018 pp].
Ngài Long Thọ giảng hai sự thật trong Trung Luận:
1. bản chất của hai sự thật
2. nếu một người không hiểu biết sáng tỏ hai sự thật, người ấy không hiểu tinh yếu của kinh Phật
3. mục đích của sự giảng dạy hai sự thật
4. những lỗi lầm của những tiến trình nghĩ tưởng sai lạc về hai sự thật
5. bởi vì hai sự thật thì khó thực chứng, Phật đã không giảng hai sự thật vào thời khởi đầu.
[1] Hai sự thật (Nhị đế) là những đối tượng, không phải những ý niệm không phân minh về sự thật, sự đẹp và v.v…Chúng là những pháp (dharma), đối tượng (vishaya), những tồn thể (existents; Skt. sat) và những đối tượng của trí tuệ (jneya).
Những sự thật là những sự-sự vật-vật chúng tồn tại theo cách chúng trình hiện, và như vậy chỉ những sự thật tối hậu (paramarthasatya; chân đế, thắng nghĩa đế, đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa), những tính không (18, 20 loại tính không) có tính đức những sự thật (Truths are those things that exist the way they appear, and thus only ultimate truths (paramarthasatya) or emptinesses qualify as truths).
[2] Những đối tượng vạn thù sai biệt khác nhau không tồn tại theo cách chúng trình hiện, ngoại trừ đối với Chư Phật. Những đối-tượng này là những sự thật có tánh che lấp như tính, một cái tâm thức bất ngộ (ignorant consciousness; thế nên chúng được gọi là những sự thật thế tục / sự thật thường nghiệm/sự thật do ngộ nhận về yếu tính tự hữu (= Phú tục đế; thế tục đế; tục đế).(These objects are truths only for a concealer of suchness, an ignorant consciousness; therefore, they are called truths-for- a-concealer (samvrtisatya).
Những sự thật thế tục / sự thật thường nghiệm là những cái hư dối, xuất hiện theo một cách và tồn tại một cách khác. Như vậy, vì chỉ sự thật tối hậu có thể thực sự bảo toàn ý nghĩa của sự thật, nó không phải là những sự thật được phân chia thành hai sự thật.
[3] Những đối tượng của trí tuệ, hoặc hiện tượng (=pháp), là cái căn bản của sự phân chia hai sự thật.
Vì những cái được phân chia thành hai sự thật là những pháp (và những cái đồng nghĩa pháp)[pháp = hiện-tượng = phenomena], mỗi thành viên của mỗi phân bộ là một pháp, một đối tượng, một tồn thể (an existent), và một đối tượng của trí tuệ. Điều này có nghĩa là một tính không là một pháp, một đối tượng, tồn thể, và đối tượng của trí tuệ, như tất cả những đối tượng vạn thù sai biệt khác nhau (This means that an emptiness is a phenomenon, object, existent, and object of knowledge as are all other various and sundry objects).
… Thế nên hai sự thật không là những thực thể khác nhau; chúng là một thực thể đồng nhất. Đây chính là cái mà Tâm Kinh định nói khi kinh nói rằng không là sắc và sắc là không (emptiness is form and form is emptiness). Hai sự thật không là đồng nhất, nhưng được định danh khác nhau, vì chúng xuất hiện một cách khác nhau đối với tâm niệm (thought).
[4] Những sự thật thế tục (samvrtisatya) được gọi như thế bởi vì tất cả những đối tượng khác đã bị vô minh giả định như tồn tại theo cách chúng xuất hiện (với yếu tính tự hữu). Một tâm thức bất ngộ không phải chỉ là một tâm thức không nhận biết như tính, nhưng còn là một cái che lấp như tính xuyên qua đồng ý một cách chủ động với trình hiện hư dối của tồn tại khách thể. (An ignorant consciousness is not just a consciousness which does not know suchness but a concealer of suchness through actively assenting to the false appearance of objective existence.)….
Tất cả những pháp -- ngoại trừ những tính không-- xuất hiện trước những chủ thể nhận thức theo cách chúng chứng tỏ chúng như đang tồn tại như chúng hiện hữu có tự tính (All phenomena except emptinesses appear to cognizers that certify them as existing as if they exist inherently).
