- 1 Dẫn Nhập
- 2. Nền Giáo Dục Phệ-đà
- 3 Giáo Dục Và Văn Hóa
- 4 Chí Tôn Ca (bhagavad Gītā) Và Giáo Dục
- 5 Nền Giáo Dục Sau Thời Kỳ Phệ-đà (1000 Ttl.—200 Ttl.)
- 6 Giáo Dục Và Áo Nghĩa Thư (upaniṣad)
- 7 Nền Giáo Dục Trong Đạo Bà-la-môn
- 8 Ý Nghĩa Giáo Dục Trong Đạo Phật
- 9 Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo
- 10 Trung Đạo (middle Way) Và Giáo Dục Phật Giáo
- 11 Lý Tưởng Của Người Ấn Độ Trong Giáo Dục
- 12 Người Thầy Lý Tưởng
- 13 Ngôi Trường Lý Tưởng
- 14 Các Trung Tâm Văn Hoá Giáo Dục Quan Trọng Trong Thời Cổ Đại
- 15 Hệ Thống Giáo Dục Và Văn Học
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen
4
CHÍ TÔN CA (BHAGAVAD GĪTĀ) và GIÁO DỤC
Ta hiểu chắc chắn, nghi ngờ đã xua tan.
Ta sẽ làm nơi trú ngụ cho ngươi.
(Gītā)
Các nhà tư tưởng Áo nghĩa thư (Upaniṣad) nghĩ rằng họ đã đo được tầm hiểu biết cao nhất của trí tưởng tượng triết học của người Đông phương, đều ở trong sự tiếp cận rất trí thức của họ; con người không bao giờ có thể hoàn toàn mãn nguyện thông qua nội quán và kiến thức; một số người khác tiếp cận thông qua tình thương, họ dễ dàng rút ra được phần lớn những chướng ngại là do Ngã xen vào giữa những trầm tư và cái được trầm tư, dù tình thương rất cần đến nội quán để biểu hiện tính vô tư, không vụ lợi của nó. Tổng đề của các kỷ luật khác nhau trong pháp tu Yoga được tìm thấy sự diễn đạt một cách hoàn chỉnh trong Chí tôn ca (Bhagavad Gītā) đã có một ý nghĩa quan trọng cho giáo dục. Chí tôn ca giảng giải về sự hài hòa giữa cách tiếp cận khác nhau với Thực tại, thông qua trí năng (jñāna), thông qua sự tận hiến (bhakti), thông qua chính hạnh và xả ly (nishkāma karma) và phát triển luận thuyết rằng tính đa dạng chính là phương tiện giúp cho tinh thần con người hoàn thiện. ‘Chí tôn ca là một tóm tắt rõ ràng và toàn diện nhất của Triết lý Bất diệt (Perennial Philosophy) chưa từng có. Thế nên giá trị lâu dài của nó không chỉ là của riêng Ấn Độ, mà còn dành cho cả nhân loại.’[1]
Trong Chí tôn ca, những yếu tố khác nhau, cạnh tranh với nhau bên trong hệ thống triết học Ấn Độ, đều đến với nhau và tích hợp thành một tổng đề bao hàm toàn diện. Giáo lý Áo nghĩa thư về đấng Brahman siêu việt, thuyết hữu thần Bhagavata, lòng hiếu thảo, thuyết nhị nguyên của phái Số luận (Sāṃkhya), và thiền định Du-già, đều rút ra từ tính hợp nhất hữu cơ. Tri giác về sự thật được đúc kết từ sự đổi mới cuộc đời. Cảnh giới tâm linh không phải cắt lìa khỏi cảnh giới cuộc đời. Tách lìa con người ra khỏi ước vọng ngoại tại và phẩm tính nội tâm là xâm phạm đến tính nguyên toàn của đời người. Hai dòng Thực tại, siêu việt và thực nghiệm, đều gần gũi nhau rất mật thiết. Con người, bằng cách phát huy yếu tính tâm linh nội tại, đã có được một dạng quan hệ mới với thế giới, phát triển thành tự do nơi tính nguyên toàn của cái Ngã không bị thỏa hiệp. Trở nên nhận biết về chính mình như là một cá nhân năng động và sáng tạo, đời sống không phải được điều động bằng kỷ luật uy quyền ngoại tại mà bằng quy luật nội tại của tự do hiến dâng cho chân lý.
