Hành Động Và Lời Nói Qua Thơ Kệ Của Thiền Sư Hương Hải Liên Hệ Với Lời Phật Dạy Trong Kinh Điển Của Nho GiáoPhật Giáo

09/06/20221:00 SA(Xem: 2249)
Hành Động Và Lời Nói Qua Thơ Kệ Của Thiền Sư Hương Hải Liên Hệ Với Lời Phật Dạy Trong Kinh Điển Của Nho Giáo Và Phật Giáo
HÀNH ĐỘNG VÀ LỜI NÓI
QUA THƠ KỆ CỦA THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI
LIÊN HỆ VỚI LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH ĐIỂN CỦA NHO GIÁOPHẬT GIÁO
(ĐĐ. Thích Nhuận Tâm)

Tóm tắt: Phật giáoNho giáo đều là những tôn giáo chính thống ở nước ta và mối quan hệ hòa đồng của cả hai đã được đề cao từ thời Trung đại. Cả hai giáo đều có hướng đi khác nhau nhưng đích đến của đạo là một: Khai sáng thiện căn sẵn có trong mỗi con người. Nhận chân mục đích tốt đẹp sau cùng của mỗi giáo, Thiền sư Hương Hải ở thế kỷ XVII đã đề cao tính nhân văn trong việc xây dựng mẫu người lý tưởng bởi giáo lý có tính vun đắp cho nhau của hai giáo. Điều này được xác nhận từ thơ kệ của Thiền sư, kết hợp với những lời dạy về hành động và lời nói trong kinh sách hai giáo.

DẪN NHẬP

Nhìn chung, mối quan hệ Phật – Nho được bàn bạc không ít trong lịch sử tư tưởng của nước ta. Quan điểm dung hòa tôn giáo này được đề cập trong tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, kể từ đó, nhiều thế hệ con người Việt Nam từ Thiền sư, Đạo sĩ, Nho sĩ cho đến vua, quan sau này đã tiếp tục xiển dương tư tưởng này theo xu hướng về sau sẽ phát triển thành Tam giáo đồng nguyên. Có thể kể ra một số nhân vật tiêu biểu như: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Thiền sư Hương Hải, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trịnh Tuệ, Thiền sư Chân Nguyên, Thiền sư Toàn Nhật,… Các Ngài cho rằng Nho và Phật tuy đi theo hai ngã rẽ khác nhau nhưng chỗ bí yếu khôn cùng của đạo là phục vụ nhân sinh, phục vụ đất nước và người dân Việt nói riêng, cũng như chúng sanh vạn loại nói chung, là chung một đích đến, không hai.

Đặc biệt, tác phẩm Trúc Lâm Tông chỉ nguyên thanh của Hải Lượng Ngô Thì Nhậm và pháp hữu đưa ra nhiều cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ này. Chẳng hạn như dung hòa cái nghĩa: Bình đẳng của Phật gia vào cái nghĩa đại đồng của Nho gia; dung hòa trong nghĩa chữ Nhất; sử dụng lý luận trong phạm trù quân tửtiểu nhân của Nho gia nhằm giải thíchtư tưởng vô ngã, vị tha của Phật giáo; đối sánh ý nghĩa Chính tâm, Thành tính của Nho với Minh tâm, nói Kiến tính của Phật để chỉ rõ nghĩa đạo cao cả,… Nhưng cũng chưa thấy đưa ra một luận điểm nào về vấn đề hành động và lời nói như đã được bàn trong thơ kệ của Thiền sư Hương Hải theo xu hướng Nho – Phật nhất trí.

Riêng về Thiền sư Minh Châu Hương Hải ở thế kỷ XVII, Ngài là một hậu bối tiếp tục xiển dương tư tưởng dung hòa Tam giáo, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ Nho – Phật. Một số tác phẩm nói về Thiền sưtư tưởng của Ngài như: Toàn tập Minh Châu Hương Hải của Lê Mạnh Thát, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ, Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử lược của Mật Thể, Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng của Thích Như Tịnh,… Tuy nhiên, nhìn chung chủ yếu nói về lược sử thân thế, trích những bài thơ kệ của Ngài có tính giáo huấn đối với đồ chúng đệ tử, vua quan và đạo hữu cư sĩ. Trong số này, tác phẩm của tác giả Lê Mạnh Thát là một công trình chuyên khảo về Thiền sư Hương Hảigiá trị, có nội dung bàn về mối quan hệ Phật – Nho, nhưng chỉ ở mức giới thiệu sơ lược.

Qua đó nhận thấy những giá trị nhân văn mang tính giáo dục cao trong mối quan hệ Phật – Nho mà Thiền sư Hương Hải kế thừa và phát triển được đề cập trong tác phẩm Hương Hải Thiền sư ngữ lụcSự lý dung thông vẫn chưa được khai thác hết. Do đó, bài viết này nhằm đi tìm hiểu nghĩa lý Phật – Nho nhất trí trên phương diện tư tưởng giáo dục ở khía cạnh hành động và lời nói tự thân được bàn bạc trong thơ kệ. Tất cả đều không nằm ngoài mục đích nêu ra và làm rõ những lời giáo huấn của Thiền sư, rồi đối chiếu với lời dạy của Phật và Nho trong kinh điển để thấy tính tương đồng trong phẩm chất đạo đức của cả hai giáo qua cách ứng xử và lối phát ngôn trong sinh hoạt giao tiếp hằng ngày. Việc trích dẫn những lời giáo huấn về hành động và lời nói trong kinh sách hai giáo là nhằm biểu thị rõ tính tương đồng về cách giáo dục của hai giáo để đi đến tư tưởng Phật – Nho nhất trí được phản ánh trong tác phẩm Hương Hải Thiền sư ngữ lụcSự lý dung thông của Thiền sư Hương Hải. Tuy nhiên, đây là một nỗ lực tìm kiếm và chia sẻ mang tính khởi đầu. Như thế, cách nhìn và độ thẩm thấu của mỗi chúng ta về nó sẽ là khác nhau và khôn lường, nên tùy cách tiếp nhận để mỗi người tự nhận chân rõ giá trị.

Ý THỨC HÀNH ĐỘNG TỰ THÂN QUA THƠ KỆ CỦA THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI LIÊN HỆ VỚI LỜI DẠY TRONG KINH ĐIỂN CỦA NHO VÀ PHẬT 

Trong cuộc sống hằng ngày Thiền sư ít dùng lời lẽ ngôn từ mà chỉ ưa dụng công tu tập để hoàn thiện bản thân, đó là cách giáo dục trực tiếp và thuyết phục nhất mà trong Đạo Phật gọi là thân giáo. Đọc qua những lời sau đây để thấy rõ lập trường tu họcphương cách giáo huấn của Thiền sư:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan

Thẩm sát tư duy tử tế khan

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức

Tương lai diện thượng đổ sư nhan.

 

(Về lắng nghe mình mỗi xét xem

Thẩm tra suy nghĩ khéo trông thêm

Chớ tìm tri thức trong mơ mộng

Sẽ thấy bóng thầy trên mặt mình) [1].

Công việc trước tiên thường ngày của Sư là ứng vào tự thân để nhìn nhận rõ bằng con mắt tuệ quán, nghĩa là từ căn cứ bên trong bản tâm. Cho nên, khi vua Lê Dụ Tông thỉnh ý Sư về phương cách tu học thì Sư liền nói ngay lời này, đó là phương thuốc trực tiếp và hữu hiệu nhất để điều trị mọi cấu uế của nghiệp trần. Sư muốn người học đạocụ thể là nhà vua phải thường xuyên nhìn thấy chính bản thân mình trước. Cách hay nhất không gì bằng “phản quan tự kỷ”, quay lại quán xét tự thân tâm mình cho kỹ lưỡng chớ xem nhẹ. Cái này trong Phật giáo gọi là ngộ lý Khổ đếTập đế. Một khi hiểu rõtrải qua thấy biết mọi nguồn gốc của đau khổ thì mới hướng đến mong cầu cái phương pháp cứu khổ là Đạo và Diệt đế.

Cho nên, người muốn tu phải biết ngộ nơi tự thân mình trước: Cái gì là thật, cái gì là giả. Biết rõ mình sẽ biết rõ được bên ngoài, ắt hẳn ta không bị dối lầm và mê muội vậy. Giáo dục tự thân bằng phương pháp phản quan tự kỷ là cách hoàn thiện đạo đức của một con người đáng ca ngợi nhất. Vì chỉ khi chịu trở về với chính mình thì khi đó sự thay đổi mới mong có thể bắt đầu.

Điều này được Đức Phật dạy rõ trong kinh Pháp cú:

Dễ thay thấy lỗi người

Lỗi mình thấy mới khó

Lỗi người ta phanh tìm

Như sàng trấu trong gạo;

Còn lỗi mình, che đậy,

Như kẻ gian giấu bài [2].

Cái khó thấy đầu tiên là lỗi mình, cũng vậy cái khó sửa đầu tiên là chính trực mọi hành vi của bản thân mình. Lỗi của mình có sửa được mới mong làm căn cứ để sửa lỗi của người. Đây là cách thuyết phục nhất để giáo dục người khác, là hình mẫu mô phạm cho đạo đức. Khổng Tử cũng rất đề cao lối thân giáo trong việc dạy đạo lý cho các học trò. Để truyền thụ đạo làm người, Khổng Tử chú trọng đến việc làm của tự thân:

Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tùng chi.

(Hãy làm trước điều mình muốn nói, rồi sau theo đó mà nói) [3].

Thời xưa, các bậc Thánh đức rất chú trọng giáo dục nhân cách, phẩm hạnh cho con người. Nên cách sống của họ chú trọng về thân giáo, sau đó mới đem ra giáo huấn học trò. Về cách giáo huấn xem trọng thân giáo đã được phản ánh rõ trong kinh điển của Phật và Nho. Một lần nữa điểm gặp gỡ trong cách giáo dục giữa Nho và Phật được lột tả sinh động trong thơ kệ của Thiền sư Hương Hải, điều mà ngài vận dụng ngay trong đời sống tu tập hằng ngày. Đó là thông điệp giáo dục hiệu quả nhất mà Thiền sư trao truyền cho hậu bối.

Khi đạo đức được vun bồi và trưởng dưỡng thì tài năng mới được trọng dụng để phục vụ cuộc sống, cống hiến cho xã hội, làm đẹp cuộc đời. Điều này được nhận thấy qua bài thơ kệ của Thiền sư khi Ngài xưng tán viên quan Đặng Đình Tướng:

Tài dụng kinh luân kiêm đức hạnh,

Ân thi lễ nghĩa quí văn chương.

Ngoại trừ đạo tặc binh nhân ái,

Nội dưỡng trinh liêm sĩ tốt cường.

(Kinh luân đức hạnh tài dùng đủ

Lễ nghĩa văn chương ý đáp đền.

Ngoài trừ đạo tặc quân dân thích

Trong dưỡng trinh liêm sĩ tốt bền) [4].

Thiền sư vốn là người học thông Nho điển, nên Ngài nắm rõ lễ tiết, tài lược của giáo dục Nho giáo. Theo quan điểm giáo huấn của đức Khổng Tử thì con người nhờ có những khuôn phép tu thân, xử thế, dùng lễ tiết chế, thúc giữ hành vi mới không xâm phạm những chuẩn mực về đạo đức: “Người quân tử học rộng về văn, kiềm chế hành vi bằng lễ, thì cũng có thể không trái với đạo lý” [5].

Trong kinh Pháp cú, đối với những ai hành trì phạm hạnh, giữ được những phẩm đức tôn quý thì được Đức Thế Tôn xưng tán và khẳng định đức hạnh vượt thoát mọi trần cấu sẽ gặt hái quả vị an lạc đời này và đời sau:

Ai dùng các hạnh lành

Làm xóa mờ nghiệp ác,

Chói sáng rực đời này,

Như trăng thoát mây che [6].

Qua đó chúng ta thấy rằng đức hạnh rất được đề cao trong cả Nho giáo lẫn Phật giáo. Như thế, sự tương đồng quan điểm về đức hạnh trong hai giáo lại được đề cập trong lời ca tán của Thiền sư dành cho Ứng quận công Đặng Đình Tướng. Đó là hình mẫu con người kiện toàn cả đức lẫn tài, bên trong thì trưởng dưỡng đạo tâm, bên ngoài thì thông làu tài kinh bang tế thế, thật sự là một thành tựu giáo dục hội đủ cả phẩm chất của Phật và Nho. Đây là mẫu hình lý tưởng của con người Việt Nam, là một đặc trưng văn hóa Việt Nam tự bao đời. Nhưng tất cả đều hướng đến phục vụ cho việc giữ gìn và làm thịnh vượng đất nước, phong hóa Việt Nam bằng cách cho thấy: “Vai trò của Nho và Lão giáo tại Việt Nam đều cùng một đường, nghĩa là phục vụ cho con đường Phật giáo phát triển và tồn tại” [7].

Con người đức hạnh được mô tả trong thi kệ của Thiền sưcon người có những hoạt động trong chánh niệm, trong tu tập. Cho nên, mọi sinh hoạt đều nằm trong tầm kiểm soát của họ, không dễ dàng bị nhiễm trần hay tha hóa:

Kiến văn tri giácchướng ngại,

Thanh hương vị xúc thường tam muội,

Như điểu không trung chỉ mạ phi,

Vô thủ vô xạ vô tăng ái,Nhược hồi ưng xứ bản vô tâm,

Thỉ đắc danh vi quán tự tại.

(Thấy, nghe, biết, hiểu không chướng ngại,

Tiếng, hương, mùi, xúc thường tam muội,Như chim giữa trời chỉ tự bay,

Chẳng thủ, chẳng xả, chẳng tăng ái,Nếu hay ứng xử vốn vô tâm,

Mới được tên là Quán Tự Tại) [8].

Lối sống của người đức hạnhlối sống tu tập, chánh niệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Vì vậy, sở hành của họ vô chướng ngại, không dính mắc, tự do tự tại, nhờ vậy họ mới thâm nhập và phổ dụng được năng lực Quán Tự Tại. Tinh thần vô thủ, vô chấp này là một trong những giáo pháp căn bản đã được Đức Phật giảng dạy rất kỹ cho các môn đồ:

Đây Tỳ kheo có trí,

Tu tập pháp căn bản, Hộ căn, biết vừa đủ,

Giữ gìn căn bản giới, Thường gần gũi bạn lành,

Sống thanh tịnh tinh cần. [9].

Những đức hạnh như sống biết vừa đủ, biết giữ gìn thân, khẩu, ý và nên gần gũi thiện tri thức để học hỏi sửa mình cũng được nhắn nhủ trong lời giáo huấn của Khổng Tử: “Người quân tử ăn không được cầu đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc cần mẫnthận trọng lời nói, tìm đến người có đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là ham học” [10].

Như vậy, lời dạy của Đức PhậtKhổng Tử cũng gặp gỡ nhiều điểm tương đồng về việc tu thân và sống thiện. Đối với nhu cầu ăn ở thì biết vừa đủ để hộ trì thiện căn, đối với thân, khẩu, ý phải thận trọnggiữ gìn, đối với việc kết giao học hỏi thì biết chọn lựa những người bạn tốt, có chung chí hướng, chung lý tưởng để vun bồi phẩm hạnh. Điều quan trọng trong việc giáo huấn của Phật và Nho là đặt sự quan tâm đối với học trò ở việc tu thân, sửa tánh, chứ không phải là những điều kiện bên ngoài. Qua đó cho thấy, thơ kệ của Thiền sư là một sự tích hợp đặc sắc những lời giáo huấn về hành động của cả lời Phật dạy và lời của Khổng Tử nhằm đánh mạnh vào mục tiêu giác ngộtu tập của người học đạo.

Ý THỨC LỜI NÓI TỰ THÂN QUA THƠ KỆ CỦA THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI LIÊN HỆ VỚI LỜI DẠY TRONG KINH ĐIỂN CỦA NHO VÀ PHẬT 

Lời nóiphương tiện truyền đạt thông tin trong cuộc sống hằng ngày có sức tác động đến người nghe. Như vậy, nếu người truyền đạt có những thông tin tích cực thì người nghe cũng nhận được năng lượng tích cực và ngược lại. Bằng không hậu quả của lời nói chua ngoa, mỉa mai hay hàm ý tiêu cực là không thể lường được. Nó làm cho người khác khó chịu, bất bình dẫu cho người nghe đã chủ động “cách nghe” tới mấy đi chăng nữa. Về ý thức lời nói và hạnh lập ngôn, thì trong đời sống tu tập ThiềnHương Hải luôn thực tập:

Sạch lời đối đãi đua tranh,

Bẻ rào nhân ngã, tẩy thành mạn nghi.

Thanh trần gác để thị phi,

Tịnh thân khẩu ý thanh quy làu làu. [11].

Ý thức về sự lợi hại của lời nói, nên cả Nho giáoPhật giáo đều có bài học, những lời giáo huấn hữu ích về việc sử dụng lời ái ngữ. Khi đề cao cái hạnh chính trực của người quân tử, Khổng Tử dạy bốn cái lễ rất quan trọng, trong đó có yếu tố nói năng: “Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, lấy lễ làm thực hành, lấy lời lẽ khiêm tốn để biểu đạt, lấy thành tín để làm nên việc, như vậy thật là quân tử” [12]. Đức Phật cũng thận trọng về lập ngôn trong đối nhân xử thế và nhấn mạnh tầm quan trọng của lời nói. Nên Ngài dạy:

Tỳ kheo chế ngự miệng,

Vừa lời, không cống cao;

Khi trình bày pháp nghĩa,

Lời lẽ dịu ngọt ngào [13].

Cả Nho và Phật đều hướng việc giáo dục con người trước tiênđáp ứng cái thiết thực giao tiếp hàng ngày, mà người xưa thường có câu ca dao“học ăn học gói học nói học mở”. Điều cơ bản này trong đối nhân xử thế đã cho thấy rõ tầm quan trọng của lời nói, huống hồ bậc hiền nhân, trí sĩ có được một nền tảng giáo dục hẳn hoi, thì cớ gì để hủy phạm nhân cách bằng lời nói ấu trĩ, thô thiển?

Thông qua cuộc đời của Thiền sư Hương Hải, chúng ta được biết Sư ít thích dùng lời lẽ nhiều, chỉ lúc nhàn đàm giáo huấn hay hóa duyên độ người thì Sư mới mượn lời Phật, lời Tổ để khai thị. Cho nên, công việc trước tiên thường ngày của Sư là ứng vào tự thân để nhìn nhận rõ bằng con mắt tuệ quán, nghĩa là từ căn cứ bên trong bản tâm. Đạo là bỏ vọng tâm về với chân tâmtông chỉ của Thiền là vô ngôn để liễu thấu nguồn tâm, do đó sẽ thật là vô ích khi dùng nhiều lời, nên Sư dạy rằng:

Hiểu lời chẳng nhờ lưỡi,

Nói được đâu phải thanh,

Biết tâm, tâm là Phật,

Phật đâu lại có thành [14].

Hay lúc nhàn đàm ban huấn ngôn cho chúng đệ tử, Sư dạy: “Pháp thân vô tướng, không thể đem âm thanh mà tìm. Đạo mầu không lời, không thể đem văn tự mà hiểu… Dẫu nói diệu bàn huyền, rốt cuộc cũng mắc vào răng lưỡi” [15]. Sự trực ngộ chân lý là sự chứng biết của tâm chứ không nằm ở chỗ dụng ngôn, mà nhà thiền gọi đó là vô ngôn, vì ý tại ngôn ngoại. Tuy nhiên nếu muốn tìm cầu chân ngã, đạt được tâm ngộ thì không phủ nhận chức năng của ngôn ngữ (kinh văn), vì nhờ nương “ngón tay” để thấy “mặt trăng”. Nếu biết lặng yên đúng chỗ để cảm ngộ đúng pháp thì đó là hành động của bậc trí như lời Phật dạy:

“Nếu tự mình yên lặng,

như chiếc chuông bị bể;

ngươi đã chứng Niết bàn,

ngươi không còn phẫn nộ” [16].

Trong ứng xử thường ngày Khổng Tử rất đề cao đức nhân, nên lời nói của người nhân phải cần lắm sự thận trọng. Nên khi “Thầy Tư Mã Ngưu hỏi về điều nhân. Đức Khổng Tử nói rằng: Người nhân, lời nói phải dè dặt” [17]. Hoặc trong lúc giao tiếp khi cần ứng xử tinh tế hơn để lễ độ và nhẫn nhịn thì Ngài dạy rằng: “Người nhân thì biết nhịn lời” [18]. Cho nên, bậc cao đức rất ý tứ lời nói, bởi lời nói là để thông tin sự thật, đấy cũng hàm chứa cái uy tín vậy, há có sự tùy tiện sao? Thẩm thấu hậu quả của lời nóitác động không nhỏ, nên Khổng Tử dạy học trò phải biết giữ miệng lưỡi. Bài học thực tiễn của miệng lưỡi ở đời được đúc kết rất xúc tích chứng minh rõ ràng nhất, nên Phó Huyền nhà Tống nói: “Tai họa từ miệng gây ra, bệnh tật từ miệng rước vào” [19]. Cái miệng là nơi để thức ăn đưa vào và cũng chính là nơi lời lẽ đi ra. Nếu ăn uống không biết tiết độ và nói năng không có kiêng cử thì tất gặp tai họa vậy. Đại ý gửi gắm là phải thận trọng trong ăn cũng như thận trọng khi nói, nếu không biết ý tứ trong sinh hoạt thì họa mang lại từ miệng không thể lường được.

Theo Phật giáo, người chánh hạnh luôn dùng lời lẽ ái ngữchân thật để tránh nói sai sự thật hay làm cho câu nói trở nên trầm trọng, khách khí, hay méo mó, bỡn cợt mà dễ mắc phải một trong bốn lỗi đó là nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi và nói thô ác. Hễ ai nói sai sự thật đều tạo ra sóng gió của hận thù, chia cắt, ghen ghét, hờn dỗi, khổ đau, buồn tủi cho nhau. Hơn ai hết chính mỗi chúng ta đều dễ mắc phải sự sai trái tương tự và cũng chính tự ta trải nghiệm rõ nhất về mọi bất thiện của lời nói sai sự thật. Vì thế, Thiền sư Hương Hải muốn chúng ta vượt qua mọi dính mắc đúng sai, phải quấy, hơn thua nên Ngài dạy:

Ly tứ cú, tuyệt bách phi,

Tương phùng cử mục thiểu nhân tri;

Tạc dạ sương phong lậu tiêu tức,

Mai hoa y cựu chuyết hàn chi.

(Rời bốn cú, dứt trăm sai,

Gặp nhau đưa mắt ít người hay;

Hôm qua sương gió tin tức lậu,

Cành buốt như xưa điểm đóa mai) [20].

Nếu con người biết dừng lại mọi dính mắc trong thấy biết, nói năng của phạm vi thế tục thì tâm họ bớt phiền não, bớt phân biệt nhân ngã. Tâm được an tịnh thảnh thơitâm Phật, tâm vô sự thì đưa chúng ta vượt thoát khổ đau, đạt đến giải thoát sinh tử. Do đó, việc bớt dùng lời, chỉ chuyên chú tu hành và dùng thân giáo là tư tưởng tu tập của Thiền sư.

Lịch sử cuộc đời Đức Phật cũng đã chứng minh rõ mỗi khi làm việc gì nhằm đem lại lợi ích thiết thực thì chính thân giáo của Ngài là bài học thuyết phục nhất: “Này các Tỳ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên Ngài được gọi Như Lai” [21]. Điều này cũng thể hiện điểm chung trong cách giáo dục con người của cả Nho và Phật giáo. Với Đức Phật, việc học khi nào cũng được đem ra thực hành để nhằm giúp cho con người trực ngộ chân lý. Nhờ vậy con người dễ tránh được những sai lầm chủ quan hay ngộ nhận máy móc. Vì vậy, việc khuyến tu là câu khẩu hiệu thuyết phục nhất cho người xuất gia: “Dẫu nói ít kinh điển, nhưng hành pháp tùy pháp, từ bỏ tham, sân, si, tĩnh giác tâm giải thoát, không chấp thủ hai đời, dự phần sa môn hạnh” [22]. Với Phật giáo, việc cởi bỏ chấp chặt vào lý thuyết được đề cao và nhấn mạnh nhiều hơn so với cách giáo dục của Khổng Tử.

Còn đức Khổng Tử có dạy: “Người quân tử mong muốn chậm chạp cẩn thận trong nói năng, và siêng năng nhanh nhẹn trong việc làm” [23]. Như thế, con người lý tưởng trong sự nghiệp giáo dục của Nho gia là nhắm đến hoàn thiện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ở đây, tín chính là những thực hành đúng đắn để khẳng định các yếu tố khác. “Tín” hay nói một cách sinh động hơn là “làm – hành động” thật sự là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp với nhau. Do đó, nó quyết định thành công trong sự nghiệp của bất kỳ ai. Thế mới có câu “một lần bất tín vạn lần bất tin”. Vậy, giáo dục Phật giáogiáo dục Nho giáo đều hết sức nhân văn và rất phù hợp cho phạm vi giáo dục đạo đức con người từ xưa đến nay. Thấy được giá trị lớn, chúng ta càng biết trân trọng để học và làm nhiều hơn.

Chính bản thân Sư khi còn sống ở Đàng Trong với chúa Nguyễn Phúc Tần (ở ngôi 1648 – 1687) cũng bị kẻ xấu dèm pha cho rằng sư với Gia Quận công [24] tính chuyện trở về Bắc để mang tội phản chủ. Vì chuyện bất tín này mà Thiền sư trở về Bắc thật vào năm 1682. Điều nguy hại của lời nói không trung thật quả không phải là nhỏ, đó là đầu mối chia rẽ, nguyên nhân gây ra nguy khốn và khổ đau, che mờ tánh giác chân lý.

Đối với Thiền sư, ông chẳng bận lòng miệng tiếng chê bai mà còn cho rằng cứ càng bị chê trách như được tăng thêm phạm hạnh:

Cao nhân chi có nỡ niềm

Thanh trần hủy dự càng thêm đức dày [25].

Bậc xuất gia hành đạo khi đã coi đời là giả huyễn, hiểu rõ thân là vay mượn của tứ đại thì buông bỏ chấp ngã. Nhận chân rõ các pháp là do nhân duyên giả hợp liền xả niệm chấp trước các pháp. Vì vậy, đối với người chỉ lo tu tập, làm nhiều hơn nói, ít thích dùng nhiều lời văn hoa mỹ từ, thì vấn đề thị phi của kẻ tiểu nhânvô nghĩa, không làm Sư bận lòng:

“Là thị là phi ai có biết,

Rằng xuôi rằng ngược lẽ trời hay [26].

Một con người sống không vướng bận chuyện thị phi như Thiền sư Hương Hải đã cho thấy có sự gặp gỡ trong cách đối nhân xử thế của nho gia. Các nho sĩ Việt Nam thời kỳ trung đại đã chọn xu thế ẩn dật rời thị phi để thỏa chí phiêu bồng tiêu dao chốn điền viên thanh nhã tiêu biểu như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Họ có chất liệu của bậc trượng phu Nho gia đó là con người nghĩa khí, trung hiếu, luôn bỏ danh lợi ngoài tai. Thiền sư Hương Hải tuy không ở ẩn như họ nhưng có thái độ vô ưu với thị phi, không bận lòng.

TẠM KẾT

Tóm lại, cả hai giáo đều hướng có những lời giáo huấn rất sâu sắc về phạm hạnh trong hành động và nói năng. Cần nhận chân rằng giữa làm và nói có sự liên quan với nhau, là điểm tựa cho nhau. Chính vì vậy, khi phát ngôn phải dè bỉu, vì căn cứ việc làm đề chứng minh lời nóilời nói sẽ là điểm khởi động của việc làm. Do đó, thông qua lời nói để hiểu rõ con người. Tuy nhiên, riêng đối với Phật giáo giới nói sai sự thật được khai thác cặn kẽ và tinh sâu hơn, có tính hệ thống và khúc chiết. Nho giáo chỉ bàn đến căn bản của lời nói thiện, trong khi đó Phật giáo phân loại được các loại hình của lời nói trái thực tiễn, nói rõ hậu quả của nó hơn. Tựu trung thông qua thi, kệ của Thiền sư Hương Hải đã chuyển tải những nội dung rất căn bản về những lời giáo huấn cả phần hành động và lời nói được đúc kết từ lời dạy vàng ngọc của Đức PhậtKhổng Tử và chư đệ tử, nhằm mục đích thuần hóa những nghiệp xấu của con người để đạt được an lạchạnh phúc.

ĐĐ. Thích Nhuận Tâm

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

* Đại đức Thích Nhuận Tâm, thế danh Trần Văn Dũng, hiện là Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[1] Lê Mạnh Thát, Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr.113.

[2] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Dhammapada – Kinh Pháp CúLời Phật dạy, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2014, tr.157.

[3] Nguyễn Khuê, Khổng TửChân dung, học thuyếtmôn sinh, Nxb. Phương Đông, TP HCM, 2012, tr.315.

[4] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.20.

[5] Nguyễn  Khuê, Sđd, 2012, tr.418.

[6] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Sđd, 2014, tr.115.

[7] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.63.

[8] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.40/135.

[9] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Sđd, 2014, tr.223.

[10] Nguyễn Khuê, Sđd, 2012, tr.440.

[11] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.404.

[12] Nguyễn Khuê, Sđd, 2012, tr.420 – 421.

[13] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Sđd, 2014, tr.217.

[14] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.129.

[15] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.129.

[16] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Sđd, 2000, Hà Nội, 2014, tr.93.

[17] Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Sđd, 2004, tr.267.

[18] Nguyễn Khuê, Sđd, tr.337.

[19] Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục (Phạm Trọng Điềm dịch), Nxb. Trẻ và Nxb. Hồng Bàng, TP HCM, 2013, tr.27.

[20] Lê Mạnh Thát, Sđd, 2000, tr.39/134.

[21] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu bộ, kinh Phật thuyết như vậy, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, 1999, tr.454.

[22] Narada Maha Thera dịch Pali – Anh, HT.Thích Thiện Siêu dịch Hán – Việt, HT.Thích Minh Châu dịch Pali – Việt, Sđd, 2014, tr.29.

[23] Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Sđd, 2004, tr.282.

[24] Gia Quận công là viên quan Đàng Ngoài theo quân Trịnh tiến đánh Đàng Trong năm Mậu Tý 1648 nên bị bắt, nhưng được chúa Nguyễn Phúc Tần tha và cho vào Trịnh phủ để dạy học.

[25] Nt, tr.401.

[26] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I – II – III, Nxb. Phương Đông, TP HCM, 2012, tr.467.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189272)
01/04/2012(Xem: 34731)
08/11/2018(Xem: 13619)
08/02/2015(Xem: 51982)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.