Bởi vì vô minh tán đồng với trình hiện này là gốc rễ của sinh tử luân hồi, vai trò của nó trong những nhận thức hàng ngày thì được nhấn mạnh qua định danh tất cả những hiện tượng- ngoại trừ những tính không- đều là “sự thật thế tục”/“sự thật ngộ nhận do bởi vô minh ”, những sự thật do bởi bất ngộ (Since the ignorance that assents to this appearance is the root of cycle existence, its role in every perceptions is emphasized through naming all phenomena except emptinesses “truth–for-a-concealer”, truths for ignorance).
[5] Một sự thật tối hậu, hoặc theo nguyên văn hơn, một sự thật đối tượng cao nhất ( paramarthasatya) được gọi như thế bởi vì một tính không là tối thượng của tất cả hiện tượng và là đối tượng của trí tuệ thật chứng như tính. Nó là một sự thật bởi vì nó tồn tại theo cách nó xuất hiện trong sự nhận thức trực tiếp. (nhận thức trực tiếp thì khác biệt với nhận thức hữu niệm)
[6] Hai sự thật (nhị đế) không là những cõi không phân minh về sự thật mù sương như được hiểu theo lối dịch (mang tính mù sương, không phân minh) trong những bản dịch sử dụng danh từ ở mức đơn biệt, chẳng hạn “Absolute Truth” và “Conventional Truth” (Sự thật tuyệt đối và Sự thật thế tục”).[The two truths are not vague realms of misty truth as suggested by translations which use the singular, such as “Absolute Truth” and “Conventional Truth”].
Paramartha (Sanskrit) dịch thành tối hậu (ultimate) thì tốt hơn là dịch thành “Tuyệt đối” (Absolute) là vì Absolute ngụ ý cái gì đó tồn tại trong chính nó và của chính nó, một cách độc lập, trong khi đó chẳng có cái gì độc lập trong hệ thống Trung quán ( Madhymika system), ngay cả một tính không.
(ĐHP: Tính không thì không độc lập, thế nên Đức Dalai Lama thứ 14 đã giảng-- tính không mở ra những khả thể cho những biến hiện = Emptiness opens to possibilities for manifestations)
[7] Hai sự thật hỗ tương loại trừ, nghĩa là nếu một cái gì là sự thật thế tục thì không là sự thật tối hậu. Và nếu cái gì là sự thật tối hậu thì không là sự thật thế tục.
-------------------------
[Lược trích pp. 400-401 từ -- Jeffrey Hopkins: Meditation on Emptiness. Revised Edition 1996. 1018 pp].
[8] Các sự thật là các đối tượng chúng tồn tại như cách thức mà chúng trình hiện. Như vậy các đối tượng thế tục / đối tượng thường nghiệm (conventional objects) là các sự thật chỉ trong ý nghĩa rằng chúng được thấy là chúng tồn tại cách thức chúng trình hiện đối với một tâm thức bất ngộ (ignorant consciousness), một cái che lấp như tính (suchness) xuyên qua nghĩ tưởng các hiện tượng tồn tại tự hữu.
(Truths are objects that exist the way they appear. Thus, conventional objects are truths only in the sense that they seem to exist the way they appear for an ignorant consciousness, a concealer(samvrti) of suchness through conceiving phenomena to exist inherently).
Do bởi lý do đó, tất cả các đối tượng, ngoại trừ các tính không đều là các sự thật thế tục / sự thật thường nghiệm, hoặc các sự thật có vai trò che lấp (Hence, all objects except emptinesses a re conventional truths or truths-for-a-concealer). Tuy nhiên, một tính không là một sự thật bởi vì nó tồn tại cách thức nó trình hiện trước nhận thức trực tiếp, đây là, chẳng có tồn tại tự hữu. Tính không là một sự thật tối hậu, bởi vì ở trong giữa các hiện tượng tính không là tối thượng bởi vì xuyên qua sự thiền định trên tính không tất cả các chướng ngại đều được trừ bỏ, và bởi vì tính không là đối tượng của trí tuệ toàn hảo.
