3 Giáo DụcVăn Hóa

16/12/20213:59 SA(Xem: 1825)
3 Giáo Dục Và Văn Hóa
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


3

  

GIÁO DỤCVĂN HÓA

 

 

Bất cứ lúc nào nền văn hóa của con người được duy trì tốt đẹp liên tục bằng truyền thống tôn giáo, thì nền giáo dục sẽ không bao giờ tách rời hoạt động ra thành một nhánh riêng. Giáo dục là một phần của toàn thể cuộc sống với những nhiệm vụ xã hộitín ngưỡng của nó đối với Thần linh, Con ngườiVũ trụ. Vì lý do nầy, chúng ta không thể tìm thấy trong nền văn hóa phương Đông cổ xưa những tác phẩm đặc biệt về chủ đề giáo dục; đúng hơn là chúng ta phải tìm kiếm điều ấy trong những kinh sách giải thích về tín ngưỡngquy phạm đạo đức con người.

Đối với Ấn Độ, những kinh sách như thế chính là Phệ-đà–thánh thi từ sự phản ứng chung của con người đối với điều kỳ diệukinh hãi của sự hiện hữu; Áo nghĩa thư (Upaniṣad), chính nó đã chuyển sự nhấn mạnh từ vũ trụ bên ngoài vào ý nghĩa của cái Ngã bên trong; Chí tôn ca (Bhagavad Gita) với sự nhấn mạnh của nó về niềm hân hoan vô bờ về pháp tắc  (dharma) đặc trưng của chính mình, là vận mệnh, và là lời dạy (Dhammapada) của Đức Phật để xiển dương yếu nghĩa của Trung đạo (Middle Way). ‘Chân lý là duy nhất; [dù] người trí gọi nó bằng nhiều tên.’[1]

 

Ở phương Đông, ‘sinh mệnh của con người là tự biết mình, làm cho chính mình thành một con người sâu sắc, và qua đó, biết thêm nữa đời sống vũ trụ mà nó là một thành phần trong chỉnh thể.’[2] Chúng ta đồng ý với Basil Matthews khi ông nói. ‘Chúng ta đặt cho các hệ thống tôn giáo nhiều tên khác nhau, nhưng chúng không phải là một giọt nước khép kín. Chúng hòa vào trong niềm tin rộng lớn của con người với thần linh.’[3]

 

Để hiểu được triết học tư tưởng của Ấn Độ, chúng ta cần phải hiểu ra tinh thần của Ấn Độ giáo (Hinduism). Tôn giáotriết học là không thể tách rời. Sự nhấn mạnh vào đời sống tâm linh nầy có những mối quan hệ quan trọng trong tiến trình giáo dục.

Chính trong nền tảng tâm linh này mà nó được thể hiện trọn vẹn ở trong chiều cao nhất, dù nó hiển bày trong cái thấp nhất, để chúng ta có thể hiểu được sự vận động toàn diện của tiến trình giáo dụcẤn Độ và các quốc gia phương Đông.

 Với nhận thức về tính đồng nhất từ cuộc đời, không chỉ trong lĩnh vực  triết học giáo dục mà còn trong sự thành tựu của nền văn hóa phương Đông, tất cả  đều có viễn cảnh đúng đắn. Từ điều  tinh túy nầy mà Ấn Độ giáo tìm kiếm sự biểu lộ tinh thần mà sự cấu thành chưa hoàn chỉnh đã bộc lộ  ra, tinh thầnchúng ta cần phải phát huy thích đáng hơn trong thế giới ngày nay.

Tôn giáo phương Đông là kinh nghiệmnăng lực, không chỉ là ý tưởng tri thức (intellectual idea). Mục đích của tôn giáonhận thức thực tiễn về chân lý tối thượng. Đó là trực giác về Thực tại và trực tiếp nắm bắt Thực tại (Brahmasākshātkāra). Kinh nghiệm là những gì được cảm nhận bởi cá nhân trong tồn sinh sâu thẳm nhất của con người, và đây là chân giá trị cho tất cả mọi thời. Thế nên những khám phá có trong Phệ-đà, Áo nghĩa thư (Upaniṣad), Chí tôn ca (Bhagavad Gita), và các kinh điển khác thúc đẩy chúng ta đến sự lý giải về thần linh. ‘Những biểu tượng là những khái niệm được cấu trúc bởi tâm, ý và thức. Chúng ta không thể bỏ qua vì đó là phương pháp mà qua đó, chúng ta đương đầu với vĩnh cửu theo thời gian, những dự định bất biến của Thần thánh dưới hình thái của thế giới biến dịch.’[4]