Phương pháp của Chí tôn ca
Chí tôn ca nhìn sâu vào vấn đề đang thách thức con người, ‘cái nào là phần tích hợp của tính cách anh ta,’ sự phát triển của một hiện hữu thần thánh theo nguyên lý tâm linh chiếm ưu thế và chi phối cả linh hồn và thể xác. Sự sống tích hợp được tạo nên bởi tinh thần... Có một sự hợp nhất sống động của linh hồn và thể xác trong con người. Chủ nghĩa nhị nguyên có thực giữa tinh thần và tự nhiên, giữa tự do và tất yếu. Trong tính cách được tích hợp, chúng ta có sự chiến thắng của tinh thần đối với tự nhiên, của tự do đối với tất yếu... Con người là bậc thầy của tự do–Svatantrah Karta... Toàn bộ lời dạy trong Gītā đòi hỏi con người chọn lựa cái thiện và nhận thức được nó bằng nỗ lực trong ý thức.[2] Trong khi sự vận động của vật chất được điều khiển càng hoàn bị hơn, con người đã hiểu ra cái gì đã khiến anh ta phối hợp một cách có ý thức với sự vận hành của thế giới. Hành vi tự phát không phải là hành xử ép buộc so với điều mà một cá nhân bị lôi cuốn bởi tính cách riêng. Đó chính là hành xử tự do của cái Ngã hoàn toàn cá nhân, nên nỗ lực đạt đến sự tích hợp căn bản để cho việc sáng tạo ngẫu nhiên có thể khả thi. ‘Chỉ có hành động là đáng kể, còn hậu quả không có gì đáng nói, điều quan trọng là hành động. Đừng để cho ý thức của mình trở thành hậu quả của hành động, và cũng đừng để bị lôi cuốn vào thụ động.’ (Gītā II.47)[3]
Chính là điều được khuyến khích bằng hành vi ít ham muốn dựa trên hiểu biết tinh thần, thế nên để ảnh hưởng đến sự hợp nhất giữa tri thức, tình yêu, và quyền năng của thân thể không mâu thuẫn với tính liên hợp của thế giới (lokasamgraha), cũng chẳng mâu thuẫn với chủ nghĩa nhân đạo có hệ thống. Một cá nhân tuân theo cách sống nầy sẽ thấy kiến thức của riêng mình như là một phần nhưng chưa siêu việt được từ kiến thức rộng lớn hơn của người bạn vốn đã kết hôn với phương thức đời sống ấy; và tổng thể của kiến thức con người, chỉ một phần nhưng là tri thức chưa thăng hoa từ hình hài chưa được trưởng thành đang dần dần cho ra đời, vừa do sự dâng hiến của các bậc Thầy (Guru-teachers) đang sống trong cộng đồng các nơi ẩn cư (ashrams), hoặc là do sự tìm kiếm chân lý trong lĩnh vực khoa học–nói vắn tắt, điều nầy chính là ý nghĩa toàn diện của thuật ngữ lokasaṁgraha trong ngữ cảnh thế giới hiện đại.
Nếu ai quan tâm đến vô số các hoạt động thế giới ngày nay, sẽ thấy con người phần lớn là ở trong sự truy tìm vô số hình thái hạnh phúc dựa trên tham muốn quyền lực, dựa trên sự đạt được kết quả nầy hay kết quả kia, và bị độc chiếm trong mối quan tâm vị kỷ đang khiến cho nó trôi nổi bập bềnh. Do vậy, Chí tôn ca đề ra việc thực hiện hành vi không tham muốn; những ai thực hiện hành vi nầy trong tinh thần hiến dâng cho Đấng Đại tự tại (Paramesvara; Lord) (Gītā II. 47), với trạng thái điềm tĩnh của tâm, thì sẽ đạt được sự định tĩnh của lý trí; sự định tĩnh của lý trí nầy được gọi là yoga, có nghĩa là, phương thức hợp nhất thể hiện hành động. Người nào có lý trí trở nên định tĩnh theo phương thức nầy được gọi là người kiên định trong tâm tịch tĩnh (samatvam) (Gītā II. 48). Nó đi theo một điều, mục đích giáo dục là phải làm cho trong tâm ý trong học sinh có được sự sáng suốt, thấy được bên trong. (Yogamavapsyasi; e: Insight)[4] (Gītā II. 53) để thể hiện hành động vì lợi lạc của người khác. Đó chính là trong ánh sáng này mà chúng ta nhận ra mệnh lệnh của Đấng Tự tại ‘Hãy dâng hiến mọi hành động cho ta.’(Gītā III 30).
