Nhân Quả

14/06/20233:30 SA(Xem: 1260)
Nhân Quả

blank
NHÂN QUẢ

Hòa Thượng Thích Giác Viên

nhan quaTrong tháng 10 năm 1993, tôi có gặp 2 vị nhân sĩ luật sư người Việt khoảng trên dưới 40 tuổi theo đạo Thiên Chúa Giáo vốn cùng quê và quen biết với Hòa Thượng Trụ Trì một ngôi chùa tại Santa Ana, quận Cam , tiểu bang California, nơi tôi tạm trú một thời gian. Trong lúc trà đàm, hai vị ngõ lời mời Hòa Thượng Trụ Trì tham dự lễ Cầu Hồn Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Công Giáo Quận Cam tuần đầu của tháng 11 và trong buổi trà đàm hai vị ca tụng sự thành công của nền Đệ Nhất Cộng Hòa cũng như Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi lúc đó cũng khoảng 45 tuổi, tôi không được mời vì không quen biết, mà giả sử có mời chắc tôi cũng khéo xin từ chối vì không có thiện cảm với chế độ và cũng có biết chút ít về quả báo của gia đình họ Ngô, nên tôi có hỏi các vị có hiểu gì về nhân duyên quả báo của đạo Phật không? Các vị trả lời rất khéo bằng cách đưa ví dụ để trả lời câu hỏi như là: đi học làm biếng không làm bài học bị thầy cho điểm zero, cơm nấu nhiều nước thì bị nhão, uống nhiểu rượu quá thì say v..v..Tôi cười và nói như thế khi các anh thấy cái quả thì biết cái nhân ngay đúng không? nhưng các anh có bao giờ thấy cái quả mà không thèm biết và cũng không muốn biết cái nhân không? Và đôi khi đôi chối là không phải cái nhân đó hoặc không có nhân gì cả vì đó là do Thượng đế sắp đặt có đúng không?,  hai anh gật gù không nói gì!, thưa hai anh, tôi là Phật tử xuất gia nên tôi cũng hiểu đôi chút về nhân quả nhưng khi tôi thấy quả báo của gia đình họ Ngô,  tôi không biết nhân gì?, duyên gì? mà cả gia đình nhận những quả báo mà tôi cảm thấy rất sợ hải. Lúc đó hai anh không trả lời có lẽ vì không biết hay không muốn biết giống như tôi vì chúng tôi cùng lứa tuổi thiếu niên trong thập niên 1954-1963 (14 hay 15 ).

Tôi viết bài này nhân ngày 11 tháng 6 năm 2023, 60 năm kể từ ngày lịch sử và cũng là ngày giổ của Bồ Tát Thích Quảng Đức, một trong những sự bất diệt của cuộc Pháp nạn 1963 là đã sản sinh ra một vị Bồ-tát. Ngài đã hy sinh thân mạng của mình vì lòng từ bi vô hạn với đất nước, đạo pháp, đồng bào, với Tăng Ni, Phật tử. Ngọn lửa tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức còn gióng lên hồi chuông ngân vang sức mạnh của sự kham nhẫn, một sức mạnh phi thườngkỳ diệu. Đức Phật đã nói đó là điều quan trọng nhất mà người tu phải trang nghiêm thân tâm mình (mặc áo Như Lai). Ngọn lửa và trái tim bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Đức để lại trên cuộc đời sinh diệt này và mãi mãi thể hiện tinh thần vô úy, đại hùng, đại lực, đại từ bi, làm thức tỉnh lương tri của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ngọn lửa này có một sức mạnh vô song. Thứ nhất, đối với Tăng Ni, tín đồ Phật tử càng vững thêm niềm tin Phật pháp với con đường lý tưởng mà mình đã chọn để phụng sự; Thứ hai, làm thay đổi hoàn toàn thái độ nhận thức của các quyền lực xấu, ác. Sức mạnh không nằm ở chỗ quyền lực tối cao với quân đội, súng đạn mà nằm chỗ ý chí thống nhất cương quyết nói lên tiếng nói chơn chánh không bạo động, oai hùng làm ma quân khiếp sợ. Ngọn lửa thiêng ấy là ánh sáng, là chân lý đã lan toả muôn phương và cũng là ngọn lửa báo hiệu ngày tàn của một chế độ, hiện nay trái tim bất diệt của Ngài không những đang được tôn thờ  tại Tháp Đa Bảo trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự tại Sàigòn mà còn có Tượng Đài Bồ Tát Thich Quảng Đức ngay tại ngã tư nơi Ngài tự thiêu. Đã 30 năm trôi qua từ ngày gặp hai anh, hôm nay tôi có đủ dữ kiện để viết lên Sự Thật và tôi thật sự cám ơn Google và Wikipedia và các mạng lưới đã giúp tôi trong bài viết này, tôi không sáng tạo hay giả dối bịa đặt một chử nào mà copy tất cả từng chử một của  các bài báo, bài viết, báo cáo, tường trình đã có sẵn trên mạng internet  để trả lời cái quả báo của gia đình họ Ngô khi tôi hỏi hai anh lúc đó, đương nhiên chúng ta không thể tin tất cả những gì được đăng trên báo hay bây giờ là trên mạng internet,  nhưng cũng cho một khái niệm nào đó để có thể kiểm chứng. Hy vọng có một cơ duyên nào hai anh đọc được bài này để tham khảo và kiểm chứng và tất cả thế hệ của tôi và anh trong cùng lứa tuổi đọc để biết sự thật , tuổi của chúng ta đang đi vào lứa  tuổi trên 70,  không biết lúc  nào chủ nhân ông  tứ đại cho mượn tạm cái thân này đòi trả lại, hiện tại đang đòi từng cái răng và những sợi tóc và làn da nhăn rồi sẽ cho biết ngày giờ để di tản qua một thế giới khác! Trên 70 tuổi so với tuổi của vủ trụ 13.7 tỷ năm chỉ là một chớp mắt nên cuộc sống chúng ta chỉ là ảo tưởng trong  tích tắc! Trong suốt bảy mươi mấy năm trên cuộc đời này, chúng ta đã trải nghiệm không biết bao nhiêu bài học của cuộc đời tặng cho chúng ta, đó là những bài Pháp thuyết cho chúng ta như thật, nhưng chúng ta không chịu biết hay thấy (tri kiến) để thay đổi thái độ bởi vì chúng ta đang xây và ở hẳn trong tháp ngà bản ngã ảo tưởng của chúng ta tại mãnh đất Tập đế với tham, sân, si, mạn, nghi do vậy chúng ta lãnh đủ những Khổ đế.

Thời gian Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại vị và trước đó 9 năm cầm quyền, tôi còn bé nhò quá nên không hiểu cái nhân gì?duyên gì? của các quả báo như sau:

1/ Mồ mả của Cụ Ngô Đình Khà bị sét đánh?

2/Cụ Ngô Đình Khả (1856-1923)  bị cách chức Đại thần và chết trong tinh thần không  bình thường?

3/ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) và người em Cố Vấn Ngô Đình Nhu (1910-1963)  chết rất thảm?

4/ Đại tá Lê Quang Tung (1919-1963) và em Thiếu tá Lê Quang Triệu (1926-1963) chết rất thảm khi còn trẻ?

5/Cụ Ngô Đình Khôi (1885-1945)  và con Ngô Đình Huân bị Việt minh  giết?

6/ Cố vấn Ngô Đình Cẩn (1911-1964)  bị xử tử lúc còn trẻ?

Trong kinh Phật nói về sự thật:

- Bạch Đại đức, ai có thể sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, lại không hoan hỷ như với một hoan lạc tối thượng? Thật vi diệu thay, bạch Đại đức! Thật vi diệu thay, Bạch Đại đức, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Đúng vậy, sự thậtsự thật, chân lýchân lý. Khi chúng ta trình bày sự thật thì dựng đứng những gì bị bóp méo  quăng ngã xuống, bị chà đạp, phơi bày những gì bị che lấp, che kín, dấu diếm để không ai thấy và biết, và đem ánh sáng vào một căn phòng tối dù có tối trong 60 năm vẫn được chiếu sáng để thấy và biết tất cả các sự thật.

Theo đạo Phật; các hiện tượng vũ trụ luôn luôn biến chuyểnsinh diệt, không lúc nào ngưng nghỉ vì theo luật nhân quả. Sự sinh diệt của những hiện tượng ấy được thể hiện trên đường lối nhân duyên. Một hiện tượng phát sinh, không những chỉ do một “nhân” tiền hữu, mà còn là do một dãy vô số các nhân nối tiếp gọi là “duyên” (điều kiện giúp cho sự phát sinh khác) gọi là duyên khởi. Các duyên này cũng không phải tự nhiên mà có. Chúng cũng là một “quả” do vô số “duyên” khác tạo nên. Như thế, “một” hiện tượngliên quan (dù gần dù xa) với “tất cả” các hiện tượng của vũ trụ cũng đều do nhân quả mà sinh ra. Muôn vàn hiện tượngbiến chuyển, như trong Thập như thị: 1/Tướng như vậy, 2/Tánh như vậy, 3/Thể như vậy, 4/Lực như vậy, 5/ tác như vậy, 6/Nhân như vậy, 7/Duyên như vậy, 8/Quả như vậy, 9/Báo như vậy, 10/Trong mỗi sát na, tổng thể cơ bản mọi pháp bắt đầu và chấm dứt đều hài hòa cùng một điều kiện và tương quan với nhau Như Vậy.

Như vậy, nói “hiện tượng” đây tức là nói một “dòng hiện tượng”. Bởi vì khi nói đến một hiện tượng, ta thường nghĩ đến cả lịch trình phát sinh, trưởng thành, hư hoại, và tan rã (thành, trụ, hoại, không) của hiện tượng ấy. Có thành, trụ, hoại, không tức là có chuyển biến, mà có chuyển biến thì cố nhiên nó không phải là “một” hiện tượng đồng nhất bất biến. “Nó” là một “dòng hiện tượng”, bởi vì “nó” của phút sau đã không phải “nó” của phút trước. Với lại, trước khi “nó” (dòng hiện tượng) phát hiện, ta bảo rằng chưa có “nó”. Kỳ thực, “nó” đã có muôn ngàn nhân duyên trước đó rồi, sở dĩ ta không nhận được “nó” là vì ta không thấy được “nó” bằng cặp mắt thường. Do vậy sự vận hành của các Pháp rất là hoàn hảo như Xuân, Hạ, Thu, Đông nên nhân quả cũng rất hoàn hảocông bằng.

Sau trận chiến Điện Biên Phủ rồi đến Hiệp Định Geneve chấm dứt chiến tranh Đông dương. Hoa kỳ quan tâm đến sự ngăn chặn tham vọng bành trướng của phong trào Cộng sản Quốc tế, chiến lược Domino Cộng sãn hóa của Nga sô và Trung cộng  cần phải ngăn chận do vậy Hoa Kỳ âm mưu  diễn đạt một cách “mỹ miều”: “xây con đê ở miền Nam Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông - Nam Á”. Đây là hiện tượng sau các hiện tượng nối dài từ Thế chiến thứ hai kết thúc.

Lợi dụng sự thất bại không tránh khỏi của Pháp, Mỹ dựng lên hiện tượng Ngô Đình Diệm và gây sức ép buộc Bảo Đại ký Sắc lệnh số 38-QT ngày 16-6-1954 chỉ định Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng Chính phủ để lập nội các mới. Ngô Đình Diệm từ Mỹ về Sài Gòn và ngày 7-7-1954 chính thức lên làm Thủ tướng thay Bửu Lộc. Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm (các vị Thủ Tướng trước đó đều không có sự viện trợ tối đa của Hoa Kỳ). Ngày 29-12-1954, Pháp lại ký hiệp ước trao quyền hành chính ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm. Giữa năm 1955, Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ cao uỷ ở miền Nam, rũ bỏ trách nhiệm một bên phải thi hành Hiệp định Geneve. Ngày 16-7 và ngày 9-8-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử và Hiệp định Geneve.

Sau đây là dòng hiện tượng của Ngô Đình Diệm và trước đó là những hiện tượng liên quan duyên khởi từ Cụ Ngô Đình Khà và từ đó liên quan đến nhân duyên quả báo của tất cả thành viên trong gia đình họ Ngô.

Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức “Trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và lên làm Tổng thống Việt Nam cộng hòa. Trong mắt các sử gia phương Tây và Việt Nam thời hậu thuộc địa, Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, gắn liền ý nghĩa trong một cụm từ đầy mỉa maithóa mạ là “bè lũ Mỹ-Diệm”, và rằng chính phủ của Diệm cũng chỉ là một sự sáng tạo của Hoa Kỳ phục vụ cho mục đích chiến lược trong Chiến tranh lạnh Domino.

Được viện trợ mạnh mẽ của Mỹ và trong giai đoạn đình chiến, hai bên Bắc và Nam đang chỉnh đốn từ chính trị cho đến quân sự nên cả hai phiá đều có sự hòa bình tạm bợ cho đến năm 1960 thì chiến tranh lại bắt đầu, lợi dụng thời cơ này, Ngô Đình Diệm đẩy mạnh việc thanh toán những phe phái khác rồi tập trung mọi cố gắng để “ bàì phong kiến, chống cộng sản và diệt thực dân”, nổ lực thi hành những chính sách này , những chiến dịch quy mô lớn, kéo dài để khủng bố, tàn sát những người đối lập hoặc chụp mủ những kẻ không đối lập không theo phe Diệm, rồi với Đạo luật 10/59, đem máy chém khắp miền Nam, ông đã không đập tan được ý chí của người dân trong việc chống đối ông, thay vào đó, ông gieo rắc nỗi sợ hãi, hoài nghi vào cái mà ông gọi là “Chính nghĩa Quốc gia”. Chính từ sự quá khích này, ông Diệm càng ngày càng khiến dân chúng và kẻ đối lập chống đối, và đây có thể là sai lầm trọng yếu dẫn đến sự kết thúc sớm của nền Đệ nhất Cộng hòa.,... Dư luận cho rằng đối với Phật giáo, cũng từ khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm và cấp dưới đã đẩy mạnh chính sách kỳ thị trên tất cả các lãnh vực từ tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hoá - giáo dục nhằm thực hiện âm mưu loại Phật giáo ra khỏi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân miền Nam. Dưới chế độ Diệm mâu thuẫn xã hội biểu hiện qua "lăng kính tôn giáo" rất đậm nét và muốn chuyển hóa miền Nam thành quốc gia Thiên Chúa Giáo theo khuôn mẫu Phi Luật Tân . Phật giáotôn giáo truyền thống tại Việt Nam trên 2000 năm, phần lớn người dân Việt Nam tin vào nhân quảthờ cúng tổ tiên do vậy thường đi chùa lễ Phậtthắp nhang cho hương linh đang thờ cúng tại chùa. Điều này giải thích tại sao, Tăng Ni, Phật tử đã cùng với nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam liên tục tiến hành đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm, mà đỉnh cao là phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.

Sự thành công quá sớm trên con đường quan lộ khiến Ngô Đình Diệm cực kỳ tin vào quyết định của mình. Thêm nữa, ông luôn có những quyết định mà theo giới sử gia thì đúng nghĩa là "gia đình trị", Diệm làm Tổng Thống nhưng điều hành và mọi chính sách đều do Nhu, Cần và Lệ Xuân điều hànhquyết định, đó là “gia đình trị” đúng nghĩa luôn. Và ông và cả gia đình bắt đầu bộc lộ những sai lầm nghiêm trọng. Cách hành xử của ông Diệm và gia đình cũng rất cao ngạo. Ông xem Nam Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là quốc gia của riêng ông và của gia đình ông. Ông ban phát ân huệ cho thuộc cấp theo ngẫu hứng, bất chấp năng lực lẫn tình hình thực tế. Không có gì là quá ngạc nhiên khi nhiều sử gia gọi Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là Ngô triều.

Về việc chống lại chiến tranh du kích, thay vì bổ nhiệm người địa phương, Tổng thống Diệm lại sử dụng người thân cận vào các vai trò lãnh đạo địa phương, nên không được dân cộng tác, có nơi còn chống lạiMột thể chế cộng hòa nhân trị xây dựng chung quanh một con người, dù người đó có vì nước vì dân như Tổng thống Ngô Đình Diệm, là một thể chế cộng hòa thiếu bền vững. Nạn bè phái và lạm quyền của giới chức địa phương tạo tình trạng bất mãn trong dân chúng và cơ hội cho du kích cộng sản tồn tại và phát triển.

 

Về phía chính phủ, tổng thống Diệm càng ngày càng tập trung quyền lực, chỉ tin dùng những người trong gia đình và trong đảng Cần Lao, không mở rộng thành phần chính phủ. Chính phủ càng ngày càng trở nên cứng rắn với những thành phần không đồng chính kiến, ông Diệm đã bị nhiều đảng chính trị và nhiều chính trị gia đối lập chống lại. Nhiều người trước đây từng ủng hộ ông Diệm lên cầm quyền nhưng rồi không đồng thuận với ông về phương cách cầm quyền. Nhiều người phải bỏ nước ra đi, bị cô lập, bị tù, có người chết trong tù…(đến nỗi Đại Việt Quốc Dân đảng phải lập chiến khu Ba Lòng ở Quảng Trị để võ trang chống lại, còn các đảng khác như Việt Quốc, Duy Dân, Dân Xã thì co cụm lại đi vào bí mật để đối lập), đã thủ tiêu đối lập (Tạ Chí Diệp, Nguyễn Tấn Quê, Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Toàn, Ba Cụt Lê Thành Vinh, Trình Minh Thế, Hồ Hán Sơn … Đó là chưa nói đến những Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Đắc Phương, Võ Côn, Phan Bá Nam, … trong vụ án gián điệp miền Trung ), đã kết án rồi tìm cách giết các nhà đối lập chính trị thuộc nhóm “Caravelle” (khi ra lệnh cho phi cơ của Không quân thả bom xuống Hải vận hạm HQ401 đang trên đường chở các nhà đối lập nầy ra nhà tù Côn đảo),

 

Vì vậy, chính phủ Diệm càng ngày càng bị phản đối, nổi bật nhất là các vụ: 1) Ngày 26-4-1960, 18 chính khách tên tuổi trong Uỷ Ban Tiến BộTự Do họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn, ra kháng thư công khai phản đối chế độ Ngô Đình Diệm độc tài. 2) Ngày 11-11-1960 của nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chánh hụt. 3) Ngày 27-2-1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.