Ở phương Đông, mục tiêu của giáo dục không chỉ ở trong thảo luận trao đổi truyền thống văn hóa mà còn là nhu cầu cho sự đổi mới các kinh nghiệm trong đời sống cá nhân của các thế hệ tiếp theo. Khi mục tiêu tâm linh được đặt lên trước, không có ngụ ý rằng đời sống tâm linh là một nơi trú ẩn của con ngườivạn vật như một người Tây phương thường hiểu.[5] Mục đích là cấu trúc nhân tính của con người tỏa chiếu cùng với tài năngnghị lực. Sự tự do trong tâm thứctinh thần con ngườitrách nhiệm đặc biệt của người làm giáo dục. Sức mạnh xã hội phần lớn nhờ vào nguồn lực thiện chítự do được hân thưởng từ các thành viên. Đó là chỉ khi nào chúng ta thiết định được cảnh giới trật tự bên trong để chúng ta có thể kiến trúc một trật tựý nghĩabên ngoài. Có một cộng đồng và tính tương tục của đời sống giữa người và người, đó là việc mà ngành giáo dục cổ vũ, ‘thế nên con người và sự trở thành của nó chính là sự hài hòa giữa con người và sự tồn sinh của chính nó.’[6]

 

‘Chúng ta đang bắt đầu nhận ra càng nhiều những sự tiếp xúc trong suốt dòng chảy lịch sử giữa phương Đông và phương Tây, cùng với sự hàm ân lẫn nhau về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật và triết học. Theo dòng thời gian, nhận thức sẽ được gia tăng hiểu biết về văn hóalịch sử Ấn Độ, chủ yếu là dành để tìm hiểu riêng về nguồn gốc và sự phát triển nền văn minh Tây phương.[7] Ngay trước thời bình minh lịch sử, có một cộng đồng văn hóa rất mật thiết giữa Ấn Độ và nền văn hóa của người Babylon, Ai cập (Egyptian) và Địa trung hải (Mediteranean). Có điểm tương đồng giữa xã hội được miêu tả trong thi ca Homère và Phệ-đà. Thuyết luân hồi (metempsychosis) đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng tôn giáo Hy Lạp cũng như Ấn Độ. Học thuyết về Nghiệp (Karma) chính là thuyết ‘Luân hồi tất yếu–Cycle of Necessity’ của Plato[8]chúng ta thấy trong tác phẩm 'Apologue of Er the Pamphylian' với điều thích đáng mà Plato đã kết luậntác phẩm Cộng hòa (Republic) của ông. Sự hấp thu của cá nhân vào trong Linh hồn Vũ trụ (World Soul) chính là được diễn tả bởi Plotinus,[9] người sáng lập trường phái tân Platon. ‘Học thuyết Tân Platon có nhiều điểm rất gần với đạo Phật.’[10]

‘Ấn Độ tuyên bố và có quyền vinh danh cho một nền văn hóa lâu đời có nhiều sức chịu đựng, một thời đại hằng thế kỷ trong đó Nghệ thuật và Khoa học, Văn chương, và Triết học hưng thịnh và sự ảnh hưởng của tư tưởng Ấn Độ trải dài, vượt qua ranh giới Ấn Độ’[11]. C.E. Trevelyan cho rằng sự xuất hiện của tri thức phương Tây ở phương Đông, không phải như một sự xâm chiếm mà là hồi hương. ‘Đã đến lúc món nợ cổ xưa về nền văn minh mà người Châu Âu vay của người Châu Á sẽ phải trả lại.’[12] Sự kiện nổi bật nhất trong tâm thức người Âu Châu là ý chí hành động, trong đó có điều người Ấn Độ đã biết những thế mạnh riêng ở các lĩnh vực vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển nền văn minh của họ. Những điều như thế đã là lời phán quyết của những sử gia trong di sản Ấn Độ. Điều ấy được đánh giá bằng thái độ đặc biệt về đời sống.