Thế nên giáo lý đầy nghị lực của Chí tôn ca cung ứng cho sự thực hiện về trí năng, niềm tin và hành động. Niềm tin và hiểu biết luôn luôn có sự liên kết nhau ở phương Đông. Tâm thức và Lý trí cả hai đều là biểu hiện của ba thành tố của Vật chất (Matter); mỗi thành tố đều nằm trong 3 dạng, ‘Sattvika, Rajasa,[5] và Tamasa’[6] và dù sự kết hợp của Tâm thức và Lý trí là thường hằng, thì bản tính, niềm tin và hành động của mỗi người khác nhau sẽ khác nhau trong sự cân đối mà những thành tố nầy có ít hay nhiều tính chất thanh tịnh. Nếu lý trí tự nó bất tịnh hay là trì trệ (tamasa), thì những quyết định do nó ban ra cũng như đối với sự lát đá dù tốt hay xấu cũng sẽ là sai lệch; trong trường hợp đó, niền tin dù là ‘thuần chất (sattvika), hay thanh tịnh, cũng sẽ bị sai lầm; mặt khác, nếu niềm tin tự nó là bất tịnh, thì thực tế nếu Lý trí dù ‘thuần chất (sattvika) thì cũng vô dụng; vì những trường hợp nầy, Niềm tin sẽ không nghe theo lệnh của Lý trí.
Nhưng thông thường, Tâm thức và Lý trí không bất tịnh một cách riêng lẽ. Đề tài vật chất đã được đề cập một cách toàn diện trong Chương XVII và XVIII của Chí tôn ca, được phiên dịch tài tình của B.G. Tilak trong tác phẩm Gītā Rahasva của ông.
Trở nên cần thiết để giải thích ở điểm gặp nhau nầy ý nghĩa của Trí thuần khiết là gì–cái gì quyết định điều gì đúng và điều nào sai. Vì cả Tâm thức (Manas) lẫn Trí (Buddhi) đều là Vikara hay là Bản chất (Prakṛti),[7] nó có khả năng kế thừa cả ba đức tính. Chí tôn ca đã nói rằng chức năng lý trí vốn nhận ra được hình thái của Ngã (Ātman) thường hằng siêu việt sự nhận biết của Lý trí có hình thái chung như mọi sinh loại khác, đều được gọi là thanh tịnh hay là Trí thuần nhất (sattvika) trong triết lý hành động. Trí thuần nhất còn được gọi là Trí tịch tĩnh (Equable reason), có nghĩa là qua đó, những gì nhận ra và thực chứng được sự hợp nhất của Ngã (Ātman), vốn trùm khắp vạn vật. Thế nên tịch tĩnh là yếu tố quan trọng nhất trong sự quyết định vấn đề đạo đức, và để tìm ra hoặc là Trí tịch tĩnh và thuần khiết thanh tịnh, trước hết phải xem xét hành xử bên ngoài của con người. Cái Thấy chân thật của Brahman phải được nhận ra bằng sự xem xét bản chất của nó. Do vậy, khi con người không thể phô bày bản chất của mình ngoại trừ trong mối quan hệ với người khác, chúng ta xem sự thanh tịnh của Trí thực tiễn như là mối liên hệ với hành vi của anh ta. Trong ý nghĩa nầy, Chí tôn ca gọi là, ‘Hành động là nhận thức[8] thứ yếu.’[9]
Để làm sáng tỏ ý nghĩa tôn giáo, không chỉ bằng tin theo hay lý luận, mà là hiện hữu và trở thành, chúng ta phải hiểu toàn diện nội dung của ba Đức (Guṇa)[10] hay là phẩm tính căn bản, vốn đã tạo nên bản tánh của một cá nhân. ‘theo triết học Ấn Độ, năng lực thần thánh tự thể hiện trong các cấp độ khác nhau, tùy thuộc ưu thế của ba Đức (Guṇa), đó là:
(1) Thuần chất (Sattva): nhẹ, hiển lộ trọn vẹn yếu tố thanh tịnh bên trong, và đại biểu cho sự thanh khiết.
(2) Kích chất (Rajas): là cảm xúc, say mê, che đậy một phần ánh sáng bên trong và xúc tiến hành động.
