15 Hệ Thống Giáo DụcVăn Học

16/12/20214:30 SA(Xem: 1906)
15 Hệ Thống Giáo Dục Và Văn Học
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


15

 

HỆ THỐNG GIÁO DỤCVĂN HỌC

 

 

Hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại như được ghi lại trong các văn bản Phệ-đà (Veda) với nơi ẩn cư của bậc Đạo sư Thấu thị (Ṛṣi; seer) đáp ứng như một trường học vẫn được giữ nguyên trong một thời gian dài. Chính trong thời kỳ Gupta đã đặt nền tảng cho các trung tâm giáo dục lớn như các trường đại học hiện đại với các môn học đa dạng trong các tòa nhà rộng lớn cùng với thư viện và các phương tiện liên lạc. Tuy nhiên, chương trình giáo dục đã được sửa đổi vào thời hậu Phệ-đà, không chỉ có nghi lễ thuần túy như trước mà hạm vi được mở rộng ra các chủ đề như ngữ pháp, triết học và những chủ đềtính chất thế tục. Sinh viên thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn các môn học, trong đó nhiều môn họcgiá trị thực dụng. Do vậy, kế hoạch đào tạo phải phù hợp với nhu cầu người dân.

Giáo dục trong ngôi nhà của người thầy vẫn tiếp tục được sử dụng trong một thời gian dài. Kiến thức cũng được truyền bá thông qua các đạo sĩ lang thang thường được biết đến với danh xưng charakas,[1] và cũng thông qua các hội đồng[2] hoặc hội nhóm trí thức, tương tự như seminar trong thời hiện đại.

Các trung tâm chuyên môn dần dần hình thành bởi chính danh tiếng của vị bác học, đã thu hút những sinh viên khao khát đến để học. Tuy nhiên, giáo dục ở một mức độ nào đó mang tính định hướng giai cấp. Chẳng hạn, một cậu bé Bà-la-môn chỉ quan tâm đến nền giáo dục Phệ-đà (Veda) liên quan đến nhiệm vụ nghề nghiệp của mình như thực hiện các nghi lễ hiến tế và truyền bá. Mặt khác, một cậu bé giai cấp sát-đế-lợi (kṣatriya) quan tâm đến việc đào tạo thực tế về cách sử dụng các binh khí, bên cạnh đó học văn chương và Phệ-đà (Veda) cũng như học về thủ công, vì điều này cũng rất hữu ích cho cậu trong sự nghiệp tương lai của mình. Tầng lớp thương buôn (Vaiśya) phải thông thạo các chủ đề thương mại. Do đó, có thể nói rằng giáo dục đã nhanh chóng trở thành định hướng nghề nghiệp và việc theo đuổi kiến thức không chỉ vì lợi ích của tri thức.

 

Trên thực tế, rất khó cho người nào có thể thành thạo tất cả các môn học mà phải chọn lọc để hoàn thành chương trình giáo dục của mình trong một khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho cuộc sống của người chủ gia đình. Tuy nhiên, có một số người ham học hỏi lâu dài hơn, thậm chí học đến năm 35 tuổi, nhưng những trường hợp như vậy dường như rất hiếm.

Một cuộc đánh giá về hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại có thể thực hiện nơi đây, với những đối tượng nghiên cứu được tham chiếu cụ thể về địa điểm, thời gian, chương trình giảng dạy, phương pháp, quan hệ học sinh và giáo viên, các kiểu giáo viên và trường học, học phí, giáo dục phụ nữ, trứ tác, truyền bá tri thứcgiáo dục nghề nghiệp. Tất cả lĩnh vực này cần được xem xét theo trình tự thời gian để nâng cao phương pháp giáo dục trong các giai đoạn khác nhau, đồng thời ghi lại những thay đổi, nếu có. Tuy nhiên, những đóng góp của các nhà văn trong các lĩnh vực khác nhau, tạo nên khối lượng văn học của thời kỳ cổ đại bằng tiếng Phạn, tiếng Pāli và tiếng Prakrit, cả tôn giáothế tục, cần phải có một nghiên cứu riêng trong chương này.

 

 

Đối tượng nghiên cứu

 

Mục đích của việc học theo hệ thống giáo dục cổ đại là rèn luyện tri thức bởi công cụ kiến thức, chứ không chỉ đơn giản là lấp đầy trí óc bằng nhiều kiến thức. Cá nhân như cơ sở (adhara) nhận được năng lượng vũ trụ (prakti)[3] lan tỏa khắp thế giới, chính vì thông qua giáo dục mà đạt kiến thứcnăng lượng vô hạn của siêu nhiên được lưu trữ trong con người, giúp họ phát triển nhân cách. Vì vậy, kiến thức cung cấp sức mạnh quan trọng và hữu ích cho con người trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, kiến thức thực tế giúp con người phân biệt cái ngã xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau từ vô ngã.

 Áo nghĩa thư Brihadaranyaka nói, người tìm kiếm kiến thức cao nhất không nên chỉ tìm trong sách vở, vì đó chỉ là luận điệu huyên thuyên của miệng lưỡi. Tương tự như vậy, Áo nghĩa thư Katha chỉ ra, ‘Không phải nhờ nghiên cứu kinh Veda, cũng không phải nhờ trí thông minh hay do học nhiều sách mà thấy được mà thấy được tự ngã (Ātman); tâm thức phải được lắng đọng thông qua lắng nghe (sravana), hoặc chú tâm (manana) và thiền định (nidhidhyasana).’

Những điều này chỉ có thể thực hiện được dưới sự dẫn dắt của một vị thầy thành tựu giác ngộ, người đã đạt được sự hoàn hảo hay siddhi của bản thân.            

Xa rời náo nhiệt, sống nơi ẩn dật cô liêu, người thầy Ấn Độ cổ đại cung ứng bầu không khí và môi trường lý tưởng thích hợp để học trò đạt được kiến thức thông qua các phương pháp khác nhau.

Kiến thức từ trong kinh điển hoặc cách ngôn được người thầy truyền đạt cho học trò bằng miệng với sự chú tâm cho đến khi học trò đạt đến cảnh giới thiền định cao nhất. Toàn bộ quá trình học tập được thúc đẩy mà không mong cầu đạt đến trạng thái hoàn hảo cho học trò thuộc giai cấp Bà-la-môn; những học trò thuộc giai cấp sát-đế-lợi (kṣatriya) ngoài cách tiếp cận đời sống thế tục, nhu cầu giáo dục của họ cũng khác. Đối tượng của giáo dục cũng rất đa dạng bởi giá trị của nó trong đời sống tiếp diễn phụ thuộc vào thiên hướng của mỗi người. Tuy nhiên, đặc điểm chung là đạt được kiến thức hữu hiệu cho sự tiến bộ tâm linh.

Giai cấp Bà-la-môn là người trông coi kinh Veda nên việc nghiên cứu ngữ pháp rất hữu ích đối với họ trong việc nắm bắt từ nguyên bản, sự hình thành, sự biến thểsửa đổi của từ ngữ. Toàn bộ thời gian nghiên cứu Phệ-đà (Veda) giúp họ đạt được lạc phúc trong tôn giáothiết lập được sự hiệp thông với Phạm thiên. Do đó, giáo dục về cơ bản vốn có nền tảng từ tôn giáo và triết học, mặc dù giá trị ứng dụng của giáo dục không không mất đi, như người ta có thể thấy trong bản chất của chương trình giảng dạy.

 

 

Lễ truyền thụ và các môn học

 

Việc nhập môn của một cậu bé bà-la-môn bắt đầu vào năm lên bảy tuổi sau khi thực hiện nghi lễ sợi chỉ thiêng liêng, cậu bé được giao cho một vị thầy bà-la-môn dạy dỗ, đây là thường lệ trong hệ thống giáo dục của người Hindu trong suốt một thời gian dài đến cuối thế kỷ thứ VII stl. Chúng ta liên hệ đến Bana, tác giả nổi tiếng của Harshacharita, đã từng ở với thầy của mình và chỉ trở về nhà khi ông khoảng mười bốn tuổi. Vì vậy, Brahman Mayurasarman, người thành lập triều đại Kadamba ở phía nam,  đã gia nhập ghaṭikā,[4] rất có thể là một học viện được hỗ trợ bởi nhà nước nhưng do ông ta điều hành cho đến khi ông đảm nhiệm vai trò một chiến binh. Đối với một đứa trẻ bà-la-môn, việc học trong thời gian ở trong nhà của thầy bao gồm ba bộ kinh Phệ-đà (Veda) cùng với các môn học khác. Phương pháp giảng dạy rất đơn giản, người thầy bắt cậu bé lặp lại những bài tán ca cho đến khi thuộc lòng (uggahati). Sau nhiều lần lặp lại, đứa trẻ ghi nhớ và có thể ngâm nga một cách chính xác, hiểu ý nghĩa và đặt đúng vị trí mỗi câu, cuối cùng nắm được những ý nghĩa bí ẩn đằng sau mỗi bài tán ca. Việc học như vậy đã mở ra cái nhìn sâu sắc về kinh Veda, học trò trở nên thông thạo với kinh Phệ-đà (nighantu), nghi lễ (ketubha), âm vị học và truyền thuyết. Theo kinh Di-lan-đà vấn (Milindapanha) mà cũng phù hợp với những tác phẩm đương thời khác, chương trình giảng dạy được quy định cho một cậu bé bà-la-môn như khóa học được cô đọng ở một mức độ nhất định. Hai thế kỷ trước đó, vào thời của Patanjali, người học trò được cho là đã nghiên cứu tất cả bốn kinh Veda, sáu chi phần (Aṅgis) và các luận thuyết thần bí (bí mật), Sakhas của Yajurveda, Samaveda và hàng nghìn pathas, truyền thống thiêng liêng của Bahuvrichas, Atharva Veda và chín ngành của nó, luận về đối thoại, khoa học logic (vakovakyam), sử thi, truyền thuyết lịch sử (itihasa), Puranas và y khoa (vaidyakam). Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo về việc nghiên cứu vận luật (chandaśāstra) và Dharmaśāstra, cùng với quy định cho việc học các môn phụ khác. Các nghiên cứu về tư pháp cũng được thực hiện nhưng vào thời Patanjali, ngữ pháp không được quan tâm đúng mức như ông đã viết bài nhận định.

Tuy nhiên, trong tác phẩm Divyāvadāna [5] (thế kỷ thứ IV stl.) quy định cách thức nhập môn khác cho tập sinh bà-la-môn và cũng đề xuất chương trinh học sơ cấp. Theo đó, cách học này không bắt đầu với kinh Veda, mà là với những bài học đầu tiên về đọc và viết tại nhà của một giáo viên dạy một lúc cho nhiều học sinh khác (prabhutadarakah). Quá trình nghiên cứu bắt đầu với bài học mẫu tự siddham,[6] đạt đến đỉnh cao là các thành tựu về viết (lipyam), số học (sankhyam), kế toán (ganana) và thậm chí học các quy tắc liên quan đến tiền tệ và trao đổi. Các tác giả văn hiến Smṛti[7] đề cập đến một nghi thức thiêng liêng gọi là vidhyarambha hoặc akshara-svikriti (lễ khai tâm-học các mẫu tự), đứa trẻ được bắt đầu với bài học vỡ lòng có tên là Matrika-nyasa.[8] Đôi khi, các gia đình giàu có thuê gia sư dạy kèm cho con cái của họ, như Kshemendra (thế kỷ XI) có đề cập. Bên cạnh những môn họctính chất tổng quát thì học trò còn nghiên cứu các quy tắc ẩn cư (irya), khất thực (carya), lễ hiến tế thanh tịnh (saucham), hình thức xã hội tốt đẹp (samudachara), cách xưng hô đúng mực (bhoskara), và bốn bộ kinh Phệ-đà (Veda). Do vậy, dường như một số môn học khác như văn phạm, ngữ văn, luận lý học, v.v., không có trong quá trình học bắt buộc. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục chính thức, học sinhthể tham gia vào các hoạt động nghi lễ. Một đứa trẻ bà-la-môn có thể bắt đầu việc học với các môn đại cương như mẫu tự (aksharas), tập viết (lipyam) với giáo viên tiểu học (darakacharya) hoặc chỉ tập trung vào nghiên cứu Phệ-đà (Veda) như một manavaka nhưng tuỳ thuộc năng khiếu và khả năng của đứa trẻ vì tất cả những người Bà-la-môn đều không thạo kinh Veda. Những người Bà-la-môn có học thức dự kiến phải nghiên cứu cả bốn kinh Veda, sáu kinh Vedangas, Puranas, Nyaya Mimamsa, và Dharmasastras, do đó bao gồm các môn học nghi lễ, pháp lý, luật lệ, lịch sửtriết học.

Các ghi chép về thời kỳ Gupta cho thấy mười bốn (hoặc mười tám) môn học, thường gọi là vidyas, được xem nằm trong khả năng của những người bà-la-môn uyên bác. Các văn bản pháp lý, điển hình như của Brihaspati, đưa ra một danh sách dài các môn học và sinh viên có nguyện vọng lựa chọn các môn học vào năm học đầu tiên.

Một số học sinh liên quan đến mỹ thuật như hội họa, thuật tiên tri (sooth-saying), kỹ thuật trị liệu, khoa học về chính sách, thiên văn học, ngữ pháp, toán học và triết học.

Huyền Trang, nhà chiêm bái Trung Hoa, vào thế kỷ thứ VII stl., quan sát thấy những học sinh sau khi học xong sách có tên là 'Mười hai chương' được giới thiệu vào năm lên bảy tuổi nói về năm môn học về âm thanh hoặc ngữ pháp, nghệ thuật và thủ công, y khoa, luận lý học, và luật tắc nội bộ. Ngoài ra, ngài Huyền Trang còn đề cập đến các luận giải về văn phạm được sử dụng trong thời đại của mình, cụ thể là kinh Pāṇini và phần tóm tắt cùng một số luận thuyết đặc biệt nhất định. Sau đó, Nghĩa Tịnh, người trẻ tuổi hơn cùng thời Huyền Trang, cung cấp cho chúng ta một lịch trình học tập bắt đầu với ghép vần mẫu tự (Siddha) vào năm sáu tuổi, thành thạo việc đánh vần trong sáu tháng; năm 8 tuổi học kinh Pāṇini và phần phụ lục bằng lời nóihoàn tất môn nầy trong thời gian tám tháng. Để có nền tảng tốt đẹp về văn phạm, học sinh học thêm năm năm nữa, đến năm mười lăm tuổi sẽ nhận được kết quả đánh giá. Sau khi thành thạo văn pháp, học sinh sẽ học luận lý học (logic, hetuvidya), siêu hình học (abhidharma) và các môn giới luật liên quan khác. Các khóa học nghiên cứu cao hơn được đáp ứng tại các trung tâm nghiên cứu nâng cao.

Rajasekhara, người đương thời với Pratiharas, đề cập đến một danh sách các môn học có vẻ thích hợp cho học sinh bà-la-môn, đó là các kinh Veda được nghiên cứu theo thứ tự: Rig, Yajur, Sama và Atharva; bốn Upavedas, Itihasa, Dhanur, Gandharva, Ayur (y học) và Geya (âm nhạc); sáu kinh Vedangas, liên quan đến việc ghép nối và phát âm các văn bản Phệ-đà (Veda), Kalpa, chỉ cho các câu thần chú (mantra) trong các sakha khác nhau của Veda, văn phạm (vyakarana), từ nguyên (nirukta), thi kệ (chanda), và nghệ thuật trang điểm (alankara).

 Những môn học này phải được thông thạo nếu người học có khao khát muốn trở thành một nhà thơ. Trong thời kỳ này, việc thông thạo ngữ pháp là cần thiết để học các môn học khác, nhưng điều đó cũng có thể được thực hiện vì một mục đích riêng; chẳng hạn Dadda, cha của nhà thơ Madhava được ghi nhận trong bia ký Khajuraho của nhà cai trị Chandella Dhanga, là chỉ giỏi về ngữ pháp (sabdanusasana).

Sự giáo dục thuộc giai cấp sát-đế-lợi thiên về võ thuật, không có tuổi bắt đầu cũng như thời gian học tập được đề xuất cho giới nầy. Theo Gautama, một nhà luật học, một đứa trẻ thuộc giai cấp sát-đế-lợi thường bắt đầu đi học vào năm lên 11 tuổi và đứa trẻ thuộc giai cấp thương buôn (Vaiśya) bắt đầu đi học vào năm lên 12 tuổi. Theo một số nhà văn, việc nhập môn (savitri) của học trò giai cấp Bà-la-môn chỉ bắt đầu khi lên mười tuổi, và đối với đứa trẻ thuộc giai cấp sát-đế-lợi chỉ bắt đầu vào năm 20 tuổi.

Theo kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha), các hoàng tử giai cấp sát-đế-lợi được học mười tám môn học chính và phụ bao gồm các hệ thống triết học (Yoga, Nyaya và Vaiseshika) số học (Sankhya), âm nhạc, Puranas, lịch sử (itihasa), thiên văn học (jyotisha), huyễn thuật (maya), nhân quả (hetu), chú thuật (mantana), nghệ thuật chiến tranh (yuddha), thơ ca (chandas), truyền thông, luật thánh và luật truyền thống; Vua Di-lan-đà là người thành thạo các quy luật này. Tác phẩm tương tự đề cập đến việc huấn luyện bắn cung và mô tả quá trình tập luyện như xử lý các loại cung khác nhau tại sân tập, sử dụng cầm chắc chắn một tay, uốn cong các ngón tay, đặt chân vững chắc, nâng mũi tên và đặt nó trên một sợi dây, kéo sợi dây lại, giữ nó, nhắm vào điểm đánh dấucuối cùng bắn trúng mục tiêu là  một hình nhân bằng rơm (tina-purusa).

Một tác phẩm khác đề cập đến một số chủ đề bổ sung như kiến thức về lễ giáo (kriyakalpa), kinh tế chính trị (arthavidya), thi ca (kāvya), kịch câm (mpa), nghệ thuật trang trí (rupakarmani), chơi đàn luýt, khiêu vũ (nritya), hát (gita), kịch (natya), nghiên cứu về tướng người và động vật.

Sử thi cũng truyền tải thông tin khá tốt về sự giáo dục của một hoàng tử dòng sát-đế-lợi (kṣatriya), đó là Dhanurveda hoặc Phệ-đà (Veda) của môn bắn cung, Nitisara hoặc khoa học chính trị, và nghệ thuật (siksha) về loài voi, bên cạnh đó, chữ viết, số (lekhyasainkhya) và mỹ thuật (gandharvavidya). Các hoàng tử được kỳ vọng là những người có văn hóa chứ không phải chỉ có ý thức tín ngưỡng đơn thuần.

Những câu chuyện tình lãng mạn trong văn xuôi của thời Gupta đôi khi cung cấp những cái nhìn thoáng qua về giáo dục của một hoàng tử trẻ. Các chủ đề nghiên cứu bao gồm tất cả các chữ viếtngôn ngữ, kinh Veda với các giải thích, thơ ca và nghệ thuật kịch, luật, ngữ pháp, chiêm tinh học, luận lý học, mīmāṃsā,[9] chính trị, âm nhạc và thơ ca, ngoài ra còn có môn nghệ thuật chiến tranh.

Những kỷ tắc này cung cấp nền giáo dục thích hợp và cân bằng cho các hoàng tử trẻ, trang bị cho anh ta để gánh vác trách nhiệm của người kế vị và là người cai trị sau này.

Việc nghiên cứu cờ bạc, ăn trộm và các nghệ thuật gian dối khác hầu như không có manh mối lịch sử nào ngoại trừ việc tìm hiểu các mánh khóe gian lận.

Có những đề cập đến việc các nhà cai trị đạt được trình độ thông thạo trong nhiều môn học, trong giai đoạn cuối của Ấn Độ cổ đại.

Văn khắc trên bia Jodhpur của Bauka, một người cai trị Pratihara, đề cập đến Kakka sở hữu kiến thức về vận luật thi ca (chanda), ngữ pháp (vyakarana), luận lý học (tarka), thiên văn học (jyotisha), nghệ thuật phục vụ, và thi ca qua các ngôn ngữ. Các vị vua cũng là tác giả trong thi ca cùng một số người khác như Harsha, tác giả của PriyadarsikaNaganand cùng Samudragupta là những người đã tỏa sáng trong số các nhà thơ, trong đó có Bhoja là người cai trị xứ Paramara, Somesvara I và Ballalasena.

Các nhà cai trị sáng suốt, không những bảo trợ các nhà thơ mà còn là những người có tài năng văn chương, nhà văn như Rajasekhara, người cùng thời với Pratiharas nhận định. Tác giả này cũng đưa ra danh sách các đối tượng nghiên cứu và đề cập đến ba hạng sinh viên là hạng người giác ngộ (buddhiman)tính thông minh nên chỉ cần nghe một lần là hiểu; aharyabuddhi, hạng thông thường sẽ học bằng cách thực hành; và durbuddhi, không có kỹ năng do bẩm sinh mà phải đào tạo.

Giáo dục cho trẻ em thuộc giai cấp thương buôn (vaiśya) thiên về thực tế. Học sinh sẽ được dạy tập viết (lipi), số học (sankhya), tính toán (ganana), xử lý các loại tiền (mudra), luật và quy tắc liên quan đến các khoản nợ (udhara), tiền gửi (nyasa), tín thác (nikshepa) và tám cách kiểm tra hàng hóa (ashtapariksha), mặc dù chỉ được đề cập đến hai loại, giantupariksharatnapariksha. Điều này cần thiết vì hàng hóa đã được xem trước khi mua. Theo Mahavagga, một tác phẩm tiếng Pāli trước đó (thế kỷ thứ IV, V ttl.), học vấn trẻ em thuộc giai cấp thương buôn chỉ giới hạn trong biết viết (lekha), tính toán (ganana) và kiểm tra (rupa) các loại tiền khác nhau đang lưu hành ở các quốc gia được các thương gia ghé thăm. Như thế, trẻ em thuộc giai cấp thương buôn được giáo dục thực tếthông thạo các quy tắc liên quan đến các khoản nợ và tiền gửi. Tuổi nhập môn của các em thường được ấn định là 12 tuổi; một người có tham vọng trong đời sống là đạt được tuổi thọ và thịnh vượng trong nông nghiệp và các mục tiêu khác, đã khuyên nên thực hiện lễ khai tâm (upanayana) cho các em lên 14 tuổi. Do đó, giáo dục cho trẻ em thuộc giai cấp thương buôn được bắt đầu muộn hơn và có thời gian ngắn hơn.