Con người đã suy tư liên tục về cái gì là nguyên lý nền tảng bất diệt ngay tại căn gốc của thế giới hữu hình hữu hoại nầy, và làm sao để chúng ta tiếp cận được nó. ‘Số phận của Socrates[13] đã có một ảnh hưởng quyết định trong cái nhìn của Platon. Nếu có một số phận đã định có thể được đặt ra cho một con người vĩ đại hay chỉ là con người bình thường, thì có ích gì trong sự quan tâm của chính mình đến công việc của thế gian? Từ một thế giới trong đó có lẽ không có công bằng, mục đích, thiện ýchân lý, Plato đã chuyển thành một thế giới lý tưởng, một thế giới siêu cảm nhận, và tìm kiếm trong đó niềm hạnh phúc tối thượng.[14]

Trong phúng dụ về Cái hang, Plato quan niệm Bước lên kiến thức như là tiến trình dần dần từ thế giới kinh nghiệm thông thường lên đến cảnh giới lý tưởng, nơi mà các triết gia có được cách nhìn ý nghĩa về sự tồn sinh, và cái nhìn thoáng qua về ý nghĩa tất cả mọi cuộc đời, và về tiêu chuẩn của đức hạnh chân chính. Cho dù chúng ta rút ra được những điểm tương đồng nào đó giữa triết học Hellenistic[15]tư tưởng Ấn Độ. Phiên bản Ấn Độ của quan kiến về cái thiện không giống như của Plato ở Hy Lạp, người ta thấy thế giới như là vũ trụ. Ở Ấn Độ con người chủ yếu liên quan với thực tại tự nội sâu thẳm của cái Ngã (Self). ‘Ātman trở nên biểu tượng cho cái mà chúng ta gọi là Ngã (self) và theo đó, quay trở lại với kinh nghiệm thông thường của con người về hoàn cảnh của chúng ta trong thế giớichúng ta mô tả bằng cách nói rằng đời sống của mỗi cá nhân, tự biết về đặc tính của mình, tìm thấy chính mình như là cái ‘Ngã’ trong những đơn vị sống riêng lẽ khác.’[16]

Mục tiêu căn bản của Kant[17] là dẫn triết học vào con đường an toàn của khoa học, và ông ta thẩm tra khả tính triết học với mục đích định thức hóa những điều kiện của chúng. ‘Tự nhiên’ mà chúng ta liên hệ với khoa học và đời sống hàng ngày là do tác dụng của hiểu biết vốn sắp xếp vô số giác quan thành một thế giới có trật tự phù hợp với luận lý học mà Kant đã phân biệt như là tổng hợp từ luận lý học phương tiện truyền thống.’[18]

Trong tư tưởng Hegel, luận lý học không dừng lại ở chỗ chỉ là học thuyết tư tưởng, mà còn trở nên là một mô tả thực tại. Khác nhau là ở phương pháp nhận biết kinh nghiệm. Kinh nghiệm giác quan giúp cho chúng ta biết những đặc tính ngoại tại của thế giới bên ngoài. Tri thức luận lý học đạt được thông qua tiến trình phân tích và tổng hợp. Cả hai kiến thức từ giác quankiến thức luận lý học đều là phương tiện qua đó, chúng ta đạt được mục đích thực tiễnkiểm soát môi trường sống của chúng ta.

Ấn Độ, không có sự căng thẳng giữa thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Có một kiến thức vốn khác xa với khái niệm, một dạng kiến thức qua đó, chúng ta nhìn thấy sự vật như chúng đang là, và các nhà tư tưởng Ấn Độ dùng thuật ngữ Sākshātkāra cho cái nhìn trực giác (intuitive insight). Đây là cái thấy về Hiện hữu (Beeing), và đó là cái biết về sự thật của vạn hữu bằng tính đồng nhất. Chúng ta trở nên là một với chân lý; đối tượng nhận biết được nhìn thấy như một khách quan bên ngoài cái tôi, nhưng như là một phần của cái tôi. Trực giác hiển bày không phải nhiều nhặn gì như một học thuyết về thức. Cái biết chỉ là một sự dung thông mật thiết giữa người biết và cái được biết.

Minh họa lớn lao về trực giác do các nhà thấu thị phương Đông nêu ra chính là cái biết về Ngã. Tự tri thì không thể tách rời với tự hiện hữu. ‘Chúng ta có trong sự nắm bắt tức thì nầy một tri kiến về sự hiểu biết về sự hiện hữu, và không phải là hiểu biết về bản chất tự nhiên. Ngã tức thời được nhận biết trong kinh nghiệm như là ‘cái đó’ chứ không phải cái như ‘thế nào.’[19]

Các nhà thấu thị cổ đại Ấn Độ càng tìm kiếm nhiều hơn một trung tâm tham khảo vào ý thức bản thể đối với thách thức vũ trụ về thế giới hữu hình.

