Khai Mạc Hội Thảo Về Bồ-tát Thích Quảng ĐứcPhong Trào Phật Giáo Năm 1963

12/06/20234:48 SA(Xem: 790)
Khai Mạc Hội Thảo Về Bồ-tát Thích Quảng Đức Và Phong Trào Phật Giáo Năm 1963
blank
KHAI MẠC HỘI THẢO VỀ
BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963
Tin: Quảng Hậu | Ảnh: Bảo Toàn

btn-0108-3338
Hội thảo về Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Sáng nay, 11-6, tại đại giảng đường Minh Châu - cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh), hội thảo khoa học với chủ đề “Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân” đã chính thức khai mạc.

Quang lâm chứng minhTrưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Ban Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; cùng chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Thượng tọa Thích Đức Thiện (kiêm Tổng Thư ký), Hòa thượng Thích Huệ Thông, Thượng tọa Thích Thanh Phong,

Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II T.Ư; 3 vị đồng Trưởng ban Tổ chức: Hòa thượng Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học VN; Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; PGS.TS.Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáoTín ngưỡng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; chư tôn đức Lãnh đạo Học viện, Viện Nghiên cứu Phật học VN; chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo các tỉnh thành và hơn 1.000 Tăng, Ni sinh Học viện Phật giáo VN đồng tham dự.

Về phía lãnh đạo chính quyền và quan khách có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM; ông Nguyễn Văn Lượng, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP; ông Phạm Văn Lũy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND H.Bình Chánh; đại diện lãnh đạo các cơ quan; các học giả, nhà nghiên cứu; cùng các Phật tử tham dự.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hòa thượng Thích Tâm Đức khái quát lại các dấu mốc lịch sử của phong trào Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963 và sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân. Trong hội thảo lần này, các bài tham luận đến từ các học giả, nhà nghiên cứu, giới chuyên môn sẽ góp phần cung cấp nhiều thông tin mới về bối cảnh pháp nạn, diễn tiến, sự kết thúcý nghĩa của phong trào bất bạo động Phật giáo năm 1963.

"Pháp nạn 1963 là một sự kiện lịch sử. Ban Tổ chức tin rằng 64 trên 178 bài tham luận được chọn lọc, thuyết trình trong 4 nhóm chủ đề, 12 phiên trình bày và thảo luận sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin mới và đóng góp mới. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu thêm sau một thời gian là điều cần thiết", Hòa thượng Thích Tâm Đức nhấn mạnh.

Phát biểu đề dẫn, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết trong nội dung làm việc của các diễn đàn trong hội thảo được chia làm 4 nhóm chủ đề là: Bối cảnh, tiến trình và tác động của phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo miền Nam; Những đóng góp của phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963; Vai trò và đóng góp của Bồ-tát Thích Quảng Đức đối với Phật giáo miền Nam nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung; Những bài học lịch sử nhằm góp phần cho sự nghiệp nhập thế, phụng sự nhân sinh của GHPGVN ở hiện tại và tương lai.

“Bằng trí tuệ tập thể và tiếng nói tập thể của cộng đồng các học giả quan tâm về chủ đề lịch sử này, những nội dung được thảo luận trong các diễn đàn sẽ mở ra nền tảng lý thuyết cho các cơ hội hợp tác khu vực và quốc tế, nhằm hướng đến sự phát triển bền vữngtoàn diện tại Việt Nam”, Thượng tọa Thích Nhật Từ nhận định.

Đạo từ tại phiên khai mạc, Đức Pháp chủ GHPGVN tán dương chư tôn đức và các nhà học giả đã dành nhiều tâm huyết cho hội thảo lần này, tin tưởng những nghiên cứu sẽ đưa đến những phát hiện mới để giúp cho việc nhận thức về giai đoạn đấu tranh Phật giáo năm 1963 được rõ ràng hơn.

Đức Pháp chủ chia sẻ, phong trào Phật giáo năm 1963 được hình thành từ cuộc vận động của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo hòa bình, nhưng có thể nói đã ảnh hưởng trực tiếp về phương diện tinh thần từ phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam của hơn 30 năm về trước và hơn nữa, phải kể đến sự cực thịnh của Phật giáo thời Lý-Trần và tinh thần yêu nước gìn giữ trải qua các triều đại. Tinh thần của Pháp nạn năm 1963 còn ít nhiều cũng ảnh hưởng từ tinh thần đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi tại Ấn Độ.

Ngài cũng đã nhắc lại gương sáng của chư vị tiền nhân, của các bậc Tổ đức như: tổ Phi Lai-Chí Thiền, Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (miền Trung), Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh (miền Nam), Đại lão Hòa thượng Thích Trí Độ (miền Bắc) đã đưa đạo đến gần với quần chúng nhân dân để xây dựng và hoằng đạo trên tinh thần đạo pháp luôn đồng hành cùng dân tộc và thịnh suy theo vận nước.