*
[9] Những kẻ không nhận biết sự dị biệt giữa các sự thật thế tục / thường nghiệm và sự thật tối hậu không nhận biết tinh yếu của giáo pháp của Phật, nguyên lý của duyên khởi bất khả tư nghị (principle of the profound dependent-arising). Thế nên, bạn muốn nhận biết thực tế của giáo pháp của đấng Tối Thắng nên thấu hiểu tính tương ưng của tất cả các hành nghiệp, các đối tượng, và các tác giả trong các trạng thái thành tựu thế tục / thường nghiệm được sản sinh trên phương diện tùy thuộc và được tạm đặt tên trên phương diện tùy thuộc mà chúng trình hiện như mặt trăng trong nước. Cũng vậy, bạn phải thấu hiểu rất chính xác lý do mà cách thế tối hậu buông bỏ hai cực đoan kiến lập từ tồn tại tự hữu và phi tồn tại toàn diện.
(Therefore, one who wants to know the actuality of the Conqueror’s teaching should comprehend the suitability of all actions, objects, and agents in dependently produced and independently designated conventionalities that appear like a moon in water. Also, one must comprehend by that very reason the mode of the ultimate that abandons the two extremes of inherent existence and total non-existence) // (Meditation on Emptiness p.400-401).
*
[10] Vị thế của các trạng tái thành tựu thế tục / thường nghiệm (Status of conventionalities) không phải là ly cách với các bộ phận của chúng, cũng không phảl là các bộ phận của chúng trên phương diện cá thể, cũng không phải là được kết thành từ các bộ phận của chúng. Chúng cũng không phải là các căn cứ của chúng được giả lập trên phương diện thế tục / thường nghiệm... Học phái Trung Quán Hệ Quả chấp thuận đa số các hiện tượng mà thế giới tuyên bố tồn tại, nhưng không theo cách thức thế giới cảm thấy các hiện tượng đó tồn tại. Các hiện tượng trình hiện với thế giới tồn tại trên phương diện bản nhiên (to exist naturally) và thế giới đồng ý trình hiện này; các trình hiện như thế là giả tạo (false), và sự đồng ý như thế là sai lầm. (p. 435)
------------------------------------------------------------------------------
Phụ bản. Sự thật thường nghiệm
1
Người Việt, bản ngã đối phó với các bức bách của môi trường sinh sống, và đã cố gắng sản sinh các thỏa thuận giữa các ham muốn tương phản của vô thức và lương tâm.Từ đó “Trăm năm trong cõi người ta, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Cuộc Đời
Cửa sổ buồn xem ngựa trắng qua
Vừa khôn thời lại thấy vừa già
Trước đã cậy lòng con cái
Sau còn nhờ đức mẹ cha
Giàu ở làng sang ở nước
No nên bụt đói nên ma
Sắc không chữ ấy âu vàng thiếp
Nghĩ lại thời là bẵng cái hoa
Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1787)
*
Trên đầu đã rối tóc hoa râm
Lẩn thẩn còn chơi đám cát lầm
Nẻo lợi danh tuy dở bước
Lòng trung hiếu hãy bền cầm
Khôn chửa đủ mùi kim cổ
Dại nào lường máy thiển thâm
Miễn trọn cho cùng nhân sự chửa
Thôi thôi rất lẽ thuận thiên tâm
Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1787)
“Thôi thôi rất lẽ thuận thiên tâm”, cũng là “Thôi thôi rất lẽ thuận nhân duyên”
2
“Chân Như, Thật Tướng, Pháp Tính, Tính Không, Duyên Hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa” (Tăng Triệu 378-414).
Ngài Long Thọ viết trong Trung Luận, Nói khổ do tự mình làm, do người khác làm, do mình và người khác cùng làm, do không nguyên nhân, cả bốn đều không đúng.
Đọc Freud do Richard Wollheim viết 1971, mà bìa sau của sách ghi “Chúng ta cảm thức hệ quả của những phương trời sợ hãi bành trướng từ lãnh vực sở tri về sự không hạnh phúc của con người mà tác phẩm của Freud đã hiển bày. Và chúng ta tán thành các hệ quả đến từ trách nhiệm kiến lập bởi trích dẫn kết thúc tác phẩm của tác giả: Freud viết, “Tôi không có can đảm, đứng trước các đồng nhân của tôi như là một nhà tiên tri, và tôi cúi đầu trách mình rằng tôi không thể đem đến cho họ một an ủy nào...”
