Đường Đến Quyền Lực

24/12/20214:02 SA(Xem: 4257)
Đường Đến Quyền Lực

ĐƯỜNG ĐẾN QUYỀN LỰC
IDDHIPĀDĀ OR PATHS TO POWER

Ayya Dhammananda bhikkhuni biên dịch

Samaneri Odination in Perth 2 (2)
Samaneri Odination in Perth, Australia


Liên hệ đến các phẩm chất phải có để thành tựu quyền lực, trong 37 phẩm trợ đạo của kinh điển Nikaya gọi nhóm này là Tứ Thần Túc (iddhi-pādā). Bốn pháp căn bản làm nền tảng cho các chứng đắc, đặc biệtchứng đắc trong thiền định – chúng là năng lực phải đầu tư khi dấn thân vào tu tập phát triển tâm. Thuật ngữ Iddhi được tạo ra từ động từ ijjhati, có nghĩa là thành công, thịnh vượng or nở rộ. Trong ngữ cảnh của các pháp hành theo đạo Phật, từ này có nghĩa đặc biệt liên hệ đến thành tựu tâm linh, hay các quyền lực do tâm đã được phát triển.

Đây là những pháp tu được khuyến khích để có quyền lực đích thực trong Đạo Phật.  Để tâm có nội lực, có bốn phẩm chất tinh thần cần được phát triển đến hoàn thiện. Bốn phẩm chất đó là:

  1. Hoài bão – Mong ước mãnh liệt, đặt ra mục tiêu để đạt, và có ý chí để dấn thân (chanda - Desire – intention, aspiration, purpose, will).
  2. Kiên định (viriya - Persistence), nỗ lực hết mình (effort, energy).
  3. Tâm niệmchuyên chú vào mục đích (Citta – thoughts, mind).
  4. Thiện xảo - tìm hiểu, phân tích, tư lường để có được giải pháp tốt nhất (vīmaṃsā,  Ingenuity – analysis, investigation, contemplation)

Hoài bảo, mong muốn thành tựu khiến cho thiền sinh không bị sự lười biếng ‘bò’ vào theo nhiều cách khác nhau. Một cách để lười hành thiền là làm cho mình bận rộn liên miên bằng những công việc lăng xăng; hai là mất hứng thú vì thực hành mà không thấy kết quả liền; và ba là do thiếu tin tưởng, nghi ngờ rằng “tôi không thể nào làm được”.

Ngay cả với mong muốn mãnh liệt, mà không có sự kiên định or tinh tấn, thì thành công cũng trốn tránh mình. Chỉ đơn giản là muốn làm gì đó thì không đủ - chúng ta cần phải hành động. Nỗ lực một các kiên địnhcần thiết, nếu không, mong cầu và có ý định không thôi thì trở thành bất lực. Ví dụ như việc tiếp tục phát triển thiện tâm và loại trừ các thứ bất thiện.  

Ngay cả khi chúng ta gắng sức tinh tấn, chúng ta cũng cần sự chuyên tâmý thức rõ về việc cần thiết phải tiếp tục thực hành. Thí dụ như suy nghĩ về pháp hành, giữ vững đối tượng (hành thiền) trong tâm, duy trì chánh niệm trên cảm thọtư tưởng.

Thiện xảo là không ngừng phân tích và đánh giá sự thực hành của chính mình. Đây chính là trí tuệ, có cái nhìn khách quan về bản thân để thấy mặt ưu mặt khuyết, những gì cần phải bổ túc, những gì cần phải điều chỉnh. Phải thường xuyên tự hỏi: mình có rơi vào thói quen xấu không? Mình đã học hỏithực hành đúng mức chưa? Đâu là cách tốt nhất để hoàn thành công việc này… những sự thẩm vấnsuy xét như vậy sẽ giúp hành giả tự cân bằng giữa các căn tu (Ngũ Căn gồm Tín, Tấn, Niệm, Định, và Tuệ). Khi đạt đến một mức độ thành công nào đó rồi, thì cũng nên biết đủ, không quá tham vọng dẫn đến mất cân bằng. 

Bộ bốn phẩm chất này là một trong bảy nhóm các phẩm chất làm nên sự giác ngộ của một vị Phật.

Trong Tương ưng Bộ kinh Samyutta Nikaya (in the Viraddha Sutta, SN 51.2), nêu cao ý nghĩ của Bốn Căn Cứ Thành Tựu (Four Bases of Success - Iddhi-pādā) như sau:

“Tỳ Kheo, những ai không quan tâm tới Bốn Căn Cứ Thành Tựu quyền lực tâm linh thì cũng là người không để tâm đến con đường thánh thiện dẫn đến chấm dứt khổ đau. Những ai thực hành Bốn Căn Cứ Thành Tựu để có quyền lực tâm linh cũng là người dấn thân dũng mãnh trên Thánh Đạo để chấm dứt hoàn toàn khổ đau.

Và từ bài kinh Phân Tích Tứ Thần Túc - Iddhipada-vibhanga Sutta, Tỳ Kheo Thanissaro dịch như sau: “Có Bốn Căn Cứ Thành Tựu quyền lực, khi được theo đuổi, được phát triển đem đến quả báulợi ích rất lớn.”

Trong kinh Đại Bát Niết bàn (DN. 16) đức Phật cũng nói với ngài Ananda như vầy:

Bất cứ ai đã phát triển, Ānanda, đã thực hành nhiều, đã liên tục, đã thiết lập, đã duy trì, đã làm cho tăng trưởng, và khuếch trương một cách đúng đắn Bốn Con đường đến quyền lực, thì người đó, nếu người muốn, Ānanda, tiếp tục sống hết tuổi thọ. Như Lai, này Ānanda, đã phát triển, đã thực hành nhiều, đã liên tục, đã thiết lập, đã duy trì, đã làm cho tăng trưởng, và khuếch trương một cách đúng đắn Bốn Con đường đến quyền lực, nếu ngài muốn, Ānanda, Như Lai có thể sống thêm cho đến hết kiếp và dư kiếp còn lại.”

Ayya Dhammananda bhikkhuni biên dịch và bổ túc tại chùa

Sitagu Buddha Vihara at  9001 Honeycomb Dr. Austin. TX 78737

Source: kinh Đại Bát Niết bàn (DN. 16) https://suttacentral.net/dn16/en/anandajoti

“Iddhipada-vibhanga Sutta: Analysis of the Bases of Power” (SN 51.20), translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight, 1 July 2010, http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn51/sn51.020.than.html

http://buddhist-spirituality.com/miscellany-2/4-bases-power  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190714)
01/04/2012(Xem: 36314)
08/11/2018(Xem: 14987)
08/02/2015(Xem: 54146)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.