(3) Ế chất (Tamas): bóng tối chướng ngại ánh sáng bên trong. Khí chất của một con người được quyết định tùy vào sự ưu việt trong anh ta thuộc một hay những thành phần khác trong ba nguyên lý cấu tạo nầy.[11]
Tiếp theo là vì sự giải thoát cho riêng mình cũng như cho hiệu quả xã hội, con người phải được phép phát huy tốt nhất, khế hợp với thiên tính tự nhiên, mà con người ấy về phần minh phải thể hiện bổn phận dành cho mình phù hợp với phẩm tính ưu việt trong bản chất của họ. Chí tôn ca nói “Thuần chất (sattva) trói buộc con người với thân họ bởi ý thức về hạnh phúc và hiểu biết. Kích chất (rajas) trói buộc bằng sự hiếu động và bất hạnh. Ế chất (tamas) trói buộc bằng sự hôn trầm.” (XVI. 5.7). Tri thức, ánh sáng, và hạnh phúc biểu thị cho sự ưu việt của Thuần chất (sattva); tham lam, trạo cử, khát vọng, biểu thị cho sự trội vượt của Kích chất (rajas); đần độn, thụ động, là của Ế chất (tamas).
Thuật ngữ còn được áp dụng xa hơn, biểu tượng cho những khuynh hướng, phương thức, phương diện, và đặc điểm của con người và sự vật, hành vi và khí chất. Thuần chất biểu thị cho trạng thái cao nhất của vô ngã, Kích chất biểu thị cho sự tính toán của tính ích kỷ, và Ế chất biểu thị cho sự lãnh đạm và mù quáng. Chúng ta có thể hình dung ra nhiều sự kết hợp với vô số mức độ khác nhau của những cấu thành nầy, sẽ có một giải thích về tính đa dạng đáng ngạc nhiên mà chúng ta thấy trên trần gian. Người nào đã thấy vai trò và sự tác động lẫn nhau giữa những đức (guṇa) nầy, và tự mình có thể tách rời khỏi nó, thì người ấy có thể lìa xa nó và nhận ra tính thuần nhất như là nền tảng của tính đa dạng này, đó chính là con-người-tự-chứng. Người ấy biết rõ sự thực về vạn vật; họ tự tại và không bị trói buộc bởi hành vi của mình.
Độc giả phương Tây sẽ nhận ra sự khác biệt giữa đức (guṇa) biến đổi và Ngã (Self) bất biến, cái bóng và thực thể của nó qua tham khảo những dòng thơ của Shakespeare trong tác phẩm Julius Caesar:
Giữa hành vi của một việc kinh khiếp
Và cử động đầu tiên, tất cả trong lúc đó là,
Như một bóng ma, hay một giấc mơ ghê gớm;
Thiên tài và Phương tiện bất tử
Lúc đó đều ở trong Hội đồng; và hoàn cảnh của con người,
Giống như một vương quốc nhỏ, nên khổ đau
Là bản chất của cuộc nổi dậy.
Shakespeare với sự nắm bắt nền tảng của vạn vật đã ý thức được sự khác biệt giữa thiên tài (có nghĩa là, trong ngôn ngữ của Gītā, chính là Ngã [Ātman; Self] bất biến), và Phương tiện bất tử, (có nghĩa là, trong ngôn ngữ của Gītā, chính là đức (guṇa), và không có từ nào khéo chọn hơn là từ phương tiện (instruments) mà đúng thực các đức (guṇa) mang nghĩa đó, dưới quyền kiểm soát của thiên tài hay là Ngã (Ātman; Self).[12] Sự tự chủ, tự hữu, có một kinh nghiệm của sự nổi dậy, nhưng nó đàn áp chúng bằng cách tạo ra các phương tiện–đức (guṇa)–hành xử tùy theo ý chí của chúng.
Bây giờ trạng thái của Tự chủ nầy và an bình cực điểm có thể xúc tiến từ Tự chứng (Self-realization) hay cái biết chính là kết quả của nỗ lực. Đây là vấn đề quan trọng nhất của giáo dục, để thấy rằng chính con người làm cho mình hướng thượng, về phía Thuần chất (Sattva), dâng hiến toàn bộ hành vi của mình và nỗ lực cho người ban tặng tất cả điều thiện và đạt đến một cách rốt ráo, siêu việt cả ba đức (guṇa). Trạng thái nầy chính là cảnh giới của trí huệ và tự tại chân thật. Con người thành tựu (Siddha), là người có Trí (Buddhi; Reason) trở nên không chấp trước và thanh tịnh, kết quả của sự trực nhận ra Ngã (Ātman), theo trong Gītā, đó là ví dụ của tính thanh tịnh vi tế của trí năng con người, và sự mênh mông của sức mạnh con người cần đến sự quân bình những năng lực vô tận của Tâm (Mind), trong khi cùng lúc, đảm nhận trách nhiệm và phạm vi hoạt động nhiều vẻ của thế giới.