Với duyên lành học được đôi chút về nhân duyên, nay cúi đầu tự trách mình rằng tôi đã không thể đem đến cho tôi một an ủy nào, “Trên đầu tóc đã rối hoa râm, lẩn thẩn còn chơi đám cát lầm”. Ghi nhớ về tình cảnh mỗi người Việt,“Bản ngã đối phó với các bức bách của môi trường sinh sống, và cố gắng sản sinh các thỏa thuận giữa các ham muốn tương phản của vô thức và lương tâm”, cũng là thương người như thể thương thân, và cũng là nhờ ở đức mẹ cha.
Ngài Tịch Thiên giảng về sự thật thường nghiệm, và sự thật siêu nghiệm.
Người dịch trân trọng giới thiệu 2 Phụ Bản về sự thật thường nghiệm và cấu trúc của nhân cách.
Phụ bản 1. Cấu trúc của nhân cách theo Freud và Sự thật thường nghiệm
(Phuc Dang dịch và chú thích)
*
Freud phân cấu trúc của nhân cách thành ba thành phần: (1) the id / vô thức [= toàn thể tánh tự bảo tồn] gồm các xung động sinh học căn bản; (2) the ego (bản ngã) đối phó với các bức bách của môi trường sinh sống, và cố gắng sản sinh các thỏa thuận giữa các ham muốn tương phản của vô thức [= toàn thể tánh tự bảo tồn] và lương tâm; (3) và lương tâm, đại diện cho các mệnh lệnh của lương tâm mỗi cá nhân.
------------
Personality Structure according to Freud
Freud divided the personality structure into 3 parts: the id, which consists of the basic biological impulses; the ego, which copes with the stress in the environment and mediates between contrasting desires of the id and the superego; and the superego, which represents the dictates of one's conscience.
Ghi chú:
id: the self- preservative tendencies and instincts of an individual as a totality; the true unconscious (Dorland's Pocket Medical Dictionary. p. 346)
id: các khuynh hướng và các bản năng tự bảo tồn của một cá nhân trong một toàn thể tánh; vô thức
impulse: 1. a sudden pushing force 2. a sudden uncontrollable determination to act 3. nerve impulse
cardiac impulse: movement of the chest wall caused by the heart beat.
nerve impulse: the electro-chemical process propagated along nerve fibers
---------
ego: that part of the psyche that has consciousness, maintains its identity, and recognizes and tests reality; the conscious sense of self (Dorland p. 229)
ego/ ngã tánh/bản ngã: phần của tâm lý có ý thức, chủ trương có ngã tướng, và nhận biết và trắc nghiệm thực tế/ thực tại; cảm thức có tính ý thức về bản ngã / về mình.
----------
superego: a part of the psyche derived from both the id and the ego, which acts, largely unconsciously, as a monitor over the ego; the conscience (Dorland p. 649)
superego: lương tâm, một phần của tâm lý có nguồn từ vô thức [= toàn thể tánh tự bảo tồn] và bản ngã, mà nó hành sử, đa phần một cách vô thức, trong vai trò một điều hướng viên tác động trên bản ngã; lương tâm.
-----------
conscience: an individual set of moral values, the conscious part of the superego
lương tâm: một tập hợp về các giá trị đúng đắn và tốt lành của các hành vi.
--------------------------------------------------------
Psychosis / psychoses / chứng loạn tâm thần: any major mental disorder of organic or emotional origin marked by derangement of personality and loss of contact with reality, often with delusions, hallucinations, or illusions. Cf. neurosis.
Neurosis/ neuroses/ chứng loạn thần kinh: an emotional disorder due to unresolved conflicts, anxiety being its chief characteristic; in contrast with psychoses, neuroses do not involve gross distortions of external reality or disorganization of personality.
------------
Phụ bản 2. Freud và sự thật thường nghiệm (Phuc Dang dịch và chú thích)
*
(1) Freud (1856 -1939) -- Mười sáu năm cuối đời
Freud. Richard Wollheim. Fontana 1971 (p. 216-217)
"Trong suốt 16 năm cuối cùng của ông, Freud đã là một người cận tử, ông chung sống một cách đau đớn cùng với một tiến trình bí ẩn (mysterious process), cái tên ông đặt cho nó, hệ quả là từ nó mà ông đã từ trần vào 23 September 1939.