Trên cơ sở thông tin được chọn lọc từ các nguồn văn học cổ điển Ấn Độ, dường như chương trình giảng dạy toàn diện về các nghiên cứu đã được thiết lập cho giới ‘sinh lần thứ hai (dvijas)’ thuộc ba giai cấp đầu tiên; giai cấp tiện dân (thủ-đà-la; sudra) không được học kinh Phệ-đà (Veda), nhưng có thể hưởng lợi từ các văn bản kinh Phệ-đà (Veda) như ‘tri tức cứu rỗi’ theo tên được gọi nầy thì không khước từ hạng tiện dân. Tư tưởng Phệ-đà (Veda) truyền cho những người nầy thông qua các tác phẩm giản dị hơn như Sử thi MahabharataPuranas, đôi khi được gọi là bộ Veda thứ năm. Có những ví dụ về người thuộc thành phần thủ-đà-la (sudra), như Vidura và Dharmavyadha đã có được kiến thức cao tột và trong lịch sử, có những hoàng tử và nhà cai trị thuộc thành phần thủ-đà-la (sudra) như Palas của xứ Bengal và Kakatiyas của xứ Warangal gây sự bất ngờ khi chính họ đã khước từ đặc ân được giáo dục trong môi trường tốt hay tham dự vào các lễ hiến tế.

 

 


Địa điểm, Giai đoạn và Phương pháp Giáo dục

 

Địa điểm, giai đoạn và phương pháp giáo dục thay đổi tùy theo hoàn cảnhtính chất công việc; nhà ở của thầy giáo hay gurukula cũng là nơi học tập; các học sinh ở dưới tàn cây lớn trong vườn nhà của thầy. Yajñavalkya nguyện là bà-la-môn naishtika (người sống độc thân trọn đời), sống với thầy của mình và khi không có thầy, thì sống với con trai, với vợ của thầy, thậm chí chỉ với lửa; những học sinh nội trú này được gọi là antevasin, người thầy cung cấp thức ăn và chỗ ở cho học trò được gọi là ante-guru.

Cây gậy (danda) là dấu hiệu phổ biến của thời học sinh, cho biết ngôi trường gốc (alma mater) [10] của họ, dấu hiệu này được liên kết với một khu vực như với các học sinh xứ Panchala (Panchalamanavakas). Danh tiếng của vị thầy sẽ thu hút học sinh nô nức từ các nơi đến học; một vị thầy ở gần trong khoảng cách một trăm do tuần được gọi là yaujana-satiko-guru.

Về sau, các trung tâm học tập tiên tiến như Nalanda và Vikramaśīla thu hút sinh viên từ các quốc gia xa xôi như Hàn Quốc và Trung Hoa. Bên cạnh những lớp học nội trú này, còn có những học sinh ngoại trú (darakas), học sinh đi học rồi về nhà dùng cơm (bhojana vela). Một trường học dành cho học sinh ngoại trú gọi là Lekhaśālā [11] hoặc Lipiśālā,[12] cho thấy tập viết là môn quan trọng nhất của chương trình giảng dạy ở đó; chữ được viết trên cái bảng (lipiphalaka) làm bằng ugrasara-chandana, với bút (tiraka) và mực (masipinda), bút chì cũng được sử dụng. Ngoài tập viết thì tập đếm (ganana) cũng là một môn quan trọng trong chương trình học, được thực hiệnvị trí của ngón tay đeo nhẫn (mudrasthani); theo kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) thì việc tính toán được thực hiện bằng cách sử dụng các đốt ngón tay.

Phương pháp học tập, đặc biệt là về số học và thậm chí về mỹ thuật chữ viết, rất vụng về, nhưng học sinhthể đạt được sự thành thạo bằng sự chú ý và thực hành. Điều này thể hiện quan các tài liệu tham khảo về các bài kiểm tra viết và thư pháp.

Kinh Phổ diệu (Lalitavistara) đề cập đến 64 kiểu chữ, nhưng trong Đại sự (Mahavastu) chỉ khiêm tốn nêu ra khoảng 10 kiểu chữ, bao gồm Brahmi, Kharoshthi, tiếng Hy Lạp (Yavanani), chữ viết hoa mỹ (pushpalipi), Kutalipi, Lekhalipi và Mudralipi hoặc chữ viết con dấu, và một số mẫu chữ khác. Ba kiểu chữ đầu tiên được dùng trong văn bia và tiền đồng.

Thủ tục dành cho học sinh Phệ-đà (manavakas) là khác nhau; họ nghiên cứu kinh điển tôn giáo với một vị A-xà-lê (acārya); vị A-xà-lê có khi dạy cho khoảng năm trăm học sinh cùng một lúc; học sinh học thuộc lòng những câu chú ngữ (mantra) và còn được học nghi lễ để có thể thay mặt cho thầy mình khi cần thiết; học sinh đọc lại những bài học lần cuối cùng trước thầy mình sau lễ thánh tẩy thiêng liêng và lễ chia tay, gọi là samavartana.

Khi một học trò đã thành thạo ba bộ kinh Phệ-đà (Veda) (về nội dung, ngữ điệu và những bí ẩn cơ bản), cậu sẽ được cha mình đưa vào thử thách.

Theo quy định, học sinh học vào ban ngày, nhưng cũng có nói đến những học sinh chăm chỉ làm việc cả vào ban đêm. Học sinh nghiêm túc có khi học ở một nơi yên tĩnh sau khi đã che chắn cho ánh lửa khỏi bị gió thổi; phân bò khô (karisha) được đốt để lấy ánh sáng và phải ngồi ở một góc yên tĩnh, kẻo gió lớn làm cháy lều. Việc học vào ban đêm này hẳn chỉ dành cho những môn cần tham khảo dạng văn bản, nếu không thì phương pháp học thuộc lòng được sử dụng trong sự hướng dẫn của Phệ-đà (Veda) và không đòi hỏi phải học trong một nơi yên tĩnh.

Các Srotriyas[13] cam kết ghi nhớ các chandas[14] hoặc kinh Veda; họ phải đọc lớn các câu thần chú, các đoạn kinh Veda và thánh thư bằng việc nhấn mạnh vào cách phát âm và đọc thuộc lòng (yadavadd). Những bài đọc rõ ràng được gọi là sadhvadhyayin, còn lại được gọi là vilambitadhyayin. Một số người đọc với giọng ngọt ngào như chim cu ở Ấn Độ. Học sinh học kinh Phệ-đà (Veda) bắt đầu trì tụng phát ra âm tiết ‘Oṃ’. Việc trì tụng, thường gọi là nipatha, được thực hiện cùng chung (vyatipatha) với nhiều người khác nhưng để có được nền tảng ngữ pháp vững chắc, học trò có thể theo dõi để kiểm duyệt lại về tri thức Phệ-đà nhờ sự khai sáng bởi lời nhận xét của thầy. Những nghi ngờ, khúc mắt sẽ được giải mở bằng lời bình luận hoặc giải thích của người thầy như một sự phán quyết bắt buộc. Người thầy dạy học trò trong bầu không khí hòa đồng nhưng có đề cập đến hình phạt tát tai (chapetam dadati) học trò vì phát âm sai, điều này chỉ được thực hiện khi học sinh còn nhỏ.

 

Ngoài ra còn có các đề cập đến việc kiểm tra trong các bản kinh Phệ-đà. Trên thực tế, một bài bình luận về ngữ pháp của Pāṇini là kasika đã phân loại học sinh dựa trên những lỗi mắc phải khi đọc thuộc lòng vào thời điểm kiểm tra, ví dụ aikanyika, avaiyanyikatraiyanyika, tức là phạm một, hai hoặc ba lỗi phát âm; cũng có một số học sinh phạm đến mười hai lỗi. Học sinh cũng được kiểm tra về trí nhớ vì có một số trường hợp học thuộc lòng mà không hiểu nghĩa và cũng có những người hiểu rõ nội dung nhưng không biết chính xác từ ngữ.

 

                       

Liên hệ giữa Thầy và trò

 

Mối quan hệ giữa thầy và học sinh của mình luôn là một trong những mối quan hệ hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục. Người thầy có nhiệm vụ nhất định đối với học sinh và phải hoàn thành trong thời gian học sinh lưu trú; học trò cũng bắt buộc phải thực hiện một số nhiệm vụ đối với thầy mình. Nghĩa vụ hỗ tương dựa trên các văn bản Luật (Vinaya), cũng được đề cập chi tiết trong kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha). Điều này đặc biệt đề cập đến cuộc sống của Tăng sinh hay chư Tăng trong tinh xá Phật giáo, nhưng điều nầy dường như đã được thực hành phổ biến trong các trung tâm giáo dục thời cổ đại. Người thầy phải tự hành xử theo 25 đức tính được quy định theo những bản văn này. Những điều này bao gồm việc theo dõi, dạy dỗ những gì cần trau dồi, những gì cần tránh, khi nào cần đến sự chú ý đặc biệt; có những hướng dẫn liên quan đến chỗ ngủ, bệnh tật, thức ăný thức cộng đồng cho học trò. Người thầy được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tinh thần, khuyến khích học trò không sợ hãi và nhiệt thành. Thầy không dạy cho học trò điều nửa vời, không giữ bí mật bất cứ điều gì, cũng không nói chuyện phù phiếm, sẵn sàng tha thứ khi học trò biết nhận ra các khuyết điểm, khuyến khích ý chí tiến thủ và làm cho học trò trở nên mạnh mẽ. Người thầy phải coi học trò như con, yêu thương, chia sẻ, gần gũi, không bao giờ bỏ rơi học trò trong nghịch cảnh.

Trong cùng một việc, các nhiệm vụ được quy định đối với học sinhcảm thấy khổ và vui đều như nhau mà không có đam mê hay thích thú, tự bảo vệ mình trong suy nghĩ và hành động, vui vẻ trong an hòa, khoan dung theo khả năng của mình và giữ chánh kiến về tôn giáo, không được gặp bất kỳ vị thầy nào khác. Theo Apastamba Dharmasutra, người thầy nên coi học sinh như con trai của mình.

Mối quan hệ thầy trò cũng được Nghĩa Tịnh, nhà chiêm bái Trung Hoa đề cập; người thầy không giữ bí mật hoặc giấu thông tin, và chú ý hoàn toàn vào việc giảng dạy các môn học thiêng liêng; các Dharmaśāstras cũng nhấn mạnh đến nhiệt tâm trong học tập. Áo nghĩa thư Prasna đưa ra một mệnh lệnh rõ ràng rằng người thầy không được che giấu bất cứ điều gì với học sinh, vì sự che giấu như vậy sẽ khiến người thầy bị tàn hoại. Các văn bản cũ hơn, như Taittiriya-AranyakaSatapatha Brahmana khiến người thầy có trách nhiệm phải tiết lộ mọi thứ cho học sinh, phải đặt cả trái tim và linh hồn của mình vào việc dạy dỗ; các chỉ dẫn khác trong các văn bản này nói đến hạnh kiểm và hành vi của học sinh liên quan đến thực phẩm, con người và nhiều vấn đề khác. Luật Manu cũng gợi ý rằng các quy tắc thanh lọc về hạnh kiểm tốt phải được giáo viên tán thành.

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, học sinh chỉ gắn bó với một người thầy và thực hiện một số dịch vụ cá nhân nhất định. Gautama cũng gợi ý rằng học sinh nên ở với thầy mình trong suốt thời gian học, không nên đi bất cứ nơi nào khác, việc lang thang từ thầy này sang thầy khác vốn không được khuyến khích.

Theo các kinh điển Hindu cổ đại, để thu được kiến thức thì người học trò luôn phải trải qua những gian nan khổ cực, phải kìm nén ham muốn của mình và tuân theo mệnh lệnh của thầy. Người học trò phải trải qua cuộc sống với sự chịu đựng về thể xác về ngủ nghỉ và phải dùng những thực phẩm tồi tệ và tầm thường, qua đó sẽ chứng tỏ thực sự về năng khiếu học tập và khát khao kiến thức của học trò. Học sinh thấm nhuần đức tính của thầy, phương pháp, bí quyết làm việc hiệu quảtinh thần sống, làm việc của thầy. Sự tôn trọng thầy được thể hiện bằng cách đứng dậy trước khi thầy đi qua; sự tiếp xúc thân mật giữa thầy và học trò là yếu tố quan trọng đối với hệ thống giáo dục cổ đại.

Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho lĩnh vực giáo dục công nghiệp và dạy nghề được thể hiện rõ ràng khi nghiên cứu về hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Người học việc sống với các nghệ nhân bậc thầy, học hỏi bí quyết của thầy, đồng hóa tinh thầnphương pháp của thầy. Một điều thú vị khi xem xét mối quan hệ giữa học sinhgia đình của thầy mà đặc biệt là với người vợ của thầy liên quan đến các khoản thù lao phải trả cho thầy để được ăn ở và học tập. Vợ của thầy (upadhyayī hoặc upadhyayanī) thu hút sự tôn trọng và chú ý của các học trò trong ẩn thất, vì bà phải phục vụ nhu cầu vật chất của họ. Có nhiều dạng giáo viên (acārya, guru, sikshaka và upadhyaya) mà sự phân biệt thể hiện qua cơ sở loại hình giảng dạy của họ. Theo một nhà luật học, upadhyaya chỉ dạy một phần và tính phí về môn học đó; Acāryavai trò trang nghiêm hơn. Người giàu có thường trả toàn bộ tiền mặt tại thời điểm bắt đầu cho thời gian lưu trú, có thể là một ngàn miếng vàng hoặc đồng xu (suvarnas); những người nghèo nhưng ham học thì phục vụ những mong muốn của thầy và người vợ, để đổi lấy miếng ăn và sự dạy dỗ; điều đương nhiên là vợ của thầy có một vài kiểm soát đối với học trò. Với chiếc bình bát khất thực trên tay, học trò đi quanh các gia đình để xin thức ăn và các nhu yếu phẩm; những thứ xin được và kể cả những trường hợp phạm pháp, thiếu nghiêm túc đều trình ra cho thầy hoặc người vợ của thầy. Do đó, Yajnavalkya quy định một số phẩm chất cơ bản và điều kiện cần thiết của một học sinh.

Người học trò phải biết ơn, không ganh ghét, thông minh, trong sáng, khỏe mạnh, nghiêm túc, trung thực, năng động, tốt bụng, và nên truyền đạt lại kiến thức để quyên góp được một khoản tiền vào cuối quá trình học tập. Học trò phải phục vụ, thờ phượng và phải lưu tâm đến thầy. Theo đó, luật Manu cũng kê ra những việc của thầy và học trò.

 

 Nếu học sinh chạy trốn khỏi nhà thầy để bước vào cuộc sống với vai trò là người chủ gia đình sẽ bị kết án khatuarudha, là kẻ muốn leo lên chiếc giường mà không đáng được hưởng. Lễ chia tay là nghi thức tổng kết sau quãng thời gian làm học sinh, người học trò dự lễ thánh tẩy thiêng liêng, lắng nghe bài diễn văn của thầy, trả lệ phí và từ biệt thầy để bước vào giai đoạn mới của cuộc đời với chân lý (satyam), bổn phận (dharrma; pháp) và sự hiến dâng bằng thiện ý.

 

 

Giáo dục Chuyên môn và Nghề nghiệp

 

Giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là trong y học và phẫu thuật, đòi hỏi có sự quan tâm đặc biệt, khác với các môn học trong kinh Phệ-đà (Veda) hay ngữ pháp và các môn khác. Vì ngành y khoa đã đạt đến tầm quan trọng đáng kể thời Ấn Độ cổ đại, nên cần lưu ý trong kế hoạch giáo dục ở những ngành này. Có những đề cập đến các bác sĩ (bhishag) ngay cả trong Rig Veda, và Taxila là trụ sở quan trọng của khoa học y tế vào thế kỷ thứ VI ttl., Jivaka là vị thầy thuốc nổi tiếng của vua A-xà-thế (Ajātaśatru) đã học ở đó. Nhưng cho đến thời Charaka và Susruta của thời đại Cơ đốc giáo vẫn không có thông tin nào liên quan đến mô hình truyền đạt hướng dẫn trong ngành khoa học này. Mã Minh (Aśvaghoṣa), người cùng thời với vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka) đã đề cập đến các bác sĩ phẫu thuật khéo léo thực hiện các thao tác tinh vi trong việc trích xuất các mảnh vụn nằm gần tim, cùng lúc đó Strabo đã đề cập đến người Ấn Độ là người của khoa học và sự chính xác. Susruta cung cấp thông tin về sự bắt đầu của sinh viên ngành y khoa. Theo ông, sinh viên muốn học ngành y phải là một dvija (thuộc giai cấp những người được sinh ra lần thứ hai), vào lứa tuổi đầy nghị lực (vayas), thuộc một gia đình tốt (anvaya), có năng khiếu với những phẩm chất như tính tình điềm đạm (śīla), có nội lực (saurya), sự thuần khiết (saucham), khiêm tốn (yinaya), năng lựcsức mạnh (saktibala), có tầm nhìn sâu sắc rõ ràng về những điều được nghiên cứu, tâm trong sáng (prasannacitta), lời nói nhu hoà (vakya cheshtam) và siêng năng (klesasaham).

Một số thuộc tính thể chất cũng được yêu cầu, như môi mỏng (tanujaushta), răng và lưỡi đẹp. Nếu có bất kỳ một thiếu sót nào trong các phẩm chất được lưu ý ở trên hoặc thiếu các thuộc tính thì đều không được thừa nhận. Một thanh niên thuộc giai cấp thủ-đà-la (sudra) có tư cách và nguồn gốc tốt có thể được thừa nhận trong ngành học này, nhưng bỏ qua những câu thần chú thường tụng niệm. Lại nữa, một thanh niên thuộc giai cấp bà-la-môn chỉ được nhập học với chính vị thầy người bà-la-môn. Về sau cũng có sự thu nhận sinh viên từ các giai cấp khác, nhưng quá trình này được tuân theo một thứ tự từ trên xuống của hệ thống phân cấp xã hội, tức là một thanh niên thuộc giai cấp sát-đế-lợi có thể nhập học một trong các trường ở đẳng cấp của mình và một thanh niên thuộc giai cấp thương buôn (vaiśya) cũng như vậy.

Bài giảng của thầy trong thời kỳ này rất thú vị và mang tính hướng dẫn, định hướng. Sinh viên được yêu cầu phải từ bỏ dục vọng, sân hận, tham lam, ngu dốt, phù phiếm, ích kỷ, đố kỵ, khắc nghiệt, đòi hỏi, giả dối, biếng nhác và tất cả những thứ có thể làm hỏng danh dự con người. Sinh viên cũng được yêu cầu cắt móng tay và cắt tóc; họ phải định hướng cuộc sống như một ẩn sĩ trung thực, tự chủ. Sinh viên phải tuân theo ý nguyện của thầy ngay trong bữa ăn và trong mọi hành vihoạt động mà họ tham gia. Suśruta[15] cấm đi thăm một số địa điểm nhất định và đề cập đến những tránh né cần phải học. Có những đề cập liên quan đến các quy định đối xử với những người thợ săn, người bẫy chim, người có thói quen tội lỗiđời sống suy đồi.

Vị bác sĩ phẫu thuật Ấn Độ cổ đại đã mô tả các quy tắc liên quan đến giáo dục y tế nói chung. Kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) nói cụ thể hơn khi đề cập đến việc nhập môn của một học sinh với tư cách một bác sĩ (p: bhissako, s: Bhishag) hoặc là bác sĩ phẫu thuật (p: Salla, s: Salya). Đầu tiên học sinh tự tìm kiếm cho mình một vị thầy và trả một khoản phí bằng việc thực hiện các nhiệm vụ; họ tự rèn luyện bản thân hoàn thiện về cách cầm dao mổ, cắt, đánh dấu hoặc đâm xuyên bằng dao, rút ngòi nọc, làm sạch vết thương khiến chúng khô lại bằng cách bôi thuốc mỡ và sử dụng thuốc nôn, tẩy và rửa ruột (vamana-vasana). Quá trình học việc chỉ hoàn tất khi nào học viên trở nên khéo léo và đủ khả năng về chuyên môn để tiếp cận người bệnh, nếu được đào tạo về phẫu thuật thì học viên phải đảm bảo thực hiện các thao tác giải phẫu chính xáctinh vi.

Từ những tường thuật này cho thấy việc đào tạo bác sĩchi tiết và kỹ lưỡng và đa dạng; họ được kỳ vọng sẽ biết tất cả các bệnh (sarvavyadhi) gồm bốn loại, đó là bệnh thấp khớp, bệnh mật, bệnh phlegmatic, và những dạng biến chứng do bệnh hoại thư gây ra. Sinh viên cũng phải biết tất cả các loại thuốc. Bên cạnh dược học, giáo trình y tế còn bao gồm phụ khoa.

Kinh Pháp hoa (Saddharmapuṇḍarīka) đề cập đến nỗi thống khổ của con người như khi Avadana Sataka[16] đề cập đến việc tiến hành giải phẩu cắt bỏ bao tử (udaram-ghatayitva). Các bác sĩ lỗi lạc (mahabhishaj) đều rất giỏi trong việc chẩn đoán; họ có thể làm cho cơn đau trở nên nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của một loại thuốc mạnh. Như trong Dạ-nhu Phệ-đà (Ayurveda) có nhiều ngành nghiên cứu mà sinh viên học chuyên khoa này có thể tiếp cận với bậc thầy ở các chuyên khoa khác để học hỏi về các chủ đề liên quan. Kiến thức đầy đủ về y học không thể đạt được bằng cách chỉ học một chuyên môn, mà phải học nhiều chuyên môn, mới là người được kỳ vọng sẽ thành thạo những kiến thức để đảm bảo thành công trong nghề nghiệp. Người ấy phải đạt đến trình độ thông thạo cả về lý thuyếtthực hành (śāstrakarma).

Điều đó được so sánh như hai cánh của con chim đang bay hoặc hai bánh của một cỗ xe. Một bác sĩ kỹ lưỡng trong lý thuyết sách vở nhưng không có kỹ năng áp dụng kiến thức của mình vào thực tế thì không có gì hay ho cả mà chỉ như một kẻ nhát gan trong trận chiến. Thế nên, người ta đề nghị rằng một bác sĩ phải được đọc kỹ các chuyên luận về y học, cũng như có tay nghề trong thực hành hoặc phẫu thuật. Với sự tháo vát và độc đáo khi có được bàn tay dịu dàng và nhanh nhẹn với một tinh thần trong sáng, vui vẻ cùng với trí tuệkinh nghiệm nghề nghiệp sắc sảo, sự trung thực tận tụy và đạo đức nghề nghiệp thì đòi hỏi một người thầy thuốc cần phải có những phẩm chất từ trí óc và cả trái tim; họ được so sánh như người lái tàu mà có thể điều khiển thành công con thuyền ngay cả khi nó hỏng bánh lái.