Nền tảng căn bản của hành vi chân chính là sự thay đổi, nó xảy ra trong bản chất con người hay tính cách của người đó như là kết quả của sự an bình riêng biệt, được cần đến bởi tự ngã của con người bằng cách thờ phụng không ngừng và kinh nghiệm trực tiếp về Thực tại bất diệt ấy vốn nằm ngay căn gốc của thế giới. Theo cách nầy, sự căng thẳng giữa cá nhân thiện lành và xã hội tốt đẹp được hóa giải. Tiến trình giáo dục yêu cầu rút ra khỏi hành động thực tiễn chỉ để cho phép tập trung hay quán chiếu, vận dụng trí óc hay là xúc cảm, thế nên rút ra khỏi sự cô độc riêng tư biểu hiện nhu cầu quay trở lại đời sống xã hội.[13] Bi kịch là nền giáo dục phương Đông, trở nên hờ hững và uể oải để đạt đến sự quân bình cao quý.
Pháp (Dharma) là gì
‘Những nguyên tắc mà chúng ta phải quán sát trong đời sống hằng ngày và trong những mối quan hệ xã hội, đều được cấu thành từ cái gọi là Pháp (Dharma).’ Đó là biểu hiện của sự thực trong đời sống và là năng lực để tu chỉnh lại bản chất của chúng ta.’[14] Chúng ta có thể định nghĩa Pháp (Dharma) như là bổn phận toàn diện của con người trong mối liên hệ với cuộc đời. Dharma chính là gợi ý hữu hiệu cho sự nhận ra chân giá trị tinh thần con người, vốn là nơi trú ẩn an bình của Đấng tối cao (Supreme). Linh hồn Tối cao ngự trong tim mỗi một sinh thể chính là nguyên lý căn bản của Pháp (Dharma). Với khái niệm Dharma, Ấn Độ giáo muốn nói rằng đó là cái đang trói buộc con người với nhau trong cam kết của tình thương, quyền lợi hỗ tương, nhiệm vụ, và ràng buộc họ với Thần linh. Pháp (Dharma) giúp cho con người giữ tâm ý mình yên vị trên Nguyên lý Hợp nhất Tối thượng (Supreme Principle of Unity) ngay giữa sức ép công việc hằng ngày để anh ta có thể làm công việc của mình với sự quân bình và công chính thích đáng. Để hợp nhất những hành vi đa dạng của con người và sự chú tâm chính là mục đích của Pháp (Dharma). Điều ấy cũng trở thành mục tiêu của giáo dục. Nguyên lý của Pháp (Dharma) làm cho chúng ta nhận biết về các mối liên hệ trong đời sống. Đó cũng là con đường ngã ba, chia nhỏ thành con đường tri thức, con đường tận hiến và con đường hành động. Đó cũng là con đường dẫn đến hạnh phúc an lạc và tự tại. Tinh thần lành mạnh và xã hội an vui không có gì chống đối lẫn nhau.[15]
Chính thông điệp của Gītā, nhiệm vụ cao nhất của mỗi một con người trên thế gian nầy là thành tựu cho được tri thức tối thượng của Ngã (Ātman) và Phạm (Brahman). Nhưng vì trói buộc nhau về cái Ngã riêng của mỗi người, còn cả sự gắng sức để đạt đến mức độ toàn vẹn nhất trong năng lực riêng của từng người. Thông điệp trong Chí tôn ca đi xa hơn và nói rằng sự thực hiện tính đồng nhất Phạm và Ngã sẽ tự hóa giải rốt ráo chính nó thành sự thịnh vượng rộng khắp trong xã hội (Lokasaṁgraha). ‘Đối tượng chân chính của mọi hành vi con người chính là Lokasaṁgraha’ hay là giữ chủng tộc con người lại với nhau trong sự tiến hóa của nó.[16]
Pháp (Dharma) nói với chúng ta rằng trong khi đời sống là trong khoảnh khắc đầu tiên dành cho sự hoàn thành nhiệm vụ của chính mình, nó càng thiết yếu hơn cho cộng đồng và phần lớn cho cái Ngã rộng lớn, chính là trong mỗi chúng ta và tất cả mọi chúng sinh. Đời sống đạo đức chính là phương tiện cho đời sống tinh thần, cũng như sự biểu hiện của nó trên trần gian. Pháp (Dharma) và sự tuân thủ của nó chẳng phải là sự khởi đầu cũng chẳng phải là cuối cùng của đời sống con người, để vượt qua luật tự nhiên chính là tự do tinh thần, không chỉ là nhân cách cao thượng mà là tính phổ quát, mục đích khiến cho cao thượng toàn bộ đời sống của cá nhân và toàn thể trật tự xã hội.’[17]
Chí tôn ca đã lặp lại trong chương XVIII rằng một người sau khi có được kiến thức, nên tiếp tục thể hiện nhiệm vụ của mình cho lợi ích toàn thể. Tuy nhiên, hành vi lợi lạc cho xã hội không nên thực hiện vì động cơ ích kỷ. Gītā nhấn mạnh vào điểm nầy. ‘Con người phải thể hiện hành động vì hạnh phúc của cộng đồng. (Gītā III. 20).’ Đúng thực con người phải hành xử vì lợi lạc cho xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của con người. Nhưng không được quên rằng lời khuyên của Krisna cho Arjuna trong Gita III. 19 là mọi hành vi nên thực hiện mà không bị vướng mắc, áp dụng bình đẳng với Lokasamgraha. Hành vi được thực hiện một cách tận tâm và nhiệt tình, không chấp trước vào kết quả mà chỉ vì sự thành tựu.