Nói về sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã nhắc về nhân duyên tương kiến, cũng như thấu tỏ về pháp hạnh tu tập của một hành giả Pháp Hoa từ Bồ-tát Quảng Đức. Trên tinh thần đại hùng lực của Bồ-tát Dược Vương thiêu thân để cúng dường chư Phật, thì sự kiện Bồ-tát Quảng Đức thiêu thân để bảo tồn Chánh pháp trường tồn là gương hạnh sáng về công năng thành tựu thánh hạnh của một hành giả tu tập.

“Từ hạnh sáng của tiền nhân, Tăng Ni cần phải học, áp dụng tu theo Bồ-tát Quảng Đức góp phần phát triển Phật giáo trường tồn. Đó là thông điệp Bồ-tát Quảng Đức gửi gắm cho chúng ta. Tôi mong Tăng Ni trẻ hôm nay tiếp bước theo con đường của Bồ-tát Quảng Đức, làm gương sáng cho cuộc đời, mang lại an vui, hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”, Đức Pháp chủ nhắn nhủ.

Phát biểu tại hội thảo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhấn mạnh, sau khi độc lập thống nhất đất nước, GHPGVN được thành lập năm 1981, kế thừa những thành quả và bài học lịch sử bi hùng của dân tộc và Phật giáo Việt Nam, Giáo hội được ổn định và không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" hơn 40 năm qua.

“Để tưởng nhớ công đức và sự hy sinh cao cả, để bảo tồn đạo pháp cùng đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc của Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử vì đạo, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm có một không hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Hòa thượng Chủ tịch chỉ đạo.

Tại phiên khai mạc, cử tọa cũng đã lắng nghe phát biểu của ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Theo ông, phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, là một trong những hoạt độngý nghĩa thiết thực nhằm nhìn nhận, đánh giá những đóng góp lớn lao, những ý nghĩa sâu sắc từ hành động vì đạo pháp, vì dân tộc của Bồ-tát Thích Quảng Đức, góp phần chỉ ra được bản sắc của dân tộc Việt Nam và của Phật giáo Việt Nam.

“Tinh thần yêu nước, yêu tự do, yêu hòa bình, vì dân sự, vì đạo pháp, vì lý tưởng cao cả của Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ tiếp tục được lan tỏa đến tất cả mọi người, trong đó có các chức sắc, Tăng, Ni, Phật tử GHPGVN”, ông Vũ Hoài Bắc nói.

Thượng tọa Thích Đức Thiện trong phát biểu đánh giá về bản chất của phong trào Phật giáo năm 1963 và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức cho biết, những cách tiếp cận, lý giải, đánh giá khác nhau về phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam và cuộc tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức năm 1963, nhưng nhìn chung, đều thể hiện sự cảm thông với việc Phật giáo là nạn nhân của chính sách bất công, bất bình đẳng tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm nên phải tự vệ bằng đấu tranh bất bạo động.

PGS.TS Đỗ Lan Hiền trình bày về mối quan hệ giữa Phật giáo và chính trị, thông qua sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức.

“Tựu chung, Tăng đoàn Phật giáo là một tổ chức dân chủ, nền dân chủ đó tạo điều kiện cho sự tìm kiếm công khai về chân lýsự thậtĐức Phật đã khuyến khích. Mấu chốt cuối cùng, Phật giáo về cơ bản là một tôn giáo thực tiễn, tư tưởng chính trị của Phật giáo, khi giải quyết các vấn đề cụ thể, không nhấn mạnh vào một giải pháp nào, mà yêu cầu cần phải uyển chuyển, linh hoạt, tùy thời. Một chính phủ, nhà nước tối ưu là một chính phủ phúc lợi, đề cao nhân phẩmtôn trọng quyền con người. Tư tưởng chính trị đó của Phật giáo không hề lỗi thời”, bà Đỗ Lan Hiền nhận định.

Sau phiên khai mạc trọng thể, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe các bài thuyết trình về bốn nhóm chủ đề do chư tôn đức Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN và Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cùng chư vị học giả chủ tọa, tại các phòng hội thảo nhóm ở tòa học đường.

Chiều nay, các phiên hội thảo nhóm sẽ được tiếp tục trước khi phiên bế mạc được diễn ra tại đại giảng đường Minh Châu.

Giác Ngộ sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung của hội thảo đến độc giả quan tâm.

dsc04784-3829dsc04762-769dsc04755-3407dsc04752-2363dsc04748-8783dsc04742-3096dsc04726-249btn-0231-1725btn-0200-4922btn-0192-4609btn-0181-7841btn-0169-4647btn-0143-3671btn-0140-3273btn-0134-5546btn-0112-339btn-0108-3338btn-0105-1557btn-0101-4209btn-0092-8202btn-0090-6022btn-0087-2881btn-0084-6233btn-0079-1359btn-0078-1006btn-0073-1507btn-0070-377btn-0068-204btn-0063-3065btn-0051-261btn-0049-9984btn-0047-208btn-0036-3649







Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47603)
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.