 

 Ngày 5-7-1963, Tòa án Quân sự đặc biệt nhóm họp tại Sài Gòn, bắt đầu xét xử 19 quân nhân và 34 nhân sĩ liên can đến cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. Kết quả, ngày 11-7-1963, tòa tuyên 20 án cấm cố và 14 trường hợp tha bổng. Hôm sau, ngày 12-7-1963 tòa xử các quân nhân và nhân sĩ vắng mặt. Trong số những người được tha bổng, có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Tuy không bị bắt giam và chỉ bị gọi ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự tử ngày 7-7-1963. Trước khi quyên sinh, Nhất Linh đã để lại những dòng tuyệt mệnh như sau: “Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử Đối lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như  Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản.

Trong nhà tù nếu có chính trị phạm, dù chỉ một người, thì chế độ đó chắc chắn độc tài. Chế độ Diệm, theo Avro Manhattan trong “Vietnam, Why Did We Go?”, đã bỏ tù hơn 300,000 người vì lý do chính trị. Theo ông Lê Nguyên Long, một lãnh tụ Quốc Dân Đảng ở miền Trung, thì hàng ngàn cán bộ của đảng ông đã bị nhóm “Cần Lao ác ôn” (như ông Quận trưởng tên Thái ở Điện Bàn, Quảng Nam) vu cáo là Việt Cộng rồi bỏ tù theo luật 10/59. Trong Nam thì đội Phước kéo lê máy chém đi hành hình không biết bao nhiêu người kháng chiến yêu nước không-Cọng sản trong chiến dịch Tố Cộng của bộ trưởng Trần Chánh Thành. Ngoài ra còn hai nhà tù siêu chính phủ là “Chín hầm” ở Huế của ông Ngô Đình Cẩn không nằm trong hệ thống Tư pháp quốc gia , và trại biệt giam P42 của ông Ngô Đình Nhu, cũng bí mật không thuộc cơ quan nào của chính phủ cả, ở gần Sở thú Sài Gòn, đã nhốt biết bao nhiêu người chiến sĩ yêu nước nhưng không chịu được chế độ độc tài của Thục-Diệm-Nhu-Cẫn (như các cụ Nguyễn Xuân Chử, Xuân Tùng, Trần Văn Hương, Phan Bá Cầm, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Lực, Phan Khắc Sữu, …) 

Nếu khôngtự do báo chí thì chế độ đó chắc chắn độc tài. Chế độ Diệm có ông Bộ trưởng Thông tin cũng là Chủ tịch Phong trào Tố Cộng toàn quốc, ký giả nói gì viết gì cũng phải trong cái khung tố Cộng, dọa nhau thì lại chụp cho cái nón cối lên đầu. Lại có hệ thống Cấp bông giấy (in báo) để khống chế quyền độc lập của chủ báo, và có gia nô của chính phủ độc quyền hệ thống Phát hành thì làm sao nói đến tự do báo chí nữa,  nhưng rút cục trong một chính thể độc tài, nô lệ, dân chủ ngụy tạo như chính thể nhà Ngô, chẳng có một tờ báo nào thoát được ra ngoài quỹ đạo của chế độ Ngô Đình Diệm.

Vào ngày 4 tháng 5 năm 1963, người Công giáo trên khắp Việt Nam Cộng hòa đã treo cờ Công giáo để đánh dấu lễ kỷ niệm  cho Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục được chọn làm Giám quản Tông tòa đầu tiên của Việt Nam. Hai ngày sau, em trai của Ngô Đình Thục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã gửi một bức điện thông báo rằng việc treo cờ tôn giáo sẽ bị cấm. Vào ngày 8 tháng 5, lễ kỷ niệm Đại lễ Phật Đản được tổ chức. Tại Huế, những lá cờ Phật giáo được treo công khai, dẫn đến việc Công an, cảnh sát Việt Nam Cộng hòa xé bỏ chúng

Buổi tối ngày 8/5/1963 đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn mừng ngày Phật đản của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm hằng năm. Nhưng đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn với lý do lỗi kỹ thuật nên không thể phát được, đài chỉ cho phát các bài nhạc. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Phó Tỉnh trưởng Nội An  Thừa Thiên Huế đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Binh lính và xe bọc thép cũng được điều đến Đài phát thanh.

Trong khi lãnh đạo Phật giáo và chính quyền đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.

Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có tám người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi)[11] cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo: "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán".

Tại Sài Gòn, ngày 9/5/1963, Giám đốc Cảnh sát (Nguyễn Văn Thành) và Giám đốc Cảnh sát Đặc biệt (Dương Văn Hiếu) đến chùa Ấn Quang gặp lãnh đạo Phật giáo Nam Bộ nhờ trấn an dư luận.

Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu gặp Thượng tọa Thích Tâm Châu xin hoãn lễ Cầu siêu nạn nhân ở Đài Phát thanh Huế dự định tổ chức vào ngày 12/5/1963.

Sáng ngày 9/5/1963, tín đồ Phật giáo ở Huế biểu tình tố cáo chính quyền tàn sát tín đồ. Thượng tọa Thích Trí QuangTỉnh trưởng Thừa Thiên dùng xe phóng thanh kêu gọi Phật tử giải tán.

1/Vào 8 giờ tối ngày 10-6-1963, hai Thượng tọa Tâm Châu và Thiện Hoa có cho xe vào Ấn Quang, mời tôi (Thích Đức Nghiệp) ra Xá Lợi bàn Phật sự gấp. Khi tới Xá Lợi, tôi gặp hai vị Thượng tọa đang ngồi phòng khách. 