Một nghiên cứu về vài phương diện căn bản xác thực của phương Đông là khi nó đưa chúng ta về với nguyên lý ban sơ. Ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu nhìn thấy mục tiêu của mình từ người thầy giáo. Khi chúng ta lắng nghe những lời khẳng định từ những bậc thầy Guru-Kula–rằng những công việc sáng tạo, cảm hứng của các nhà thơ, cái nhìn của nghệ sĩ, và tài năng thiên phú của các nhà khoa học, đều mang tính chất xác thực thể hiện sự vĩnh cửu thông qua con người. Trong tất cả hoạt độngkinh nghiệm của con người, đều được con người rút ra từ nguồn gốc vũ trụ nầy; nguồn gốc của năng lực tự thể hiện chính nó thông qua con người. Nên cộng đồng con người mãi mãi hòa nhịp với tinh thần sáng tạo của vũ trụ. Trong ý nghĩa của sự gắn kết tương thông này, chân lý sẽ làm cho chúng ta tự do, chính là thông điệp đầy tính thuyết phục của phương Đông.

Tất cả chúng sinh được tạo ra đều phải có một lý do mong ước đó là thanh tịnh. Nhưng khi không có thước đo bên ngoài nào khác ngoại trừ công hạnh của con người để tìm kiếm trạng thái lý trí của mình, thuật ngữtri thức’ (jñāna; knowledge) hay samabuddhi[20] thường bao hàm lý trí sáng suốt thanh tịnh, khởi nguồn của mong ước sự thanh tịnh, và công hạnh thanh tịnh.

Yếu tố nổi bật nầy phải được sinh ra trong tâm khi xét đến lý tưởng của nền giáo dục cổ điển Ấn Độ. Kiến thức sách vở và học hỏi từ các thuyết trình không tạo nên được trí huệ trừ phi người đó đã trở nên thanh tịnh từ bên ngoài cũng như bên trong, đó là trạng thái điềm tĩnh nội tâm. Tất cả sự chuyển y chỉ xảy ra trong phẩm tính của ‘sắc–form.’ Mặc dù danh và sắc thay đổi từng sát-na, nhưng dưới mạch ngầm của chúng, một vài thực thể khác với danhsắc lại không bao giờ thay đổi. Nhưng dù thực thể cơ bản nầy vốn là nền tảng của toàn thể vũ trụ, có thể là không thể cảm thấy được, có nghĩa là không thể nhận ra được bằng các giác quan, nhưng Lý trí (Reason) chúng ta đã rút ra một suy luận rõ ràng rằng nó chính là Sat,[21] có nghĩa là thực tạivĩnh cửu được tìm thấy và dưới dạng danhsắc nầy, nó không bao giờ ngừng hiện hữu.

Điều quan trọng đối với chúng ta là nắm lấy tính đồng nhất của nhận thức để hiểu rõ giá trị phát triển của nền triết học giáo dục dựa trên nền tảng đó. Điều ấy được nêu ra trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad) rằng ‘Ngã (Ātman) nầy không đạt đến được bằng nghe pháp, cũng không đạt được bằng tri thức, cũng không đạt được bằng học rộng.’[22]

Trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad), giáo dục đáp ứng sự hỗ trợ cho cá nhân trong nhiệm vụ tối cao của mình là đạt đến sự phát triển thành tuyệt đối, và không những chỉ đạt được kiến thức khách quan. Thực tế nầy đã không được các triết gia phương Tây hiểu ra, họ nói rằng ‘người Đông phương đã định thức hóa những điều tinh tế thành luận lý học và hệ thống có tính phương pháp ngay cả khi đề cập đến sự nắm bắt các yếu tố.’[23]

Các nhà thấu thị trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad) tìm kiếm cội nguồn cuộc sống và tri thức. Thế giới thì trẻ và tri thức có thực thì giới hạn, nên họ kéo tâm họ vào bên trong, tránh khỏi thế giới vật chất để tìm kiếm sự hiểu biết về toàn thể. Họ cảm thấy rằng cá nhân, sự đạt được kiến thức, những khẩu phần nhỏ bởi sự nghiên cứu về đối tượng khách quan đã đóng bít Toàn tri (Omniscience). Nhận thức về đời sống trong viễn cảnh toàn thể chính là điều mà họ gọi là Giải thoát (mukti)



[1] Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) 1. 164. 46.

