9 Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo

16/12/20214:16 SA(Xem: 2386)
9 Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


9

 

HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

 

Tín ngưỡng Phệ-đà và Đạo Phật

 

 Hệ thống giáo dục đạo Bà-la-môn, như đã nêu ra trong chương trước, trở thành một trong những phần tích hợp của đời sống dân tộc. Nền giáo dục Ấn Độ chứa đựng những yếu tính của nền giáo dục Bà-la-môn ngay cả sau khi đạo Phật ra đời và lan tỏa. Đạo Phật, như là một thực tế, không được xem như một đạo nào đó khác với Ấn Độ giáo. Một vài nguyên lý và giáo lý chủ đạo của Ấn Độ giáo được duy trì trong Phật giáo nguyên thủy. Uy lực của đạo Phật có thể được quy vào những yếu kém và những vết nhơ làm suy yếu Ấn Độ giáo. Do vậy đạo Phật về mặt bản chất, có thể được xem như sản phẩm tình huống trong bối cảnh Ấn Độ giáo bị ảnh hưởng bởi tính phù hoa thiển cận; tinh thần của nó bị biến mất nhanh chóng, chỉ còn tồn tại những khía cạnh hình thức. Việc giết súc vật để cúng tế quá mức đã lan tràn nhân danh nghi thức hiến tế (Yajña). Đời sống ẩn sĩ bị đồng nhất và hạn cuộc chỉ trong việc ở trong rừng và sống xa gia đình, những hạnh khắc nghiệt, gắt gao và những việc hành xác vô nghĩa đã được phát minh nhân danh ý nghĩa khổ hạnh (tapas)

 

Đức Phật xem tất cả những việc nầy là vô ích và không có hiệu quả. Do vậy, ngài chú tâm định hình nguyên lý, thông qua nghiên cứu mang tính phân tích những vấn đề nền tảng của đời sống, những mô thức tôn giáo theo thể thức mới lạ trong thời của ngài. Đức Phật thấy rõ cuộc đời đầy dẫy khổ đau, thế nên mục đích của đời sống con ngườiđạt đến giải thoát (niết-bàn; nirvāṇa) bằng cách viễn li thế gian. Trong tất cả, giáo lý về Ngã (Ātman), Khổ, Giải thoát hay Giải thoát đối với nghiệp, và Luân hồi (Metempsychosis) là chung cho cả đức tin tôn giáo. Trong cách nầy, như là hệ quả của sự pha trộn của đạo PhậtẤn Độ giáo, một dòng tư tưởng tôn giáo của Ấn Độ đã xuất hiện. Đạo Phật đã cung ứng câu trả lời theo cách riêng của mình cho vấn đề mang tính triết học tồn tại trước đó. ‘Làm sao để đạt được Giải thoát?’ là một trong nhiều ý nghĩa do Đức Phật đã gợi ra, Niết-bàn cũng được xem như là một trong những gợi ý đó. Như vậy đúng là đạo Phật được xem là một trong những sự đa dạng của Ấn Độ giáo. Bất luận những khác biệt dù nhỏ nhoi tồn tại giữa hai tôn giáo, đều dựa trên những quan niệm chân xác của Đức Phật liên quan đến tín ngưỡng. Chẳng hạn, ngài dạy rằng nếu lễ hiến tế liên quan đến sự thảm sát sinh vật cũng như phung phí tiền bạc quá mức, thì điều ấy phải buộc dừng lại và cấm chế. Lại nữa, nếu Phệ-đà không tuyên bố về sự hiện hữu của tính cách thần thánh, thì hãy để cho các bộ kinh ấy được xem chẳng khác gì hơn là các sách khác. Ngoài ra, ngài còn dạy rằng không có gì ngớ ngẩn bằng khi dành toàn bộ thời gian tuổi trẻ để học vẹt mọi điều, và nếu các thần linh nam nữ của Ấn Độ giáo chẳng gì khác hơn là những danh xưng và biểu tượng, thì hãy để cho chúng ta tìm kiếm những gì thực tế và không ảo tưởng.

 

Thêm vào những điểm nầy, ngài ngăn cấm lối tu tập ép xác với tên gọi là khổ hạnh (tapas), ngài chỉ dạy sống viễn ly gia đình, xa lìa đam mê lạc thú thế gian.

Thế nên chúng ta thấy rằng trong mức độ rộng lớn, đạo Phật đã chắc lọc được cảm hứng từ đạo Bà-la-môn. Có một hiệp ước nội tại chính yếu mặc dù vẫn có một số điểm bất hòa xung quanh của cả hai tín điều. Đức Phật vẫn tôn trọng và kính mến các đạo sĩ Bà-la-môn, vì trước đó ngài đã nhận được sự dạy dỗ từ các vị Bà-la-môn. Trong Kinh Quảng diệu[1] khẳng định phần lớn những người Bà-la-môn hay sát-đế-lỵ (kṣatriya) có thể là Phật tử mà không phải là người thuộc tầng lớp chiên-đồ-la (caṇḍāla) hay thủ-đà-la (Śūdra). Dù đạo Phật không công nhân sự phân biệt giai cấp, nhưng khác với những người được gọi là tầng lớp thấp, chỉ có hai giai cấp nầy mới có được niềm mong ước hiếu kỳ muốn học hỏi và tương xứng với tầm cỡ năng lực hiểu biết của hàng Bà-la-môn, họ mới có thể được nhận vào hội đoàn Phật giáo, hay gọi là Tăng-già (Saṃgha). Đức Phật phản đối với ý niệm người Bà-la-môn được công nhận ngay từ dòng dõi sinh ra. Ngài tổ chức Tăng đoàn gồm những người xuất gia, sống hạnh thanh tịnhđơn giản, những người đã rời bỏ cuộc sống gia đình từ lúc còn trẻ, hướng đến giải thoát (niết-bàn; nirvāṇa), bằng kiến thức đạt được thông qua giáo dụcđời sống ẩn cư đơn giản. Hệ thống giáo dục nầy có thể so sánh giống như các hệ thống giáo dục qua các thời kỳ khác nhau (asramas) mà trong hệ thống giáo dục Bà-la-môn gọi là phạm kỳ (brahmacarya, vanaprastha hay sanyasa), chỉ có giai đoạn sống trong gia đình (gia trụ; grahastha) là đạo Phật ngăn cấm. Tất cả những yếu tố nầy quá đủ để chứng tỏ giáo dục đạo Phậthình thức sửa đổi từ giáo dục Ấn Độ giáo.