 

 

Giáo dục Công nghiệp

 

 Để được vào học ngành tiểu thủ công nghiệp theo quy định thì phải thực hiện một số hình thức hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ của cả hai bên. Điều này được thực hiện khi một thanh niên muốn học nghề thủ công đến gặp một nghệ nhân bậc thầy; sau khi có sự đồng thuận về các mối quan hệ thì học viên sẽ sống với người nghệ nhân để được đào tạo và học việc trong thời gian nhất định; họ không thể rời khỏi nghệ nhân cho đến khi hoàn thành thời gian học việc và cũng không thể nhận thêm một công việc khác trong thời gian này. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên được yêu cầu làm quà tặng cho nghệ nhân bậc thầy tùy theo kỹ năng có được, rồi sau đó được phép rời thầy.

Kỹ năng của học viên chỉ ứng dụng vào chuyên môn mà họ đã được đào tạo. Nếu không thể hoàn thành khóa đào tạo trong thời gian quy định, học viên có thể chính thức gia hạn thời gian tập sự với các nghĩa vụ được thỏa thuận của cả hai bên. Trong các bia ký có đề cập đến trường điêu khắc ở Mathura do nghệ nhân bậc thầy Kunika thành lập có hai học trò Naka và Gomitaka đã chạm khắc những hình tượng Dạ-xoa (Yaksa) và Dạ-xoa nữ khổng lồ; các nhóm học viên thuộc chuyên môn khác nhau đã tạo ra việc tổ chức, phương phápquy định đào tạo cũng khác nhau.

Kinh kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) đề cập đến người đầu bếp lành nghề (sudantevasin) thì chỉ với một miếng nhục đậu khấu, họ có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để chế biến thành các món ăn khác nhau. Khóa đào tạo này là cần thiết với những người mong muốn làm việc trong nhà bếp hoàng gia, hoặc trong gia đình thượng lưu giàu có. Ngoài ra còn có các tài liệu nhắc đến những trường dạy nghề chuyên nghiệp như trường dạy diễn viên (sailatiri) và nhạc công (mardangika), trường dạy võ thuật và sử dụng binh khí…

 

 

Giáo dục Phật giáo

 

Việc giáo dục của Tăng sĩ Phật giáo tập trung đời sống thực tế ở các tu viện, trong kinh điển Phật giáo và các văn bản khác không có đề cập đến việc truyền đạt giáo dục. Toàn bộ nội dung học tập từ pháp xuất thế gian đến pháp thế gian đều được chư Tăng nắm bắt, bởi họ phải thực hiện sứ mạng. Nghi lễ nhập môn của Phật giáo cũng giống như mô hình của đạo bà-la-môn, đầu tiên là lễ xuất gia (pabbajja) được hàm ý như nhập học. Vị cư sĩ được nhận vào hàng ngũ xuất gia dưới sự chăm sóc và các khuôn phép của một vị thầy; tuổi nhỏ nhất ấn định được xuất gia là tám tuổi và thời kỳ rèn tập là mười hai năm; nếu có những khiếm khuyết nghiêm trọng về đạo đức hoặc thể chất thì không thể đủ tiêu chuẩn được nhận vào Tăng đoàn Phật giáo.

Thanh niên phát tâm xuất gia phải được sự cho phép của người giám hộ; các quy tắc quyết định cho lễ sơ tâm xuất gia cũng rất đơn giản bao gồm cạo tóc, đắp y cà sa vàng, tiếp theo sau là phát nguyện thọ Tam quy - Phật, Pháp và Tăng; người Tăng sĩ trẻ phải phát nguyện giữ 10 giới trước khi được giao cho một vị thầy chăm sóc.

Phật giáo có hai bậc thầy là Hòa thượng (Upadhyaya) và A-xà-lê (Acārya). Hòa thượngthẩm quyền cao hơn, là người có trách nhiệm hướng dẫn thầy tỷ-khưu trẻ tuổi học kinh văn và giáo lý thiêng liêng, còn vị A-xà-lê có trách nhiệm dạy dỗ tăng sinh về cách ứng xử trong sinh hoạt. Hai chức năng biểu thị sự phân cấp của người thầy trong Phật giáo lại được đề cập theo thứ tự ngược lại trong hệ thống giáo dục của đạo bà-la-môn. Thời gian rèn tập của người xuất gia thông thường là mười năm, nhưng có thể giảm xuống còn năm năm đối với những người thông minh.

Hệ thống giáo dục Phật giáo cũng giống như hệ thống giáo dục bà-la-môn là bắt buộc đệ tử phải phục vụ vị thầy mình xem như một phần trong sự học tập. Trong Mahavagga và kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) đề cập đến hai mươi lăm phẩm chất của người thầy lý tưởng và mười phẩm chất cần có của người đệ tử. Hoà thượng (Upajjhaya; Upadhyaya) và A-xà-lê (Acārya) là những người có thể dạy dỗ nhiều sa-di như khuyến khích, quan tâm đặc biệt đến sức khỏe, học tập, cách cư xử, đạo đức cũng như sự tiến bộ về tâm linh.

Chương trình tu học của các tỷ-khưu gồm: Kinh (Sutta), Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya). Việc nghiên cứu Phật học thường bắt đầu từ kinh, sau đó là nghiên cứu sâu xa hơn về Luận (Abhidhamma), tuy nhiên những Tăng sĩ thông minh có thể tiến hành theo cách riêng; họ phải thông thạo nằm lòng toàn bộ các phần chính của A-tì-đạt-ma (Abhidhamma), như biết rõ thiện (kusala), ác (akusala), vô ký (avyakta), thông thạo Dhamma-Sangam, tóm tắt tâm lý học Vibhanga bao gồm mười tám chương là Dhatupatha, Puggalapannatu, Kathavatthu, YamakaPatthana cùng với các chương mục của nó.

Trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, giáo dục kinh văn chủ yếu là truyền khẩu, nhưng không có nghĩa nghệ thuật chữ viết không phát triển, vì có sự đề cập đến sáu mươi bốn loại chữ viết trong Kinh Phổ diệu (Lalitavistara) (kinh văn Phật giáo tiếng Sanskrit vào thế kỷ I-II stl.). Truyền khẩu là điểm đặc trưng của giáo dục Phật giáo cũng như giáo dục của bà-la-môn.

Bên cạnh những giáo thọ sư bình thường, cũng có sự xen kẻ hướng dẫn của những giáo thọ sư ưu tú, đó là những người được thừa nhận có sự uyên thâm trong các bộ môn học, như Upali là một chuyên gia về Luật; việc nghe các bài thuyết pháp xem như một phương tiện học tập chính là đặc điểm quan trọng của giáo dục Phật giáo.

Những điều cần nhấn mạnh thường được đặt ra trong các cuộc thảo luậntranh luận để kích thích các hoạt động hoằng pháp của Tăng đoàn Phật giáo. Pháp bố-tát định kỳ của các tỷ-khưu từ các tu viện khác nhau để sám hối cũng được xem là diễn đàn cho các cuộc thảo luận mang tính học thuật.

 Tự thân hệ thống giáo dục Phật giáo đã có những khác biệt với hệ thống giáo dục Bà-la-môn nhất là về môi trường và tình huynh đệ tăng lữ. Giáo dục bà-la-môn mang tính riêng tư hơn khi nơi ẩn cư của người thầy đóng vai trò như ngôi nhà tinh thần của người học trò, còn tinh xá hoặc tu viện Phật giáotrung tâm giáo dục lớn và có nhiều giáo thọ sư. Lễ thọ giới tỷ-khưu được gọi là upasampadađánh dấu sự kết thúc giai đoạn giáo dục; khoảng cách thời gian giữa lúc xuất gia đến lúc thọ giới tỷ-khưu tối thiểu là mười hai năm, sau đó vị tỷ-khưu đã trở thành thành viên chính thức trong Tăng đoàn. Để nghiên cứu toàn diện hơn về hệ thống giáo dục Phật giáo, chúng tathể tham khảo về các trung tâm giáo dục tiên tiến như Tu viện Na-lan-đà và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla).

 

 

Giáo dục cho Phụ nữ

 

Giáo dục phụ nữ trong truyền thống Phệ-đà (Veda) cũng được tiếp tục thời gian sau đó; trong Ṛg Veda có đề cập đến những phụ nữ như Ghosha, Romasa và Lopamudra, và các nữ bà-la-môn trong văn hệ Smriti; họ là những người đã đủ điều kiện nhập môn (upanayana) hay bắt đầu nghiên cứu Phệ-đà; Mahābhāṣya [17] đề cập đến upadhyayi [18] upadhyayani, đồng thời cũng được đề cập trong từ điển Amarakosa sau này. Các thuật ngữ được đề xuất tương ứng trong hệ thống giáo dục phụ nữ là nữ giáo viên hay vợ của một giáo viên; nó cũng chỉ cho cô gái trẻ của trường Aupagavi (Aupagan manavika) và một người đạo bà-la-môn theo học thuyết Kasakritsni.

Saktiki hay Yastiki hình như có gợi ý, nhắc đến ‘người nữ cầm thương hay giáo’ và ngay cả những vấn đề sâu sắc hơn của triết học cũng được những người phụ nữ tài năng như Gargi và Maitreyi tìm hiểu, nhưng điều này có lẽ không được khuyến khích trong thời gian sau đó.

Đại sứ Hy Lạp tại triều đình Mauryan, Megasthenes (thế kỷ thứ IV ttl.), chỉ ra rằng những người đạo Bà-la-môn không truyền đạt kiến thức triết học cho người vợ vì lo sợ rằng người vợ sẽ bỏ rơi mình.  Gia trụ kinh (Grihya Śūtra) đề cập đến việc người vợ tụng những câu thần chú Phệ-đà trong các buổi lễ cùng với người chồng; bởi vì người phụ nữ được giáo dục khá tốt và có thể cùng chồng tham gia vào các lễ hiến tế. Người ta cho rằng một đồng nữ (kumarī) hay thiếu nữhọc thức (vidushi) sẽ mang lại hạnh phúcthịnh vượng cho gia đình mình và gia đình chồng; họ tương xứng kết duyên với một người chồng có học thức (manishi). Người ta nói rằng Sukka là một diễn giả nữ mạnh mẽ mà mọi người đã đổ xô ra ngoài thành để lắng nghe cô ấy. Ngoài ra, còn có các tài liệu nói về các nữ tu sĩ nổi tiếng, đã góp phần nổi bật trong các công việc của Tăng đoàn Phật giáo. Đức Phật coi một số phụ nữ tài năng như là Trưởng lão ni (Therī) mà người nổi bật nhất trong đó là Dhammadina. Những người phụ nữ nổi bật khác bao gồm Soma là con gái của Binbisara, Champa, Kisa Gotami và Sundari… Có các tu viện Phật giáo dành cho những phụ nữ có năng khiếu học tập và văn hóa; một số trường hợp phụ nữ thành đạt trong nhà thờ Kỳ-na giáo (Jain). Một vài thuật ngữ như Sravika, Sraddhachari và Sishni được ghi nhận trong các ghi chép từ Mathura, trong đó cũng đề cập đến những phụ nữ nổi bật như Dina, Vasula và Balahastini.

Các nữ sinh gắn bó với một Sraddhachari mặc dù không có giới hạn ngăn cách nào đối với việc họ được thụ phong bởi một giáo viên nam.

Trong một tác phẩm đương đại là Đại sự (Mahavastu) đã đề cập đến những thành tựu văn học của phụ nữ, điển hình là Amara, con gái của một nghệ nhân có được tài năng văn chương thiên phú.

 Trong văn hệ Smitis cổ hơn (thế kỷ thứ I-IV stl.) thì từ chối việc phụ nữ học Phệ-đà (Veda) và thậm chí không cho phép đọc các câu thần chú vào dịp lễ hiến tế. Điều này cho thấy rằng việc học hành của phụ nữ nhìn chung bị bế tắc, nhưng những phụ nữ xuất thân từ các gia đình quý tộc cũng đã đạt được trình độ học tập thành thạo.

Trên thực tế, Vatsyayana (thế kỷ thứ IV stl.), tác giả của tác phẩm nổi tiếng Kamasutra, đưa ra một danh sách dài gồm sáu mươi bốn ngành kiến thức phụ (aṅgavidya) được phụ nữ nghiên cứu. Bao gồm các câu đố trên ô chữ, ngâm thơ, hoàn thành các câu thơ chưa hoàn thành, và kiến thức về từ vựng và vận luật. Một người vợ tốt cũng cần có trình độ học vấn cao, tức là có thể hiểu rõ về lịch sửtruyền thuyết cũng như kiến thức kinh tế học và kế toán sơ cấp để giúp cô ấy điều hành gia đình.

Các cô gái được dạy về nghệ thuật ca hát và nhảy múa, như công chúa Rajyasri, là em gái của Harsha và Malavika và công chúa của Vidarbha; trong Priyadarsika của Harsha, ca hát, nhảy múa và nhạc cụ được coi là thành tựu của một khuê nữ đài các.

Rajasekhara đề cập đến năng lực thi pháp của phụ nữ mà những công chúa, con gái của các quan chức cấp cao và cả những cung nữ từng là nữ thi sĩ và cũng thông thạo về khoa học (śāstras); vợ của ông là Avanti Sundari được xuất thân từ một gia đình quý tộc, có học thứctài năng; quan điểm của bà về thuật hùng biện đã được người chồng là nhà thơ kiêm nhà viết kịch Rajasekhara trích dẫn một vài lần. Các cung nữ và thậm chí cả những người hầu gái của hoàng hậu đều có khả năng sáng tác thơ bằng tiếng Phạn và tiếng Prakrit, đồng thời cũng thành công trong hội họa và âm nhạc.

 

 

Các trung tâm học thuật tiên tiến

 

Nơi ẩn cư của người thầy (guru) là trung tâm giáo dục với các học viện lớn được thành lập vào thời Gutpa, chủ yếu là các trung tâm tôn giáo nhằm đáp ứng yêu cầu của các Tăng sĩ và tín đồ, nhưng chương trình học ở đây khá toàn diện, bao gồm tất cả các môn học dành cho người theo đạo bà-la-môn; một trong các trung tâm đó là Tu viện Na-lan-đà ở Bihar, bên cạnh đó là những cơ sở khác ở Kathiawar và phía nam Kanchi.

Sakraditya đã được một số người gọi là Kumara Gupta (thế kỷ thứ V stl.), là người sáng lập trường đại học Nalanda, trải qua quá trình phát triển bởi những người kế nhiệm và cộng sự mà những nhân tài đã được đào tạo từ nơi đây.

Khi Huyền Trang đến thăm Tu viện Na-lan-đà vào thế kỷ thứ VII stl., ngài thấy có sáu tu viện đã được xây dựng bởi nhiều vị vua; khu vực đại học gây ấn tượng bởi một bức tường lớn bao quanh cao với một cổng lớn mở vào trường đại học; các tòa nhà có kích thước và chiều cao hùng vĩ, với những ngọn tháp được trang hoàng lộng lẫy.

Những phúc lợi tiếp theo từ các vị vua dòng họ Pāla và cả vua Balaputradeva là người cai trị Suvarnabhumi (Indonesia), đã làm tăng thêm vinh quang cho ngôi trường đang dần hình thành một trung tâm học thuật thế giới, với nhiều sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là từ Đông Nam Á và các nước Đông Á. Cơ sở giáo dục này là một trong những cơ sở học tập nâng cao gây sự chú ý vì những chuyên ngành nghiên cứu mang tầm cỡ của trường, như ngài Huyền Trang đã nêu ra các sinh viên nước ngoài đến đây để giải trừ những mối nghi của họ.

Theo ngài Nghĩa Tịnh, một số người đến từ Mông Cổ, và cũng có thể đến từ các nước xa xôi như Trung Hoa, Hàn Quốc, Tây Tạng và Tukhora; để được nhận vào trường đại học này thì không dễ dàng, chỉ 20% vượt qua được kỳ kiểm tra tuyển sinh.

Tiêu chuẩn gắt gao của học bổng được duy trì trong các cuộc thảo luận; các chuyên gia trong các cuộc tranh luận về tôn giáo luôn sẵn sàng đặt ra những vấn nạn cần giải quyết cho các sinh viên mong ước được nhập học, tuy nhiên, mọi điều rất dễ dàng khi nhận học sinh vào các lớp trung học. Qua quá trình tuyển sinh khắt khe, các sinh viên được trường đại học đào tạo theo mẫu mực, đương nhiên có thứ bậc cao thấp, sinh viên của trường Nalanda được xem là mẫu mực trên khắp đất nước. Bức tranh về cuộc sống học tập ở đó, như được ngài Huyền Trang mô tả, rất tươi sang; có hàng ngàn mối tình huynh đệ của những con ngườinăng lựchọc thức tuyệt vời, trong đó hàng trăm người được đánh giá cao và nổi tiếng mà việc tất bật nghiên cứuthảo luận với họ thì khoảng thời gian một ngày cũng quá ngắn. Trong tổng số 10.000 sinh viên sống tại Nalanda, có 1500 giáo thọ sư được chia theo các môn tùy theo khả năng và phạm vi kiến thức của họ. Giới Hiền (Śīlabhadra) là người độc đáo về học thứctính cách, là hiệu trưởng (Kulapati) của Tu viện đại học Na-lan-đà, chịu trách nhiệm sắp xếp phù hợp cho việc ăn và ở của sinh viên. Thanh quyquy định quản lý sinh hoạt trong tu viện Nalanda rất nghiêm ngặt, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo trí tuệđạo đức của sinh viên, nhưng nhiệm vụ thi hành kỷ luật trong trường hợp ngoan cố được giao cho Hội đồng sinh viên. Vì tập hợp những tỷ-khưu xuất thân từ các trường phái khác nhau của Phật giáo, nên có một vài xung độtbất hòa là điều đương nhiên giữa họ. Đời sống trí thức chắc chắn liên quan đến những cuộc tranh cãi sôi nổi và những cuộc tranh luận gay gắt, nhưng những điều này không ảnh hưởng đến sự bình yên và tĩnh lặng của Nālandā, nơi có tự do tư tưởng, chính kiếnniềm tin.

Nghĩa Tịnh đã ở đó mười năm, sử dụng toàn bộ tài liệu đã được thư viện trang bị hoàn chỉnh, với phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao gồm đạo bà-la-môn và Phật giáo, xuất thế gianthế tục, triết họcthực tiễn, khoa học và nghệ thuật; các sinh viên nghiên cứu về Đại thừa (Mahāyāna), các tác phẩm của mười tám hệ phái, cả kinh Phệ-đà (Veda), nhân minh (hetuvidya), thanh minh (sabdavidya), y học (chiktisavidya), hệ thống A-thát-bà Phệ-đà (Atharva Veda), hệ thống triết học phái Số luận (Sāṃkhya), Du-già (Yoga), triết học phái Chính lý (Nyāya), và những thánh thư của đạo Bà-la-môn.

Tài liệu của thư viện Nalanda cũng đề cập đến các học giả lỗi lạc và những người thông tuệ mà trong đó một số người đã ra nước ngoài. Trong số các cựu sinh viên nổi bậthoạt động như những nhà truyền bá Phật giáo giáo ở Tây Tạng có thể kể đến Thánh Thiên (Āryādeva), một trong những học giả sớm nhất, Giới Hiền (Śīlabhadra), Hộ Pháp (Dharmapāla), Chandragomin, Tịch Hộ (Śāntarakṣita), người đi tiên phong trong việc truyền bá Phật giáoTây Tạng vào thế kỷ thứ VIII, Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), một trong những người tiên phong nổi bật của trường phái Du-già hành tông (Yogacāra) của Mật tông, An Huệ (Sthiramati) và Pháp Xứng (Dharmakīrti). Một số học giả từ Nalanda cũng đã đến Trung Hoa để dịch kinh luận Phật giáo sang tiếng Hán, nhưng không phải là sự lưu thông một chiều ở đây vì có nhiều tỷ-khưu Trung Hoa cũng đến Ấn Độ để học tại Nalanda sau Huyền Trang và trước Nghĩa Tịnh, đó là Hiuan-Chao, Tao Hi, Tao-Shing (Tao-Shing lấy tên Ấn Độ là Chandrade), Tang, Tao-Lin và một số vị khác đến từ Trung Hoa; cũng có Aryavarma đến từ Hàn Quốc và Hwui-Yieh đến từ Tukhora.

Có một số học giả đến từ các vùng khác của Ấn Độ, chẳng hạn như các bậc thầy vĩ đại Vô Trước (Asaṅga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần-na (Dignāga) từ miền nam Ấn Độ, Đức Huệ ( Gunamati) và An Huệ (Sthiramati) gốc ở Vallabhi, miền tây Ấn Độ; Hộ Pháp (Dharmapāla) cũng đến từ miền nam và là người gốc Kanchipura; Giới Hiền (Śīlabhadra) đến từ Somatata (Đông Bengal), là con trai của một vị vua và người thuộc giai cấp bà-la-môn. Những người thuộc các quốc tịch khác nhau và từ các vùng khác nhau của Ấn Độ đã đại diện cho các sở thíchcách sống đa dạng càng làm tăng thêm tính quốc tế của Tu viện Na-lan-đà, kéo dài gần 700 năm cho đến khi bị phá hủy dưới tay của Bakhtiyar Khalzi vào đầu thế kỷ XIII stl.

Các trung tâm giáo dục tiên tiến khác ở Ấn Độ cổ đại là trường Vallabhi, nơi ngự trị của các vị vua Maitraka (475-779 stl.) xứ Kathiawar (miền tây Ấn Độ); tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) bên bờ sông Hằng ở phía bắc Magadh (Bihar); trường Jagaddala (Varendra ở Đông Bengal); trường Odantapuri (Nam Bihar) và trường Mithila (Bắc Bihar)… tất cả những trường đại học này là phúc báo của những người cai trị. Quy mô và tầm vóc học thuật của các trung tâm trên đây đa dạng như mô hình giáo dục, trường Vallabhi vào thời Huyền Trang có khoảng 6000 tăng sĩ với khoảng hàng trăm tăng đoàn, Nalanda cũng vậy.

Trường Vallabhi đã thu hút sinh viên từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ, nơi đây có một thư viện rất hoàn chỉnh. Trung tâm giáo dục này cũng đáp ứng lĩnh vực nghiên cứu thế tục, trong các ngành như ngoại giao (Niti), vận luật (vritta), và y học (chiktsa-śāstra). Đức Huệ (Gunamati) và An Huệ (Sthiramati) là hai vị phụ trách tu viện Vallabhi.

Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) được thành lập do sự bảo trợ của các vị vua dòng Pāla của Bengal, đặc biệt là vua Hộ Pháp (Dharmapāla) (thế kỷ thứ IX stl.). Dù ra đời muộn hơn Nalanda nhưng hội đồng giảng viên ở Tu viện Đại học Siêu Giới đã quản lý các công việc của Nālandā ở vào giai đoạn sau thời kỳ trị vì của các vua Pāla. Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) có sáu trường cao đẳng và một hội trường trung tâm, mỗi trường đều có bộ tham mưu với năng lực tiêu chuẩn của 108 giáo thọ sư. Ở đây, tiêu chuẩn học thuật cũng được các học giả uyên bác nhất đề cao, gọi là dvara-paṇḍits. Viện trưởng của trường đại học luôn là một nhà hiền triết uyên bác và có đạo hạnh nhất. Có tài liệu nói về những nhà bác học nổi tiếng của trường Đại học Siêu Giới sang truyền bá Phật giáoTây Tạng; những vị này gồm Acharya Buddha Jnanapada, Vairochana, một học trò của Padmasambhava nổi tiếng, Jetari, Ratnavara và Dipamkara rất nổi tiếng, còn được gọi là Acharya Atīśa. Tu viện Đại học Siêu Giới cũng có các học giả đến từ các vùng khác nhau của đất nước như Pháp Xứng (Dharmakīrti), người gốc Tây Tạng đến học tiếng Sanskrit, sau này đã dịch nhiều tác phẩm từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng; Sakya Śrī Bhadra ở Kashmir là một nhà nhân minh học, đã minh chứng về sự tàn phá thảm khốc của trường Vallabhi bởi những người Hồi giáo và được các nguồn tin Hồi giáo chính thống xác nhận.

Các trung tâm giáo dục khác ít nhiều cũng có sự liên đới và tuổi thọ của chúng cũng không quá một trăm năm, như Jagaddala và Odantapuri cũng là nạn nhân xâm lược của người Hồi giáo vào Bihar và Bengal.

Trường Mithila là thành trì của văn hóa bà-la-môn và đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XII-XV stl. thành một trường phái Chính lý (Nyāya) nổi tiếng. Những trung tâm giáo dục tiên tiến này giống như các hội đồng (parishad) của thời Phệ-đà (Veda) sau này, chẳng hạn như hội đồng Panchala, được bảo trợ bởi vị vua triết gia Pravahana Jaivali mà hàng ngày lái xe ra ngoài để tham dự các cuộc họp; các nhà cai trị chắc hẳn đã bảo trợ các trung tâm đại học này với thiện nguyện nhưng hiếm khi đến thăm.

Thảo luận giữa các học giả ít nhiều mang tính khuôn khổ của một cuộc hội thảo, đây là phương tiện thích hợp để truyền bá học thuật. Truyền thống cũ của các charakas hoặc các đạo sĩ du phương tiếp tục theo một hình thức mới với việc các cựu sinh viên đến thăm các quốc gia khác như Trung Hoa và Tây Tạng để truyền bá giáo lý, cho thấy sự thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu sẽ không còn nằm trong khuôn viên trường; những bậc hiền nhân lỗi lạc đã thu hút các sinh viên xa gần. Triết học được đại diện bởi nhiều trường phái trong thời kỳ đầu đã được bổ sung bởi các ngành học khác, và phạm vi triết học đã phát triển đáng kể.

Nơi ẩn cư của Rṣi, hay những không gian thoáng đãng để thảo luận trước đây đều đã được thay thế bằng những tòa nhà nguy nga khổng lồ với không gian rộng lớn gọi là giảng đường, nơi tổ chức các cuộc diễn giả tài năng. Những đóng góp của các Rṣi thông thái nổi tiếng về thế tục cũng như tôn giáo đã tạo thành một nghiên cứu riêng biệt, khác với nghiên cứu được thực hiện liên quan đến nền giáo dục Ấn Độ cổ đại, nhưng ít nhiều cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

 

 


Ngôn ngữVăn học

 

Việc nghiên cứu ngôn ngữvăn họcẤn Độ cổ đại chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu chủ yếu tiếng Sanskrit và văn học liên quan đến ngôn ngữ nầy. Sự ra đời của Phật giáo và Kỳ-na giáo chứng tỏ sự thay đổi trong việc sử dụng các ngôn ngữkinh điển của hai tôn giáo theo hạnh sa-môn (Śramaṇa)[19] này đã ghi lại là Pāli và Prakrit. Tiếng Phạn (Samskṛta) có nghĩa là 'trang hoàng, trang nghiêm' [20] và thường được áp dụng cho toàn bộ ngôn ngữ cổ thiêng liêng của Ấn Độ trong dạng kinh Phệ-đà và thư tịch cổ điển.

Dạng ngôn ngữ Sanskrit trong Phệ-đà (Veda) khác với ngôn ngữ cổ điển như tiếng Hy Lạp của Homer phát xuất từ tiếng Hy Lạp hệ Attic. Hệ thống ngữ pháp của Phệ-đà (Veda) phong phú hơn nhiều và ít cố định hơn so với tiếng Sanskrit. Phần lớn sự phong của ngôn ngữ trong Phệ-đã bị mất trong tiếng Sanskrit, và nhiều dạng chữ và dạng lời của ngữ pháp Phệ-đà (Veda) đã biến mất trong tiếng Phạn. Trong cấu trúc ngữ âm của nó, ngôn ngữ  Lê-câu  Phệ-đà ( Ṛg-Veda) có những âm thanh giống như tiếng Phạn cổ điển.

So sánh ngôn ngữ Phệ-đà (Veda) (và ở mức độ thấp hơn là tiếng Phạn) với hình thức nói cổ nhất của Aryan là ngôn ngữ của người Avesta, cho thấy rằng chúng là phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Theo thời gian, đã có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ Aryan chính sang ngôn ngữ Phệ-đà (Veda) và tiếng Phạn cổ điển, và sau đó là tiếng Pāli và Prakrit. Tuy nhiên, tiếng Phạn vẫn tiếp tục tồn tại độc lập trong suốt thời kỳ Ấn Độ cổ đại, nhưng chỉ là ngôn ngữ của giới thượng lưu sành sỏi hay còn gọi là Sishtas. Ảnh hưởng của tiếng Phạn được cảm nhận đối với các ngôn ngữvăn học trong khu vực thường gọi là bản ngữ. Vì thế, việc nghiên cứu văn học Ấn Độ cổ đại không chỉ giới hạn trong kinh Veda và văn học tôn giáo. Bốn dạng cấu trúc vận luật và mẫu thức được gọi là bốn bộ Phệ-đà theo nghĩa hẹp hơn là trong nghi thức hiến tế hay nghi thức thiêng liêng; tên trước đó của bốn kinh Veda là Richah (tán ca), Yajumshi (nghi thức hiến tế), Saman (giai điệu) và Atharvangirasah (lời chúc phúc và lời nguyền).

Bộ sưu tập mang tên  Ṛg Veda bao gồm ‘tán ca’ và ‘lời chúc phúc và lời nguyền’ cũng như hầu hết những khổ thơ tạo thành giai điệu của Saman hoặc Samaveda. Atharva Veda gồm có tán ca (richah) và nghi thức hiến tế (Yajumshi), trong khi Yajurveda có nội dung ban phước lành kèm theo nghĩa vụ hiến tế. Samaveda chỉ đơn thuần là tập hợp một số tán ca, có nguồn gốc từ Ṛg Veda, có biến thể bổ sung và soạn thành âm nhạc. Bộ sưu tập bốn bộ kinh Phệ-đà này gọi là Bản tập (Saṃhitā), mỗi một phần trong 4 bộ được lưu truyền ở các trường học hoặc do nguồn sưu tập khác nhau, được gọi là charana hoặc sakha, đôi khi rất khác biệt với nhau; ví dụ Hắc-Bạch Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda) thì có các trường phái riêng biệt, Taittireyas, Maitraniyas, Kathas và Kapishthalas thuộc phái Hắc-Dạ-nhu Phệ-đà, được đặt theo tên của những người ở các vùng khác nhau.

 

Các thi kệ và nghi thức hiến tế trong kinh Veda gọi là chú ngữ (mantra), là 'lời nói ngoan đạo' hay tán ca, về sau kéo theo một loại luận thuyết thần học khác gọi là Phạm thư hay Phạm kinh (Brāhmaṇa), là những bản văn đồ sộ trình bày nghi lễ hiến tế, mô tả chi tiết từng khoảnh khắc giá trị tất yếu về sự tồn tạihiệu lực của nó. Thi kệ và nghi thức hiến tế được viết bằng thể văn xuôi, sáng tác trong trường học hoặc được duyệt lại từ nhiều bản khác nhau.

Ṛg Veda có hai bộ Brāhmaṇa AitareyaKaushitakim hay Sankhayana. Đôi khi các vấn đề trong Brāhmaṇa được liên kết với văn bản của Samhita, nếu không thì nó độc lập với Samhita. Do đó mà Satapatha Brāhmaṇa hay ‘Brāhmaṇa gồm cả trăm bài giảng’ dựa trên Yajurveda, hơn nữa các Brāhmaṇa của Atharva Veda mà cụ thể là Gopatha lại có rất ít điểm tương đồng với văn bản Phệ-đà (Veda) về tinh thần lẫn nội dung; tương tự, PanchavimsaJaiminiya Brahmanas của Samaveda là bản duyệt lại càng không liên quan. Sự phát triển về sau này của các Brahmanas được biểu tượng bằng các Aranyakas[21] hay ‘triết luận trong rừng', một phần mang tính theosophical.[22] Các bản Brahmanas được các nhà hiền triết sống trong rừng đọc tụng hoặc được các đạo sư truyền đạt cho môn sinh trong sự vắng vẻ của khu rừng. Hai bản Aranyakas quan trọng là AitareyaTaittiriya thuộc hai trường phái Phệ-đà cùng tên đã không đề cập đến sự trình bày hay bất kỳ lời giải thích nào về hiến tế, mà quan tâm đến tính thần bíbiểu tượng, với nội dung là bí mậttính chất huyền bí. Mối quan tâm chính của các Aranyakas là chúng hình thành nên một sự chuyển đổi tự nhiên sang các Áo nghĩa thư (Upaniṣad)[23], đây là bộ kinh cổ nhất được bổ sung vào Aranyakas.

Áo nghĩa thư (Upaniṣad) gồm các cuộc đối thoại và suy đoán triết học của các nhà hiền triếtđạo sư Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Thuật ngữ Áo nghĩa thư (Upaniṣad) vốn hàm ý học trò đang ngồi dưới chân thầy và lắng nghe những lời của thầy. Tuy nhiên, trong cách dùng thông thường, Áo nghĩa thư (Upaniṣad) đại diện cho giáo lý được truyền đạt từ bậc thầy hoặc giáo lý thần bí, bí mật nói chung. Giáo lý là Vedānta[24] là sự tổng hợp và bao hàm tất cả sự khôn ngoan chân chính, sự dạy dỗ kiến thức cao nhất và trừu tượng nhất của thần linh (Śruti). Mặc dù rõ về tác giả của những bản Vedānta này nhưng nhiều tên tuổi của các bậc thầy từng là người đứng đầu các trường phái vẫn được lưu giữ. Trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad) cổ hơn, giáo huấn thường được truyền đạt dưới dạng đối thoại mà người thầy sẽ trả lời câu hỏi hoặc làm sáng tỏ cho đệ tử về những nghi ngờ hay những khao khát không được thỏa mãn từ tâm thức con người.

Áo nghĩa thư (Upaniṣad) quan trọng và cổ xưa nhất là Brihadaranyaka và Chandogya Upaniṣad, trong đó Brihadaranyaka Upaniṣad thú vị hơn. Các chương đầu của Brihadaranyaka Upaniṣadtư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta), đề cập đến các học thuyết triết học về tự ngã (ātman) nhưng vượt qua sự hiến tế đa thần, trong đó, thiền định về biểu tượng thiêng liêng âm tiết Oṃ được nhấn mạnh.

Áo nghĩa thư Katha (Upaniṣad Katha) liên quan đến câu chuyện của Nachiketas và ba món quà mà anh ta nhận được từ thần chết. Theo Áo nghĩa thư (Upaniṣad) này thì “Cao hơn giác quanvật chất, cao hơn vật chấttâm thức, cao hơn tâm thứctrí tuệ, cao hơn trí tuệĐại ngã (ātman).” Vì thế, dường như theo luận thuyết trung tâm của Áo nghĩa thư (Upaniṣad) thì Phạm (Brahman) và Ngã (ātman) là một, là ‘duy nhất bất nhị’ chỉ có Phạm (Brahman) là có thật, còn cái tôi (Ngã; ātman) chưa được biết đến, ngoài ra là không có thật (māyā).

 

 


Văn học sách giáo khoa (Śūtra)[25]

 

Trong khi chú ngữ (mantra) và Phạm thư (Brāhmaṇa) được coi là tri thức thiên khải (Śruti), phần còn lại của truyền thống Phệ-đà (Veda) được gọi là Smṛti hay là thánh ngôn của thời cổ đại.

Dạng văn học Phệ-đà (Veda) này, bao gồm kinh Srauta hoặc các sách hướng dẫn về nghi lễ Phệ-đà (Veda), Gṛhya Sutras hoặc ‘sách gia đình’ và Dharmasutras hay ‘sách luật’, tự nó tạo thành một thể loại.

Loại đầu tiên, Srauta hay Kalpa Śūtra đề cập đến nghi lễ Phệ-đà (Veda) và đáp ứng như một hướng dẫn kỹ thuật cho lễ hiến tế, được đặt tên theo các Phạm thư (Brāhmaṇa) tương ứng gắn liền với các kinh Phệ-đà (Veda) riêng biệt.  Gia trụ kinh (Gṛhya Śūtra) là những luận thuyết về đời sống gia đình, giải quyết một cách có hệ thống các sự kiện trong sinh hoạt hàng ngày của cá nhângia đình với tư cách là người tín ngưỡng ngoan đạo. Những hướng dẫn cuộc sống được phân bổ trong bốn bộ kinh Veda của các trường phái sẽ có hướng dẫn dành cho người trong trường phái đó.

Trong chừng mực nào đó, các Pháp điển (Dharmasutra) cũng giải quyết các phong tục của cuộc sống hàng ngày, nhưng phần lớn được gói gọn trong các luật lệ thế tụctôn giáo. Các kinh điển hợp pháp thường có mối liên quan trực tiếp nhất định với các trường phái Phệ-đà (Veda), hay được cho là có nguồn gốc từ một trường phái Phệ-đà (Veda). Những Pháp điển (Dharmasutra) thường có niên đại muộn hơn kinh điển và được viết bằng tiếng Phạn cổ điển.

Manava Dharmasastra hay ‘sách luật Manu’ là tác phẩm về sau này, được soạn vào thế kỷ trước hoặc sau kỷ nguyên Cơ-đốc giáo, có thể được dựa trên Pháp điển (Dharmasutra) đã bị mất của trường phái Manava hoặc Maitrayaniya của Hắc Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda). Bên cạnh đó có ‘sách luật Yajnavalkya’ ngắn gọn hơn ‘sách luật Manu’ là chắc chắnliên hệ với một số trường phái Bạch Dạ-nhu Phệ-đà. Sách luật của Viṣṇu thuộc thế kỷ thứ III stl. thì sách luật Yajnavalkya’ thuộc thế kỷ thứ IV, vì có sự tiến bộ đáng kể của Manu về trình tự, phương phápchi tiết về các vấn đề pháp lý. Như Narada thuộc thế kỷ thứ V stl., cũng đã cung cấp một bộ luật có tính pháp lý không bị chướng ngại bởi giáo lý các tôn giáovấn đề đạo đức.

 

 

Văn học Ngữ pháp

 

Văn phạm, từ nguyên học, từ điển học, âm luật và thuật hùng biện cũng thu hút sự chú ý của các tác giả Ấn Độ cổ đại. Các tác phẩm sớm nhất về một số từ nguyên âm và ngữ âm là NaighantukasNirukta của Yaska được chú ý nhờ các luận thuyếtchú giải và ngữ âm Phệ-đà (Veda). Sau đó, cuốn Aṣṭādhyāyī với tám chương được sáng tác bởi Pāṇini, nhà văn phạm nổi tiếng này đề cập đến các vị tiền bối mà trong đó có Sakatayana và Sakalya, Gargya và Galava.

Tác phẩm của chính Pāṇini, được cho là thần Śiva tiết lộ cho ông trong 14 bộ kinh, được gọi là Maheshvarasutrani, bao gồm gần 4000 câu cách ngôn, mỗi câu chỉ có hai hoặc ba từ, được viết bằng một thể loại viết tắt, sử dụng các chữ cái hoặc âm tiết đơn lẻ để chỉ ra tên của các trường hợp, trạng thái, người và các thì. Các quy tắc ngữ pháp do Pāṇini đặt ra có thể áp dụng cho cách nói của giới thượng lưu, tác phẩm của ông có niên đại nằm trong khoảng thế kỷ thứ IV-V ttl.

Phần bổ sung cho tác phẩm Aṣṭādhyāyī của Pāṇini được cung cấp trong Vārttika[26] hoặc hiệu chỉnh của Kātyāyana[27] là những người đã thảo luận, chú thích và bổ sung vào các quy tắc của người tiền nhiệm, từ đó điều chỉnh và bắt đầu viết ra tiếng Phạn cổ điển. Vì vậy, một số quy tắc của Pāṇini đã bị Kātyāyana làm cho lỗi thời. Bộ đại luận Aṣṭādhyāyī kết hợp các Vārttikas của Kātyāyana đã được tác giả Patañjali[28] cung cấp trong kiệt tác Mahābhāṣya, ông chính là nhà hiền triết cuối cùng trong bộ ba nhà ngữ pháp. Ông Patañjali biên soạn tác phẩm này cho tầng lớp bà-la-môn vào thời điểm mà sự quan tâm của người dân đang dần suy yếungôn ngữ Sanskrit đang mất dần sự thuần khiết. Patañjali là người cùng thời với Puṣyamitra Śuṅga [29] (thế kỷ thứ II ttl.), người được ông nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm của mình. Nhà luận giải này trong việc minh họa các quy tắc ngữ pháp với các ví dụ cá nhân, đã cung cấp một bức tranh về Ấn Độ vào thời đại của ông. Các nghiên cứu về ngữ pháp cũng được Bhartṛhari[30] biên soạn,  ông mất khoảng năm 651, là người đã chú thích Mahābhāṣya trong tác phẩm Vākyapadīya gồm ba tập theo thể thi kệ, theo sau đó, Kaiyata là một nhà chú giải khác (khoảng thế kỷ thứ XII). Jayaditya và Vāmana,[31] là các tác giả của Kāśikāvṛṭṭi đã chú giải về Aṣṭādhyāyī của Pāṇini trước khi Nghĩa Tịnh sang Ấn Độ (thế kỷ thứ VII).

 

 

Văn học Sử thi

 

Truyện cổ tích (akhyana) hay truyền thuyết (itihasas) được kể lại trong sử thi có thể bắt nguồn từ Phệ-đà (Veda), nhưng điều này không được ghi lại ở bất cứ đâu. Sử thi MahābhārataRāmāyana là những tác phẩm duy nhất có sẵn dưới dạng văn bản văn học hiện nay. Sử thi Mahābhārata là chuyện kể trong lúc nhàn rỗi gồm 10.000 khổ thơ, mỗi khổ bốn dòng, trong đó khổ sau là một phần tư khổ trước, thể hiện khởi đầu phong cách nghệ thuật gọi là kāvya.[32]

Sử thi Mahābhārata được cho là tác phẩm của Vyāsa, mặc dù cũng có sự thêm thắt rất nhiều từ nhiều nguồn. Câu chuyện anh hùng xoay quanh sự tranh chấp giữa Kauravas và người anh em họ là Pandavas. Pandavas tuyên bố công khai dành ngai vàng của Hastinapur và sự tranh chấp đã dẫn đến cuộc chiến mười tám ngày, theo một cuộc trưng cầu ý kiến mang tính dân chủ xem tất cả các hoàng tử Ấn Độ chọn bên nào. Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc trong sự thất bại và huỷ diệt của dòng họ Kauravas. Câu chuyện tạm khép lại ở mỗi chương mà mấu chốt của vấn đề chủ yếu xoay quanh các cuộc thảo luận triết họcđạo đức. Thế nên, tác phẩm được xem như bách khoa toàn thư về đạo đứctôn giáo. Trong số các chương thì Chí tôn ca (Bhagavad Gita)[33] là quan trọng và thú vị nhất. Cuộc đối thoại do dự giữa Arjuna và người bạn Kṛṣṇa là người đánh xe, Kṛṣṇa đã thuyết phục Arjuna hãy chiến đấu như một chiến sĩ (kṣatriya) tận tụy với nhiệm vụ của mình, ngay khi đội quân hai bên dàn trận đánh nhau trên chiến trường Kuruksetra. Điều nầy biểu trưng cho sự kết hợp của hành động (Karma) và chiêm nghiệm (Yoga) được nhấn mạnh bởi sự tận hiến (Bhakti). Sử thi được đặt trong tinh thần triết học chiết trung hoặc thần trí học (theosophy) của Ấn Độ giáo.

 Sử thi Rāmāyana, ở dạng mở rộng thực tại lên khoảng 24.000 khổ, gồm bảy quyển, là tác phẩm của một tác giả duy nhất là Valmiki. Câu chuyện xoay quanh Rama là vị thái tử của xứ Ayodhya, người thực hiện khổ nhục kế bằng cách phải sống lưu vong xa vợ Sita và em trai vợ là Lakshmana. Việc Lakshmana chứng kiến Ravana là vua của Lanka đã bắt cóc Sita trong sự vắng mặt của người chồng là anh rể của mình, đã gây xung đột lên đến đỉnh điểm, dẫn đến cuộc chiến chống lại Ravana và hậu quả là sự thất bại và bị lưu đày. Việc hai anh em và Sita trở về quê hương vào cuối thời kỳ lưu đày là một niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Tác phẩm ở dạng hiện thực hóa sẽ không tránh khỏi nói quá những tình tiết vấn đề trong việc sử dụng các hình tượng hùng hồn và trong phong cách mô tả mà điều này gần giống với các sử thi được sáng tạo sau này (kāvya), với Sử thi Rāmāyana được xem là tiền thân. Trên thực tế, có ít nhất hai nhà thơ, Mã Minh (Aśvaghoṣa) (thế kỷ thứ I stl.) và Kālidāsa (thế kỷ thứ IV) đã mượn sử thi vĩ đại này để làm chủ đề trong tác phẩm của họ.

Purāṇa, được cho là có liên quan đến đặc điểm của các sử thi vĩ đại và thuộc về tác phẩm thơ mô phạm mang tính trừu tượng vũ trụ sau này. Purāṇa gồm mười tám quyển, được xem là cẩm nang về tôn giáo của giáo phái được biên soạn vào thế kỷ thứ V stl. để phục vụ nhu cầu của tín đồ thờ thần Viṣṇu  hay Śiva, còn Phạm thiên (Brahma) chỉ được đề cập một cách chiếu lệ. Tác phẩm thường được chia thành năm phần liên quan đến vũ trụ hoặc khởi nguyên sáng tạo, sáng tạo thứ cấp sau sự hủy diệt của thế giới và sự tái tạo, gia phả của các vị thần và tộc trưởng, các thời kỳ trị vì của manu (manvantaras), lịch sử triều đại các vị vua.