Độc giả phương Tây sẽ theo dòng tư tưởng do chúng tôi phác thảo về Pháp (Dharma) tốt hơn nếu chúng ta làm sáng tỏ điều ấy với một giải thích rộng hơn về 'Dharma' của một học giả phương Tây F.KY. Thomas, trong tác phẩm The Legacy of India.[18] ‘Pháp (Dharma) chính là phương pháp hay kiểu thức qua đó, mọi vật thể hiện sự ứng xử.’[19] Khi sự nhấn mạnh được đặt trên động từ does (chúng tôi tạm dịch là thể hiện-ND), sắc thái biểu nghĩa có lẽ trong chiều hướng của sự thật; còn khi sự nhấn mạnh được đặt trên behave (chúng tôi dịch là ứng xử-ND), thì chúng ta có thể có ý niệm tương phản, chỉ là hiện tượng của vấn đề. Nhưng khi ý niệm về bổn phận, xã hội, đạo đức, hay tín ngưỡng, được bao hàm trong đó thì thuật ngữ mang lấy ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, vì nó biểu hiện phong cách trong đó, con người phải ứng xử. Trong sự kiện đầu tiên của thuật ngữ, khái niệm là ý tưởng chung của đạo đức chân chánh... Đó là trong ý nghĩa rộng này để giáo lý vô ngã thực hiện bổn phận được thuyết giảng trong Chí tôn ca.’
Thế nên chúng ta thấy được rằng vai trò của đức (guṇa) được phản ánh trong nguyên lý của xã hội hoàn chỉnh. Tri thức tối thượng là để an trú trong Thần linh. Khi điều nầy được nhận ra, chính là điểm tương đồng, dù chúng ta nói rằng hành vi vô ngã dẫn đến tự chứng hay tự do.
‘Người nào bằng chính hành vi của mình, tâm ý và lời nói liên tục chiếm vai trò chủ yếu cho sự lợi lạc của người khác, và người nào luôn luôn thân thiện với người khác, thì người ấy biết được yếu tính của Bổn phận.’(Dharma)’ (Santiparva 261. 9).
Cốt tủy của đời sống cá nhân là khiến cho người đó vượt lên trên hình thái xã hội, dù anh ta có nhu cầu về chúng. Sinh hoạt xã hội như được vạch ra trong Gītā là sự vận động trong tính trôi chảy của thời gian và không phải là ga cuối cùng. Thế nên để duy trì ý niệm Pháp (Dharma) của Ấn Độ–phương thức sống–như được đề ra trong Gītā là không phải để lặng im. Nó tin rằng tất cả mọi sự phát triển chân thực đều duy trì sự hợp nhất thông qua biến dịch. Con người có bổn phận kỳ vọng về nó–'Kartavyam Karma', với tự do và tự phát. Đời sống bên ngoài của chúng ta (Svadharma; outward life) và đời sống bên trong (Svabhāva; inner being) phải ứng xử với mỗi trường hợp.[20] Chỉ như thế hành vi mới được tự tại, thanh thản và tự phát. Thế nên Gītā nhấn mạnh tính hợp nhất của đời sống tinh thần và sự hiến dâng tình yêu hay một hành vi tích cực vốn không thể nào được hóa giải thành tri thức mang tính triết lý. Hành xử, kiến thức và quan hệ con người có tính tương trợ và bổ sung cho nhau.