 

Đạo Phật hình thành vào khoảng từ năm 600 ttl. Trung tâm giáo dục chính của đạo Phậttự viện (vihara). Như trong thực tế, lịch sử của hệ thống giáo dục Phật giáo chính là lịch sử Tăng đoàn Phật giáo (Buddhist Fraternity). Toàn bộ kế hoạch giáo dục đều được kiểm tra và giám sát do các tăng sĩ, nội dung gồm cả giáo dục tôn giáogiáo dục thế tục. Giống như hệ thống giáo dục Phệ-đà, lễ khai tâm đã hình thành nên một phần chính yếu trong nền giáo dục Phật giáo.

 

Lễ xuất gia (Pabbajja): là bước chuẩn bị ban đầu cho việc học tập. Với lứa tuổi còn trẻ, cậu bé sau khi được dự lễ Pabbajja sẽ được sống trong tu viện như là một sa-di (sramaṇa). Trước khi được nhận vào tu viện, chú phải phát nguyện Tam quy y; quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng.[2] Sự phân biệt giai cấp vốn dĩ không can thiệp vào việc tiếp nhận người quy y. Chính Đức Phật dạy rằng như các dòng sông hoà làm một khi chảy vào đại dương, cũng vậy, các giai cấp khác nhau sẽ trở thành một khi đã xuất gia sống trong Tăng đoàn. Đứa trẻ phải trải qua lễ xuất gia (Pabbajja) lúc 8 tuổi, thành sa-di, có thể thực hành quy định của tự viện, các sa-di sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của vị thầy cũng đã xuất gia. Sa-di được nghiêm cấm hẳn không phạm các giới căn bản,[3] không nói dối, không ăn thịt và dùng các chất kích thích, không ham mê âm nhạc và khiêu vũ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng chú sẽ không đủ tiêu chuẩn để được gia nhập Tăng đoàn nếu không có sự đồng thuận của cha mẹ. Những người bị các thứ bệnh truyền nhiễm như bệnh phong (leprosy), bệnh ghẻ ngứa, lao phổi (consumption)... sẽ không được nhận xuất gia vào tăng đoàn. Lại nữa, cấm chế nghiêm khắc áp dụng việc thu nhận người xuất gia vào tăng đoàn đối với những nô lệ, những tội phạm và nhân viên nhà nước, đặc biệt là binh sĩ.

 

 Lễ thọ giới Cụ túc [4] (Upasampada): Lễ thọ giới Cụ túc là lễ thứ hai và sau cùng trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Người được truyền thọ lễ nầy phải qua 20 tuổi. Sau lễ nầy, vị tăng được xem như là thành viên chính thức của Tăng đoàn, khác hẳn với hệ thống giáo dục Phệ-đà là các tập sinh được phép về sắp đặt sinh hoạt gia đình mình sau lễ tốt nghiệp gọi là Snataka. Lễ thọ Cụ túc giới trong đạo Phật biến chú sa-di (Śramaṇa) thành một vị Tăng hoàn chỉnh, không còn những liên hệ ràng buộc với gia đình hay thế gian. Lễ xuất giatính chất nhất thời, còn Lễ thọ Cụ túc giới (Upasampada) phải thực hành gắn bó trọn đời đối với vị tăng. Đúng thật là hệ thống giáo dục Bà-la-môn đã viện dẫn mẫu thức Phạm hạnh trọn đời (Neshthikas), nhưng điều đó rất ít và còn thưa thớt. Đạo Phật, khác hẳn, ấn định như là vấn đề giới luật cho đời sống Phạm hạnh trọn đời cho Tăng sĩ. Khi nữ giới cũng được thu nhận vào giáo đoàn, luật nầy cũng được áp dụng cho Ni giới.

 

Ngay trong lễ xuất gia (pabbajja), chú sa-di phải đến trước người hướng dẫn của mình chắp tay và thưa rằng: ‘Con xin thỉnh Thầy làm người dạy dỗ cho con’ và như thế mối quan hệ một chiều được thiết lập. Nhưng trái lại, lễ thọ giới Cụ túc được diễn ra trước các vị Tăng có trách nhiệm với phương thức thể hiện hoàn toàn mang tính dân chủ, được tiến hành với sự đồng ý của đa số. Các sa-di được đắp y ca-sa như các thầy tỷ-khưu, với bình bát trên tay và y quàng qua vai, đảnh lễ các vị tỷ-khưu khác ngồi trong tư thế kiết già. Theo cách nầy, họ chọn vị Thầy của mình (Upajjhay; Upādhyāya)[5] và đến đó, lễ truyền giới Cụ túc kết thúc. Mặt khác, nếu vị tăng nào muốn ra khỏi giáo đoàn, thủ tục cũng rất dễ dàng và đơn giản. Bất kỳ vị tăng nào trong hoàn cảnh nào đó vi phạm lời phát nguyện và rơi vào nạn nhân của những cám dỗ phàm trần, thì phải bị trục xuất ra khỏi giáo đoàn. Vị ấy phải tuyên bố về sự yếu kém của mình trước sự chứng kiến của ít nhất một vị Tăng.

 

Mối quan hệ Thầy-trò: Sự thành kính trong mối liên hệ Thầy-trò trong hệ thống giáo dục Phật giáo cũng giống như trong hệ thống giáo dục thời kỳ Phệ-đà. Môn đệ cũng được gọi bằng một tên khác, đó là Saddhiviharika.[6] Môn sinh nhận được kiến thức bằng cách phụng sự Hoà thượng (Upadhyaya) của mình. Saddhiviharika phải dậy sớm và đi ngủ muộn hơn Thầy mình. Sáng sớm, đệ tử phải mang nước, thuốc đánh răng cho Thầy mình, dọn chỗ ngồi và mang cháo sữa đến cho Thầy. Trong Mahavāgga, chúng ta thấy có những mô tả chi tiết về mối liên hệ giữa đệ tử với Thầy: ‘Nầy! các Tỷ-khưu, các Saddhiviharika phải phụng sự thật tốt đối với Thầy (Upādhyāya: Hoà thượng) của mình; phải thức dậy sớm, rửa sạch giày dép cho Thầy, đắp thượng y (Uttarasaṅga) lên vai cho Thầy, lấy nước súc miệng cho Thầy, đem nước cho Thầy rửa mặt và tay rồi dọn chỗ ngồi cho Thầy; rồi đem cháo sữa cho Thầy dùng. Sau đó, chú quét dọn phòng sạch sẽ rồi đi khất thực cùng với Thầy .v.v...’ Thêm vào những việc nầy, chú phải giữ một khoảng cách khi đi theo Thầy, nhận thực phẩm khi khất thực với Thầy, rửa chân và giặt y cho Thầy, cùng chăm sóc Thầy khi bệnh, là những nhiệm vụ chính yếu của Saddhiviharika.

Lại nữa, chúng ta thấy trách nhiệm và bổn phận của Hoà thượng (Upādhyāya) đối với môn đệ của mình như sau: Thầy phải đối xử với môn đệ như con của mình. Trước mắt, Thầy cung cấp y ca-sa và bình bát cho đệ tử. Khi đệ tử bị bệnh, Thầy chăm sóc đệ tử như khi đệ tử chăm sóc Thầy khi bệnh. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của Thầy để trao truyền tri thứcgiáo dục tinh thần đến một tầng bậc cao hơn cho môn đệ của mình

 

Chúng ta nhận ra rằng, mối liên hệ Thầy trò vô cùng chân thành và hài hòa. Điều đó phù hợp với truyền thống Ấn Độ cổ đại. Thầy đặt ra lý tưởng trước môn đệ mình bằng phương thức sống đơn giản, thanh tịnh và ít ham muốn. Các bậc Đại sưtu viện Nālanda chỉ nhận sự phục vụ tối đa ba lần khi các môn sinh muốn làm việc đó. Thầy xem đó là đặc ân của mình trong ý nghĩa đón nhận việc phụng sự từ môn sinh. Nếu đệ tử nào lơ là không kính trọng Thầy mình, anh ta bị xem là thiếu tư cách và hệ quả sẽ bị trục xuất khỏi Tăng đoàn. Thầy cũng sẽ đem hết lý tưởng nghiên cứu sâu sộng, chí khí đức hạnh siêu tuyệt, những gì mình có và năng lực tâm linh trước môn đệ mình để khuyến khích lòng kính trọng cao độ vốn có nơi môn sinh. Điều đó hoàn toàn hiển nhiên từ trong tác phẩm của ngài Huyền Trang, trong những tu viện như Na-lan-đà (Nālanda), có những học giả rất uyên thâm thường thể hiện những mẫu mực sống động trước học trò của mình.

 

Trụ xứ của môn sinh: Không có những Gurukulas trong hệ thống giáo dục Phật giáo như trong thời kỳ giáo dục Phệ-đà, các môn sinh sống trong Tu viện gọi là sa-di hay là những vị tỷ-khưu đã thọ giới Cụ túc. Từng tu viện giống như những chuỗi mắt xích dài của toàn thể Phật giáo. Tất cả tu viện được tổ chức lại với nhau để hình thành Tăng đoàn, có nghĩa là các tông phái được cấu thành từ sự hợp nhất với một số trung tâm giáo dục hay tu viện. Sa-di và các Hoà thượng sẽ sống cùng nhau trong các tu viện nầy. Không thiếu thốn tiện nghi trong những tu viện ấy. Di tích cổ xưa của Tu viện Na-lan-đà cho biết tu viện có thể chứa đến hằng ngàn người.

 

Trong giai đoạn đầu của sự lan tỏa và truyền bá đạo Phật, tăng sĩ sống trong rừng, trong hang động hay ở dưới gốc cây; nhưng rồi họ được Đức Phật cho phép vào sống trong những tu viện. Việc cho phép nầy là có căn cứ do những trường hợp đặc biệt, tránh trời nóng thiêu đốt, mưa tuyết, mưa đá, hay mưa rào. Có những kỳ an cư rơi vào mùa mưa (rain-retreats)[7] do những thí chủ giàu có dâng cúng những trụ xứ trong mùa mưa nầy. Tu viện Phật giáo có kiến trúc nguy nga, thẩm mỹ, cân đối và tiện nghi. Có thể kể đến một tu viện do vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) ra lệnh xây cất.[8] Nhiều nhà chiêm bái Trung Hoa đã cung cấp cho chúng ta những mô tả chi tiếthình ảnh về các Tinh xá nầy. Một trong những Tinh xá nổi tiếng trong thời kỳ đó là Tinh xá Kỳ hoàn (Jetavana Vihara) do thương gia cự phách tên Cấp Cô Độc (Anāthapindada) xây dựng. Có nhiều phòng và sảnh đường riêng biệt được trang bị và thiết kế hoàn chỉnh dành cho nhiều mục đích khác nhau; nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ, phòng học, giảng đường để thảo luậnnhà khách v.v... Ngoài ra còn có những Tịnh xá quan trọng và nổi tiếng như Yashtivana, Trúc Lâm (Venuvana), và Tinh xá Sitavana ở thành Vương Xá (Rajagriha).

Những Tinh xá Phật giáo, những trung tâm giáo dục nầy thường không chỉ dành cho nghiên cứu tôn giáo mà còn là những trung tâm đào tạo ngành thủ công mỹ nghệ; giáo dục kỹ thuật về những ngành thủ công mỹ nghệ như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, v.v... cũng được truyền bá từ những Tinh xá nầy.

 

Lại nữa, có những môn sinh vì không thể sống với thầy mình trong những Tinh xá nầy mà phải ở tại nhà riêng của mình rồi đến Tinh xá để học. Trong truyện Bản sinh (Jātaka) có đề cập câu chuyện về Junha, một hoàng tử xứ Ba-la-nại (Benaras). Những trường đại học lớn đã cung ứng tiện nghi ăn ở cho những môn sinh ngoại trú.

 

Ẩm thực: Các tăng sĩ Phật giáo thường ăn uống rất đơn giản. Các sa-di thường đi vào trong làng cùng với Thầy mình khất thựcsinh hoạt ở bất cứ nơi nào có thể thực hiện được điều nầy; việc khất thực nhiều thực phẩm hơn nhu cầu là bị cấm đoán. Thỉnh thoảng các môn sinh và quý Thầy được thỉnh đến nhà cư sĩ để được cúng dường; thực phẩm thường gồm có trái cây, sữa, cháo sữa, sữa đông và đường thô, đường mía, v.v...

 

 

 Chương trình giảng dạy

 

Nền giáo dục Phật giáo chủ yếu là về mặt tinh thần, hoàn toàn thấm đẫm nội dung tôn giáo, vì lý tưởng chính là đạt được niết-bàn hay giải thoát. Tăng sĩ Phật giáo chỉ học các kinh điển tôn giáo; cuộc đời của họ ngập tràn trong tín ngưỡng; chủ đề chính mà họ nghiên cứu là Kinh (Suttanta) Luật (Vinaya) và Luận (Dhamma). Tuy nhiên, điều ấy không đưa ta đến suy luận rằng sự nghiên cứu tôn giáo đó chiếm ưu thế trong toàn xã hộihoàn toàn thiếu sót nền giáo dục thực tiễngiáo dục kỹ thuật.