Các chủ đề phần lớn được vay mượn từ văn học sử thi, đại diện cho niềm tin tôn giáo, thực hànhtruyền thuyết theo kiểu phóng đại và thường mất trật tự. Cũng giống như trong Sử thi Mahābhārata, thế giới được thể hiện gồm bảy hòn đảo đồng tâm ngăn cách với nhau bởi các đại dương khác nhau; với núi Meru nằm ở trung tâm gọi là Diêm-phù-đề (Jambudvīpa), trong đó Bharatavarsha hay Ấn Độ là khu vực chính.

Purāṇa cổ nhất được cho là Vayu Purāṇa, có niên đại khoảng thế kỷ thứ IV stl, có liên quan chặt chẽ với Harivansa là một tác phẩm bổ sung của Sử thi Mahābhārata. Trong số mười tám Purāṇa, Viṣṇu Purāṇa đề cập đến năm chủ đề chính, đây là một trong những Purāṇa được biết đến nhiều nhất. Bhagavata và Śiva Purāṇa đề cập đến sự tôn vinh Bhagavata hoặc Viṣṇu, và Śiva. Purāṇa được xem như là một tác phẩm văn học tôn giáo, đã có tác động rất lớn đến người Hindu.

 

 

 

 

Thi ca

 

Văn học tiếng Phạn cổ đại khá phong phú về thi ca mà được biết đến rộng rãi nhất là kāvya hoặc những khổ thơ có vận luật. Có rất nhiều sử thi nghệ thuật giá trị được xếp vào loại mahākāvyas hoặc các tác phẩm thi ca hay như thơ trữ tình, gia huấn ca (didactic verse) nhằm mục đích hướng dẫn người dân.

Những sử thi nghệ thuật hay mahākāvya này rất thú vị ngay từ quan điểm của chủ đề với sức mạnh mô tả và sự tinh tế của minh họa. Người ta cũng dễ nhận thấy trong đó có sự pha trộn các yếu tố trữ tình, khiêu dâm và giáo huấn. Những viên ngọc quý của thơ ca này bao gồm RaghuvaṃśaKumārasambhava của Kālidāsa,[34] vốn không thể xác định niên đại, một số học giả đặt niên đại của ông vào thế kỷ thứ II ttl. Thay vào đó, quan điểm niên đại được chấp nhận vào thế kỷ thứ IV hoặc V stl., khi họ cho rằng Kālidāsa đã mượn chủ đề Raghuvaṃśa từ Sử thi Rāmāyana của Valmiki và chính ông là hình mẫu của một nhà thơ lớn vào thế kỷ thứ II stl, đó là Mã Minh (Aśvaghoṣa). Cả ba người đều có nhiều điểm chung trong cách trình bày và tô điểm (alaṅkara), bắt nguồn từ những điểm tương đồng như vua Tịnh Phạn (Suddhodhana) than vãn về việc con trai mình là Cồ-đàm (Gautama, Đức Phật) xuất gia và người đánh xe trở về mà không có hoàng tử, trong kāvya nổi tiếng của mình là Phật sở hành tán (Buddhacārita), và Dasaratha đi theo Rama sau khi Rama rời xứ Ayodhya chịu lưu đày mười bốn năm.

Cũng thể, lời than thở của Yasodhara về những đau khổ của hoàng tử là chồng của cô, trong cuộc sống khó khăn mới của chàng được mô phỏng bởi nỗi buồn của Sita đối với những đau khổ từ người chồng của cô ở trong rừng.

Dường như Mã Minh (Aśvaghoṣa) đã mô phỏng Valmiki giống như Kālidāsa, mặc nhiên là cả hai đều độc lập với những người đi trước trong cách tiếp cận và xử lý chủ đề của họ. Do đó, có thể gợi ý rằng thể loại thi ca kāvya có thể được bắt nguồn từ Valmiki, tác giả của sử thi nổi tiếng Rāmāyana.

Có những đề cập đến kāvya, đặc biệt là một Vararcha kāvya trong Mahabhashya, và cũng có những câu có vận luật được chải chuốt công phu theo phong cách kāvya sau này đã cho thấy thực tế tất cả các ngành chính của văn học tiếng Phạn cổ điển đã tồn tại vào thời điểm đó. Những bài thơ hay đầu tiên thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của tiếng Phạn cổ điển, là tác phẩm của một tăng sĩ Phật giáo,[35] với suy nghĩ rằng thi ca phù hợp và đáng được dùng để phổ biến đạo Phật bằng ngôn ngữ của giới thượng lưu, cụ thể là tiếng Phạn. Do đó, vị tăng sĩ đó đã viết về cuộc đời Đức Phật trong tác phẩm kāvya của mình là Phật sở hành tán (Buddhacārita), với một sự kiện liên quan đến việc hoán cải người anh em cùng cha khác mẹ là Tôn-già-lợi Nan-đà (Saundarananda), và có thêm một vở kịch bằng tiếng Phạn nhan đề Hi khúc Xá-lợi tử (Śāriputraprakaraṇa). Tầm quan trọng của bài thơ dài đầu tiên nằm ở nghệ thuật cố ý giảm bớt tình tiết câu chuyện trên những dòng cố định cho một kāvya. Bài thơ mở đầu theo phong cách kāvya với mô tả về thành phố, nhà vua và hoàng hậu, tiếp theocâu chuyện được miêu tả một cách chân thực bằng những câu thơ giản dị mà sự kết nối các tình tiết của câu chuyện cũng không bị mất đi và năng lực dẫn dắt của câu chuyện cũng không bị cạn kiệt.

Mã Minh (Aśvaghoṣa) miêu tả cuộc đời Đức Phật bằng tiếng Phạn đơn giản nhưng tinh tế với cách sử dụng vừa phải các hư cấu (alaṅkara). Đôi khi Mã Minh giới thiệu các tình tiết với một chút hài hước; chẳng hạn, ‘Nghe tin Như Lai xuất hiện tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu), một số phụ nữ quý tộc vội vã đến gặp hoàng tử nhưng bị chậm trễ khi di chuyển với sức nặng của bộ mông như xe ngựa và bộ ngực đầy đặn’. Nhà thơ so sánh dung nhan của những phụ nữ đang nhìn trộm từ cửa sổ với những bông hoa sen trên các gian hàng, thành phố hiện ra như một thiên đường với những cung điện trên trời đầy thiên matiên nữ. Mô tả này đã mô phỏng từ Kālidāsa, nhà thơ tiếng Phạn của Phật giáo cũng tuân theo nguyên tắc khác của Kāvyadarsa khi trình bày về Nitisastra hoặc pho tượng được tạc, được chỉ ra bằng lời của Udayin rằng ‘Từ chối lịch sự sẽ bất lợi cho một người trẻ tuổi có vóc dáng đẹp’.

Tác phẩm còn lại liên quan đến sự hoán cải bất đắc dĩ của Nanda, người em cùng cha khác mẹ của Đức Phật. Theo lời của nhà thơ, ‘Bài thơ trau chuốt công phu này là một chút mật ngọt hòa quyện với thuốc đắng để làm ngon miệng cho những người mà ông muốn thu phục đến với đức tin của Như Lai.’ Bài thơ bắt đầu với sự miêu tả thông thường về thành Ca-tì-la-vệ và câu chuyện ngắn gọn về gia đình Nanda. Sự mô tả về vẻ đẹp của Sundari và sự sánh duyên của cô với Nanda đã tạo thành một cặp đôi rất hoàn hảo. Từ đó, theo sau việc Nanda bỏ trốn và được Đức Phật thức tỉnh phát tâm xuất gia khiến cho nàng Sundari đau buồn. Nanda bị tách biệt khỏi những mơ mộng (canto) thường tình để thấy rõ bản chất của phụ nữ. Theo cách nói của nhà thơ, ‘Thói nịnh bợ ở trên môi và tính bội bạc ở trong lòng.’

Tiếp đến là cuộc hành hương của Nanda cùng với Đức Phật lên núi Himavani, rồi chuyển sang cõi trời của Indra, ở đó Nanda nhìn thấy các tiên nữ tuyệt đẹp nên đã quên đi Sundari yêu dấu của mình. Ở đây Nanda trúng nọc độc tình yêu của rắn (viper) đến sững sờ bất động. Thế nên, Nanda được Đức Phật khuyên nên tích lũy công đức bằng cách thực hành pháp (dharma) để có được các thiên nữ.

Nhờ có được pháp về chánh kiến và được trang bị bởi bộ áo giáp của sự chú tâm, thấy được vị trí của mình trên cỗ xe lời nguyện giữ tròn giới luật, Nanda cuối cùng đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự chiến thắng. Vợ chàng là Sundari cũng vậy, quay lưng lại với các đối tượng cảm giác, đã thuyết minh cho mong muốn giải thoát khỏi những đam mê ở người phụ nữ.

 Văn phong kāvya đã đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm của Kālidāsa, với tài năng nghệ thuật thơ ca khéo léo, Kālidāsa chính là viên ngọc quý trong số các nhà thơ Ấn Độ, chuyên giới thiệu chuyện tình cảm. Một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế hơn nữa so với những lời thơ trau chuốt, tác giả Mã Minh viết hai vở kịch là MalavikagnimitraSakuntala.

Trong vở kịch Malavikagnimitra đề cập đến sự kiện trong thời kỳ Sunga, hoàng tử phó vương Agnimitra khao khát công chúa đáng yêu Malavika của xứ Vidarbha và cuối cùng thành công khi lấy được nàng.

Sakuntala là vở kịch còn lại, kể về mối tình lãng mạn giữa Dushyanta và Sakuntala, cuộc hôn nhân bí mật của họ với những cuộc chia ly và sau cùng là sự đoàn tụ.

Các tác phẩm khác của Kālidāsa gồm có Chu kỳ của mùa (Ritusamhara), Sứ giả đám mây (Meghaduta), Sự ra đời của thần chiến tranh Kumara (Kumarasambhava), và nổi trội trong các tác phẩm này là Chủng tộc Raghu (Raghuvansa) với phần đầu của lời bài hát được trau chuốt nhất.

Chủ đề của Sứ giả đám mây (Meghaduta) liên quan đến một thông điệp gửi đến từ một Yaksha, hay yêu tinh từ thiên đường bị lưu đày. Sứ giả đám mây bay ngang qua, báo tin cho vợ của Yaksha đang trông ngóng người chồng. Chu kỳ của mùa (Ritusamhara) nổi tiếng qua sự mô tả thiên nhiên phù hợp với tâm trạng và tình cảm của con người. Sự ra đời của thần chiến tranh Kumara (Kumarasambhava) với khoảng mười bảy khổ (canto), bảy cantos đầu tiên dành cho việc tán tỉnh và đám cưới của các vị thần Śiva và Parvati là cha mẹ của vị thần chiến tranh trẻ tuổi. Chủ đề chính của bài thơ là hủy diệt quỷ Taraka hay mục đích mà vị thần Kumara sinh ra. Chủng tộc Raghu (Raghuvansa) được xem là kiệt tác của Kālidāsa, mô tả chín phần đầu trong số mười chín khổ (canto) về cuộc đời của Rama và tổ tiên. Sáu phần tiếp theo bao gồm câu chuyện của chính Rama, trên cơ sở Sử thi Rāmāyana của Valmiki. Các khổ (canto) còn lại nói đến 24 vị vua trị vì như người kế vị của Rama ở Ayodhya. Có vẻ như Kālidāsa thuần thục khi miêu tả những cảnh tán tỉnh, chẳng hạn như trong Kamasutra của Vatsyayana cũng như khi ông miêu tả thiên nhiên, thể hiện rõ nét từ Sứ giả đám mây (Meghaduta)… Kālidāsa được coi là bậc thầy tuyệt vời nhất của phong cách thơ Ấn Độ, vượt trội hơn cả Mã Minh (Aśvaghoṣa). Bề dày kiến thức và chiều sâu quan sát của Kālidāsa về cuộc sống và thiên nhiên được thể hiện rõ trong các tác phẩm của ông.

 

 

Kịch trữ tình (Kāvya) về sau

 

 Chất liệu chủ đề của kāvya sau này được rút ra từ hai sử thi lớn, Sử thi Rāmāyana và Sử thi Mahābhārata, chứa đựng nhiều yếu tố trữ tình, khiêu dâm và giáo huấn hơn. Các nhà thơ sau Kālidāsa gồm có Bharavi, Bhatti, Kumaradasa và Magha.

 Tác phẩm Kiratarjuniya của Bharavi là một tài năng không kém Kālidāsa đã mô tả cuộc chiến giữa Śiva và Arjuna trong tiếng đàn của một người leo núi Kirata. Câu chuyện dựa trên Sử thi Mahābhārata, được sáng tác trước năm 634 stl., niên đại trên văn bia Aihole của người cai trị Tây Ấn triều đại Chalukya là vị vua Pulakesin II. Phong cách của Bharavi được đề cập đến như Bhatti trong tác phẩm Ratnavali, cũng được viết theo phong cách Bhattikāvya dưới thời Sridharasena của Vallabhi (năm 641 stl.).

Phần sau liên hệ câu chuyện về Rama với chủ đề duy nhất là minh họa các dạng ngữ pháp tiếng Phạn. Những bài thơ của ông được xem như ngọn đèn trong tay những người có tầm nhìn theo văn pháp, nhưng lại như tấm gương trong tay người mù đối với những người khác. Tác phẩm Cái chết của vua xứ Sisupala (Sisupalavadha) của Magha, mô tả cách vua Chedi của xứ Sisupala bị anh họ của mình giết trong trận chiến bởi Kṛṣṇa, phong cách mô tả như một Maghakāvya.

Magha sống sau Bharavi và vốn là hình mẫu của Magha vì cả hai đều mượn chủ đề kāvya từ Sử thi Mahābhārata, nhưng Bharavi thì ca ngợi Śiva, còn Magha ca ngợi về Viṣṇu. Niên đại của Magha được xác định vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ VII.

Tác phẩm Sự trỗi dậy của Nala (Nalodaya) và tác phẩm Naishadhiya hay Naishadha-charita đề cập câu chuyện về Nala trong Sử thi Mahābhārata, người đã đánh mất vương quốc của mình trong một cuộc cá cược và cuối cùng cũng được phục hồi quyền lực, lấy lại vương quốc.

Những nhà thơ có ít tính sử thi hơn bao gồm Mentha hoặc Bharatrimentha và Bhaumaka là tác giả của Ravanarjuniya hay Aryunaravaniya, cũng đã có được tiếng tăm ở Kashmir.

Ngoài ra còn có một nhà thơ xứ Kashmiri nữa, đó là Ratnakara (thế kỷ thứ IX) với tác phẩm Dòng sông của các vị vua (Raja-tarangini), tác phẩm có vị thế đáng kể, mà sau này được viết tiếp bởi Kachana, con trai của một quan đại thần tại triều đình của người cai trị Hindu ở Kashmir, trong đó một phần là sử thi, một phần là lịch sử, kể lại câu chuyện đáng tin cậy về lịch sử xứ Kashmir từ năm 1148 stl., Kachana có thể được xem là nhà sử học hơn là nhà thơ.

 

Cũng có thể đề cập đến thơ trữ tình và thơ giáo huấn được viết vào đầu thời kỳ trung cổ, phần lớn thơ trữ tình là trong dạng thi kệ ngắn và đơn giản với gợi ý thơ ca ngạn ngữ giáo huấn.

Những khổ thơ nổi tiếng nhất thuộc thể loại nầy là của Bhartrihari, sống vào thế kỷ thứ VII stl..

Bộ sưu tập các thi kệ này gồm các vấn đề trữ tình, giáo huấntriết học có số lượng là 300 bài và được chia thành ba thể loại là “thể loại của Tình yêu” (Sringarasataka), “thể loại của Trí tuệ” (Niti), và “thể loại của Nhẫn nhục” (Vairaga), có các bài thi kệ được vay mượn từ các nhà thơ trước đó. Nhà thơ Bhartrihari (có lẽ là một quan cận thần) khác với nhà ngữ pháp học cùng tên, người đã viết Vākyapadiya. Trong tác phẩm Sataka của Bhartrihari đã trình bày những bức tranh về vẻ đẹp phụ nữ mà niềm đam mê tình yêu của họ thay đổi theo mùa và niềm vui khi tình yêu đơm hoa kết trái. Niềm vui và vẻ đẹp tìm thấy trong tình yêu này tương phản với sự bình an lâu dài đạt được nhờ sự sám hối và trí tuệ. Nhà thơ tin chắc rằng cái đẹp trong tình yêu là một ảo tưởng và mang đầy cạm bẫy; người phụ nữ tuy ngọt ngào nhưng độc như con rắn. Tình yêu chỉ dẫn đến sự ràng buộc thế gian, trong khi sự xả ly mang lại an bình và niềm vui tuyệt đối dẫn đến sự tương thông với Phạm (Brahma) đạt đến tinh thần cao nhất.

Như Bhartrihari, Amaru cũng hoàn thành Sataka của mình từ 90 đến 115 câu theo các bản thảo khác nhau; niên đại của ông vẫn chưa được xác định, nhưng ông được trích dẫn bởi Anandavardhana (850). Thời kỳ của Amaru có vẻ muộn hơn Bhartrihari khi tác phẩm Sataka của ông thực chất là một bộ sưu tập những bức tranh về tình yêu và mối liên hệ của những người yêu nhau. Quan niệm tình yêu của Amaru là sự đồng cảm với tinh thần thanh cao đầy hân hoankết thúc bằng nụ cười; người con gái có thể nguy hiểm lúc tức giận nhưng cô ấy sẽ nguôi ngoai. Amaru là người nổi tiếng lịch lãm và chính xác trong phong cách, có sự tinh tế nhất định trong cảm giácsự thể hiện. Ông gần như là một chuyên gia trong việc miêu tả tâm trạng tình yêu với hạnh phúc và sự tận tâm, cũng như tức giận và sự khước từ. Những cuộc cãi vã của người yêu thường được xử lý nhẹ nhàng. “Không phải là thứ Tình yêu với những mũi tên được ngụy trang che đậy để sát thương mà với ông, là sự đồng cảm,” hay “hãy nói thật nhỏ, vì người yêu của tôi ở trong trái tim tôi, người ấy sẽ nghe thấy bạn, Kālidāsa là mẫu mực đẹp nhất mà nhà thơ này ưa thích.

Bilhana và Jayadeva là hai nhà thơ khác, ngang hàng với Bhartrihari và Amaru vì những đóng góp của họ cho thơ trữ tình và thơ văn. Bilhana là tác giả của Vikramankadevacharita Niềm vui của tình yêu bí mật (Chaurapanchasikha hay Chaurusuratapanchasika) của một tên cướp với công chúa. Có người cho rằng câu chuyện kể lại trải nghiệm của chính nhà thơ khi yêu tuyệt vọng người con gái của người bảo trợ của mình. Anh chàng đọc thuộc lòng các khổ thơ trong khi bị dẫn đến nơi hành quyết đã thuyết phục vua Chalukya và được ân xá, còn được kết hôn cùng công chúa.

Một nhà thơ khác là Jayadeva (thế kỷ thứ XII) được chú ý với Bài hát của người chăn bò (Gitagovinda), trong đó mô tả tình yêu của Kṛṣṇa và nàng Radha xinh đẹp với sự ly giánhòa giải cuối cùng của họ được miêu tả bằng thể loại độc thoại trữ tình.

 

Văn xuôi Lãng mạn

 

Sự thiếu vắng những tình tiết lãng mạn đầu tiên trong văn xuôi khiến cho tiêu chuẩn đánh giá đối với các tác phẩm của Dandin, Subandhu và Bana được viết vào thế kỷ VI và VII stl. là khá khó khăn. Tác phẩm của Dandin được viết sớm hơn hai người còn lại, thể hiện qua dữ liệu địa lý trong tác phẩm Nhân vật của mười công chúa (Dasakumaracharita) của ông. Tác phẩm Gương soi Nghệ thuật Thi ca (Kāvyadarsa) có lẽ là tác phẩm chín muồi của Dandin với cách miêu tả lãng mạn và rất thú vị, qua đó, ông chính là thành viên của tiểu thuyết thi ca, còn trong tác phẩm trước đó, ông đã sử dụng văn xuôi cùng với thơ. Có ý kiến cho rằng ông là tác giả của Chiếc xe đẩy bằng đất sét (Mrichchakatika), nhưng điều này còn tồn nghi vì tác phẩm đó cũng được cho là của Sudraka.

Subandhu là tác giả của Vasavadatta, sớm hơn Bana. Trong tác phẩm của mình, ông kể câu chuyện nổi tiếng về công chúa của xứ Ujjayini. Mặc dù có phong cách nặng nề về cấu trúc, với nhiều hợp từ dài, với cách thích mô tả chi tiết… thì tác phẩm của ông cũng thú vị khi mô tả thiên nhiên và vẻ đẹp của công chúa.

Tác phẩm Harsha-Charita Kadambari của Bana cũng quan trọng không kém với những mối tình thanh lịchlãng mạn trong văn xuôi tiếng Phạn, nhưng ở đây, lặp lại cách viết theo phong cách thông thái giả tạo (pedantic). Tác phẩm Harsha-Charita câu chuyện tình sử lãng mạn, kể lại cuộc đời vị vua bảo trợ của ông là Harshavardhana (606-47 stl.); Kadambari kể lại vận may của một công chúa cùng tên, tác phẩm đã mắc khuyết điểm nghiêm trọng vì tính phức tạp và thiếu cân đối làm cho người đọc không nhìn thấy được cốt truyện vì sự rối rắm. Các học giả phê phán về sự thiếu tinh tế, do tác phẩm lặp lại sai lầm khi chuyển tải quá mức các từ ngữ đơn tính, cấu trúc câu với động từ đơn lưu lại trong các trang. Văn xuôi của ông cũng được ví như khu rừng, nơi không thể tiến bước trừ phi người đi phải tự vạch ra con đường cho chính mình.

 

Văn xuôi về sau gồm có tác phẩm Madhavanala-kamakandalakatha của Ananda và Tilakamanjati của Dhanapala. Madhavanala-kamakandalakathacâu chuyện nổi tiếng về Madhavanala kể về một người Bà-la-môn đã yêu sâu sắc vũ nữ Kamakandala, hai người đã kết hôn sau một thời gian dài xa cách. Câu chuyện được viết bằng văn xuôi đơn giản xen kẽ với nhiều câu thơ bằng tiếng Phạn cũng như tiếng Prakrit. Tác phẩm Tilakamanjati được đặt theo tên con gái của nhà thơ, kể câu chuyện tình lãng mạn của Dhanapala, là người cùng thời với Siyaka và Vakpati của xứ Dhara (khoảng năm 975). Dhanapala có nhiều điểm tương đồng với Bana khi mô tả tình yêu của Kadambari với Samaraketu, chính ông cũng thừa nhận mình có sự vay mượn từ Bana.