Nghiên cứu về phương thức sinh hoạt của người Ấn Độ sẽ không hoàn chỉnh nếu không đề cập đến giai cấp và tầng lớp tiện dân. Có nhiều điều để ca ngợi truyền thống đạo đức nằm dưới hệ thống giai cấp vốn phát xuất từ nhu cầu nghề nghiệp và tầng lớp khác nhau, từ tính khí và tài năng con người. Hệ thống giai cấp khi được hình thành là một xã hội hợp nhất, trong đó những con người khác nhau có thể sống chung với nhau hài hòa trong khi hân thưởng tự do để duy trì sự khác nhau ấy. Hệ thống giai cấp nhắm vào tình yêu và tình huynh đệ rộng lớn. Phát sinh trên tầng mức xã hội được quyết định không phải bằng sự gia tăng của cải mà bằng sự thăng hoa tinh thần.
Những người Bà-la-môn thành người ủy thác việc nghiên cứu và truyền thống đồng thời là người giữ gìn tín ngưỡng tâm linh. Vị trí cao nhất dành cho triết gia nào đặt sinh hoạt của đời mình trong sự tìm kiếm chân lý, sáng tạo nghệ thuật, và hiến mình cho đạo hạnh. Sát-đế-lợi (kṣatriyas) thuộc về tầng lớp chiến sĩ, những người gìn giữ hòa bình và cai quản quốc gia một cách công chính. Tầng lớp phệ-xá (vaiśyas) giỏi việc buôn bán và nông nghiệp, là những người thực hiện nhiều dịch vụ chủ yếu một cách hiệu quả, và giai cấp thủ-đà-la (śūdra), nửa thông thạo và không giỏi trong làm lụng là những người không được phân công nhất định cho một công việc riêng biệt nào đó. Sự cấu thành giai cấp biểu tượng cho tầm mức văn hóa, chính trị, kinh tế, và kỹ nghệ của cộng đồng sinh hoạt Ấn Độ, và được dựa trên sự tín nhiệm và lòng khoan dung.
Một thói quen vốn ăn sâu trong sự duy trì tổ chức xã hội Ấn Độ là dựa trên nguyên tắc hòa giải và không xích mích. Rất lạ là ngày nay, xã hội Ấn Độ đã hư hại thành một xã hội nghiêm khắc, bất động, và linh hồn Ấn Độ rất cần giải thoát khỏi ám ảnh từ những điều xấu ác. Hệ thống giai cấp đã thất bại để nhận ra dòng chảy đời sống, tính linh hoạt tâm thức, và tính bất thường của các đặc tính. Những tập quán tốt đã bị rất nhiều xáo trộn và băng hoại từ trong trái tim của Ấn Độ phương Đông, để rồi phương Tây thấy nó khó để hòa giải bằng niềm tin và tinh thần rộng lớn của tình yêu và trí huệ.
Trong sự tích hợp trật tự xã hội của phương Đông ngày hôm nay, giai cấp không chỉ trở nên mất giá trị, bởi sự đàn áp, thiếu khoan dung, và xúc phạm bất công bằng vốn có của nó trải qua các thập kỷ, đòi hỏi không chỉ có mức độ cứu vãn của các luật tắc xã hội, mà còn cả những sự hiến dâng của các tầng lớp thanh niên. Giải pháp nằm ở sự chiếm giữ kiên định của tầng lớp cao, hay là quan điểm tinh thần. Đây là tín hiệu phục vụ được nêu ra do Mahatma Gandhi và các nhà cải cách xã hội Ấn Độ hiện đại trước và sau ngài. Công trình giá trị của Gandhi về tầng lớp tiện dân đã thành công đến vài mức độ thanh lọc truyền thống Dharma của Ấn Độ giáo về tất cả những gì dơ bẩn nhất đến nỗi, một lần nữa, nó có thể soi chiếu vào trong sự tinh khiết ban sơ. Sự chuộc tội của ngài như là chống lại điểm nổi bật nhất của nội quán triết học và đã tạo nên phong trào Sarvoday một hiện thực cho ngày hôm nay.
Cuộc cải cách Bhoodan (tặng đất; e: land-gift) dưới sự lãnh đạo tinh thần của Đạo sư Vinoba Bhave là cuộc cách mạng hóa trật tự xã hội. Ý tưởng Sarvodaya về phục vụ toàn thể được xây dựng trên chân giá trị và tự do cá nhân. Tái tạo diện mạo trật tự xã hội, biến đổi thầm lặng từ thái độ bất bạo động của số đông, sự lan tỏa nhanh chóng của Bhoodan thành Gramdan đều là viễn vông, chứng tỏ thầm lặng cho tiến trình tinh thần hóa ‘người lợi dụng và kẻ bị lợi dụng.’ Món quà to lớn nhất cho đời sống là giấc mơ về đời sống cao hơn, không chỉ trong đời sau mà ngay ở đây và bây giờ… Thế nên tin vào Đại sư Vinoba, lời dẫn giải sống động của Ấn Độ giáo được tái phát hiện.