Thực ra, lịch sử Ấn Độ, vào triều đại Khổng Tước (Maurya) và Gupta được xem như là thời hoàng kim khi Ấn Độ được đánh giá là phát triển ở tầm mức cao về văn hóa, triết học, nghệ thuật, thương mại, nông nghiệp và phương pháp quân sự. Từ quan điểm kinh tế, Ấn Độ được xem là thịnh vượnggiàu có. Điều nầy bác bỏ một thực tế là không có những nền giáo dục khoa học và mỹ nghệ thực dụng vào thời đó; vì hiển nhiên nếu không có những ngành khoa học nầy, tất cả những phát triển vật chất của quốc gia nầy sẽ bất khả thi. Chủ đề chính của nền giáo dục Phật giáo, như chúng ta sẽ thấy sau nầy là: se sợi dệt vải, in trên vải, may mặc, kế toán (Lekham, Ganana), vẽ và đồ họa; y dược (Dạ-nhu Phệ-đà; Āyurvedic), phẫu thuật (Salya), đúc tiền, v.v...

Giáo dục được phân loại thành hai phần chính: (i) Căn bản và (ii) Giáo dục nâng cao. Giáo dục căn bản nhắm vào giảng dạy các môn đọc, viết, và toán pháp. Giáo dục nâng cao bao gồm giảng dạy các môn tôn giáo, triết học, y học, khoa học quân sự, v.v... Sự khác biệt giai cấp không có giá trị gì trong cách chọn các môn học. Các tăng sinh đi từng đoàn đến Taxila để được tiếp nhận nền giáo dục sâu và rộng. Kinh điển Phệ-đà cũng được nghiên cứu để có được kiến thức tỉ giảo. Tuy nhiên, A-thát-bà Phệ-đà (Atharva veda) không có trong chương trình học, mãi cho đến thời kỳ truyện Bản sanh (Jataka) ra đời. Sự thịnh hành phương pháp học vẹt kinh Phệ-đà cũng lan tràn trong thời kỳ nầy; chính các vị Bồ-tát cũng đã thu thập kiến thức từ kinh Phệ-đà.

Chúng ta không tìm thấy được mô tả nào về các môn khoa học và thủ công mỹ nghệ trong truyện Bản sanh (Jataka), nhưng trong kinh Na-tiên Tỷ-khưu (Milinda Panñā) đã đề cập đến 19 môn nghệ thuật (sippas; shilpas) vốn đã tạo nên một phần chính yếu của chương trình giảng dạy. Chúng ta thấy đề cập đến các môn mỹ thuật như sau được giảng dạy trong các học viện khác nhau ở Taxila: Tri thức về loài Voi (Hathi-sutta), ma thuật (magic charms), chú thuật (spells), thần chú để nghe hiểu tiếng kêu của các sinh vật, nghệ thuật bắn cung (Issatthasippa), nghệ thuật dự đoán (Arts of Prognostication), nghệ thuật dụ rắn (Sarpa-Vidya), y dược, v.v... Tăng sinh có thể chuyên môn hóa một trong bất kỳ các môn học vừa nên trên. Lý thuyết cũng như phương diện thực hành giáo dục trong những môn nghệ thuật nầy đều được chú trọng ngang nhau. Sự sắp xếp để thực tập môn phẫu thuật là khía cạnh thông dụng của các trường chuyên nghiệp nầy. Chứng cứ là trong truyện về việc học tập của lương y Kỳ-bà (Jivaka) là ông đã được truyền thụ phương pháp huấn luyện thực hành trong môn phẫu thuật. Điều nầy giải thích hiệu lực trong tuyên bố khoa học đã rất có ích cho ông trong khi tiến hành hai cuộc giải phẫu rất thành công từ hai trường hợp hết hy vọng, ngay sau thời gian mãn hạn nghề y của một sinh viên ykhoa. Du lịch và đi ra nước ngoài được xem nhưgiá trị như sự học tập thực tiễn. Bên cạnh những điều nầy, nghiên cứu về tự nhiên, luật học và khoa học quân sự đã hình thành nên những phần chính yếu trong chương trình giảng dạy. Taxila là trung tâm giáo dục của những môn nghệ thuật nầy.

 

Theo dẫn chứng trong kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha), nền giáo dục Bà-la-môn cũng tồn tại trong thời kỳ đạo Phật lưu hành như là sự thực hiển nhiên, cả hai hệ thống giáo dục nầy bổ sung cho nhau.

 

Các môn học của nền giáo dục Phệ-đà như bốn bộ Phệ-đà, Itihasa, Purana, Thi ca (Poetry), Từ nguyên học (Etymology), Văn pháp học (Vyakarana (Grammar), Thiên văn học (Jyotisha; Astronomy), Vedangas, Nghệ thuật dự đoán (Arts of Prognostication). Du-già (Yoga) Số luận, Khoa học chiêm đoán (Sakuna-Vidyā), Chính lý luận (Nyāya), Thắng luận (Vaiśeṣika), Âm nhạc, Khoa y dược, và Chú thuật đều được dạy trong những trường đại học khác nhau trong thời kỳ đạo Phật lưu hành. Pháp Hiển (Fa-Hien), một nhà chiêm bái Trung Hoa đã ghi nhận rằng hệ thống giáo dục Bà-la-môn rất thịnh hành vào thế kỷ thứ V stl. Văn hệ Luật tạng là bộ môn nghiên cứu chính của Tăng sĩ Phật giáo. Kiến thức về Phạn ngữ (tiếng Sanskrit) không thể thiếu cho nền giáo dục nâng cao. Chính ngài Pháp Hiển cũng đã có được kiến thức về tiếng Sanskrit bằng cách lưu trú ở thành Hoa thị (Pāṭaliputra) trong ba năm. Bên cạnh điều nầy, tiếng Pāli và các ngôn ngữ địa phương khác cũng được thông dụng. Hầu như các tác phẩm kinh điển quan trọng của đạo Phật đều viết bằng tiếng Pāli. Vào thế kỷ thứ VII stl. ngài Huyền Trang cũng xác nhận sự phổ biến của nền giáo dục Bà-la-môn, nghiên cứu bốn bộ kinh Phệ-đà là điều bắt buộc. Mô tả về chương trình giảng dạy của giáo dục Phật giáo, Huyền Trang đã quán sát rằng việc giáo dục được truyền bá từ các vị Hoà thượng và A-xà-lê (Acārya) trong các Tu viện. Giáo dục chủ yếu gồm kiến thức cơ bản về viết, đọc, toán pháp và các nguyên lý Phật học, kiến thức về văn phápchính yếu. Các sa-di chủ yếu được giảng dạy kiến thức về các mẫu tự, nguyên âm, luật Saṃdhi hay nguyên tắc ghép từ, luật Saṃasa hay các mệnh đề văn phạm khác.

 

 Theo cách nầy, chúng ta thấy nền giáo dục cơ bản là kết hợp hài hòa của hai phương diện giáo dục tinh thầngiáo dục thực tiễn.