Đối với thể loại văn xuôi lãng mạn, có thể kể đến Champus, là một cái tên không rõ nghĩa, đã có những câu thơ xen kẽ với văn xuôi. Dấu tích sớm nhất của hình thức này được tìm thấy trong tác phẩm Jatakamala của Aryasura và trong bản khắc Allahabad của Harishena vào thời Samudragupta (thế kỷ IV).

Các tác phẩm sớm nhất của thể lại này theo phong cách kāvya hoàn chỉnh là tác phẩm Nalachampu, mô tả câu chuyện về Nala, và tác phẩm Madalasachampu của cùng tác giả Trivikrama vào thế kỷ thứ X stl. Một tác phẩm khác, Yasatilakachampu, do Somedeva viết vào thời vua Rashtrakuta Krishna III (khoảng 959 stl.), thuật lại câu chuyện vị vua huyền thoại Yasodhara của xứ Ujjain trong bảy chương theo phong cách kāvya hoàn chỉnh.

 

 

 

Kịch bằng tiếng Sanskrit

 

Nguồn gốc của kịch tiếng Phạn vẫn còn mập mờ, hình như rất lâu sau sự khởi đầu các tán ca đối thoại của Ṛg Veda và các vở kịch thực tế (thế kỷ thứ II-IV stl.), mặc dù các hình thức kịch câm thô sơ có thể đã bắt nguồn từ rất sớm. Tư liệu sớm nhất về kịch có thể được tìm thấy trong Mahabhashya của Patanjali (thế kỷ thứ II ttl.), trong đó nói về vở diễn Kansabadha hay ‘cái chết của Kansa’ và Chiếm Bali (Bali-bandha). Tác phẩm Natyasastra của Bharata là kịch bản sớm nhất và có tính thuyết phục nhất về kịch bản tiếng Phạn, tuy nhiên, không rõ niên đại của kịch bản này, cũng ở khoảng giữa thế kỷ thứ II ttl. đến thế kỷ thứ III stl.

Mã Minh (Aśvaghoṣa), nhà thơ Phật giáo nổi tiếng đã được nhắc đến trước đó, là người cùng thời với vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka) (thế kỷ thứ II stl.), được ghi nhậntác giả ba vở kịch Phật giáo, một trong ba bộ đó có tên là Hí khúc Xá-lợi Tử (Śāriputra Prakarana). Chủ đề tác phẩm nầy đề cập đến sự chuyển đạo của Mục-kiền-liên (Maudgalyayana) và Xá-lợi-phất (Śāriputra) là những vị đại đệ tử  của Đức Phật, cho thấy rằng bố cục của một Prakarana hoặc tất cả các quy tắc đặt ra cho đoạn mở đầu trong phần Natyasastra được tuân thủ ở đây.

Bhasa, tác giả của Svapnavasavadatta và một số vở kịch khác, sau thời kỳ Mã Minh (Aśvaghoṣa).

Nhìn chung, các vở kịch dựa trên sử thi, hầu hết đó là kịch một màn. Có hai chủ đề vở kịch được bắt nguồn từ tác phẩm Ranutyana và một số chủ đề bắt nguồn từ các tác phẩm PratijnayaugandharayanaSvapnavasavadatta là những tác phẩm kịch nổi tiếng. Hai tác phẩm kịch đầu tiên có sự bổ sung cho nhau, phần sau bắt nguồn từ câu chuyện vua Udayana xứ Ujjayini, được viết theo phong cách của Bhasa. Nội dung của các vở kịch đơn giảnthực tế, mặc dù việc xây dựng cốt truyện còn thô sơ vì sử dụng yếu tố pháp thuật (magic) tạo nên bầu không khí phi thực tế.

Một vở kịch thú vị khác có tên là Xe đẩy đất sét (Mrichchakatika) của Sudraka, không xác định được niên đại. Vở kịch này đề cập đến tình yêu của Vasantasena là một cung nữ giàu có với Charudatta là một thương gia Bà-la-môn, kết thúc bằng việc họ đến được với nhau. Với các tình tiết đa dạng và sự hấp dẫn bởi kịch tính ở cao trào đã làm cho vở kịch này khá thú vị.

Một số vở kịch tiếng Sanskrit rất hay, có khoảng gần mười bộ, được viết từ năm 400 đến 800 stl. bởi các nhà viết kịch vĩ đại như Kālidāsa, Bhavabhuti và những tác giả khác, một số tác giả trong đó đã có những tác phẩm đền đáp và cống hiến cho những người bảo trợân nhân của mình như Sudraka và Harsha.

Kālidāsa vừa nổi tiếng là nhà sử thi và thơ trữ tình, vừa là nhà viết kịch lỗi lạc. Ba vở kịch của ông là Sakuntala, Vikramorvasi và Malavikagnimitra, trong đó có hai vở kịch đầu mô tả cuộc phiêu lưu đầy tình cảm của hai vị vua huyền thoại nổi tiếng, vở kịch thứ ba liên quan đến một nhân cách lịch sử của thời kỳ Sunga (thế kỷ thứ II ttl.), đó là vở kịch tình yêu và âm mưu chốn hoàng cung. Tác phẩm Sakuntala mô tả mối tình lãng mạn của vua Dushyanta và con gái của một thiên nữ (apsara), khi cô đang tưới khóm cây yêu thích trong khu rừng của hiền triết Kanua, thì người giám hộ của cô là Sakuntala đã làm mê hoặc vua Dushyanta bằng việc tham gia một cuộc rượt đuổi khiến nhà vua yêu cô và kết hôn với cô, nhưng trở về cung một mình. Đến lúc người giám hộ gửi cô dâu đến cung vua, nhưng nhà vua không thể nhận ra người yêu bởi vì lời nguyền của nhà hiền triết trong lúc tức giận. Trải qua bao thăng trầm, rồi cuối cùng đôi tình nhân cũng được sum họp, khi chiếc nhẫn mà vua Dushyanta trao cho cô dâu trước đó được tìm thấy. Trong vở kịch này, Kālidāsa mô tả sự giao cảm của những người yêu nhau với thiên nhiên, những nhớ thương và tình cảm dịu dàng của họ.

Vở kịch thứ hai nhan đề Urvasi chiến thắng nhờ lòng dũng cảm (Vikramorvasi) đề cập đến câu chuyện trong Rig Veda về Puruvas và tiên nữ Urvasi, người từng cứu cô khỏi tay ác quỷ nhưng cả hai phải chia tay do lệnh triệu hồi của Indra, cuối cùng họ đoàn tụ với nhau bởi ân phước của các vị thần.

Vở kịch Malavikagnimitra tập trung quanh cảnh triều đình của vua Agnimitra xứ Vidisa, với tình yêu của vua dành cho công chúa Malavika xứ Vidarbha, đã hóa trang thành một người hầu cận của nữ hoàng trong sự hồi hộp nhưng với sự nghiêm túc và kiên định, rồi sự cản trở đã được loại bỏ khi mà danh tính của cô được tiết lộ, và hôn nhân của họ được sự tác hợp.

Harsha xứ Kanauj và Thaneshwar (thế kỷ thứ VII) là tác giả nổi tiếng của hai vở kịch, Vòng bảo châu (Ratnavali) là sự phản ánh cuộc sống cung đình thời đại, và tác phẩm Nagananda là một vở kịch xúc động trong bối cảnh Phật giáo. Vòng bảo châucâu chuyện về tình yêu của vua Udayana xứ Vatsa và Sagarika là một thị nữ của hoàng hậu Vasavadatta. Nhân vật nữ chính cuối cùng được phát giác là công chúa Ratnavali của Tích lan (Ceylonese) vì bị đắm tàu nên đã tìm đường đến triều đình của Udayana. Tác giả thực sự của vở kịch này có thể là Bana, người được cho là đã viết một vở kịch khác hiện đang lưu hành, nhan đề Cuộc hôn nhân của Paravati (Paravatiparinaya).

Nhà viết kịch lỗi lạc Bhavabhuti (thế kỷ thứ VIII) là người theo đạo Bà-la-môn ở Ujjain, dưới sự bảo trợ của vua Yasovarman xứ Kanauj, Bhavabhuti đã viết ba vở kịch đặc sắc. Những tác phẩm nầy khác với những vở kịch trước đó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, gã hề (vidusaka) vắng bóng nên đã hoàn toàn thiếu yếu tố hài hước, thêm vào đó, Bhavabhuti không quan tâm đến những khía cạnh tinh tế, nhẹ nhàng cũng chính là gợi ý về sự hùng vĩ và thăng hoa. Vở kịch nổi tiếng nhất của Bhavabhuti là Malati-Madhava, miêu tả tình yêu của Madhava, đó là một sinh viên trẻ và Malati là con gái của quan cận thần triều đình Ujjain. Vì nhà vua muốn gả con gái mình cho người mà ông đã lựa chọn, nên Nàng Malati rất bất bình, cuối cùng cô ấy kết hôn với người mà mình lựa chọn.

Hai vở kịch khác là cuộc phiêu lưu của anh hùng vĩ đại (Mahaviracharita ) dựa trên sử thi Rāmāyana với vài khác biệt nhỏ, và vở kịch Cuộc phiêu lưu về sau của Rama (Uttara-rama-charita) giống như vở ngâm thơ hơn là một vở kịch. Cốt truyện được bắt đầu bằng sự trục xuất Sita, kết thúc bằng việc cô đơn độc dành lại ngai vàng Ayodhya sau mười hai năm, do đó, không có sự kết thúc bi thảm như những vở kịch thông thường.

 

Visakhadatta là tác giả của hai vở kịch là Ấn tín của Rakshasa (Mudrarakshasa)Devi-Chandraguptani. Ấn tín của Rakshasa là một vở kịch về âm mưu chính trị mang đầy tính hành động và lợi ích lâu dài. Cốt truyện xoay quanh tính cách của nhà ngoại giao Bà-la-môn tên là Chanakya khi ông ta nỗ lực để thu phục Rakshasa, là một cựu cận thần của Nandas. Niềm thích thú của độc giả đối với vở kịch đã không bao giờ tắt, họ vui mừng khi nghe những châm ngôn chính trị tuôn ra từ miệng của cả Chanakya với đối thủ của ông là Rakshasa.

Hai vở kịch khác được gán cho Visakhadatta, hoặc Visakhaveda, là Devichandragupta và Abhisarikavanchitaka.

Vở kịch Devichandragupta đề cập đến câu chuyện của Dhruvadcvi, người đã được anh rể Chandragupta của cô cứu thoát từ cuộc bao vây của vua Saka do người chồng Ramagupta hèn nhát của cô. Nguyên bản vở kịch đã bị mất và chỉ được lưu giữ trong các trích dẫn trong tác phẩm Natyadarpana của Ramchandra và Gunachandra.

Vở kịch Abhisarikavanchitaka kể về chuyện tình của Udayana và Padmavati, người với hình thức cải trang để lấy lại tình yêu đã mất của người chồng.

Một vài vở kịch quan trọng xuất hiện sau năm 800-1100 stl. như kịch bản Buộc bằng bím tóc (Venisamhara) của Bhatta Narayana, cốt truyện dựa trên sự tích của Sử thi Mahābhārata. Chủ đề chính là chuyện Dshuasana, một trong những Kauravas đã kéo mái tóc Draupadi, người vợ của anh em nhà Pandava, và lời thề không bao giờ tết tóc của cô ấy nữa cho đến khi sự sỉ nhục được báo thù. Vở kịch thiếu giá trị văn học, sự nổi bật của nó chỉ bắt nguồn từ niềm tôn kính Kṛṣṇa, người được Draupadi kêu gọi giúp đỡ vào thời điểm bị xúc phạm.

Rajasekhara (thế kỷ thứ IX) có lẽ là người cuối cùng trong số các nhà viết kịch lớn thuộc Ấn Độ giáo. Trước ông là Murari, là tác giả của Anargharaghava, cũng chỉ còn trong trích dẫn.

Vở kịch dựa trên Sử thi Rāmāyana, Murari đã mượn từ kịch bản Uttara-ramacharita của Bhavabhuti. Rajasekhara đã viết vài vở kịch gây được chú ý nhờ sự duyên dáng và khả năng diễn đạt trôi chảy, bao gồm Cụm long não (Karapuramanjari), có lẽ là vở kịch hoàn toàn bằng tiếng Prakrit đầu tiên của ông, được sáng tác và dàn dựng theo cuộc đời của vợ ông là Avanti Sundari. Ba vở kịch tiếng Phạn khác là Bức tượng bị khoét (Viddhasalabhanjika), Rāmāyaṇa nhỏ bé (Balaramayana)Bharata nhỏ bé (Balabharata), được cho là dựa trên các tác phẩm trước đó và có những dấu hiệu gây nhầm lẫn với các tác phẩm của Kālidāsa, Bhavabhuti và Harsha.

Vở kịch đầu tiên, Bức tượng bị khoét (Viddhasalabhanjika), có một số điểm giống với tác phẩm Ratnavali của Harsha. Rāmāyaṇa nhỏ bé (Balaramayana) có lẽ là vở kịch dài nhất của Ấn Độ, kể về câu chuyện của Rama từ khi hứa hôn với Sita cho đến khi họ trở về Ayodhya.

Vở kịch khác, Bharata nhỏ bé (Balabharata) đã kể lại sự kiện trong Sử thi Mahābhārata, từ đám cưới của Draupadi cho đến việc Pandavas rời khỏi rừng.

Có một vở kịch mang tên Kausika nổi giận (Chanda-Kausika) đã được sáng tác bởi nhà thơ Kshemisvara, có lẽ vào thế kỷ thứ X stl., dưới thời kỳ của vua Mahipala của Kanauj.

Một vài vở kịch khác vào thế kỷ thứ XI-XII, bao gồm Trò chơi của Hanumant (Hanumana-sataka), do Damodara Misra, quan chức triều đình vua Bhoja xứ Malwa viết. Ông sống vào thế kỷ thứ XI. Đó là vở kịch với nhiều phân đoạn nói đến cuộc phiêu lưu của Rama và đồng minh của anh ta là Hanumant.

 Vở kịch Sự trỗi dậy của Mặt trăng tri thức (Prabodha-Chandrodaya) của Kṛṣṇa Misra, hàm ý ngụ ngôn cho mục đích triết học thần học. Ở đây chỉ ra những khái niệm trừu tượng và những hình ảnh biểu trưng đóng vai con người trong kịch bản. Mục tiêu tôn vinh triết lý Phệ-đàn-đa (Vedānta) và khắc sâu niềm tôn kính thần Viṣṇu.

 

Văn học Giáo huấn

 

Những câu chuyện không có tính nghệ thuật, không có mục đích đạo đức hoặc giáo huấn thì chỉ có ý nghĩa nhất thời rồi trôi vào quên lãng trong quá khứ, rốt cuộc cũng chỉ trở thành một mắc xích liên kết trong cấu trúc tác phẩm. Mục đích của sự phát triển các dạng văn họccung cấp những lời khuyên hữu ích cho các hoàng tử trẻ trong công việc chính trị và trong đời sống thực tế của họ. Những câu châm ngôngiáo huấn được đan xen vào những câu chuyện ngụ ngôn đã trình bày bức tranh đẹp nhất về đạo đức Ấn Độ giáo.

Bộ sưu tập quan trọng nhất về những câu chuyện và truyện ngụ ngôn là của Phật giáo, được viết bằng tiếng Pāli gọi là Bản sanh truyện (Jataka), hoặc những câu chuyện ‘đản sinh’. Trong những câu chuyện này, Đức Phật xuất hiện như con người thanh tịnh hoặc một nhân vật thông thái, biểu hiện tính đạo đức của truyện ngụ ngôn.

Hai bộ sưu tập tiếng Sanskrit quan trọng nhất là Pañcatantra[36]Hitopadeśa.[37] Cả hai tác phẩm này đều là cẩm nang về thực hành đạo đức (Nitisastras). Pañcatantra tồn tại ít nhất là vào nửa đầu thế kỷ thứ VI stl., khi nó được dịch sang tiếng Pahlavi theo lệnh vua Khusru Anishirvan (531-579); cuốn sách này dường như đã dựa trên một văn bản gốc mà người ta cho rằng có một Pañcatantra nguyên bản, trong đó phong cách kāvya được áp dụng trong thể loại đơn giản. Hình thức cổ nhất của phiên bản này được gọi là Tantrakhyayika (Tuyển tập những chuyện nhỏ), có lẽ là phiên bản Kaslimiri, được viết vào thời Gupta. Tác giả ẩn danh của bộ sưu tập này và tác giả của Pañcatantra đã cung cấp một hệ thống quy tắc đạo đức thường tình cho con người trong hình thức những câu chuyện, ví dụ: một người chủ gia đình tốt, người cha tốt, phải hiếu khách và trung thực với bạn bè. Ở khía cạnh nào đó, hệ thống quy tắc đạo đức trên cũng là chỉ dẫn cho nhà vua tìm ra được những hiền nhân để bảo vệ dân lành và cai trị đất nước; như trong tác phẩm Hitopadeśa (Lời khuyên hữu ích)’ có đối tượng là những nhà cai trị đất nước, tác giả Narayana đã biên soạn tác phẩm dành cho hoàng tử, người bảo trợ cho mình, là Dhavalachandra ở Bengal. Chất liệu tinh khôi được giới thiệu trong tác phẩm Hitopadeśa dưới dạng mười bảy câu chuyện mới, nhiều câu thơ trong Kamandaki Nitisastra được giới thiệu bằng hình ảnh minh họa, được viết vào khoảng thế kỷ thứ XII stl.

Brihat-katha (The Great Romance) của tác giả Gunadhya, Katha-sarit-sagara (Ocean of story), và Suka Saptati (Seventy Tales of the Parrot) là các tác phẩm thú vị khác liên quan đến văn học tự sự và giáo khoa, có chủ đề chính là những câu chuyện ngụ ngôn. Tác phẩm Brihat-katha (The Great Romance) được viết bằng ngôn ngữ Paisachi, một loại phương ngữ của tiếng Prakrit đã không may bị thất lạc chỉ còn được lưu giữ bởi vài câu thơ trong cuốn ngữ pháp tiếng Prakrit của Hemachandra. Brihat-katha trong phiên bản Kashmiri đã được Kshemendra và Somedeva sử dụng, cả hai tác giả nầy đều lưu hành vào thế kỷ thứ XI stl., Kshemendra đã viết tác phẩm Bó hoa của sự lãng mạn vĩ đại (Brihat-katha Manjari), trong khi Somedeva được ghi nhận bởi tác phẩm Katha-sarit-sagara với ba trăm năm mươi câu chuyện dài bao gồm các thời kỳ và bối cảnh khác nhau được kết nối lỏng lẻo. Tác phẩm được soạn theo thể thi kệ, gồm 22.000 đoạn hoặc các câu ghép. Tuy nhiên, câu chuyện chính bắt đầu với anh hùng Udayana và người vợ là Vasavadatta.

Một bộ sưu tập những câu chuyện cổ tích hay và tinh tế khác là Vetala-panchavimsatika hay ‘Hai mươi lăm câu chuyện ma cà rồng' của một tác giả ẩn danh, không xác định được thời kỳ ra đời.

Ngoài ra, còn có một bộ sưu tập truyện cổ tích khác là Simhasanadvatrimsika (Ba mươi hai câu chuyện về Sư tử) được cho là kể cho vua Vikrama bên cạnh ngai vàng của ông.

Suka-Saptati cũng là một tác phẩm thuộc về thể loại giáo huấn, kể về những câu chuyện từ miệng một con vẹt. Nội dung chính của tác phẩm là nhằm chê trách người phụ nữ nội trợ nôn nao cho cuộc gặp gỡ với người lạ khi vắng chồng. Tất cả chủ đề những câu chuyện liên quan đến sự thiếu chung thủy của người phụ nữ là điều đáng trách. Các châm ngôn được đưa vào Pañcatantra Hitopadeśa bởi các tác phẩm trước đó được tìm thấy rải rác ở những nơi khác trong văn học tiếng Sanskrit.

 

 

Văn học Chuyên khoa

 

Tiếng Sanskrit cũng phong phú không kém trong văn học liên quan đến các chủ đề khoa học như y học, phẫu thuật, toán học, chiêm tinh học, thiên văn học và với các ngành khoa học nhân văn như ngữ pháp, từ nguyên học, từ điển học, chuyên môn, hùng biện, âm nhạc và kiến trúc. Tâm thức người Ấn Độ giáo cổ đại không phân biệt giữa văn học sáng tạo và trình bày có tính khoa học.

Tất cả các bộ môn đều có tài liệu phong phú bằng tiếng Sanskrit, được viết trong các thời kỳ khác nhau và nhiều trường ngữ pháp khác là những đóng góp quan trọng. Chú thích Phệ-đà của Yaska, hay Naighantukas, Ninikta và Pratisakhyas hoặc ngữ âm luận thuyết của Aṣṭadhyayi hay 'Ngữ pháp của Panini' với các bài bình luận của Katyayana và Patanjali, Kasika của Vamanacharya.

Amarkosa (Từ điển Amara-Simha) có giá trí về mặt từ vựng  rất cao, giống như giá trị về mặt ngữ pháp trong tác phẩm của Pāṇini. Các tác phẩm khác về từ điển học bao gồm Anakartha-Samuchchaya (Tuyển tập các từ đồng âm) của Sasvata, tác phẩm Abhidhanaratnamala (Necklace of Names' (-950 stl.) của Halayudha, và tác phẩm Abhidhana-chintamani của học giả Hemachandra (thế kỷ thứ XI) thuộc Kỳ-na giáo Jain nổi tiếng. Các chuyên luận về Kịch và Nghệ thuật Sân khấu bao gồm tác phẩm Natyasastra của Bharatas (thế kỷ thứ VI) trong khi những chuyên luận về thơ bao gồm tác phẩm kāvya darsa (Mirror of Poetry) của Dandin (600 stl.), và tác phẩm Bàn về thơ (Kāvyamimamsa) của Rajasekhara (thế kỷ IX).

Thành tựu của Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học, tức là các ngành khoa học với tư cách là người phát minh ra các con số và hệ thống thập phân cũng rất đáng kể. Các tác phẩm toán học cổ nhất còn tồn tạiSulva Śūtra trong kinh Phệ-đà, đại biểu cho dạng hình học trong nghi lễ, ứng dụng cho việc thiết trí bàn thờ, bao gồm việc cấu trúc các góc vuông, hình vuông, hình chữ nhật, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông và cả định lý Pythagore. Các nhà toán học sau này đã đạt được tiến bộ trong môn lượng giác với việc phát minh ra bảng sin. Tầm mức vĩ đại của các nhà toán học Ấn Độ phải kể đến Varahamihira, ở thế kỷ thứ V trở đi, nằm ở các truy vấn về đại số và số học. Các chương về toán học của các nhà thiên văn học được soạn thành thi kệ. Các tác phẩm sớm nhất về thiên văn học Ấn Độbản chất là khoa học được bắt đầu từ khoảng năm 300 stl., bao gồm tác phẩm Siddhantas hoặc sách giáo khoa kinh điển mà hiện nay chỉ còn duy nhất một tác phẩm, đó là Suiyasiddhanta. Người sáng lập ra thiên văn học Ấn Độ là Aryabhata (thế kỷ thứ V), là người đầu tiên đưa ra lý thuyết trái đất quay trên trục của nó, với tác phẩm có nhan đề là Aryabhatiya.

Nhà thiên văn học vĩ đại vào thế kỷ thứ VI là Varahamihira, được ghi nhận với tác phẩm Pancha-siddhantika, một chuyên luận thực tế về thiên văn, và tác phẩm Brihat-Samhita được viết theo phong cách của thiên anh hùng ca vĩ đại. Brahmagupta (thế kỷ thứ VII) biên soạn tác phẩm Brahma Sphutika-Siddhanta, trong khi người cuối cùng trong loạt các nhà thiên văn học nổi tiếng là Bhaskaracharya (thế kỷ thứ XII), biên soạn cuốn Siddhanta-Siromani (Diadem of system).

 Các chuyên luận về y học và phẫu thuật bao gồm Charaka-SamhitaSusruta-Samhita, được đặt tên theo các tác giả liên quan đến hai chủ đề này. Cả hai đều thuộc về thế kỷ thứ II stl. Các tài liệu tham khảo về y khoa hoặc khoa chữa bệnh được nêu rõ trong Atharva Veda ở chỗ nhiều loại bệnh được đề cập cùng với các loại cây chữa bệnh quan trọng.

Nhà văn đáng chú ý nhất về y học sau Charaka và Susruta là Vagabhata (khoảng năm 600), tác giả của Ashtanga-hridaya. Nhiều tác phẩm về y học đã được dịch sang tiếng Ả-rập theo lệnh của Quốc vương thành Baghdad.

Ở đây không đề cập đến các tác phẩm tiếng Sanskrit liên quan đến tôn giáotriết học, hoặc các vấn đề pháp lý, vì chúng được đề cập ở những nơi khác, cũng như những đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc cũng được đề cập trong một nghiên cứu riêng biệt.

Lĩnh vực văn học tiếng Sanskrit quá rộng lớn và có tính chất đa dạng đến mức mà một cuộc khảo sát chung về tôn giáothế tục, văn học và ngữ pháp, văn xuôi và thơ ca, và phê bình văn học sẽ không đủ.

Ảnh hưởng của văn học tiếng Sanskrit mà đặc biệt là tiếng bản ngữ Pāli và Prakrit trong văn học Dravidian là đáng chú ý về cả chủ đề và cách trình bày. Các từ tiếng Sanskrit đã chiếm một vị trí thích hợp trong mối tương quan của tất cả các ngôn ngữ, nhưng sau khi được phát triển ở các vùng khác nhau của đất nước thì đã tạo ra những nền văn học mang bản sắc riêng. Để đánh giá đúng ảnh hưởng của ngôn ngữvăn học tiếng Sanskrit đối với những ngôn ngữ bản địa này là không khả thi và cũng không cần thiết trong ngữ cảnh này.

 

 

Văn học Pāli

 

Toàn bộ khối lượng văn học Phật giáo được lưu giữ một phần qua tiếng Pāli và một phần qua tiếng Sanskrit. Pāli là ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáoTích Lan, Miến Điện và Thái Lan, nơi bảo tồn hệ văn học Tiểu thừa (Hinayāna), trong khi văn học Đại thừa (Mahāyāna) chủ yếu được lưu giữ bằng tiếng Sanskrit. Kinh điển Pāli được gọi là Tam tạng (Tri-pitaka), bao gồm:

Luật (vinaya) là các quy định về quản lý trong Tăng đoàn (Saṃgha) và sự ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày của Tăng ni, đồng thời cũng bao gồm các quy tắc sắp xếp trong Tăng đoàn như việc sám hối hằng nửa tháng, an cư trong mùa mưa, phòng xá, quần áo, thuốc chữa bệnh và các thủ tục đúng pháp lý trong trường hợp tẩn xuất khỏi Tăng đoàn.

Tạng thứ hai là Kinh (Sutta-Pitaka), gồm những bài giảng bằng thể văn xuôi hay thi kệ của Đức Phật, được kết tập lại trong năm bộ sưu tập, gọi là nikāya (bộ). Trong đó, sử dụng rộng rãi các dụ ngôn và các mô phỏng đã làm cho các bài giảng này trở nên sinh độngthú vị. Các bộ kinh nầy đã chiếu soi ánh sáng vào cuộc sống hàng ngày của người dân. Trường bộ kinh (Dīghanikāya) là tập hợp các bài giảng dài, gồm 34 bài kinh, mỗi bài nói về một hoặc nhiều điểm của giáo lý Phật giáo. Bài đầu tiên có tựa đề Kinh Phạm võng (Brahmajalasutta), nhắc nhở tu sĩ Phật giáo tránh khỏi mạng lưới các quan niệm từ giáo lý đạo Bà-la-môn. Bài kinh thứ hai, Sa-môn quả (Samannaphalasutta) là bài giảng về quan điểm của một số đạo sư ngoại đạo và những người sáng lập các giáo phái khác. Kinh A-ma-trú (Ambattha Sutta) liên hệ đến lịch sử của các giai cấpthái độ của Đức Phật đối với sự phân chia đẳng cấp. Bài giảng liên quan đến đạo bà-la-môn và các mối quan hệ với Phật giáo được thể hiện trong kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kutadanta Sutta),[38] kinh Tam minh (Tevijja Sutta).[39] Giáo lý đạo Phật cũng bao gồm cả những hướng dẫn dành cho cư sĩ được nói trong kinh Đại duyên (Mahā-Nidāna Sutta), kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Singālovāda Sutta), kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahā-parinibbāna Sutta) và kể cả những bài giảng vào những ngày cuối cùng của Đức Phật.

Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) là ‘Tuyển tập các bài giảng có độ dài trung bình’, gồm nhiều  bài giảng và các cuộc đối thoại đề cập đến những điểm chính trong giáo lý đạo Phật. Những điều này làm sáng tỏ đời sống, sinh hoạt tu tập của tăng sĩ Phật giáo, cũng như nghi lễ hiến tế của đạo Bà-la-môn, các hình thức khổ hạnh, mối quan hệ của Đức Phật với Kỳ-na giáo, cả sự mê tín và các điều kiện xã hội của tôn giáo đương thời.

Tương ưng bộ (Samyutta Nikāya Sutta) là 'Tuyển tập các bài giảng kết hợp', đề cập đến Tứ diệu đế, gồm có kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakrapravartana-sutta) nổi tiếng, do Đức Phật giảng tại Sarnath.

Tăng chi bộ kinh (Aṅguttara nikāya sutta) là tập hợp các bài giảng có nội dung được sắp xếp tăng dần theo số mục, gồm hơn 2300 bài kinh trong 11 phẩm. Bộ nầy gồm nhiều kinh và kệ tụng được trích dẫn từ các bản kinh khác.

Tiểu bộ kinh (Khudda nikāya sutta), tập hợp những bài kinh ngắn, là bộ sưu tập cuối cùng. Bộ kinh nầy chứa đựng tất cả những tác phẩm quan trọng nhất của thi kệ Phật giáo. Kinh Pháp cú (Dhamma-pada) đã tạo thành một phần của Tiểu bộ kinh này.[40] Đây là tác phẩm quen thuộc nhất và lâu đời nhất được biết đến trong văn học Phật giáo, là tuyển tập các châm ngôn liên quan đến giáo lý đạo đức của Phật giáo. Kinh Tập (Suttanipata) là bộ sưu tập các kệ tụng cung cấp những tư liệu về giáo lý nguyên thủy Phật giáo. Bản sinh truyện (Jataka) với gồm 550 câu chuyện về tiền thân Đức Phật trong vai trò một vị Bồ-tát hay ‘Đức Phật sẽ thành’.

Luận tạng (Abhiddhama-pitaka)[41] mang tính học thuật hơn tạng Kinh (sutta-pitaka), nhưng chủ đề của hai tạng như nhau. Luận tạng được trình bày hầu hết dưới dạng câu hỏi và trả lời, giống như cẩm nang giáo lý. Chủ đề của Luận tạng chủ yếu bắt nguồn từ Kinh tạng (Sutta-pitaka), vốn là khởi nguyên của cả Luận tạng (Abbhidhamma) và Luật tạng (Vinaya Pitaka), có thể chỉ đơn thuần xem như phần mở rộng liệt kê được kể đến là Luật tạng (Vinaya Pitaka).

Luận tạng gồm bảy cuốn, gọi là Sattapakarana, đó là Pháp tụ (Dhammasaṅganī), Phân tích (Vibhaṅgapakaraṇa), Nguyên chất ngữ (Dhātukathā), Nhân chế định (Puggalapaññattipāḷi), Ngữ tông (Kathāvatthu), Song đối (Yamakapakaraṇa) và Vị trí (Patthānapakaraṇa). Niên đại những cuốn luận này đều muộn nhất và thiếu tính nguyên bản.

Tác giả của Ngữ tông (Kathāvatthu) được quy cho ngài Moggaliputta Tissa, người chủ trì hội nghị kết tập kinh điển lần thứ III, mặc dù thực tại thì bản nầy thuộc về một thời đại muộn hơn nhiều.

Bên cạnh văn học kinh điển bằng tiếng Pāli đã nêu trên thì còn có văn học ngoài kinh điển như kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha) của vị tăng sĩ Phật giáo là tỷ-khưu Na-tiên (Nagasena). Văn bản hiện tại được cho là bản dịch từ bản gốc viết bằng tiếng Sanskrit hoặc một loại phương ngữ Prakrit vùng phía bắc Ấn Độ vào đầu kỷ nguyên Cơ đốc giáo. Trong khi văn bản gốc dường như được viết ở miền tây bắc Ấn Độ, còn bản dịch thì được thực hiệnTích Lan. Giáo lý đạo Phật về vô thường của bản ngã được giải thích trong tác phẩm này, vị vua Ấn-Hy Lạp, được thuyết phục bởi lý lẽ của tỷ-khưu Na-tiên, đã chấp nhận đạo Phật.

Miền bắc Ấn Độ có rất ít sự đóng góp vào văn học Pāli trong thời kỳ sau đó, vì tư tưởnggiáo lý Phật giáo Đại thừa hầu như được lưu giữ bằng tiếng Sanskrit.

Thượng toạ bộ (Theravāda) với các hệ phái đa dạng cũng có một số tài liệu bằng tiếng Sanskrit. Trong số các tác phẩm tiếng Sanskrit của Phật giáo, quan trọng nhất phải kể đến Kinh Phổ diệu (Lalitavistara)[42] nói về tiểu sử của các luận sư thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), và Đại sự (Mahāvastu), cả hai đều có dấu vết của tư tưởng Phật giáo Đại thừa.

Kinh Pháp hoa (Saddharmapuṇḍarīka) cũng là bản kinh của Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna).

Những đặc điểmtính cách triết học hoặc giáo lý bao gồm kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra Śūtra) đề cập đến thời giảng pháp của Đức Phật ở một hòn đảo ngoài khơi biển Tích Lan, trong đó Ngài trả lời những vấn đề theo giáo lý của trường phái Du-già hành tông do Vô Trước (Asaṅga) sáng lập. Trung quán luận tụng (Mūlamadhya-makakārikās) của Long ThụKinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (Prajñā pāramitā Śūtra) là những kinh điển Đại thừa (Mahāyāna) bằng tiếng Phạn hỗn hợp.[43] A-tì-đạt-ma Câu-xá-luận (Abhidharma-kosa) của Thế Thân (Vasubandhu) là một tác phẩm bách khoa về đạo đức, tâm lý học và siêu hình học. Bộ luận nầy chỉ được biết đến qua bản chú giải bằng tiếng Sanskrit, các bản dịch tiếng Hán và tiếng Tây Tạng.

 

 

Ngôn ngữ Prakrit và Văn học

 

Ngôn ngữ của đa số quần chúng bình dân được gọi là Prakrit, và các phương ngữ khác nhau đầu tiên được Đức PhậtĐại Hùng (Mahāvira) sử dụng trong khi giảng pháp. Kinh Phật về sau được ghi lại bằng tiếng Pāli, kinh điển của Kỳ-na giáo được ghi bằng tiếng Prakrit là phương ngữ của xứ Ma-kiệt-đà (Ardha-Magadha). Ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm ngoài kinh điển có khác biệt đáng kể, là một dạng của Mahārashtri, thường được sử dụng bởi các nhà thơ bà-la-môn theo ngôn ngữ Prakrit. Ngoài ra còn có hai dạng khác là Magadhi Sauraseni.

Do đó, ngôn ngữ Prakrit không giống như tiếng Sanskrit thuần chủng để được sử dụng thống nhất trong cả nước. Ngôn ngữ Prakrit là ngôn ngữ nói của người bình dân mang tính đặc trưng của các yếu tố địa lý và khu vực. Có một số lượng lớn chữ được khắc bằng tiếng Prakrit, vì trong hơn 1500 bản khắc trong khoảng thời gian tám thế kỷ (thế kỷ thứ III ttl. đến thế kỷ thứ V stl.), thì chỉ có chừng hơn mười bản bằng tiếng Sanskrit, cho thấy sự phổ biến của ngôn ngữ Prakrit trong quần chúng. Ngay cả trong các vở kịch tiếng Sanskrit, phụ nữ và người dân thường nói bằng tiếng Prakrit. Các vở kịch của Mã Minh (Aśvaghoṣa), Bhasa và Sudiaka tràn ngập các bài phát biểu bằng các phương ngữ khác nhau từ ngôn ngữ Prakrit.

Bên cạnh một số kinh điển của Kỳ-na giáo được lưu ý trong bối cảnh của Kỳ-na giáo, các kāvya tiếng Prakrit có tính chất thế tục cũng được chú ý, ví dụ như tác phẩm SetubandhaGauda-vaho. Tác phẩm Setubandha là thơ tự sự được viết bằng phương ngữ Mahārashtri-Prakrit, mô tả câu chuyện của Ramayana từ cuộc thám hiểm đến đảo Lăng-già (Laṅka) ở Tích Lan, cho đến cái chết của Ravana và sự phục hồi của Sita. Tác giả của Setubandha được cho là của Pravarasena, cùng thời với vua Pravarasena II xứ Kashmir. Tác phẩm Gauda-vahosáng tác của Vakpatiraja là một nhà thơ chốn cung đình của vua Yasovarman xứ Kanauj, được viết vào năm 725 stl., nói về công hạnh của vị vua Yasovarman anh hùng. Tác phẩm Bảy quốc gia (Gatha Sattasai; s: Sapta-sati) của Hala, một tuyển tập các khổ thơ trữ tình, hầu hết thuộc loại khiêu dâm.

 Tác phẩm Karpura-manjari,[44] của Rajasekhara, đã đề cập trước đây, được viết hoàn toàn bằng Prakrit. Vở kịch gồm bốn hồi, kể chuyện vua Chandapala kết hôn với Karpura-Manjari, con gái của vua Kuntala. Sự ghen tị của hoàng hậu và những âm mưu được sử dụng đã đưa nhà vua và nữ nhân vật chính đến với nhau, tạo nên cốt truyện của vở kịch.

 

 

Văn học ngôn ngữ Dravidian

 

Nhóm ngôn ngữ Dravidian bao gồm Tamil, Kannada, Telugu và Malayalam. Tamil dẫn đầu ở phần niên đại còn lại, với nền văn học Ấn Độ vĩ đại nhất bên cạnh tiếng Sanskrit. Dravida, Dramada, Damila và Tamil là những danh xưng đã gợi ý lên sự tiếp xúc rất sớm với ngôn ngữvăn hóa tiếng Sanskrit, mặc dù hiện tại số lượng các bản văn học tiếng Sanskrit tương đối ít hơn các ngôn ngữ khác.

Lịch sử văn học Tamil bắt đầu với cái gọi là bộ ba 'Sangams' là học viện của những người uyên bác, nơi mà tác phẩm của các học giả khác nhau về các chủ đề đa dạng được trình bày. Hai cuốn đầu tiên liên quan đến nhà hiền triết Agastya ở miền bắc Ấn Độ, là tác giả của Agastyam (Akattiyam), với 1.000 câu kinh hay cách ngôn.

Kỷ nguyên Sangam được cho là đã kéo dài khoảng một nghìn năm, khoảng từ năm 500 ttl. đến năm 500 stl., không còn tác phẩm đầu tiên nào của Sangam còn tồn tại, và trong dạng thứ hai được lưu lại, chỉ có một tác phẩm còn tồn tại, đó là Tolkappiyam, là bách khoa toàn thư trong lĩnh vực này và được nhiều nhà văn chú thích.

Các tác phẩm chính của Sangam ở kỷ nguyên thứ ba là Patthupattu[45], Ettuthokai[46]Padinenkilkanakku[47]. Tác phẩm Patthupattu gồm có hai tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Nakkiar đã tạo nên một di sản văn họctrình độ cao, được ghi nhận bởi sự miêu tả trung thực về cảm xúc của con người. Các tác phẩm đều được sáng tác vào 100 năm đầu của kỷ nguyên Cơ đốc giáo. Ở thế kỷ tiếp theo dường như là thời kỳ hoàng kim của văn học Tamil,  với năm sử thi lớn đã được viết trong thời kỳ này, bao gồm Silappadikaram, Manimekhalai, Jivakachintamani, Valayapati và Kundalakesi. Trong số này, chỉ có ba tác phẩm đầu là còn lưu hành, có hai trong số ba tác phẩm đầu được xem là trường ca Iliad và Odyssey[48] của nền văn học Tamil. Tác phẩm Silappadikaram ghi lại câu chuyện cảm động của Kovalan và Kanaki, Kovalan cạn kiệt tài sản của mình vì say mê kỹ nữ Madhavi, trong khi nàng Kanaki hy sinh bản thân như dấu hiệu của sự trong trắng và lòng tận tụy với người chồng Kovalan bất chấp sự lầm lỡ của anh ta. Manimekhalai tiếp theo cuốn thứ nhất Silappadikaram, trong đó, Manimekhalai là con gái của Kovalan với kỹ nữ Madhavi, được nàng Kanaki chấp nhận khi nhìn thấu những giới hạn tinh thần bằng tình yêu con ngườihy sinh để phụng sự Tam bảo theo tinh thần đạo Phật. Jivakachintamanitác phẩm của tác giả Kỳ-na giáo, người xứ Chola mà đã từ bỏ ngai vàng của cha, sau khi giết kẻ soán ngôi và trở thành một nhà tu hành khổ hạnh của Kỳ-na giáo.

Chắc hẳn các phong trào tôn giáo đã có ảnh hưởng đáng kể đến văn học Dravidian, nếu trong lúc đầu Kỳ-na giáo và Phật giáoảnh hưởng mạnh mẽ, thì đến giai đoạn cuối cùng, nền văn học Dravidian lại bị khuất phục bởi tôn giáo của những người theo đạo Hindu chính thống-cụ thể là Saivism[49] và Vaishnavism[50]. Từ thế kỷ thứ VI trở đi, có nhiều Saiva Nayanmars và Vaishnava Alvars, vốn chỉ là bhaktas (người sùng đạo), đã sáng tác những bài thơ sùng kính mà có thể đến được với quần chúng.

Tirumular, tác giả của 10 bài Tirumurais (tán ca Saiva), Manikkavachakar và ba Saiva Samayacharyas khác đã phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực Tamil và đóng góp vào văn học tôn giáo của hệ phái Ấn Độ giáo này. Những người Alvars, đã phát triển mạnh mẽ hết khả năng trong khoảng thời gian từ năm 500 đến 550 stl., đã đóng góp vào các tán ca Vaishnava bằng tiếng Tamil. Andal hay Kodai, là con gái của một Alvar Periyalvar nổi tiếng, đã gửi gắm tình yêu thiêng liêng của mình vào một số bài thơ hay nhất bằng tiếng Tamil.  Kodai tự coi mình là một trong những người yêu của Kṛṣṇa, với sự tận tâm và nhiệt thành đã dẫn đến sự kết hợp cô với Kṛṣṇa. Tevaram và Tiruvachakam của Saiva SamayacharyasNalayira Prabandham của Vaishnava Alvars tạo thành những yếu tố lớn nhất trong văn học Tamil của Ấn Độ giáo thời trung cổ Ấn Độ. Các nhà thơ thời kỳ đạo Bà-la-môn tập trung vào Sử thi RāmāyanaSử thi Mahābhārata cùng những chuyện Pauranic khác, và chuyển thể thành ngôn ngữ Tamil.

Kamban, Ottakuttan và Pugalendi được coi là ba viên ngọc Tamil của thời kỳ này, những người đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Tamil. Trong số này Kamban nổi tiếng với tác phẩm Ramayana, được ví như khu vườn um tùm nhưng còn có những hạn chế hơn khi so sánh với khu rừng rộng lớn là tác phẩm Ramayana của Valmiki.

Ngôn ngữ Kannada theo bên cạnh tiếng Tamil, là ngôn ngữ cổ xưa nhất trong các ngôn ngữ Dravidian, bắt đầu tồn tại độc lập vào khoảng đầu thế kỷ thứ I, với những đề cập đến Karu natal hay Karunadu trong kinh điển Tamil nổi tiếngSilappadikaram. Văn học trong ngôn ngữ Kannada cũng được làm phong phú nhờ Kỳ-na giáo, đạo Virasivas và Vaishnava.

Các tôn giáo khác cũng đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển của văn học bằng ngôn ngữ Kannada. Tác phẩm sớm nhất là Vodda-aradhana của Jain Sivakotyacharya, vào khoảng trước thế kỷ thứ VIII stl., và tác phẩm Kavirajamarga của vị vua xứ Rashtrakuta nổi tiếng tên Amoghavarsha, được viết vào khoảng năm 850 stl., ngoài ra, còn có tác giả Gunavarma I, với tác phẩm Sudraka Neminatha Purana, còn gọi là Harivamsa.

Ba viên ngọc quý của thế kỷ thứ X, Pampa, Poona và Ranna, được ghi nhận vì những đóng góp cho nền văn học ngôn ngữ Kannada. Tác phẩm Adi Purana của Pampa là lịch sử về Tirthankara đầu tiên, được mô tả về linh hồn người anh hùng đầu tiên vượt qua biển bùn lầyphiền nhiễu từ khốn khổ và sự yếu đuối của con người, đến được bờ bến xa xăm.

Hai người khác cũng bị chi phối bởi các nguyên lý, truyền thống và cách diễn giải của Kỳ-na giáo. Tác phẩm Vikramanka-vijaya của Pampa và tác phẩm Sahasa Bhima-vijaya (còn gọi là Gada-yuddha) của Ranna đều là những bài thơ thế tục dựa trên Sử thi Mahābhārata.