Ung thư miệng đã được chẩn đoán trong mùa xuân 1923, và trước khi nó đã hoàn tất hành vận của nó, ông đã trải qua 33 cuộc giải phẫu, mà trong số đó nhiều cuộc trầm trọng và vài cuộc sai lầm ngu ngốc (many of them grave and some inept). Trong một phụ bản tiểu sử của Freud, Ernest Jones đã cung cấp bản nghiên cứu ca bệnh này, mà từ phụ bản này, chúng ta có thể thấy sự tàn bạo trong diễn tiến của nó, và Freud đã can đảm đối diện nó.
Freud đã không bao giờ chấm dứt hoạt động nghiên cứu của ông. Vài tác phẩm tinh tế nhất và ghi đậm dấu ấn của ông được viết trong khi ông ở trong những đau đớn kịch liệt, và ông đã tiếp tục hành nghề phân tâm học, tiếp nhận các bệnh nhân, nhiều khi bốn bệnh nhân một ngày, cho tới gần như cuối đời. Bất kỳ cuộc xuất hiện trước công chúng đều là điều bất khả cho ông sau năm 1923 bởi vì sự thoái hóa ngôn ngữ diễn thuyết của ông.
Trong năm 1932, để cập nhật hóa các bài khái niệm mà ông đã trình bày, cũng như cố gắng và trợ giúp tài chánh cho nhà xuất bản phân tâm học, Freud đã viết New Introductory Lectures (Những bài diễn giảng nhập môn mới), trong đó ông đã phỏng theo bản nguyên thảo; nhưng ông đã biết rằng ông không thể nào hoàn thành nó. Bởi vì ông đã viết, trong một lần ông đặt vị trí của ông trong giảng đường, chuyện đó chỉ là một cách khéo léo giả vờ trong tưởng tượng (it was 'only by an artificie of immagination'-- XXII, 5) [Phuc Dang dịch từ – Freud. Richard Wollheim. p 216-217]
--------------------------------------------------------
(2) Freud. Sự tâm trí không muốn lắng nghe các thông tin.
FREUD. Richard Wollheim. Chapter 8. Civilization and Society (p. 234)
*
(2) Freud tin vào lý trí. Ông viết trong 'Tương lai kiến lập bởi một huyễn tượng' 'Trong tương lai xa, không một cái gì có thể chống cự lý trí và trải nghiệm' (XXI, 54). Ông tin, nói một cách khác và đúng hơn, tâm trí của một người bị đung đưa bởi các biện luận và các quan tâm lý tính, một khi nó lắng nghe chúng thì nó đươc điều hòa do bởi lắng nghe. Nhưng chính vì các biện luận và các quan tâm lý tính mạnh mẽ ảnh hưởng trên đương sự, đương sự sẽ, làm tất cả mọi thứ, khi mà sư thuận tiện đòi hỏi tâm trí, đương sư không thể lắng nghe chúng nữa. Công trình để đời của FREUD, chúng ta có thể nói, là một khảo cứu thâm sâu vào sự tâm trí không muốn lắng nghe các tin tức mới.
[FREUD. Richard Wollheim. Chapter 8. Civilization and Society (p. 234)]
-------
deaf: adj. dull of hearing; unable to hear at all; not willing to hear; inattentive
--------------
(2) Freud believed in reason. 'In the long run,' he wrote in The Future of an Illusion, 'nothing can withstand reason and experience' (XXI, 54).
He believed, that is, that the mind of a man is so attuned that it is swayed by arguments and rational considerations once it listens to them. But just as arguments and rational considerations have such power over him, he will, when comfort demands it, do all he can not to listen to them. Freud 's life work, we might say, was a research into the deafness of the mind. (p. 234)
-----------------------------------------------------------
(3) FREUD. Tôi cúi đầu trách mình rằng tôi không thể đem đến cho họ một an ủy nào
FREUD. Richard Wollheim. Chapter 8. Civilization and Society. (p.235)
------------------
Freud viết, và chúng ta có thể xem đây là kết từ của ông, "Tôi không có can đảm đứng trước các đồng nhân của tôi như là một nhà tiên tri, và tôi cúi đầu trách mình rằng tôi không thể đem đến cho họ một an ủy nào; bởi vì trong thầm kín, an ủy là điều họ cần thiết -- những kẻ làm cách mạng điên khùng man rợ nhất, cũng đi tới tuẫn đạo dễ dàng không kém chi những kẻ tin tưởng đức hạnh nhất hạng. (Tương lai kiến lập bởi một huyễn tượng, XXI, 145).