 

Về nền giáo dục nâng cao, ngài Huyền Trang đã trích dẫn những mẫu mực của Tu viện đại học Nālanda, nơi mà triết học Phật giáo, Văn học Luật tạng, Du-già (Yoga) và các môn học tâm linh khác được giảng dạy. Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) nổi tiếng giảng dạy môn Luận lý học (Logic; Tarkasastra) và Chính lý luận (Jurisprudence; Nyāya-Śāstra). Vào thế kỷ thứ VII stl. nhà chiêm bái Trung Hoa khác là Nghĩa Tịnh cũng lưu tâm đến chương trình giảng dạy và các môn học. Nghĩa Tịnh cũng đề cập đến việc nghiên cứu Tam tạng (Tripiṭaka) cũng như nghiên cứu kinh Phệ-đà của các tăng sĩ Phật giáo.

 

Giáo dục chuyên nghiệp:

 

Mặc dù nền giáo dục Phật giáođặc tính tín ngưỡngmục đích đào luyện cho tăng sĩ trong Tăng đoàn và cũng dành cho những người có sự đồng cảm đối với Tăng đoàn, nhưng chúng ta cũng thấy rằng nền giáo dục nầy không bỏ quên phương diện giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp.

 Trong Mahāvagga có chứng cứ hiển nhiên về những môn mỹ nghệ thủ công như xe sợi, dệt và đan; chư Tăng trong các Tự viện cũng được theo học các ngành nghề nầy (Tham khảo đến 19 sippas đã được đề cập ở trên). Bên cạnh những môn học ấy, Dạ-nhu Phệ-đà (khoa học y dược) và phẫu thuật đã tạo nên một tiến bộ được thấy rõ nét trong thời kỳ nầy; Jivaka Komarabhachcha, một sinh viên ở Taxila, như đề cập ở trên, là bác sĩ và nhà phẫu thuật giỏi vào thời kỳ đó. Ông ấy đã nghiên cứu ngành y dược trong bảy năm, đã thu thập được những kiến thức đáng kể về các loại dược thảo đa dạng bằng cách đi đây đó rất xa và nhiều nơi để tìm kiếm. Ông ấy nhận lời đi khắp nơi trong nước để chữa bệnh như là một bác sĩ giỏi và được mời đến Ujjeni để được tham khảo ý kiến về y học. Ở đây cũng đã có một cuộc tham khảo kỹ năng của Jivaka Komarabhachcha về giải phẫu não bộ và ruột; ông ấy chính xác nổi tiếng là ‘người cha của Dạ-nhu Phệ-đà (Āyurvedic)’ đúng là sản phẩm của thời kỳ nầy. Taxila là trung tâm giáo dục ngành y dược; sinh viên từ các vùng xa như Vương xá (Rajagriha) có thể đến đó để học y khoa. Chúng ta thấy trong kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) đề cập đến những y sĩ nổi tiếng, như Narada, Dhanvantari, Angarika, Kapila, Atula, Pubba, Kachchayana, v.v... Bên cạnh môn phẫu thuật, một tiến bộ phi thường về khoa chữa trị nọc rắn. Có bộ môn tham cứu về sự tàn hoại từ ảnh hưởng của nọc độc với sự giúp đỡ của thuốc giải độc, cũng như cách bắt rắn và cách hút nọc độc ra khỏi cơ thể.

 

Bên cạnh Dạ-nhu Phệ-đà (Āyurvedic) còn có những ngành thủ công mỹ nghệ hữu ích khác, mà kiến trúc là một trong những ngành quan trọng và hữu ích nhất. Đại học quốc gia Nalanda và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) gồm những cung điện với đường nét kiến trúc nguy nga vào thời kỳ đó, các Tinh xá Phật giáo, các tháp (Stupas) và Chi-đề (Chaityas) đều là những mẫu mực huy hoàng trong trường hợp nầy. Người dân được đào tạo các nghề nghiệp như nông nghiệp, thương mại, thủ công và chăn nuôi gia súc trong thời kỳ nầy cũng giống như người dân trong thời kỳ giáo dục Phệ-đà có những điều kiện thuận lợi để được đào tạo trong những ngành thủ công mỹ nghệ nầy.

 

Phương thức giáo dục:

 

Nghệ thuật chữ viết đã có những tiến bộ đáng kể trong thời kỳ Phật giáo, nhưng chưa đạt đến số đông nhận ra được lợi ích thiết thực của họ đối với chữ viết. Phương thức giáo dục Phật giáo, do vậy, vẫn dùng phương pháp truyền miệng như trong thời kỳ giáo dục Phệ-đà. Môn sinh (saddhiviharikas) ghi nhớ từ căn (roots) và cách chia về ngữ pháp bằng cách học vẹt. Giáo thọ (ācharya) và môn sinh cùng sống trong tự viện, do vậy Giáo thọ phải dùng phương pháp giáo dục trực tiếp. Giáo thọ sẽ trao cho môn sinh bài học, và môn sinh phải học thuộc lòng; Thầy sẽ tiếp tục truyền dạy nhiều hơn khi biết chắc môn sinh đã lĩnh hội thông suốt bài học. Những người nhiệt tâm với đạo Phật được gọi là Ưu-bà-tắc (Upasaka); họ được nghe giảng giải giáo lý do thỉnh mời chư tăng đến giảng tại nhà của họ. Tại các Tinh xá hay các Tu viện, kiến thức Nhân minh luận (Hetu-Vidyā) hay Phương pháp quy nạp (Inductive method) được công nhậnmôn sinh được rèn luyện thông qua môn học nầy; phương pháp nầy có tầm quan trọng lớn lao trong hệ thống giáo dục. Thảo luậntranh luận về những tôn giáo và những chủ đề triết học khác đều được thực hiện hằng ngày tại các Tu viện, và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) là trung tâm nổi tiếng về phương diện nầy. Chính các tăng sĩ Phật giáo tham dự các cuộc tranh luận chi li (hair-splitting) trong khi phê phán Ấn Độ giáo và Kỳ-na giáo. Môn sinh các ngành đều được huấn luyện nghệ thuật tranh luận từ ban đầu trong sự nghiệp của học tăng. Thỉnh thoảng các vị có uy tínnổi tiếng trong lĩnh vực tôn giáo triết học được thỉnh mời thuyết trình những đề tài có lợi ích thiết thực cho sinh viên. Thế nên, phát biểutranh luận triết học đã khắc một dấu ấn quan trọng trong sơ đồ tổng thể của nền giáo dục. Những yếu tố nầy đã giúp cho sự phát triển năng lực tinh thần học viên do vậy chân trời tâm linh được mở rộng đáng kể và niềm say mê thích thú thực tiễn trong đời sống đã phát huy trong tâm thức họ. Học viên phát triển tầm nhìn trong sáng nhờ thảo luận về những vấn đề đa dạng của cuộc sống. Theo dòng thời gian, phương pháp nầy trở nên quá khích để sau cùng suy thoái trở thành tín điều ‘thảo luận vì để thảo luận.’ Như vậy, nó đã giáng một đòn chí tử vào sự thu thập kiến thức trọng yếunghiên cứu thâm sâu. Những cuộc tranh luận làm ra vẻ mô phạm như thế chỉ xảy ra đối với những ai có tính nông cạn và ưa nói dài dòng.