Thượng tọa Thiện Hoa nói là : 
- Phật giáo mình đương bị lâm nguy quá, nhất là tại Huế hiện nay.... 
Thượng tọa Tâm Châu nói theo : 
- Ngày mai, buổi sáng chủ nhật, tới phiên tôi rước linh và cầu siêu tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3. Vậy Thầy về hỏi lại ý nguyện tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, hiện đương tụng kinh Pháp Hoa tại Ấn Quang. Nếu Hòa thượng đồng ý, thì ngay sau khóa lễ ở Phật Bửu Tự, trên đường về Xá Lợi, Thầy tìm mọi cách có hiệu quả nhất, để Hòa thượng Quảng Đức được tự nguyện tự thiêu, đồng thời để cứu nguy cho Phật giáo hiện nay. 

 

Khi về, tôi gặp ngay Hòa thượng Quảng Đức ở chùa Ấn Quang
Sau khi tôi hỏi : - Hòa thượng còn giữ nguyện tự thiêu như lá thơ Hòa thượng đã gởi cho Liên Phái trước đây không ? 

Hòa thượng mừng rỡ trả lời : Tôi sẵn sàng tự thiêu để cúng dường Tam Bảo và để giác ngộ cho chính quyền mau mau thỏa mãn năm nguyện vọng  của Phật giáo

Tôi (Thích Đức Nghiệp) nói thêm : 

- Vậy Hòa thượng hãy đi nghĩ và sáng mai, con sẽ tổ chức cho Hòa thượng tự thiêu cho Hòa thượng được thành tựu viên mãn

Song Hòa thượng nói thêm : 
- Đại đức cho tôi được lễ tạ Phật và Thượng tọa Thiện Hoa, tôi sẽ nói : Ngày mai tôi phải đi xa vì Phật sự, đồng thời cho tôi viết một lá thơ gởi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm: 

“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.

Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

1/ Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam ghi trong bản tuyên ngôn.

2/ Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

3/ Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác gian.

4/ Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc...

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.

Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp”.

NAM MÔ ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT.
Tỳ Kheo Thích Quảng Đức Kính bạch.

Tôi trả lời đều được cả, nhưng tuyệt đối Hòa thượng không nên để cho ai biết việc tự thiêu này. Sau đó, tôi đến phòng Thượng tọa Thiện Hoa mới ở Xá Lợi về để xin ít tiền mua sắm xăng để thiêu và vải để viết biểu ngữ cho sáng ngày mai. Tiếp theo tôi gọi anh lái xe ô tô Austin của Phật tử Trần Quang Thuận gởi ở Ấn Quang và nhờ anh ta đi mua xăng và vải, đồng thời tôi nhờ anh ấy chở Hòa thượng Quảng Đức đi dự lễ tại Phật Bửu Tự. 

Kế đó, tôi họp ngay mấy Thầy lại để phân công vào việc sáng mai ngày 11 tháng 6 năm 1963 : 

Thầy Chân Ngữtrách nhiệm đổ hết xăng từ đầu tới chân Hòa thượng Quảng Đức khi cùng ngồi trên xe Austin để đi tới ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt trước tòa Đại sứ Cao Mên. 

Thầy Trí Minh phải ngồi cùng hàng ghế trước để bảo anh lái xe phải dừng lại ở ngã tư đường nói trên, rồi làm bộ chữa xe để Hòa thượng bước xuống đường và ngồi tự thiêu

Thầy Hồng Huệ giữ trật tự, Tăng Ni đi thành hai hàng và xe của Hòa thượng từ từ đi ở giữa. 

Tôi (Thích Đức Nghiệp) đi bên cạnh xe của Hòa thượng. Khi xe ngừng lại Hòa thượng bước xuống, tôi trao tay Hòa thượng bao quẹt và bao diêm để Hòa thượng tự bật lửa thiêu. 

Bùng cháy ! Ngọn lửa ngất trời ! Không thể nào tả xiết nỗi bàng hoàng của tất cả Tăng Ni và những người đứng xung quanh ! Lệ rơi ! Tiếng khóc vang lên ! 

Chẳng những như vậy, mà sau đám hỏa táng thi hài của Hòa thượng Quảng Đức tại An Dưỡng Địa lại có một hiện tượng phi thường, đó là trái tim bất tử của Ngài không cháy và vẫn tồn tại như một hình thể Bông Sen. Bên cạnh đó, ngày 7-7-1963, ông Nguyễn Tường Tam, nhà văn Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn, đã tự sát để noi gương vô úytừ bi của Hòa thượng Quảng Đức. Nhân vụ án này, cô Deepe đại diện tuần báo Newsweek tại Sài Gòn, đã viết một câu đầy ý nghĩa đã báo trước sự sụp đổ của chính phủ ông Diệm. 

"Sau vụ tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, cái chết của Nhất Linh sẽ đóng thêm một cái đinh vào quan tài ông Tổng Thống Diệm (After the most venerable Quảng Đức 's self-immolation, Mr Nhat Linh 's suicide will drive one more nail into President Diệm 's coffin)".  ( Tự truyện của Hoà Thượng Thich Đức Nghiệp, nhân chứng)

2/ Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản”.

Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lệnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lệnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng đặc biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng niPhật tử.
Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được chọn lựa rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung và người em Thiếu tá Lê Quang Triệu chỉ huy lực lượng này. Các vị lãnh đạo đạo quân xâm nhập chốn tôn nghiêm làm thân Phật chảy máu, phá hoại ngôi Tam Bảo, hành hung và bắt giam tăng ni để nói lên cái hào quang quyền lực ảo của mình đã trả giá rất nặng theo luật nhân quả.

Nghe lệnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm sụp đổ thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết được cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.