Hai tác giả đạo bà-la-môn vào thế kỷ thứ XI, Nagavarmacharya và Chandraraja, và một loạt các tác giả Kỳ-na giáo cũng đã theo truyền thống của bộ ba trước đó là Pampa, Poona và Ranna và rất đáng được chú ý vì những đóng góp của họ cho nền văn học Kannada cho đến thế kỷ thứ XII stl.

Tiếp theo là sự nổi lên của phong trào Lingayat hay Virasaiva ở Kannada, có vai trò như cột mốc trong sự tiến bộ của Karnataka trong tôn giáovăn học. Basava, được cho là người sáng lập ra hệ phái này và được tôn vinh trong một chương của tác phẩm Basava Purana.

Văn học tiếng Telugu và Malayalam không lâu đời lắm, các tác phẩm còn sót lại của các tác giả Telugu có niên đại từ thế kỷ thứ XII, bao gồm tác phẩm Mahabharata của Nannapa hoặc Nanniah, dành cho giới quý tộc và cư dân thành thị, gần giống với sử thi vĩ đại của Vyasa. Bên cạnh Nannapa, có Tikkanna và Errapragada (Errana) tạo thành bộ ba vĩ đại hay "Kavi Traya" của văn học Telugu.

Thế kỷ thứ XI và XII chứng kiến rất ít sự độc đáo trong hoạt động thuộc lĩnh vực văn học ở lĩnh vực Telugu, là Andhra Pradesh ngày nay. Có Pavuturo Mallana và Fluganti Peddanna viết các chuyên luận toán học bằng tiếng Telugu, dịch từ các bản gốc tiếng Sanskrit.

Ảnh hưởng của tín ngưỡng Virasaivism và phong trào Vaishnava trước đó do Ramanuja khởi xướng cũng được cảm nhận trong văn hóachữ viết Telugu. Văn học Malayalam không quá cũ, bắt chước thi ca Tamil, nhưng nó sớm bị ảnh hưởng bởi tiếng Sanskrit, kỷ nguyên cổ điển của ngôn ngữ Malayalam bắt đầu với Tunjattu Ezhuthachhan vào thế kỷ XVII.

 

 

Văn học bản ngữ Bắc Ấn Độ

 

Văn học bản ngữ miền bắc Ấn Độ được phân chia rõ nét thành thơ và văn xuôi. Thời kỳ trước đó là thời đại thi ca ngự trị trong một thời gian dài, chỉ giới hạn trong các bài hát sùng kính tôn giáo, hoặc chỉ đơn giản là lời ca ngợi chiến công các anh hùng chiến trận theo thể thi kệ.

Nhìn chung, sự sáng tác văn xuôi phổ biến bằng tiếng bản ngữ là do ảnh hưởng của người Anh và nhu cầu của sách giáo khoa tiểu học vào thế kỷ XIX. Văn học bản ngữ phong phú nhất là tiếng Bengali, qua đó các ví dụ lâu đời nhất được tìm thấy từ các địa danh trong các bia ký bằng tiếng Bengal vào thế kỷ thứ V-XVI stl..

 Tác phẩm Charyapadastrường hợp sớm nhất của thơ Bengali. Những bài thơ này được sáng tác bởi một lớp giáo viên tôn giáo được gọi là Siddhas, những người được Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) cũng như những tín đồ của Gorakshanath thuộc giáo phái Saiva sau này cần đến. Phong cách và kỹ thuật của những bài thơ này cũng được tiếp tục sử dụng bằng các ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Assam, Oriya, Hindi và Maithli. Đặc điểm của những thi kệ nầy là sự hấp dẫn về mặt tôn giáo và tình cảm. Các nhà thơ ở Bengali trước năm 1300 stl. không chỉ sử dụng tiếng Bengali mà còn sử dụng tiếng Apathramsa ở miền tây bên cạnh tiếng Sanskrit. Tiếng Hindi ở miền tây và các phương ngữ khác cũng phát triển trong nghệ thuật Apabhramsa trong thời kỳ này.

Trong cùng thời kỳ, những tác phẩm lãng mạn của xứ Rajput như Prithvirajarasau của Chandrabardai, tác phẩm Visaladevarasau, KhumanarasauAlha-Udal cũng được hình thành. Những người tiền nhiệm của Kabir đã đi vào lĩnh vực Apabhramsa và văn học Ấn Độ mới trong thời kỳ này.

 Nhìn lại về giáo dụcvăn học trong suốt thời gian dài này hơn 1500 năm nầy thì trong giai đoạn đầu tiên, văn học chủ yếu là tôn giáo, và các trung tâm học tập là nơi ẩn cư của những Đạo sĩ, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Sanskrit,  những ghi chép dần dần thay thế cho việc truyền thụ kiến thức theo phương pháp học thuộc lòng. Ngoài văn học Phệ-đà (Veda), còn có các lĩnh vực khác như ngữ pháp, triết họctôn giáo. Thời đại thi ca tiếng Sanskrit được tiếp tục với Sử thi Rāmāyana của và Sử thi Mahābhārata của Vyasa.

Smriti hay văn bản luật pháp cũng được sáng tác trong thời kỳ này. Văn học thế tục và kịch tiếng Sanskrit dường như bắt nguồn từ đầu thế kỷ thứ I stl. Vào thời điểm đó, ngôn ngữ Pāli đã được thiết định kể từ khi các văn bản kinh điển Phật giáo được kết tập bằng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, sự giảng dạy của Đức Phật lại bằng ngôn ngữ của quần chúngcụ thểngôn ngữ Prakrit. Tuy thế, hệ kinh văn của Kỳ-na giáo được viết bằng ngôn ngữ Prakrit này. Thời kỳ văn học tiếng Sanskrit cổ điển là một thời kỳ khá dài với những đóng góp trong các hình thức thơ ca trữ tình, văn học tự sự và lãng mạn, các vở kịch cũng đã được sáng tác nhưng không có nhiều hơn mười vở kịch hay, văn xuôi tiếng Sanskrit được tiếp nối sau này.

Các tác phẩm của một số bậc thầy nghệ thuật đã cung cấp những dấu mốc trong sự phát triển của văn học tiếng Sanskrit.

Đầu thời kỳ trung cổ, văn học mang những đặc trưng liên quan đến sự tiến bộ vượt bậc trong các chủ đề kỹ thuật và khoa học, mặc dù các chủ đề liên quan đến y học và phẫu thuật có thể được bắt nguồn từ thế kỷ thứ II stl. Sự đóng góp của các tác giả, nhà viết kịch và trí thức, bên cạnh các triết gia và nhà tư tưởng tôn giáo là rất đáng kể đã bổ sung một khối lượng văn học lớn cho Ấn Độ.

Các trung tâm học thuật như Tu viện Na-lan-đà và Tu viện Đại học Siêu Giới (Vikramaśīla) từng là diễn đàn cho các cuộc thảo luận giữa các học giả. Bên cạnh tài liệu bằng tiếng Sanskrit, Pāli và Prakrit, trong các ngôn ngữ Dravidian, đặc biệt là tiếng Tamil, cũng có thể được ghi nhận trong bối cảnh này. Tiếng bản ngữ ở phía bắc đã được phát triển ra khỏi Apabhramsa và lấy các tán ca sùng kính làm chủ đề chính. Đây là cơ sở cung cấp toàn cảnh cho sự phát triển văn học bằng các ngôn ngữ khác nhau trong thời kỳ trung đại.

 

 

 

THÍCH NHUẬN CHÂU

dịch

Suối Từ, Thác Giang điền

Hạ an cư Tân sửu. 2021.



[1] Danh xưng gán cho “Đạo sĩ du phương”  hay “Thầy thuốc lang thang”.

[1] Parishads, Hội đồng hoặc hội đồng chính phủ ở Ấn Độ, gồm bốn hoặc thậm chí ba người Bà-la-môn trong một ngôi làng, những người biết  Phệ-đà (Veda) và giữ ngọn lửa hiến tế, có thể hình thành một Parishad. History of India/Volume 1/Chapter 13

[3] prakti/prakruti, có nghĩa là " thể dạng hoặc trạng thái ban sơ tự nhiên của các hiện tượng, vật chất nguyên thủy hay tố căn bản". Đây là một khái niệm quan trọng trong Ấn Độ giáo, được xây dựng bởi phái Số luận (Sāṃkhya), đề cập đến vật chất nguyên thủy với ba phẩm chất bẩm sinh khác nhau ( đức; guṇas) có trạng thái cân bằng là cơ sở của tất cả thực tế thường nghiệm được quan sát. Prakti, trong trường phái này, trái ngược với Puruṣa, là nhận thức thuần túyý thức siêu hình. Thuật ngữ này cũng được tìm thấy trong các văn bản của các tôn giáo Ấn Độ khác như Kỳ-na giáo và Phật giáo.

[4]* Ghaṭikā, cơ sở giáo dục cho các nghiên cứu tiên tiến; trường đại học; có lẽ giống như śālāmahāśālā. (India history and geography)

[5] Divyāvadāna Những câu chuyện  tiền thân của của các nhân vật trong  Phật giáo, nhiều câu chuyện bắt nguồn từ các văn bản luật của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin)

[6] Siddhaṃ (Siddhāṃ), còn được biết đến ở dạng phát triển sau này với tên  Tất-đàm tự mẫu (Siddhamātṛkā), là một dạng văn tự Brahmic thời trung cổ, có nguồn gốc từ hệ thống chữ Gupta và là tổ tiên của chữ viết Nāgarī, Assamese, Bengali, Tirhuta, Odia và Nepal.

[6] Smriti (Smṛti), nghĩa đen là "điều được ghi nhớ, là phần nội dung của các văn bản Hindu thường được quy cho một tác giả, theo truyền thống được viết ra, trái ngược với Śrutis (văn học Vệ Đà) được coi là không có tác giả, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và không thay đổi.

[8] Sự thiết lập từ các Bà mẹ, liên quan đến sự truyền đạt sức mạnh của người Mẹ (Matrikas) - như các chữ cái trong bảng mẫu tự- trong cơ thể con người, Hrillekha-matrika-nyasa, một dạng chuyên biệt hơn của Matrika-nyasa, kết hợp việc cài đặt "bộ chữ cái mạnh nhất (Matrikas) "với âm tiết hạt giống Hrīṃ của nữ thần Bhuvaneshvari.

[9]* Mīmāṃsā , tiếng Sanskrit có nghĩa là "chiêm nghiệm" hay " nghiên cứu kỹ lưỡng",  do đó đề cập đến truyền thống suy nghiệm phản ánh ý nghĩa của một số  kinh văn bản Vệ-đà. Truyền thống này còn được gọi là Pūrva-Mīmāṃsā vì nó tập trung vào các văn bản Vệ-đà trước đó (pūrva) đề cập đến các nghi thức hiến tế.

[10] Trong thời hiện đại, tên gọi "Alma mater" thường để chỉ một trường học, trường đại học mà một người đã trải qua những năm có tính quyết định tương lai sự nghiệp của mình từ trường đó. Điều này thường được diễn giải với ý nghĩa rằng chính nơi đó là nơi mà một người đã nhận lấy được bằng cấp đầu tiên của mình hay bằng cấp tiến sĩ hay cả hai. Thuật từ này cũng có thể ám chỉ đến một bài hát hay khúc hát ca ngợiliên quan với một trường đại học. Thuật từ này gần như luôn được sử dụng trong tiếng Anh theo thể đơn (số ít). Theo tiếng Latin, số nhiều là almae matres.

[11] Lekhaśālā [lekha > likh] f. trường dạy  tập viết chữ.

[12] Lipiśālā/Lipīśālā—Hợp từ tiếng Sanskrit, gồm lipi + śālā

[13]* Srotriyas, một nhóm các nam bà-la-môn giỏi tụng đọc Phệ-đà, những người thông thạo văn hệ  Śruti.

[13]* Chandas, một trong sáu Vedangas, hoặc chi phần các nghiên cứu về Phệ-đà. Đó là nghiên cứu về vận luật và  thi kệ trong tiếng Phạn. Lĩnh vực nghiên cứu này là trọng tâm trong cấu thành của kinh Veda, kinh điển của Ấn Độ giáo,  quan trọng  đến nỗi một số văn bản Ấn Độ giáoPhật giáo sau này gọi kinh Veda là Chandas.

[15] Tên tác giả của 1 hệ thống Y khoa (con trai nổi bật của Viśvā-mitrahậu duệ của Dhanvantari). Các tác phẩm của ông cùng với tác phẩm của Caraka, một tác giả lớn tuổi khác, được đánh giá rất cao. Gồm tất cả 6 quyển.

[16]* Avadānaśataka;  E: Century of Noble Deeds (Avadāna), là tuyển tập một trăm truyền thuyết Phật giáo bằng tiếng Phạn, có cùng niên đại với  Ratnamālāvadāna và  A-dục vương truyện (Aśokavadana),

[17] Mahābhāṣya, quy cho của Patañjali, là luận  giải về các quy tắc chọn lọc của ngữ pháp tiếng Phạn từ  bộ luận Ashtadhyayi của Pāṇini, cũng như  luận Varttika của Kātyāyana, một sự trau chuốt ngữ pháp của Pāṇini. Niên đại thế kỷ thứ 2 ttl.

[17] Upadhyaya, tước hiệu trong đạo bà-la-môn, chỉ cho bậc thầy thông thạo Áo nghĩa thư (Upaniṣad).

[19]*  Śramaṇa (samaṇa) có nghĩa là “ người làm việc siêng năng chăm chỉ, nỗ lực bản thân (cho một số mục đích cao thượng trong  tâm linh)" hoặc "người theo đuổi, thực hiện pháp tu tập  khổ hạnh". Thuật ngữ này trong văn học Phệ-đà sơ khai chủ yếu sử dụng như một hình ảnh thu nhỏ cho các Rṣi với  mối liên hệ với Śrama liên quan đến  nỗ lực trong nghi lễ. Thuật ngữ trong các văn bản này không thể hiện ý nghĩa ngoài Phệ-đà (Veda) như trong các văn bản kinh điển của Phật giáo và  Kỳ-na giáo sau Phệ-đà (Veda). Trong quá trình phát triển ngữ nghĩa sau này, thuật ngữ này dùng để chỉ pháp tu khổ hạnh không theo đạo bà-la-môn, song song sự tách biệt với tín ngưỡng Phệ-đà (Veda) . Truyền thống Śramaṇa bao gồm Kỳ-na giáo, Phật giáo, và những truyền thống khác như Ājīvikas, Ajñanas và Cārvākas.

[19]* Sáṃskṛta- từ ghép bao gồm saṃ (cùng nhau, tốt, hay, hoàn thiện) và kṛta- (làm, hình thành, làm việc). Chỉ cho df  đã được “chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh khiếthoàn hảo, bóng bẩy, thiêng liêng.”

[21]* Hán;  森林書 Sâm lâm thư

[22]* Thông thiên học, thuyết thần trí, huyền minh học

[23]* Xuất phát từ động từ căn sad và hai động từ tiếp đầu âm là upa + ni,. √sad có nghĩa là ngồi, upa-niđến gầnhạ mình xuống. Upaniṣad là "đến gần ngồi xuống [bên Đạo sư để nghe dạy]", lời dạy ý nghĩa bí mật uyên áo.

[24]* Phệ-đàn-đa 吠檀多, là phần kết thúc, hoàn tất (anta) của Phệ-đà (veda).

[25]*Sūtra; sūtta, ngôn ngữ Ardha của Ma-kiệt-đà gọi là sūya; Hán gọi là kinh 經), có nghĩa là "chuỗi, sợi". Từ nguyên là siv, "cái mà ghép và giữ mọi thứ lại với nhau". Từ này có liên quan đến sūci, có nghĩa là "kim, danh sách", và sūnā, có nghĩa là "dệt". Trong ngữ cảnh văn học, sūtra có nghĩa là một bộ sưu tập chắt lọc các âm tiết và từ ngữ, bất kỳ dạng sách  cẩm nang nào thuộc loại "cách ngôn, quy tắc, hướng dẫn" được kết nối với nhau như những sợi chỉ để dạy về lễ nghi, triết học, ngữ pháp, hoặc bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào có thể được xâu chuỗi với nhau. Moriz Winternitz nói, trong văn học Ấn Độ, sūtra là bất kỳ quy tắc ngắn gon nào; là  ‘định lý cô đọng trong vài từ". Tập hợp các sūtra  trở thành một văn bản, từ đó được gọi là sūtra. Trong sách nầy, tuỳ ngữ cảnh, chúng tôi dịch là sách, trong từ ghép với những nghĩa tuỳ biến như thư, điển.

[26]* Luận giải phê bình hay chú giải về một tác phẩm triết học hoặc ngữ pháp nhất định. Theo truyền thống Ấn Độ, mục đích của vārttika là để hỏi những gì đã được nói (ukta), những gì chưa được nói (anukta), và những gì chưa được nói rõ ràng (durukta).

[27]* Kātyāyana được cho là nhà chú giải ngôn ngữ Ấn Độ, người đã viết chú giải về tác phẩm Aṣṭādhyāyi của Pāṇini.

[28]*Patañjali là nhà hiền triếtẤn Độ cổ đại, được cho là tác giả của một số tác phẩm bằng tiếng Phạn. Cuốn sách hay nhất trong số này là Yoga Śūtras, một kinh văn cổ điển về Yoga. Có nghi ngờ liệu nhà hiền triết Patañjali có phải là tác giả của tất cả các tác phẩm được gán cho ông hay không, vì có một số tác giả cùng tên nổi tiếng trong lịch sử. Trong thế kỷ qua, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề về tính lịch sử hoặc danh tính của tác giả này.

[29] *Puṣyamitra Śuṅga, trị vì 185 - 149 ttl.), người sáng lập và là người cai trị đầu tiên của đế chế Shunga, sau khi  ông nổi dậy chống lại đế chế Maurya. Ông là tín đồ của Ấn Độ giáo,  và được biết đến với việc thiết lập lại quy tắc Ấn Độ giáo ở Bắc Ấn Độ.

[30]*Bhartṛhari ( thế kỷ thứ V stl.), nhà văn tiếng Phạn, người thường được coi là hai văn bản tiếng Phạn có ảnh hưởng: Vākyapadīya, về ngữ pháp và triết học ngôn ngữ tiếng Phạn, một văn bản nền tảng trong truyền thống ngữ pháp Ấn Độ, giải thích nhiều lý thuyết về từ và về câu, bao gồm cả lý thuyết được biết đến với tên Sphoṭa; trong tác phẩm này, Bhartṛhari cũng thảo luận về các vấn đề logic như nghịch lý nói dốinghịch lý không thể đặt tên hoặc không thể xác định được gọi là nghịch lý của Bhartrhari, và Śatakatraya, một tác phẩm bằng thơ tiếng Phạn, bao gồm ba tuyển tập khoảng 100 khổ thơ; có thể là của cùng một tác giả, người đã sáng tác ra hai tác phẩm ngữ pháp được đề cập.

[31] * Jayaditya và Vāmana biên soạn 1 luận giải, nhan đề Kāśikā  vào năm 600 stl.

[32]* Kāvya, chỉ cho phong cách văn học tiếng Phạn được sử dụng bởi các nhà thơ cung đình Ấn Độ hưng thịnh giữa năm 200 ttl. đến năm 1200 stl.

[33]*  e: The Song Celestial

[34]*Kālidāsa: Tác giả tiếng Phạn cổ điển và thường được xem là nhà viết kịch và nhà viết kịch vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại. Các vở kịch và thơ của ông chủ yếu dựa trên kinh Veda, sử thi Ramayana, MahabharataPuranas.

[35]* Mã Minh (馬 鳴 Aśvaghoṣa). Nhà thơ và luận sư Đại thừa người Ấn Độ, sống giữa thế kỉ I -II, được xem là một trong những luận sư quan trọng nhất của Phật giáo. Ngài đươc xem là tác giả của bộ Đại thừa khởi tín luận. Đầu tiên, Mã Minh theo đạo Bà-la-môn và được ngài Bà-lật-thấp-bà (Pārśva) đưa vào đạo Phật. Mã Minh được xem là một trong bốn vị minh triết Phật giáo.

[36]* Pañcatantra,  e: Five Treatises, là một bộ sưu tập ngụ ngôn về động vậtliên quan đến nhau của Ấn Độ cổ đại bằng văn xuôi và thơ tiếng Phạn, được sắp xếp trong một câu chuyện  làm khung. Tác phẩm còn sót lại có niên đại khoảng 200 - 300 ttl).

[37]*  Hitopadeśa,  e; Beneficial Advice, chuyện ngụ ngôn bằng tiếng Phạn gồm các nhân vật động vậtcon người, kết hợp các châm ngôn, sự khôn ngoan thế tụclời khuyên về các vấn đề chính trị bằng ngôn ngữ đơn giản, tao nhã. Tác phẩm đã được dịch rộng rãi, nhưng ít được biết về nguồn gốc của nó. Văn bản còn sót lại được cho là có từ thế kỷ 12, nhưng có lẽ do Narayana soạn từ năm 800 đến năm 950 stl.

[38]*  Tiếng Anh theo nguyên bản: 'Lecture on the sharp tooth',

[39] * 'Lecture on the followers of the three Vadas'

[40] * Kinh Di-lan-đà vấn (Milindapañha), được Phật giáo Miến Điện kiết tập vào bộ kinh nầy.

[41]* Tiếng Anh theo nguyên bản: 'Basket of higher religion'. Thường dịch Vi diệu pháp.

[42]*  e: 'Detailed account of the plays of Buddha'

[43]* Hybrid Sanskrit.

[44] E: Camphor-cluster.

[45]* E: The Ten Idylls

[46]* E: The Eight Collections.

[47]* E: The Eight Minor Didactic Poems

[48]* Sử thi anh hùng ca  Hy Lạp của của Homer, nhà thơ mù xứ Ionia. Iliad có nghĩa là bài ca thành Ilium hay truyện về thành Ilium. Câu chuyện về sự bao vây thành phố IliumOdyssey.

[49]* Shaivism Śaivam; tiếng Tamil, là một trong những nhánh chính trong Ấn Độ giáo tôn sùng ŚivaĐấng tối cao. Những người theo Shaivism được gọi là "Shaivites" hoặc "Saivites". Đây là một trong những giáo phái lớn nhất tin rằng Shiva, được tôn thờ như một người sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shaiva có nhiều nhánh phụ, từ thuyết hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến thuyết nhất nguyên yoga phi thần như Kashmir Shaivism. Họ coi cả hai kinh sách VedaAgama là cơ sở thần học quan trọng.

[50]*Vaishnavism là một trong những Giáo phái Ấn Độ giáo cùng với Shaivism, ShaktismSmartism. Còn được gọi là Vishnuism, những người theo giáo phái này được gọi là Vaishnavas hoặc Vaishnavites, và xem Visnu là chúa tể tối cao

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 36372)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.