 

Bên cạnh đó, có những bậc Đại sư kiệt xuất thường đi du hóa như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-na-luật (Anuruddha), A-nan và La-hầu-la (Rāhula), là những người đi khắp nơi trong nước để giáo hóa. Có thông lệ thịnh hành, học tăng trải qua một cuộc du phương thực tập vào cuối học kỳ để thể nghiệm những điều hiện thựcthực tế mình đã học được trong tu viện trường học. Điều nầy làm cho kiến thức của họ hoàn chỉnh, kiên cốthực tiễn. Ví dụ về Jivaka đã được viện dẫn cho khía cạnh nầy. Có những cuộc tập trung định kỳ được tổ chức với mục đích tranh luận dành cho các học tăng từ các tu viện khác nhau, để thảo luậnthuyết trình các đề tài tôn giáo triết học. Học tăng được cung cấp nhiều cơ hội tham dự những hội nghị như vậy, bằng cách đó, họ tăng trưởng kiến thức rõ rệt. Có một số Tăng sĩ Phật giáo sống trong rừng vắng yên tĩnh, họ đã thực chứng được Tuệ giác tối thượng (Supreme Knowledge) qua thiền định, nhưng không có hệ thống giáo dục như vậy dành cho những môn sinh thông thường.

Phương pháp giáo dục kỹ thuật trong Khoa học thực dụng, Thủ công và Mỹ nghệ đều đồng nhất, giống như (mutatis mutandis) trong nền giáo dục Bà-la-môn, tức là học sinh được nhận sự giáo dục cả trên hai phương pháp lý thuyếtthực hành.

Về môn thủ công và mỹ nghệ, học sinh trải qua một thời kỳ học việc với vài chuyên gia ngành thủ công, và như thế họ sẽ có được kiến thức thực tế. Đan, dệt, may, thợ nề và các ngành thủ công khác đều được học theo phương pháp đã nêu trên.

 

Giáo dục Phụ nữ: Theo các nguyên tắc trong đạo Phật, phụ nữ được xem thấp kém hơn nam giới và do vậy, họ là đối tượng mà giới cuồng tín xa lánh. Tăng sĩ đã phát lời nguyện độc thân trọn đời (Neshthika Brahmacharya); họ ngại quan hệ mật thiết với phụ nữ. Nhưng thật khó thực hiện được khi trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt trong quan niệm thiết yếu phải đi khất thực từ các gia đình trong mối liên hệ tín đồ. Do đó, Đức Phật cho phép phụ nữ được nhận vào giáo đoàn, và tỷ-khưu ni cũng sinh hoạt trong tu viện, đưa đến đời sống rất trong sáng và cao cả cho nữ giới.

Trong thời kỳ đầu của nền giáo dục Phật giáo, có nhiều khuyến khích dành cho nền giáo dục phụ nữ và nhiều học viện riêng biệt được thiết lập dành cho mục đích nầy. Nhưng vào thế kỷ thứ IV stl. đã bắt đầu có sự suy yếu của giáo đoàn tỷ-khưu ni vì các Tinh xá được cho là có tầm quan trọng trong quan niệm giáo dục như vậy sau cùng đã đạt được tầm mức quốc tế. Do vậy, phụ nữ không rút ra được lợi ích gì từ trong những học viện nầy. Tuy vậy, nên lưu ý rằng bất kỳ nền giáo dục nào đã được truyền dạy, nó không chỉ giúp nâng cao tiêu chuẩn đặc tínhtri thức người phụ nữ nói chung, mà còn sản sinh một số phụ nữhọc thức có phẩm tính cao; họ sẽ dẫn dắt xã hội trên lĩnh vực tôn giáotriết học. Có những mẫu mực về những phụ nữ là những triết gia và những nhà thơ của tầng lớp thượng lưu. Vài người trong đó là những nhà cải cách xã hội nổi tiếng và chuyên gia trong lĩnh vực phúc lợi xã hội.

 

Trong thời kỳ giáo dục Phật giáo, có những đề cập đa dạng đến nữ giới truyền đạo; những tỷ-khưu ni đã đến những quốc gia khác để truyền bá giáo lý. Chẳng hạn, tỷ-khưu ni Saṃghamitra, em gái của Đại đế A-dục (Aśoka) đã sang Tích lan để truyền bá đạo Phật. Bên cạnh đó, còn có những mẩu chuyện về tỷ-khưu ni Subha, Anupama, Sumedha, v.v... phát nguyện xuất gia trọn đời. Nữ giớihọc thức cao đảm nhiệm việc giảng dạy và nổi tiếng như Upadhyayas Paniṇi có đề cập đến những học xá dành cho nữ học viên. Chúng ta có những mẫu mực về những nhà thơ tài danh là những phụ nữ nổi tiếng là Silabhattarika, Prabhudevi, Vijayanka, v.v... Tài năng của nữ thi sĩ Vijayanka được xem như không kém ai ngoại trừ thi sĩ Kālidāsa. Khoa học chính trị đương nhiên không bị loại trừ ra khỏi học trình của nữ giới. Các hoàng hậu nối nghiệp của vua sau khi chồng mình mạng chung; họ đảm nhiệm và điều khiển công việc trị nước một cách có hiệu quả. Có những ví dụ về nhiều đế chế được điều hành do những phụ nữ một cách có hiệu quả. Chẳng hạn, Nayanika của triều đại Satavahana, Prabhavatigupta của triều đại Vakataka (thế kỷ thứ IV) và Badami (Vijaya Maharika) của triều đại Chalukya, đều là nổi tiếng trong lịch sử vì việc nhiếp chính có hiệu quả của họ. Điều nầy chứng minh thực tếphụ nữ được giáo dục về lý thuyếtthực tiễn trong lĩnh vực chính trị. Bên cạnh đó, họ nghiên cứu khoa Luận lý (Criticism), triết học Di-man-sai (Mīmāṃsā), Phệ-đàn-đa (Vedānta), Dạ-nhu Phệ-đà (Āyurvedic) và Văn học ở tầm mức cao hơn. Vợ của Mandana Misra đã hành xử như là người phân xử (Judge) trong những tranh luận triết học giữa chồng mình và Sarhkaracharya; điều nầy đủ để minh họa mức độ năng lực tri thức của phụ nữ bình dân đã được phát huy.

 

Bây giờ, càng hiển nhiên khi phụ nữ có nhiều cơ hội phong phú cho sự phát huy chính mình; nhưng vào thời đó, nên nhớ rằng nền giáo dục cao hơn chỉ dành cho những phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc. Nền giáo dục phụ nữ, dường như không tương xứng với ý nghĩa rộng của từ ‘Education’ như ngày nay quan niệm. Nền giáo dục nầy đã không lan tỏa và đến được với số đông dân chúng như nông dân, thợ thuyền, thợ thủ công, và những thương buôn. Tầm quan trọng của lễ Khai tâm (Upanayana) đã từng là điều bắt buộc đối với phụ nữ trong hệ thống giáo dục Phệ-đà, nay được xem gần như suy tàn hay hoàn toàn biến mất. Hệ quả tự nhiên của điều nầy là lứa tuổi quy định đủ để kết hôn giảm xuống thấp đáng kể; họ phải lấy chồng vào độ tuổi còn trẻ con. Cho nên đây chính là một đòn chí tử đánh vào nền giáo dục phụ nữ. Tình huống nầy được xem là một khía cạnh nghiêm trọng vào thế kỷ thứ X stl. Con gái được cưới hỏi vào độ tuổi lên 10 hay 11.

Vào thời kỳ nầy, tình trạng tôn giáoxã hội của người phụ nữ bị xuống cấp với mức độ đáng kể, chứng tỏ thiệt hại rất nhiều cho nền giáo dục phụ nữ.

 

Những điều tương phản giữa nền Giáo dục Phật giáogiáo dục Bà-la-môn

 

Trong hệ thống giáo dục Phật giáo, học sinh bắt đầu việc học vào lúc sáng sớm. Ở một vài nơi, tiếng gà gáy được thuần hóa để biểu thị thời gian thức dậy cho học sinh. Sinh hoạt hằng ngày của của học sinh trong hệ thống giáo dục Phật giáo gần giống như nền giáo dục trong thời kỳ Phệ-đà. Thực tế, toàn bộ hệ thống giáo dục trong cả hai thời kỳ căn bản là giống nhau.

 

Chỉ một vài điều khác nhau có thể thấy rõ giữa hai hệ thống điển hình là vào thời kỳ Phệ-đà học sinh được dạy dỗ trong những Gurukulas, trong không khí gia đình; còn với hệ thống giáo dục Phật giáo, những tu viện trường học và tổ chức những trung tâm giáo dục được thiết lập cho mục đích nầy.

Dưới hệ thống giáo dục Phệ-đà, sự chú ý được dành cho ‘cá nhân,’ trong khi hệ thống giáo dục Phật giáo, cá nhân được xem như một đơn vị của tập thể giáo đoàn, do vậy nền giáo dục được truyền đạt chung đến cho nhiều người.

Đời sống gia đình tạo nên một khía cạnh quan trọng trong nền giáo dục Phệ-đà; trong khi, xuất gia rời bỏ gia đình là nền tảng chính của nền giáo dục Phật giáo. Thế nên, trong hệ thống giáo dục Phật giáo, tinh thần huynh đệ được thiết định để phá vỡ khuynh hướng và sự ràng buộc của mối quan hệ gia đình.

Một Phật tử sẽ thường dựa vào lòng hảo tâm từ hội chúng của mình, và trở lại, hội chúng lại nhờ vào lòng hảo tâm của các cư sĩ hay Ưu-bà-tắc (Upasakas). Theo đó, hạn chế biểu hiện tham vọng cá nhân, khả năng, hiệu dụng, và hoạt động mang tính cá nhân.

 

Điểm khác nhau thứ hai giữa hai hệ thống giáo dục đó là, với hệ thống giáo dục Bà-la-môn, học sinh phải nghiêm khắc tự kỷ đối về tinh thần và thể xác, xem hưởng thụ và những cám dỗ đưa đến hưởng thụ là điều cấm kỵ. Đời sống học sinh đầy dẫy những khổ hạnh; họ được yêu cầu phải hành xử theo nguyên tắc “không có một kẻ tìm cầu lạc thú nào mà đạt được tri thức, cũng như chẳng có một học sinh nào không bị hư hỏng vì lạc thú.”[9]

 

Nhưng trong giáo dục Phật giáo, ‘thân phải che kín đáo đoan nghiêm, phải tắm rửa sạch sẽ, chăm sóc thường xuyên, an cư trong mùa mưa, nghỉ ngơi khi giữa trưa trời nóng, và được chăm sóc thuốc men khi đau ốm do những y sĩ tài giỏi nhất trong nước.’[10]

 

Lại nữa, nên lưu ý rằng trong khi hệ thống giáo dục Bà-la-môn được hình thành trên nguyên tắc quân chủ (monarchical), thì hệ thống giáo dục Phật giáo mang tính chất dân chủ.

Nói cách khác, trong hệ thống giáo dục Bà-la-môn, tính chất thâm niên và sự nổi tiếng của người thầy luôn luôn giữ yếu tố nhất định, trong khi học sinh trong hệ thống giáo dục Phật giáo sẽ thực hiện quyền của mình để biểu quyết trong hội nghị Tăng đoàn sau khi họ được công nhận là thành viên. Điểm khác nhau cơ bản giữa thầy và trò trong hai hệ thống giáo dục chính là tính ưu việt về mặt tâm linh.

 

Sau cùng, trong hệ thống giáo dục Bà-la-môn, chỉ có những người hướng đời sống của mình vào nơi ẩn cư hay tĩnh lặng mới thấy nền giáo dục nầy thích hợp và có thể chọn lấy theo quan điểm của mình; nhưng trong hệ thống giáo dục Phật giáo, chỉ những người có đạo hạnh bền chắc mới được gia nhập vào Tăng đoàn.

 Tuy nhiên theo dòng thời gian, có những hạn chế nhất định và những yếu kém lan vào tinh xá, tự viện, theo đó nguyên tắc dân chủ bị lạm dụngTăng ni lại là nạn nhân của đạo đức suy đồi. Uy lực của tổ chức tập trung trở nên lỏng lẻo do vì sự hình thành một số các địa phương độc lập với Tăng đoàn. Như là hệ quả tất yếu, Phật giáo dần dần suy yếuẤn Độ, hệ thống giáo dục Bà-la-môn trở nên chiếm uy thể thông qua nỗ lực của những nhà tư tưởng tôn giáotriết gia như Saṁkaracharya và Madhavacharya.