Những kẻ làm tổn thương Freud nhiều hơn cả, đó là những kẻ đang phục vụ quyền lợi cho những kẻ nhiệt tình cho tôn giáo này, hoặc tôn giáo kia ghi danh Freud vào chủ trương lạc quan nhân hậu hoặc lạc quan ngu si mà Freud đã dũng cảm tỏ bày cực kỳ khinh miệt.
----------
passion: n. the sufferings (esp. on the Cross) and death of Christ; martyrdom; suffering; …
passionate: adj. moved by passion; easily moved to passion;
passion: v. to express with passion; to imbue with passion; to impassion
-------------
(3) FREUD. Richard Wollheim. Chapter 8. Civilization and Society.
Freud wrote, and we can see this as his envoi,
"I have not the courage to rise up before my fellow-men as a prophet, and I bow to reproach that I can offer them no consolation; for at bottom that is what they are all demanding -- the wildest revolutionaries no less passionately than the most virtuous believers. "(XXI, 145)
No greater disservice can be done to Freud than by those, who in the interest of this or that piety, recruit him to the kind of bland or mindless optimism that he so utterly and so heroically despised.”
FREUD. Richard Wollheim. (Series: Modern Masters. Fontana 1971; p. 235)
--------------------------------------------------------------------------------------------
(4) Freud tuy chưa một lần nào hiển lộ là một kẻ yêu mến toàn thể tập thể nhân loại, nhưng ông đã thực sự hoàn tất các công trình cho nhân loại y như bất kỳ nhân vật nào khác đã từng sống trên thế gian này. Và nếu ông đã có thể tìm thấy một bằng chứng nhỏ bé về sự thiện hảo, ông đã có một trực thức, mà trước ông không kẻ nào khác có được, về sự phong phú và nhiệm mầu, kiến lập bởi đời sống tinh thần (gồm các tiến trình ý thức và vô thức). Trong nhóm các bài Freud đã viết vào cuối đời, chúng ta tìm thấy, “Những tư duy huyền bí phi thật tại và mù sương là sự tự nhận thức bị che lấp được kiến lập bởi cõi bên ngoài bản ngã, tức là cõi của vô thức thiệt thọ”. [Standard Edition of the Complete Psychological Works of Sigmund Freud, Vol XXIII, 300]
-------------
(4) FREUD. Richard Wollheim. Fontana, 1971 (240p) (p.218)
Freud was never a lover of humanity, but he did as much for it as any other human being who has lived. And if he could find little evidence for the goodness, he had a sense, as no one else before him, of the richness and mystery, of the psyche. Amongst the last things Freud ever wrote, we find, “Mysticism is the obscure self-perception of the realm outside the ego, of the id.” [Standard Edition of the Complete Psychological Works of Sigmund Freud, Vol XXIII, 300]
---------
Mysticism: the habit or tendency of religious thought and feeling of those who seek direct communion with God or the divine; fogginess and unreality of thought (with suggestion of mist).
Sense: immediate consciousness; inward feeling; ……….
