Lửa Tam Muội

01/06/20232:40 CH(Xem: 3147)
Lửa Tam Muội

blank
LỬA TAM MUỘI

 

bo tat thich quang ducMuôn dặm đăng trình thân cô lữ
Ngàn nhà hóa duyên độ mê tình
Áo nhẫn nhục che thân mộng huyễn
Lòng từ bi trùm cả nhân sinh (1)
Dựng tòa pháp nơi nơi xứ xứ (2)
Chuỗi hạt lần chính niệm ngày đêm
Thương đất nước chiến tranh, loạn lạc
Xót con dân thống khổ triền miên
Bất công xã hội, người người oán
Máu lệ nhà thiền cũng tuôn rơi
Thân giả tạm Như Lai trưởng tử
Không thể ngồi yên trước vận đạo suy vi
Một trang thư, lời mộc mạc chân chất (3)
Trải lòng thương khắp đại địa sơn hà
Lửa tam-muội thắp châu thân đại định
Tòa kim-cương kết một đóa hồng liên
Ôi uy nghi, bất động địa bồ-tát
Nhật nguyệt cùng soi nơi chốn thiêng
Bi tâm bất hoại để lại tim bất hoại
Thế giới nghiêng mình chắp những búp tay sen
Ngưỡng lạy Người, chợt nhớ dáng hiền tăng
Áo vải thô sơ, một đời bần hàn dung dị
Làm tất cả việc và buông tất cả việc
Vẫn dặm dài cô tịch bóng Người tự tại đi qua.

 

Vĩnh Hảo

___________________

 

(1)     Hòa thượng Thích Trí Thủlời nguyện, ý từ Kinh Pháp Hoa:

"Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".

Nhà Như LaiLòng Từ Bi; áo Như Lai là Tâm Nhu Hòa Nhẫn Nhục; tòa Như LaiNhất Thiết Pháp Không (tất cả các pháp vốn không có tự tính, vô ngã).

(2)    “Kiến pháp tràng ư xứ xứ” – xây dựng đạo tràng khắp nơi. Câu này từ bài “Phát nguyện văn” (tức sám Quy Mạng) của Thiền sư Kiểu Nhiên, người Trung Hoa, đời Đường. Chữ “tòa pháp” ở đây cũng nói về “tòa Như Lai” (ở chú thích trên) trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp Sư.

(3)     Trong "Lời nguyện tâm huyết," Hòa thượng Thích Quảng Đức viết như sau:

“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.

Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

1/ Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam ghi trong bản tuyên ngôn.

2/ Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

3/ Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác gian.

4/ Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc...

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.

Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp.

Tỳ Kheo Thích Quảng Đức Kính bạch.”







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47489)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.