Chí tôn ca là giá trị bổ sung cho kiến thức cứu cánh tối thượng của giáo dục. Sự biểu hiện khôn ngoan và cách diễn đạt về mặt tâm lý học đều là sản phẩm của thời gian, trong khi chân lý thường hằng là khả tính của chúng sinh đang sống và được nhìn thấy bằng một tầm cao hơn cái thấy bằng trí năng trong mọi thời.
Tất cả những hiền triết vĩ đại đều được lập lại trong tiến trình hằng thế kỷ, và bị nhuốm màu bởi sự phản chiếu của từng thời đại trong đó, nó xuất hiện và mang dấu ấn cá nhân, người tuyên bố lại đanh thép hơn về nó. Chúng ta có thể nên thừa nhận nhận định của Tiến sĩ Bamett: ‘Nếu sự lớn lao của một tác phẩm có thể được đo bằng uy lực của nó đối với linh hồn con người, thì chắc chắn Chí tôn ca là một tác phẩm vĩ đại.’[21]
[1] Swami Prabhavananda and Christopher Isherwood, The Bhagavad Gītā, Introduction by Aldous Huxley, 1945.
[2] Vide S. Radhakrishnan, The Bhagavad Gītā, Introductory Essay, Allen & Unwin, 1948, pp. 45-6.
[3] S. Radhakrishnan, The Bhagavad Gītā, p. 119.
[4] Trong Gītā II. 53, gọi là Đạo yoga
[5] * Rajasa: Không sạch, dơ, bụi bẩn, bát tịnh. Ở trong tối tăm.
3* Tamasa: Màu sắc tối, đen; sự tối tăm.
[7]* Prakṛti: Bổn tánh, tự tánh, tự nhiên, thể tánh, thật tánh. Tự tánh bao gồm mọi nhận thức, đạo đức luân lý, xúc cảm, và phương diện cảm tính và lý tính của thực tại. Nó thường được dịch nhầm là ‘vật chất (Matter )’ hoặc ‘bản chất’-trong cách dùng của các phái không phải Số luận, nó có nghĩa là ‘bản chất thiết yếu (essential nature). Ở đây chúng ta thấy Tâm thức (Manas) đại biểu cho Mạt-na thức, lẫn Trí (Buddhi) là Ý thức, thức thứ sáu, và (Prakṛti) chính là A-lại-da thức.
[8] Nguyên nghĩa là Buddiyoga, là quy luật của Tâm thức, phương tiện để đạt đến Chánh tinh tấn hay nội tâm minh triết, khả năng tập trung của Tâm, để thể nhập Phật tính-'Reason is superior to action.. (Gita II.49)4
[9] Vide Reference, B.G. Tilak, Gītā Rahasya, Vol. II, pp. 667-74.
[10] Thuần chất, Kích chất, Ế chất.
[11] The Legacy of India, ed. G.T. Garrett, Clarendon Press, 1937, p. 133
[12] Về trình bày chi tiết chủ đề Guṇa, xin xem B.G. Tilak, Gītā Rahasya, Vol. II, Tilak Bros., Poona, 1935, pp. 652-63
[13] Vide Mahadev Desai, The Gospel of the Bhagavad Gita according to Mahatma Gandhi, Introduction; and M.K. Gandhi, Gītā, the Mother, Kitab Press, 1938.
[14] S. Radhakrishnan, Religion and Society, p. 104.
[15] Về giải thích nhiều hơn về ý niệm Dharma trong mối liên quan với đời sống, xin xem Dr. G.U. Pope's Translation of Thirukural; also M.N. Dutt, Dharma Sastra, Vol. I, 1906.
[16] S. Radhakrishnan, Eastern Religions and Western Thought, O.U.P., 1940, p. 357.
[17] Ibid. pp. 353-4.
[18] Xem F. Y. Thomas, The Legacy of India, ed. G.T. Garratt, p. 186.
[19] *e: Dharma is the mode or fashion in which anything does behave.
[20] Vide Sankaracharya–Gita Bhāysa, ed. Belvakar, Poona, 1906.
[21] Bhagavad Gītā or The Lord's Song, translated by L.D. Barnett, The Temple Classics, p. 79.