 

 

Kết luận

 

Vắn tắt, chúng ta có thể xác định rằng nền giáo dục Phật giáo đã đặt nền tảng cho nền văn hóa bậc cao. Nền giáo dục nầy đã giới thiệu những sáng kiến và đổi mới nhất định trong phương thức sống (modus vivandi) của người Aryans. Dù thái độ của người Ấn Độ đối với đời sống luôn luôn có khuynh hướng được đánh giá bằng lòng mộ đạothánh thiện, nhưng nền giáo dục Phật giáo thúc đẩynâng cao tấm lòng đó càng nhiều hơn. Đời sống tu viện của các sa-di và tỷ-khưu luôn là tấm gương mẫu mực cho người Ấn Độ, đến nỗi mà các học viện dưới thời kỳ giáo dục Phật giáo đã thu hút nhiều học sinhhọc giả từ các miền xa xôi khắp nơi trên thế giới như Trung hoa, Nhật bản, Triều tiên, Java, Miến điện, Tích lan, Tây Tạng và các quốc gia khác.

Các học sinh ngoại quốc nghiên cứu rất sâu về tôn giáo, văn học, hệ thống giáo dục Ấn Độ, và đã đem về phổ biến hạt giống văn hóa Ấn Độ trên quê hương mình. Trong các tu viện Phật giáo, mọi dị biệt về giai cấp, hoàn cảnh xã hội vốn đã bám rễ rất sâu trong nền giáo dục Bà-la-môn đã bị loại bỏ. Cánh cửa thiêng liêng của tu viện Phật giáo mở ra cho mọi nơi, không phân biệt học tăng, tất cả đều được cung ứng những cơ hội như nhau cho sự phát triển phẩm tính của họ tùy theo năng lực và khuynh hướng của mình. Cùng với khía cạnh triết họctín ngưỡng trong hệ thống giáo dục Phật giáo, giáo dục thực tiễn cũng hình thành một phần chủ yếu trong đó. Hệ thống nầy cho ra đời những tu viện có tầm vóc quốc tế như Tu viện Na-lan-đà, Tu viện Taxila và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla), đó là những trung tâm cho cả hai nền giáo dục tôn giáothực tiễn. Sự dồi dào vật chấttinh thần của đất nước trong thời kỳ nầy có thể được tìm thấyhệ thống giáo dục lúc đó.

 

Giáo dục gắn bó rất mật thiết với các vấn đề đời sống và nhắm vào sự tìm kiếm cách hóa giải cụ thể cho việc ấy. Các chuyên gia giáo dục Ấn Độ đã chắc lọc được những điều kiện hoàn toàn đặc biệt cho Ấn Độ. Đây là lý do tại sao hệ thống giáo dục đó vô cùng thích nghi về cả không gianthời gian. Nền giáo dục cho số đông thịnh hành trong thời gian đó và giáo dục cho phụ nữ cũng nhận được những chú ý trội vượt trong nền giáo dục chung nhất, để hình thành nền giáo dục quốc gia.

Bên cạnh điều nầy, một có sự kế thừa chu đáo qua việc giáo dục giới cư sĩ vốn có nhiệt tâm với Phật giáo, vì họ được xem như có đủ phước duyên và có tiềm lực thừa kế, cũng chính tăng sĩ Phật giáo và các giáo thọ sư được tuyển chọn trong giới Ưu-bà-tắc này.

 

Cuối cùng, chúng ta có thể nói rằng trong lĩnh vực đạo đứcgiới luật, hệ thống giáo dục Phật giáo đã làm phong phú đời sống một cách đáng kể. Thầy và trò hướng đến phương thức sống rất mẫu mực; bất kỳ tiếp xúc nào với nữ giới đều bị cấm chế, nhưng đáng lưu ý rằng đạo Phật không tin vào sự hành xác. Ngài Pháp Hiển, Huyền Trang, và Nghĩa Tịnh đã có những mô tả rất sống động về các tu viện Phật giáo dựa trên những kinh nghiệmquán sát cá nhân, biểu hiện sự sáng chói và huy hoàng của hệ thống giáo dục Phật giáo.

 

Phần lớn nhờ đã trải qua truyền thống nền tảng lâu đời của Phật giáo để chúng ta vẫn có thể tiếp tục các mối quan hệ hài hòa giữa chính trị, văn hóa và kinh tế với các quốc giaĐông phương như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái lan và Indonesia.



[1]* Còn gọi kinh Phổ diệu 普 曜 經; S: lalitavistara; C: pŭyàojīng; J: fuyō kyō; còn có tên là Thần thông du hí kinh (神 通 遊 戲 經), nguyên nghĩa là ‘Trình bày chi tiết cuộc đời đức Phật’. Kinh được xem là bản dịch sớm nhất của Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方 廣 大 莊 嚴 經, s: lalitavistara). Pháp Hộ (法 護, s: Dharmarakṣa) dịch vào thời Tây Tấn, năm 308; gồm 8 quyển, 33 phẩm. Đó là tác phẩm đề cập đến cuộc đời Đức Phật theo tinh thần Đại thừa. Kinh bao gồm nhiều đoạn văn trình bày hai đời cuối cùng của Phật Thích-ca Mâu-ni. Kinh mang tính chất tiếp nối giữa Tiểu thừa (hīnayāna) và Đại thừa (mahāyāna), được soạn giữa thế kỉ thứ hai trước và sau Tây lịch, chịu ảnh hưởng của phái Nhất thiết hữu bộ (sarvāstivāda) và về sau được Đại thừa hoàn chỉnh.

[2] Buddhaṁ saranaṁ gachhami (I take refuge with the Buddha): Con nguyện nương tựa vào Đức Phật

 - Dhammaṁ saranaṁ gachhami (I take refuge with the Religion): Con nguyện nương tựa vào Giáo pháp

 - Sanghaṁ saranaṁ gachhami (I take refuge with the Order): Con nguyện nương tựa vào Tăng.

[3]* Giới sát sanh, trộm cắp, giới dâm dục (xuất gia toàn đoạn dâm dục).

[4]* Còn gọi là giới Tỷ-khưu (Bhikṣu), Đại giới, Cận viên.

[5]* Hán phiên âm: ô-ba-đà-da 鄔波馱耶, dịch Hoà thượng, Lực sanh.

[6] Như ở các chùa Việt Nam thường gọi là chú điệu hay chú tiểu.

[7]* Vārṣika: varṣa; p: vassa

[8] Tinh xá Trúc Lâm (Veḷuvana Kalandakanivāpa)

[9]Sukharithinah Kuto Vidya, nasti Vidya, nasti Vidyarithinah Sukham

[10] Dr. Radha Kumud Mookerjee: Ancient Indian Education; p. 469.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 36416)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :