Lửa Tháng Sáu

28/05/20233:30 CH(Xem: 1812)
Lửa Tháng Sáu

blank
LỬA THÁNG SÁU

TN Huệ Trân

                                                             

          Tháng Sáu, trong lòng Phật tử Việt Nam, không mấy ai không hồi tưởng lại biến cố bi tráng hơn nửa thế kỷ trước, từng gây chấn độngbàng hoàng lương tâm nhân loại toàn cầu. Biến cố đó là ngọn lửa bùng lên, trên pháp thân một vị thầy tu - Hoà Thượng Thích Quảng Đức - đã Vị Pháp Thiêu Thân, hy hiến thân mình để đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người, trong đó, có quyền tự do Tôn Giáo.

          bo tat thich quang ducNgọn lửa hồng phựt lên ở ngã tư đường, thuộc địa danh nhỏ bé, khiêm nhường trên bản đồ thế giới. Đó là mảnh đất mang hình chữ S, nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc đông nam Châu Á. Ấy thế mà biến cố đó, sau khi xẩy ra đã lập tức xôn xao và rúng động toàn cầu khi bức ảnh chụp vị thầy tu ngồi an nhiên bất động trong biển lửa, được phổ biến.

Phản ứng khắp thế giới đều kinh ngạc và kính ngưỡng trước sức mạnh của Từ Bi, Trí TuệDũng Cảm. Ngọn lửa hồng đó không chỉ rực rỡ ở ngã tư đường của một quốc gia nhỏ bé mà nhất loạt sáng rực:

Tại Pháp: “… Trước hành động hiến thân tranh đấu cho Chánh Pháp thì kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước …”

Tại La Mã: “… Đức Giáo Hoàng biểu lộ sự quan tâmđau đớn khi theo dõi biến cố bi thảm đang đọa đầy dân tộc Việt Nam …”

Tại Mỹ: “… Mục sư Donald Harrington đã nghẹn ngào trong buổi giảng trước đông đảo tín đồ rằng, người ta tự hỏi, sự khủng khiếp và phẫn hận tột cùng nào đã khiến một người tiêu biểu cho Tình Thương, cho Hòa Bình lại quyết chí tự thiêu? Đây không phải là hành động tuyệt vọng, chán đời của một người bình thường mà là chí nguyện của bậc xuất trần, với lòng yêu đời nồng nàn nhất, đã hy hiến thân mình cho lý tưởng cao cả …”

Tại Trung Hoa: “… Tấm ảnh Vị Pháp Thiêu Thân đã lập tức được in ra hàng triệu bản để nhân dân đón nhận bằng sự xúc động, cảm phục …”

Và các nước Châu Á như Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện, Đài Loan, Cam Bốt, Nhật Bản … những nơi đậm nét Đạo Phật đều bồi hồi tiếng nức nở trong muôn triệu trái tim …

 

          Hai phóng viên của tờ báo nổi tiếng New York Times là Malcolm, người chụp tấm ảnh lịch sử và David Halberstam, người viết bài tường thuật lịch sử, đều đoạt giải thưởng cao quý nhất trong lãnh vực truyền thông báo chí. Những giòng chữ trong bài tường thuật đi kèm với hình ảnh, đã như lằn chớp xuyên thẳng vào trái tim từng người đón nhận và bật thành những tiếng khóc, tuôn thành những suối lệ:

          “ … Flames were coming from a human being! His body was slowly withering and shriveling up, his head blackening and charring. In the air was the smell of human flesh; human being burned surprisingly quickly. Behind me, I could hear the sobbing of the Vietnamese, who were now gathering. I was too shocked to cry, too confused to take notes or ask questions, too bewildered to even think … As he burned, he never moved a muscle, never uttered a sound. His outward composure in sharp, contrast to the wailing people around him …”

(… Lửa phủ ngập khắp người! toàn thân khô nhăn, đầu cháy nám. Không khí tỏa mùi cháy khét của thịt người! Thật ngạc nhiên, thân xác một con người có thể cháy nhanh như thế! Phía sau, tôi đã nghe thấy tiếng khóc nức nở của những người Việt Nam vây quanh. Tôi quá hoảng loạn đến không thể khóc, quá bối rối đến không thể ghi chép hay hỏi han gì, quá bàng hoàng đến không thể có nổi một ý tưởng nào! Trong biển lửa, vị thầy tu không hề cử động, không khởi một âm thanh. Sự an nhiên tuyệt diệu của ông thật tương phản với đám đông đang vây quanh …)

           

            Trong những bài tường thuật của báo chí thế giới, có đoạn còn viết: “ Buổi chiều cùng ngày Hoà Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, hàng ngàn người dân Sài Gòn khẳng định rằng, họ thấy trên không trung, mờ ảo dung nhan Đức Phật với đôi mắt nhoà lệ xót thương …”

            Điều đó đúng hay sai, thấy hay không thấy, có thể là chiêu cảm từ niềm xúc động tột cùng. Nhưng, chỉ cần một sát na tĩnh lặng, quán chiếu về bao sự mầu nhiệm quanh trang sử bi tráng đó, chúng ta cũng có thể thực sự cảm nhận được giọt lệ từ bi của Đấng Cha Lành.

      

          Giáo Pháp từ lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn đã an ủi, xoa dịu biết bao đau thương trong kiếp nhân sinh, nhưng cõi ta-bà quốc độ ngũ trước ác thế này, chúng sinh nghiệp dầy, phước mỏng, lại quá vô minh nên Đấng Cha Lành cũng chỉ độ cho, những kẻ có thể độ.  

         

          Hơn hai mươi sáu thế kỷ qua, người con Phật, tuỳ cảnh huống, vẫn kiên cường vững bước trên con đường Trung Đạo. Từng ngọn đuốc, dù đơn lẻ, vẫn thể hiện đủ tinh thần Bi Trí Dũng của Chánh Pháp và mang trọn vẹn sứ mạng của ngọn lửa bất diệt, dẫu đứng trước cuồng phong bạo lực.

 

          Dùng quyền uy dập tắt Lửa Chánh Pháp ư?

          Không thể!

Lịch sử ngàn đời đã chứng minh!

Đạo Pháplinh hồn dân tộc. Thời thanh bình thịnh trị, Đạo nuôi nấng, dẫn dắt chúng sinh sống đời đạo hạnh; thời điêu linh khổ luỵ, Đạo xả thân tranh đấu cho hạnh phúc sinh linh.

Khi Phật Pháp không rời Thế Gian Pháp thì không sức mạnh nào tiêu diệt được. Thịnh suy chì là lẽ thường, là giai đoạn mà thôi.

 

Đức Đệ Tứ Tăng Thống - đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang- từng xác định, minh chứng điều đó qua câu nói lịch sử:“Thể chế chính trị nào cũng tuyên bố tồn tại muôn năm, nhưng có thể chế nào tồn tại được muôn năm đâu! Phật Giáo không nói muôn năm nhưng Phật Giáo đã và đang tồn tại, phát triển hàng mấy ngàn năm rồi”                          

 

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Hiền Thánh Tăng

 

Tn Huệ Trân cẩn bái

(Tào Khê tịnh thất – Tháng Sáu mưa tuôn!)

 

                                                  

* Trích dẫn phản ứng của thế giới trước ngọn lửa Vị Pháp Thiêu Thân qua các báo: New York Times, Le Monde, US News & Report, Washington Post …      

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47003)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.