Psyche: the mind ; the human faculty for thought, judgement, and emotion; the mental life including both conscious and unconscious processes (Dorland’s Pocket Medical Dictionary)
--------------
[5] Những ngày cuối cùng của Freud
Freud rất mệt mỏi, giúp ông ăn uống là một chuyện khá khó. Nhưng trong khi ông chịu khổ rất nhiều, và có những đêm đặc biệt nghiêm trọng, ông không tìm đến, và không muốn, bất kỳ một thuốc trấn an nào. Ông vẫn có thể đọc, và cuốn sách cuối cùng ông đọc là “La Peau de Chagrin” [“Miếng da lừa”] của Balzac, một truyện huyền bí về về tấm da huyễn thuật có thể co rút. Khi ông đọc xong cuốn sách ông bảo Schur rằng , đây đúng là cuốn sách để cho ông đọc, trong chuyện thu xếp, thỏa thuận với cái thu giảm co cụm và cái chết qua đói khát. Đó là sự thu giảm co cụm, Anna Freud nghĩ, có vẻ như đặc biệt nói về tình trạng của ông: thời gian của ông đã hết. Ông trải qua những ngày cuối cùng trong phòng nghiên cứu của ông ở tầng trệt, nhìn ra vườn. Ernest Jones, được Anna Freud triệu mời cấp tốc đến thăm bệnh cho bố cô vào ngày 19 September 1939, cô nghĩ là bố cô đang gần cận cái chết.
Jones nhớ rõ, Freud đang chợp mắt, ông thường rất nhiều lúc như vậy trong những ngày này, nhưng khi Jones gọi đánh thức ông “Chào giáo sư”, Freud mở một con mắt, nhận ra ông khách của ông, “và đưa bàn tay vẫy, và rồi hạ nó xuống với phong cách cao nhã gửi gấm nhiều ý nghĩa: chào mừng, giã biệt, thoái vị”.
Jones đã đọc đúng tư thế của Freud. Freud đang kính chào vị đồng minh già của ông lần cuối cùng. Ông đã thoái vị rời khỏi cuộc đời.
------------
[5] Freud 's the last days
Freud was very tired now, and it was hard to feed him. But while he suffered greatly and the nights especially were hard, he did not get, and did not want, any sedation. He could still read, and his last book was Balzac's mysterious tale of the magical shrinking skin, "La Peau de chagrin". When he had finished the book he told Schur, casually, that this had been the right book for him to read, dealing as it did with shrinking and starvation. It was the shrinking, Anna Freud thought, that seemed to speak particularly to his condition: his time was running out. He spent the last days in his study downstairs., looking out at the garden. Ernest Jones, hastily summoned by Anna Freud, who thought her father was dying, stopped by on September 19.
Freud, Jones remembered, was dozing, as he did so much these days, but when Jones called out "Her Professor", Freud opened an eye, recognized his visitor, "and waved his hand, then dropped it with a highly expressive gesture that conveyed a wealth of meaning: greeting, farewell, resignation."
Jones read Freud 's gesture aright. Freud was saluting his old ally for the last time . He had resigned from life.
----------------------
[6] Những ngày cuối cùng của Freud
Freud's the last days (Freud - May 6, 1856 - September 23, 1939)
----------
[6] Schur cảm thấy đau đớn rất nhiều do bởi không có khả năng làm giảm bớt đau khổ của Freud, nhưng hai ngày sau lần đến thăm của Jones, vào Sep 21, 1939, khi Schur đang ngồi bên cạnh Freud, Freud cầm tay ông, và nói với ông “Schur, ông nhớ đến “cái hợp đồng” của chúng ta không bỏ tôi một mình trong tình hình khó khăn khi thời điểm đó đến. Nay chẳng còn gì nữa ngoại trừ cái cực kỳ đau đớn và vô nghĩa lý”. Schur nói nhanh ông không quên. Freud tỏ vẻ an tâm, giữ bàn tay Schur một lúc , và nói “Tôi cảm ơn ông”. Thế rồi, sau một chút lưỡng lự, Freud nói tiếp, “Hãy thảo luận chuyện này với Anna, và nếu cô nghĩ chuyện này là đúng lúc, vậy thì kết thúc luôn. Bởi vì cô đã ở trong tình trạng này nhiều năm, như vậy trong thời điểm nầy Antigone của Freud là người thứ nhất trong các suy nghĩ của Freud. Anna Freud muốn trì hoãn giây phút tử biệt, nhưng Schur khẩn khoản rằng giữ cho Freud tiếp tục tình trạng này là vô ích, và cô đã phục tòng cái không thể tránh được, bởi vì bố cô đã phục tòng. Thời điểm đã đến, ông đã biết, và ông đã hành động. Đây là diễn dịch của Freud về câu tuyên bố của ông rằng ông đến Anh Quốc để chết trong tự do. Schur đã rơi nước mắt khi chứng kiến Freud đối diện cái chết với phẩm giá và không tủi thân. Ông chưa thấy ai chết theo phong cách như vậy. Vào ngày 21 September 2021, ông chích cho Freud 3 centigram morphine – liều trấn an bình thường là 2 centigram – và Freud chìm vào trong một giấc ngủ an bình. Schur chích thêm một mũi thuốc như vậy khi ông bắt đầu cựa quậy nhiều, và cho thêm một mũi thuốc cuối cùng ngày tiếp theo Sep 22 , 1931. Freud đã từ từ di vào hôn mê và từ hôn mê đó ông không tỉnh lại nữa. Ông chết vào lúc 3 giờ sáng Sep 23, 1939 .
[Phuc Dang : Antigone, một nhân vật nữ trong văn học, khi lo liệu an táng cho người quá cố , thuận theo pháp tính duyên khởi , không tòng phục luật lệ nhà cầm quyền]
----------------
[6] Schur was agonized by his inability to relieve Freud's suffering, but two days after Jones's visit, on September 21, as Schur was sitting by Freud's bedside, Freud took his hand, and said to him "Schur, you remember our 'contract' not to leave me in the lurch when the time had come. Now it is nothing but torture and makes no sense." Schur indicated that he had not forgotten. Freud gave a sigh of relief, kept his hand for a moment, and said, " I thank you. Then, after a slight hesitation, he added, " Talk it over with Anna, and if she thinks it's right, then make an end of it." As she had been for years, so at this juncture, Freud 's Antigone was first in his thoughts. Anna Freud wanted to postpone the farewell of fatal moment, but Schur insisted that to keep Freud going was pointless, and she submitted to the inevitable, as had her father. The time had come, he knew and acted. This was Freud 's interpretation of his saying that he had come to England to die in freedom.
*
Shur was on the point of tears as he witnessed Freud facing death with dignity and without self-pity. He had never seen anyone die like that. On September 21, 1939 Schur injected Freud with three centigrams of morphine -- the normal dose for sedation was two centigrams -- and Freud sank into a peaceful sleep. Schur repeated the injection, when he became restless, and administered a final one the next day, September 22. Freud lapsed into coma from which he did not awake. He died at three in the morning, September 23, 1939.
-------------------------
(7) FREUD: "Chúng ta phải làm cho CÁC NGƯỜI CHẾT nhắm mắt an nghỉ, chúng ta phải hoàn thành bổn phận của chúng ta đối với họ."
---------
Tâm Cảnh của Freud
Bản tóm tắt (1958). Bản thảo thứ nhất
Paris, 15 December 1958 (trang 506 bản in 2013)
II BẠN ĐƯỢC THỈNH CẦU NHẮM MẮT AN NGHỈ
...
Freud ngồi thẳng lên trên giường, vừa mới thức dậy. Vợ ông đang ngủ. Tiếng nói của Freud: " Câu văn được viết rõ ràng trong nhật kí có hai phương diện ý nghĩa. Câu văn định nói: Chúng ta phải làm cho CÁC NGƯỜI CHẾT nhắm mắt an nghỉ, chúng ta phải hoàn thành bổn phận của chúng ta đối với họ. Do thế tôi đang cảm thấy có trách nhiệm. Tại sao? Tôi đã làm cái gì?
"Trong nhiều năm tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm. Hành vi trái đạo lý của tôi là gì? TÔI LÀ AI?"
----------------
[7] J. P. Sartre. The Freud Scenario. Bản in 1984, 1985, 2013
The Sypnosis (1958) -- Freud. Original Scenario by J P Sartre
First Draft -- Paris, 15 December 1958 (page 506)
II YOU ARE REQUESTED TO CLOSE THE EYES
...
Freud sitting up in bed, having woken with a start. His wife is asleep.
Freud's voice: " The phrase written up a twofold meaning. It meant: we must close the eyes of THE DEAD, we must fulfill our duty toward them. So I was feeling guilty. Why? What had I done?
"For years I have been feeling guilty. What is my crime? WHO AM I? "
-------
write up: 1. write in a full or finished form: I 'll write up the notes later.
2. write full entries in (a diary) 3. write an account of 4. praise in writing
-----------------------------------------------------------------------------------