[2] S. Radhakrishnan, Eastern Religions and Western Thought, O.U.P., 1940, p. 35.

[3] Basil Matthews, Roads to the City of God, 1928, p. 43.

[4] S. Radhakrishnan, Religion and Society, Allen & Unwin, 1947, p.52.

[5] Xem Georg Misch, The Dawn of Philosophy, ed. in English R.F.C. Hull, Kegan Paul, 1950, pp. 150-2; và Albert Schweitzer - An Anthology, ed. Charles Joy, p. 62.

[6] Rene Guenon, Man and His Becoming According to the Vedanta, Luzac, p. 35.

[7] Y.G. Rawlinson, India in European Literature and Thought, O.U.P., p. 37.

[8]* Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), (427-347 ttl.). Là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệttriết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates. Ông đã từng bị bán làm nô lệđược giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athena khoảng năm 387 TTL. và sáng lập ra Viện hàn lâm (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Aristoteles (Αριστοτέλης) đã theo học tại đây khi 20 tuổi và sau này lập ra một trường khác là Lyceum.

[8]* Plotinus (Πλωτίνος), Học trò của Platon, triết gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng, và cũng là người chịu ảnh hưởng tư tưởng Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon (Neo-Platonism).

[9] Về những tương đồng giữa Học thuyết Platon và triết học Phật giáo, xin xem B.J. Urwick, The Message of Plato, London, 1920.

 

[11] L.S.S. O'Malley, Modern India and the West, O.U.P., 1941, p. 138

[12] C.E. Trevelyan, The Education of the People of India, p. 168.

[13]* Socrates (tiếng Hy Lạp: Σωκράτης Sōkrátēs). (469–399 ttl.), hoặc (470–399 Ttl.) được xem là triết gia Hy Lạp đầu tiên, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. Ông sinh ra tại Athena, đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là hoàng kim của thành phố này. Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ, đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chung quanh chúng ta.

 

Socrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athènes, Hellade cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Socrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athènes thừa nhậnbảo hộtruyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athen. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi", ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống!

[14] S. Radhakrishnan, Religion and Society, Allen & Unwin, 1947, p.74.

[15] *Hellenistic philosophy: Triết học Hy Lạp cổ đại. Giai đoạn triết học Hy Lạp từ sau cái chết của Alexandre Đại đế 323 ttl. cho đến ngày La-mã sụp đổ năm 31 stl. Nói chung, gồm các phong trào triết học chính trong giai đoạn nầy là Phái khắc kỷ (Stoicism), Chủ nghĩa khoái lạc (Epicureanism), và thuyết hoài nghi (Skepticisme)

[16] Georg Misch, The Dawn of Philosophy, ed. in English R.F.C. Hull, Kegan Paul, 1950, p. 133.

[17] *Kant (1724–1804) Nhà siêu hình học Đức, một trong những khuôn mặt vĩ đại nhất trong triết học. Tên đầy đủ Emmanuel Kant. năm 1775, ông giảng dạy tại Đại học Konigsberg về triết học cùng vài môn khoa học khác nhau. Tới năm 1770, ông nhận được qui chế giáo sư luận lý học cùng siêu hình học, và nổi tiếng rộng rãi qua các bài giảng và bài viết. Tác phẩm đầu tay phản ánh những nghiên cứu của ông về Christian von Wolff (1679–1754), và Leibniz, được tiếp theo bằng một giai đoạn triển khai, cuối cùng đạt kết quả trong Critique of Pure Reason (Phê phán lí tính thuần túy, 1781).

[18] S. Radhakrishnan, An Idealist View of Life, Allen & Unwin, 1947, p. 132.

 

[19] Ibid. p. 140.

2* Samabuddhi: bình đẳng trí, nhìn  thấy thể tính các pháp đều không sai biệt.

 

[21]* Sat (từ căn √ as): Tương đương động từ to be trong Anh ngữ, có các nghĩa 1. Hiện hữu, tồn tại, xảy ra,... thuộc về,  2. Thực thể, có thực, như bất kỳ điều gì vốn như vậy, như sự thực, cái đẹp. 3. Sinh thể, con người, sự sống.

2 Katha Upanishad. i. 2. 23, Max Muller's translation.

 

 

 

[23] F.S.C. Northrop, The Meeting of East and West: An Inquiry concerning world understanding, Macmillan, New York, 1947, p. 364.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 36324)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.