Tôi và ông Khiêm lấy xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng, cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:
- Quý Thầy đâu hết rồi?
Họ nói dẫn qua Phú Nhuận, còn Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo chúng tôi ra lệnh thiết quân luật. Lịnh này ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông Nhu nhưng im lặng thi hành. ( Việt Nam Nhân Chứng/ Trung Tướng Trần Văn Đôn)

Việc các cộng sự thân tín của Diệm Nhu không hợp tác với Nhu, giải thích tại sao kế hoạch nước lũ nhằm trừng trị các ‘nhà sư ít học’ bị tiết lộ 2 tuần trước khi được thi hành! Tất các các nhà lãnh đạo Phật giáo từ chối không chịu đi trốn và tình nguyện ở lại để chứng tỏ chánh quyền trong tình trạng tuyệt vọng đến mức nào. Một Phát ngôn nhân của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo (Đức Nhuận?) tuyên bố là ‘chúng tôi quăng vỏ chuối để chánh quyền trượt” Ủy Ban lãnh đạo biết là Nhu đã đặt tất cả con bài lên bàn và không còn con bài nào khác để đánh. Tuy nhiên Ủy Ban gởi một phái đoàn sư tăng Tiểu Thưà trốn lên Cam Bốt để thông báo cho thế giới bên ngoài việc đàn áp tôn giáo tại Việt Namyêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp và gởi một phái bộ đến Việt Nam quan sát. Tất các các nhà lãnh đạo kiên nhẫn chờ Nhu ra tay đánh một món đòn cuối

Cuộc đàn áp diễn ra chừng 2 tiếng vì các nhà sư chống cự, chận cửa vào phòng bằng bàn ghế. Tuy nhiên cảnh sát và mật vụ phải cần 8 tiếng đồng hồ trấn áp hoàn toàn chư tăng và một số học sinh và sinh viên khác nghĩ là cảnh sát chỉ muốn vào cướp xác một nhà sư đã tự thiêu trước đó vài hôm. Số lượng chư tăng bị mất tíchbị bắt giữ không chắc là bao nhiêu. Nhưng theo con số do Quốc Hội Mỹ cung cấp và sau này được Ngũ Giác Đài xác nhận là một ngàn bốn trăm vị. Ba mươi vị tăng ở Xá Lợi bị thương nặng và số người chết bị mật vụ phi tang không tìm ra xác là bảy người. (Vietnamese Engaged Buddhism/ Quán Như Phạm Văn Minh)

Tóm lại, dưới nền Đệ Nhất Cộng hòa đã bộc lộ rõ ràng tính phi dân chủ của nó, nhưng thật ra, chính thực tế sinh hoạt chính trị miền Nam trong những năm  đó là đối lập chính trị bị đàn áp, nhà tù chất đầy chính trị phạm, và quyền tự do báo chí bị thủ tiêu, đó là những xác quyết không thể chối cải rằng chế độ Diệm là một chế độ phản dân quyền. Những thuộc tính nỗi tiếng khác của chế độ Diệm như Gia đình trị, Công an trị, Công giáo trị,… chỉ làm mạnh thêm và rõ thêm tính độc tài của gia đình cầm quyền họ Ngô mà thôi, đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm lần lần đi đến một chế độ quyền hành cá nhân áp dụng những phương tiện chuyên chế mà tiếng súng ngày 1-11-1963 đã đưa Chế độ vào dĩ vãng.

 Ngày 23 tháng 8 năm 1963, tướng Lê Văn Kim cho Rufus Phillips, Giám đốc Ủy ban Hoa Kỳ về Phát triển Nông thôn, biết có 1.426 tu sĩ Phật giáo bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là được gài vào. Dân chúng tin rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang giữ trách nhiệm đàn áp Phật tử và đang chuyển dư luận sang chống đối quân đội trong khi quân đội chỉ hành động như con rối trong tay Cố vấn Ngô Đình Nhu, người đã lừa gạt quân đội trong việc ban hành thiết quân luật. Các lãnh đạo quân đội như tướng Tôn Thất Đính và Trần Văn Đôn, không biết gì về các kế hoạch tấn công chùa Xá Lợi và các chùa khác. Chiến dịch đó thực hiện bởi Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung và Cảnh sát Dã chiến theo lệnh bí mật của ông Nhu. Ngô Đình Nhu hiện nắm quyền kiểm soát, và tướng Đôn đang nhận lệnh trực tiếp từ ông ta. Nếu tình hình này không sửa chữa và nếu dân chúng không được biết sự thật, quân đội sẽ bị tê liệt một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng.

Chuẩn bị cho cuộc đảo chính,  các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29 tháng 10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt của Đại Tá Lê Quang Tung (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ), tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi. Sáng ngày 31 tháng 10 năm 1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn III Chiến thuật và Hội Đồng Quân Nhân cử  Đại tá Nguyễn Hữu Có  thay thế Đai tá Bùì Đình Đạm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 để cầm chân đơn vịkiểm soát toàn vùng Bắc Mỹ Thuận, tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Chiều 31 tháng 10 năm 1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 Trung đoàn dưới quyền cùng 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 1 Chi đoàn Thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL15 đi Vũng Tàu.

Như vậy các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về thì do Đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Bắc Mỹ Thuận và Phú Lâm. Con đường miền Tây có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân với lực lượng của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có Đại tá Vĩnh Lộc với Chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.

Cũng trong sáng ngày 1 tháng 11, Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung tướng Trần Văn Đôn  và Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm triệu tập các cấp chỉ huy của các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm về tham dự buổi họp và cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu. Trong “Hồi Ký Chính Trị của Đại Tá Phạm Bá Hoa” viết đối thoại giửa Thiếu Tướng Khiêm và Đại Tá Phạm Bá Hoa lúc đó là Đại úy Chánh Văn Phòng:

 

“Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?”
“Tôi nghe rõ, thưa Thiếu Tướng”..

“Hôm nay, tôi và một số vị Tướng Lãnh đảo chánh ông Diệm, và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham Mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong tòa nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa.

 

Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khóa cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?”.

 

Đúng giờ G, tức 1 giờ trưa ngày 01 tháng 11 năm 1963. Cửa phòng họp số 1 đóng lại, 2 Quân Cảnh đứng gác bên ngoài. So với danh sách "mời họp" vẫn còn thiếu Đại Tá Hiền và Đại Tá Quyền. Hướng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống (góc đường Thống Nhất-Cường Để-Hồng Thập Tự) và khu vực Phủ Tổng Thống -tức dinh Gia Long- súng bắt đầu nổ. Cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô đình Diệm bắt đầu.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963,  đoàn xe đi đón Tồng thống Ngô Đình Diệm và người em Cố Vấn Ngô Đình Nhu từ Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về tới Bộ Tổng Tham Mưu.  Xác của hai anh em Tổng thống Diệm được khiêng xuống đặt ngay trên nền đất của sân cờ nằm chỏng trơ như vậy. Miệng ông Nhu há hốc, mắt nhắm, máu ở miệng trào ra dính hai bên mép và cổ, máu đã trở thành đen. Trời hôm ấy không nắng lắm và nhiều mây, từ lúc ấy tại sân Bộ Tổng Tham mưu trở nên vắng lặng không một ai được lai vãng trừ một số tướng tá và một số người có phận sự. Người hạ sĩ quan trên chiếc M113 trước khi lái xe rời khỏi sân cờ, ông ta rút chiếc khăn mùi xoa trong túi, phủ lên mặt Tổng thống Diệm. Hai thi thể nằm chơ vơ như thế khá lâu vì Hội đồng Quân nhân chưa có một quyết định nào. Đại tá Lê Quang Tung bị giết ngay sáng ngày 1/11/1963 và cho đến chiều hôm đó người em Thiếu Tá Lê Quang Triệu cũng bị giết khi vào Bộ Tổng Tham Mưu tìm hiểu tình trạng người anh. Cho đến nay năm 2023  gia đình vẫn chưa tìm được thân xác.

Ngô Đình Khả (Micae; 1856– 1923) là một quan đại thần nhà Nguyễn. Ông được biết đến như một đại thần đã cộng tác với Pháp để đàn áp cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Năm 1895, Nguyễn Thân lĩnh chức Khâm mạng tiết chế quân vụ, đem ba ngàn quân ra Hà Tĩnh lùng diệt cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Khi đó Ngô Đình Khả làm Phó tướng cho Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả đã theo lệnh Nguyễn Thân đào mả, lấy hài cốt Phan Đình Phùng  trộn với thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống dòng sông Lam.

Châu bản triều Nguyễn có chép về giai đoạn cuối trong sự nghiệp của Ngô Đình Khả như sau:

Ngày 26 tháng 11, Duy Tân năm thứ nhất (1907), Phụ Chánh tâu việc Ngô Đình Khả cất nhà thờ đạo Thiên Chúa trên nền chùa Linh Hựu trong thành nội: Bọn thần phủ Phụ chánh tâu (châu điểm): Tháng 11 năm thứ 17 (1905) tiếp được thư của nguyên quyền khâm sứ đại thần Mô Li Ê (Jean-Ernest Moulié) nói thượng thư Ngô Đình Khả cất nhà thờ đạo bên trong hoàng thành là rất không hợp, thần phủ nên lập tức tra xét rõ nghiêm xử, chiếu theo phận sự mà quy trách nhiệm… Vậy xin chiếu trọng luật về tội không được làm mà làm xử thượng thư Ngô Đình Khả 80 trượng, giáng 3 cấp rời khỏi chức vụ,

Ông quan đại thần bị thất sủng với ngổn ngang thế sự tủi buồn đã sớm mang tâm bệnh, rồi qua đời ở tuổi 66, vào ngày 18/2/1923. Lăng mộ của ông được an táng ở sườn đồi phía sau, bên phải, cách nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam vài trăm mét.

Nhiều giáo dân cao niên sinh sống quanh nhà thờ Phủ Cam kể lại rằng: Trong cơn mưa gió vần vũ đêm 12/6/1963, khu lăng mộ của cựu Nhất đẳng Thị vệ đại thần Ngô Đình Khả đã bị một luồng sét đánh xuống mà cho đến ngày nay vẫn còn một đường nứt khá lớn ở bên trên…

Ngày 12 /06 /1963 lúc 10:30 sáng tại thành phố Huế .... có trận mưa giông, sấm sét đầy trời. Một tiếng sét nổ kinh hoàng tại đồi Phú Cam Huế. Sau đó người ta đến xem...

“Thì trời đánh cháy 2 cây thông trước mộ cụ Khả. Lằn nám chạy xuống đất xi măng, chạy lên bậc tam cấp và chui qua hàng rào cửa sắt. Nổ tét ngôi mộ cụ Khả nứt ra làm 2....”

Người chứng kiến là Yên Kha Phạm Bá Vịnh (đạo Kito, Đệ nhị đảng Đại Việt của Hà Thúc Ký miền Trung.) Hiện nay trên youtube vẫn còn chiếu hình ảnh này.

Nên nhớ, mộ cụ Khả thuộc dạng pháo đài, cốt sắt kiên cố... Xi măng, sắt, cửa sắt... tất cả đều từ Pháp đưa sang...( Sống Còn Với Đại Việt/ Văn Kha Phạm Bá Vịnh)

Ngô Đình Khôi (1885 - 1945), sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình, ông là quan nhà Nguyễn, Tổng đốc Nam Ngãi (Quảng Nam- Quảng Ngãi). Ông là con trai cả của Ngô Đình Khả, tức người anh lớn nhất trong gia đình nhưng cùng cha khác mẹ. Ông được tập ấm lúc còn nhỏ và được triều đình Huế bổ nhiệm vào làm trong Bộ binh năm 1910. 

Năm 1930 ông thăng chức Tổng đốc Nam Ngãi. Trong thời gian làm Tổng Đốc Nam Ngãi được nhân dân nói về Ngô Đính Khôi như sau: cụ Trần Được nói: “Ông Ngô Đình Khôi ác lắm! Khi làm tổng đốc, quan Nam Triều thường bắt giam, tra khảo, bỏ tù những người làm cách mạng”. Hồi ấy, những ai tham gia đảng phái chống Tây, dù đảng Quốc Gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, (Đảng này hoạt động rất mạnh ở Quảng Nam). Đại Việt hay Cộng Sản, đều được dân chúng gọi chung là “người làm cách mạng” cả. Dân chúng chưa biết gì để phân biệt Cộng Sản với Quốc Gia. Những “người làm cách mạng”, khi bị ông Ngô Đình Khôi bắt, đều bị ông cho tra khảo rất dữ để khai cung”. Con trai của ông là Ngô Đình Huân thì làm thư ký và thông ngôn cho Yokoyama Masayuki, Viện trưởng Viện Văn hóa Nhật Bản tại Sài Gòn, sau đó làm Thanh tra Lao động. Vì ý hướng thân Nhật, Ngô Đình Khôi bị ép về hưu năm 1943. Mùa thu năm 1945 ông và Ngô Đình Huân bị Việt Minh bắt cùng với Phạm Quỳnh, cựu thượng thư Bộ Lại và đem xử bắn ở rừng Hắc Thú

Vào năm 1955, ông Ngô Đình Cẩn tìm được thi hài ông Ngô Đình Khôi ở huyện Phong Điền thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế, mộ có thi thể của ông cựu quan Phạm Quỳnh. Sau khi tìm được thi hài của anh trai mình, hai anh em nhà họ Ngô làm lễ quốc tang lớn cho ông Ngô Đình Khôi. Theo Đỗ Mậu, một cựu thiếu tướng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam):  Ông Ngô Đình Khôi tuy chỉ là thứ tham quan ô lại thời thực dân phong kiến bị Việt Minh lên án phản quốc và đã được ông Diệm làm lễ quốc táng, thế mà anh em ông Diệm vẫn chưa hài lòng còn muốn tôn vinh anh mình lên hàng danh nhân vĩ đại của lịch sử và đặt tên đường

Ngô Đình Cẩn (Gioan Baotixita 1911– 9 tháng 5 năm 1964), biệt hiệu Hắc Long, là em trai của Ngô Đình Diệm,  Ông được anh trai giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách cao nguyên Trung phần và khu vực duyên hải trải dài từ Phan Thiết ở phía nam đến biên giới Vĩ tuyến 17 ở phía bắc, đồng thời giữ cương vị chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia thuộc Đảng Cần lao Nhân vị trong khu vực. Đặt tổng hành dinh tại cố đô Huế, Ngô Đình Cẩn điều hành quân đội và mật vụ kiểm soát khu vực do mình phụ trách. Trong thời gian cầm quyền, ông cai trị miền Trung như một bạo chúa – ông tổ chức trấn áp, vây bắt những người cộng sản, người bất đồng chính kiến hoặc có tư thù cá nhân với mình. Chính vì điều này, ông Cẩn được xem là người tàn độc nhất trong số các anh em nhà họ Ngô, được người đời mệnh danh là "bạo chúa miền Trung". Tất cả bộ máy và sự hoạt động ở khu vực Trung phần đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Sài Gòn và Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, do đó ông Cẩn đôi khi phủ quyết các quan chức được chính phủ ở Sài Gòn bổ nhiệm về khu vực do ông quản lý.

Trong vụ xét xử khi ra tòa, ông Cẩn đã phải đối mặt với những điều bất lợi ngay từ đầu, khi hàng ngàn tù nhân chính trị được thả ra thay nhau tường thuật những câu chuyện về các vụ tra tấn dưới bàn tay của anh em nhà họ Ngô và  tự coi mình là nạn nhân của chế độ Ngô Đình Diệm. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1964, ông Ngô Đình Cẩn bị Tòa án Cách mạng tuyên án tử hình. Ít ngày sau, ông được cáng vào sân trong nhà tù, được hai người lính canh và hai linh mục Công giáo hỗ trợ để đứng thẳng bên cột. Ông từ chối bịt mắt, bày tỏ muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết của mình. Đề nghị của ông bị từ chối và ông đã bị xử bắn trước sự chứng kiến của khoảng 200 người quan sát.

Xin kết thúc sự vận hành nhân quả này bằng bài thơ của Vũ Hoàng Chương nhân ngày giỗ của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Kính dâng lên BỒ-TÁT QUẢNG-ĐỨC

Lửa! Lửa cháy ngất Toà Sen!
Tám chín phương nhục thể trần tâm
hiện thành Thơ, quỳ cả xuống.
Hai Vầng Sáng rưng rưng
Đông Tây nhoà lệ ngọc
Chắp tay đón một Mặt Trời Mới Mọc,
Ánh Đạo Vàng phơi phới
 đang bừng lên, dâng lên...

Ôi, đích thực hôm nay Trời có Mặt!
Giờ là giờ Hoàng-Đạo nguy nga.
Muôn vạn khối sân-si vừa mở mắt
Nhìn nhau: tình huynh-đệ bao la.
Nam mô ĐỨC PHẬT DI ĐÀ
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay?

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ,
NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dày
Bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây
Gọi hết LỬA vào xương da bỏ ngỏ
PHẬT-PHÁP chẳng rời tay...
Sáu ngả luân hồi đâu đó
Mang mang cùng nín thở
Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay.
Không khí vặn mình theo
khóc oà lên nổi gió
NGƯỜI siêu thăng...
giông bão lắng từ đây.
Bóng NGƯỜI vượt chín tầng mây
Nhân gian mát rợi bóng cây Bồ-Đề.

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc!
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi!
Chỗ NGƯỜI ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô-hình sáng chói nét TỪ-BI.

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro
 lụa tre dần mục nát
Với Thời-Gian lê vết máu qua đi.
Còn mãi chứ! còn TRÁI TIM BỒ TÁT
Gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.

Ôi  ngọn LỬA huyền vi!
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi Vô-Minh
Hướng về Cực-Lạc.
Vần điệu của thi-nhân chỉ còn là rơm rác
và chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo với lời Kinh;
Tụng cho nhân loại hoà bình
Trước sau bền vững tình huynh-đệ này.

Thổn thức nghe lòng Trái Đất
Mong thành Quả Phúc về Cây.
Nam-mô THÍCH CA MẦU NI PHẬT
Đồng loại chúng con
nắm tay nhau tràn nước mắt
tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây.

(Khởi viết từ ngày 11-6-63, xong ngày 15-7-63 tại SAIGON)

 

(Tất cả những gì trong bài viết này đều lượm lặt, tham khảo và đúc kết lại trích từ mạng internet, Wikipedia v..v.. để cho quý đọc giả vì không có thì giờ tham khảo hoặc muốn biết thêm về lịch sử và những nguồn dẫn này đều thấy không cần xin phép và trích dẫn, Tôi thành thật xin lỗi và những tác giả của các nguồn dẫn nào yêu cầu hủy bỏ. Tôi sẻ hoan hỷ thi hành.)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47048)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.