Quy Trình Tâm Pháp - Sách Ebook PDF

08/02/20223:20 SA(Xem: 4508)
Quy Trình Tâm Pháp - Sách Ebook PDF

QUY TRÌNH TÂM PHÁP

Tỳ Khưu Chánh Minh 
quy trinh tam phapPDF icon (4)Quy Trình Tâm Pháp - Tỳ Khưu Chánh Minh

MỤC LỤC

 

1. Quy Trình Tâm PhápMục LụcLời Nói Đầu
2. Chương I – Bài 1 – Tâm Lộ
3. Chương I – Bài 2 – Ngũ Môn Tâm Lộ
4. Chương I – Bài 3 – Lộ Nhãn Môn Cảnh Rất Lớn
5. Chương I – Bài 4 – Lộ Nhãn Môn Cảnh Rất Lớn (Tiếp Theo)
6. Chương I – Bài 5 – Tâm Na Cảnh
7. Chương I – Bài 6 – Lộ Nhãn Môn Cảnh Lớn
8. Chương I – Bài 7 – Lý Giải Lộ Ngũ Môn Thời Bình Nhật
9. Chương Ii – Bài 8 – Lộ Tâm Ý Môn
10. Chương Ii – Bài 9 – Lộ Ý Môn Thời Bình Nhật
11. Chương Ii – Bài 10 – Lộ Ý Môn Thời Bình Nhật (Tiếp Theo)
12. Chương Ii – Bài 11 – Giải Về Lộ Ý Môn Thông Thường
13. Chương Ii – Bài 12 – Lộ Ý Nối Lộ Ngũ
14. Chương Ii – Bài 13 – Lộ Chiêm Bao (Supinacittavīthi)
15. Chương Iii – Bài 14 – Tâm Lộ An Chỉ
16. Chương Iii – Bài 15 – Tâm Lộ Chứng Thiền Và Nhập Định
17. Chương Iii – Bài 16 – Tâm Lộ Đắc Đạo
18. Chương Iii – Bài 17 – Tâm Lộ Thiền Cơ Và Lộ Hiện Thông
19. Chương Iii – Bài 18 – Lộ Nhập Thiền Quả
20. Chương Iii – Bài 19 – Lộ Nhập Thiền Diệt Thọ Tưởng
21. Chương Iii – Bài 20 – Giải Về Tâm Lộ An Chỉ
22. Chương Iv – Bài 21 – Tâm Lộ Cận Tử
23. Chương Iv – Bài 22 – Lộ Cận Tử Thông Thường
24. Chương Iv – Bài 23 – Tâm Lộ Tục Sinh
25. Chương V – Bài 24 – Tâm Lộ Viên Tịch
26. Chương V – Bài 25 – Linh Tinh Vấn Đáp

 

LỜI NÓI ĐẦU

KỲ VIÊN TỰ, một đạo tràng tiêu biểu của Hệ phái Nam Tông, Đại Đức Tăng Định thường mở các khóa Giáo lý căn bản Phật học cho hàng Phật tử.

Tôi may duyên đảm nhận giảng về tâm lộ (cittavīthi), chúng tôi dựa vào các tư liệu:

– Siêu Lý Sơ học của Cố Đại Trưởng Lão Tịnh Sự soạn lập.
Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.
Vi Diệu pháp khái lược của Trưởng Lão Nārada soạn (bản dịch của ông Phạm kinh Khánh).


– Các tư liệu luận A tỳ đàm của Đại Đức Giác Chánh như: Vi Diệu Pháp Nhập môn – Siêu Lý Học
– Sách Thanh Tịnh Đạo dịch từ Pāli ngữ của Đại Đức Ngộ Đạo, và đối chiếu với bản dịch từ tiếng Anh của Sư cô Thích Nữ Trí Hải.
– Các bản Sớ giải của chư huynh đệ dịch “đó đây”.

Đặc biệt phần lớn nương vào BIỆN GIẢI TÂM PHÁP trong Paramatthajotika do Sư Giác Nguyên chuyển từ Thái ngữ sang Việt ngữ.

Từ những vốn quý ấy, chúng tôi soạn thành quyển QUY TRÌNH TÂM PHÁP đẩ giảng dạy cho Học viên.

Trong “mảnh vườn nhỏ hẹp” chúng tôi không thể trình bày rộng hơn những vấn đề được đề cập, mặt khác những tư liệu về Luận A Tỳ Đàm (Abhidhamma) còn khiêm tốn nên dù cố gắng cũng không thể tránh khỏi những sơ sót. Kính mong những bậc cao minh niệm tình hoan hỷ chỉ giáo thêm.

Trong tập sách này chúng tôi bắt buộc phải sử dụng nhiều danh từ chuyên môn của môn học A Tỳ Đàm và phần lớn dùng thuật ngữ Siêu Lý do Cố Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch với hai ý:

Tri ân cố Đại Trưởng lão, vì Ngài đã mang bộ môn Siêu Lý học phổ biến rộng rãi trong hàng Phật tử tại Việt Nam. Và cũng nhờ đó tôi được duyên lành học hỏi môn Phật học cao siêu này.

Đa số các học viên Siêu Lý đã quen với các thuật ngữ ấy, do các Cao đồ của Ngài Tịnh Sự giảng dạy, nên dễ dàng nắm bắt và lãnh hội yếu lý.

Tuy chúng tôi cố gắng giải trình minh bạch, nhưng không sao tránh khỏi đôi chỗ luộm thuộm, một lần nữa kính mong các bậc cao minh hoan hỷ.

Kính tri ân chư vị Thầy tổ cùng chư huynh đệ đã giúp tư liệu hoàn thành soạn phẩm này.

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công đức của các gia đình phật tử nhiệt tình ủng hộ từ công sức đến tàt vật, giúp chúng tôi thành tựu giáo trình như: Gia đình bà Trần Hữu Độ, gia đình Nguyễn Đức Văn – Diệu Quý, gia đình Lê Long Hồ – Diệu Kiến, gia đình Phật tử Huỳnh Ngọc Sanh, Phật tử Như Huệ …

Mong quả an lạc sớm kết quả tốt đẹp đến các vị ấy theo như ý nguyện.

Kỉnh cáo,
Tỳ kheo Chánh Minh

.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190829)
01/04/2012(Xem: 36434)
08/11/2018(Xem: 15109)
08/02/2015(Xem: 54253)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :