Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

28/10/20237:35 CH(Xem: 7788)
Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
BƯỚC VÀO VƯỜN HOA
GIÁC NGỘ & GIẢI THOÁT
ENTERING INTO THE GARDEN OF FLOWERS OF
ENLIGHTENMENT & EMANCIPATION
Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát
PDF icon (4)BƯỚC VÀO VƯỜN HOA GIÁC NGỘ & GIẢI THOÁT

 

Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 


Mục Lục
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Đạo Phật—An Overview of Buddhism 
Chương Một—Chapter One: Thời Kỳ Trước Khi Có Phật Giáo—The Period of Pre-Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Nguồn Gốc Phát Sinh Phật Giáo—The Origination of Buddhism 
Chương Ba—Chapter Three: Sự Thành Hình Phật Giáo—The Formation of Buddhism 
Chương Bốn—ChapterFour: Tổng Quan Về Đạo Phật—An Overview of Buddhism
Chương Năm—ChapterFive: Ý Nghĩa Của Đạo Phật—The Meanings of Buddhism
Chương Sáu—Chapter Six: Tóm Lược Về Những Phần Cốt Lõi Nhất Trong Đạo Phật—Summaries of the Very Cores of Buddhism 
Chương Bảy—Chapter Seven: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology
Chương Tám—Chapter Eight: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life 
Chương Chín—Chapter Nine: Đạo Phật: Tôn Giáo Của Chân Lý và  Triết Lý Sống Động—Buddhism: A Religion of the Truth and A Living Philosophy
Chương Mười—Chapter Ten: Những Chân Lý Cao Thượng Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—The Noble Truths in Buddhist Teachings
Phần Hai—Part Two: Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Entering Into the Garden of Flowers of Enlightenment & Emancipation
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật: Khai Mở Khu Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Buddha's Enlightenment: The Opening of the Garden of Flowers of Enlightenment & Emancipation  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Những Đóa Hoa Giác Ngộä Trong Phật Giáo—Flowers of Enlightenment In Buddhism  
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Những Đóa Hoa Giải Thoát Trong Phật Giáo—Flowers of Emancipation In Buddhism 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Trung Đạo: Khu Vườn  Đầy Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Middle Path: The Garden Full of Flowers of Enlightenment & Emancipation  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Đạo Phật: Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Buddhism:The Garden of Flowers of Enlightenment&Emancipation 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Đạo Phật: Nguyên Lý Giải Thoát Hoàn Hảo—Buddhism: The Principle of Perfect Freedom 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Đạo Phật: Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Buddhism: Emancipation In This Very Life  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Đạo Phật: Dòng Suối Đưa Chúng Sanh Qua Bờ Bên Kia—Buddhism: The Stream That Takes Sentient Beings to the Other Shore  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tu Hành Đóng Vai Trò Then Chốt Tiến Đến Cửa Giác Ngộ & Giải Thoát Trong Phật Giáo—Cultivation Plays the Key Role In Advancing to the Doors of Enlightenment & Emancipation  
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Thiền Tập: Con Đường Dẫn Vào Khu Vườn Đầy Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Meditation Practices: The Way Leading to The Garden Full of Flowers of Enlightenment & Emancipation 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tu Tập Chánh Niệm Là Đang Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Cultivation of the the Right Mindfulness Is Entering the Garden of Folowers of Enlightenment & Emancipation 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tu Tập Niệm Phật Có Nghĩa Là Đang Bước Vào Khu Vườn Đầy Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Cultivation of Buddha Recitation Means Entering Into the Garden Full of Flowers of Enlightenment & Emancipation 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Thông Đạt Phật Đạo Là Đang Mở Đường Để Bước Vào Khu Vườn Đầy Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Actualization of the Buddha’s Path  Is Opening the Way to Entering Into the Garden Full of Flowers of Enlightenment & Emancipation  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Sống Tỉnh Thức Có Nghĩa Là Đang Dạo Bước Trong Khu Vườn Đầy Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát—Living In Mindfulness Means Walking In  the Garden Full of Flowers of Enlightenment & Emancipation
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Muốn Hái Những Đóa Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát  Hành Giả Phải Chăn Tâm Như Chăn Trâu—In Order to Be Able to Pick Flowers of Enlightenment & Emancipation, Practitioners Must Herd the Mind As They Herd Their Oxen  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Những Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật Đến Chư Đệ Tử Về Giác Ngộ & Giải Thoát—The Buddha's Last Teachings to His Disciples on Enlightenment & Emancipation  
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Điểm Đến Tối Hậu: Niết Bàn—The Ultimate Arrival: Nirvana 
Tài Liệu Tham Khảo—References 


LỜI ĐẦU SÁCH

 

Theo Phật giáo, Giác Ngộ, tiếng Phạn là Bồ Đề có nghĩa là giác sát hay giác ngộ. Giác có nghĩa là sự biết và cái có thể biết được. Giác ngộnhận biết các chướng ngại che lấp trí tuệ hay các hôn ám của vô minh như giấc ngủ (như đang ngủ say chợt tỉnh). Giác ngộ cũng là nhận ra các chướng ngại phiền não gây hại cho thiện nghiệp, hay trực ngộ về bản tánh thật của vạn pháp. Theo Phật giáo, giác ngộ chính là đại lộ đưa hành giả đi đến Niết Bàn. Khái niệm về từ Bodhi trong Phạn ngữ không có tương đương trong Việt và Anh ngữ, chỉ có danh từ “Lóe sáng,” “Bừng sáng,” hay “Enlightenment” là thích hợp. Một người thấy được bản tánh thật sự của vạn hữugiác ngộ cái hư không hiện tại. Cái hư không mà người ta thấy được trong khoảnh khắc ấy không phải là hư vô, mà là cái không thể nắm bắt được, không thể hiểu được bằng cảm giác hay tư duy vì nó vô hạn và vượt ra ngoài sự tồn tạikhông tồn tại. Cái hư không được giác ngộ không phải là một đối tượng cho chủ thể suy gẫm, mà chủ thể phải hòa tan trong đó mới hiểu được nó. Trong Phật giáo thật, ngoài thể nghiệm đại giác ra, không có Phật giáo. Giác Ngộkinh nghiệm riêng tư thân thiết nhất của cá nhân, nên không thể nói bằng lời hay tả bằng bút được. Theo Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật dạy về kinh nghiệm giác ngộ như sau: “Với cái tâm an định, trong sạch, linh mẫn, điều chế, xả hết ác nghiệp, nhu thuận, tùy ứng, kiên cố, không nao núng, thầy Tỳ Kheo phát tâm diệt trừ phiền não. Thấy biết đúng như thực: ‘đây là khổ’, ‘đây là nguyên nhân của khổ’, ‘đây là sự diệt khổ’, và ‘đây là con đường diệt khổ.’ Thấy biết đúng như thực: ‘đây là phiền não’, ‘đây là nguyên nhân của phiền não’, ‘đây là sự diệt trừ phiền não’, và ‘đây là con đường đưa tới sự diệt trừ phiền não’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm thấy được giải thoát các phiền não lậu hoặc của dục ái, hữu ái, vô minh, và được trí tuệ giải thoát. Thầy Tỳ Kheo biết: ‘nghiệp tái sanh đã xả trừ, phạm hạnh đã tròn, việc gì phải làm nay đã làm xong, sau kiếp này không còn thọ thân nào khác.’ Tuy nhiên, giáo phápNhư Lai chứng ngộ, quả thực thâm diệu, khó hiểu, khó nhận, vắng lặng tuyệt đối, không nằm trong phạm vi lý luận, tế nhị, chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu nổi. Chúng sanh còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần. Giáo lý tương quan Duyên Khởi là một đề mục rất khó lãnh hội, và Niết Bàn, là sự chấm dứt mọi hiện tượng phát sinh có điều kiện, sự từ bỏ khát vọng, sự đoạn trừ tham ái, sự không tham ái và sự chấm dứt cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội.” Thật rõ rệt rằng ngộ là sự thành tựu chân thực, trạng thái viên mãn của cái tâm bình thường trong đó mình sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn, bình thản hơn, đầy niềm vui hơn bất cứ thứ gì mình từng thể nghiệm trước đây.  Vì vậy ngộ là một trạng thái trong ấy con người hoàn toàn hòa hợp với thực tại bên ngoài và bên trong, một trạng thái trong ấy hành giả hoàn toàn ý thức được nó và nắm được nó một cách trọn vẹn. Hành giả nhận thức được nó, nghĩa là không phải bằng óc não hay bất cứ thành phần nào của cơ thể của hành giả, mà là con người toàn diện. Hành giả nhận thức được nó; không như một đối tượng  đằng kia mà hành giả nắm giữ nó bằng tư tưởng, mà nó, bông hoa, con chó, hay con người trong thực tại trọn vẹn của nó hay của hành giả. Kẻ thức tỉnh thì cởi mở và mẫn cảm đối với thế giới, và hành giả có thể cởi mở và mẫn cảm vì anh ta không còn chấp trước vào mình như một vật, do đó đã trở thành trống không và sẵn sàng tiếp nhận. Ngộ có nghĩa là “sự thức tỉnh trọn vẹn của toàn thể cá tính đối với thực tại.” Trong khi đó, giải thoát có nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Mục tiêu của mọi Phật tửmục đích của mọi tông phái dựa vào thiền định. Trong thiền, giải thoát đồng nghĩa với đại giác. Giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử lại có nghĩa là giải thoát khỏi mọi trở ngại của cuộc sống, những hệ lụy của dục vọngtái sanh. Giải thoát tối hậu, giải thoát vĩnh viễn, giải thoát khỏi sự tái sanh trong vòng luân hồi sanh tử. Giải thoátlìa bỏ mọi trói buộc để được tự tại, giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, cởi bỏ trói buộc của nghiệp hoặc, thoát ra khỏi những khổ đau phiền não của nhà lửa tam giới. Trong Phật giáo, Phật không phải là người giải thoát cho chúng sanh, mà Ngài chỉ  dạy họ cách tự giải thoát. Trên hết, đối với hành giả tu Phật, giải thoát có nghĩa là Niết Bàn. Giải thoát khỏi những khổ đau phiền não do hiểu được nguyên nhân của chúng, xuyên qua thực hành Tứ diệu đếxóa bỏ hay làm biến mất những nhơ bẩn ấy. "Giải thoát" đánh dấu sự loại bỏ những ảo ảnhđam mê, vượt thoát sinh tử và đạt tới cứu cánh Niết bàn.

Nói rằng đạo Phật là vườn hoa giác ngộgiải thoát không phải là quá đáng bởi vì trong số các tôn giáo trên thế giới, dầu tôn giáo nào cũng muốn con người hướng thượng, nhưng chỉ đạo Phật là con đường duy nhất đưa con người từ hung ác đến thiện lành, từ phàm đến Thánh, từ mê sang giác, và từ khổ đau phiền não đến giải thoát rốt ráo. Bên cạnh đó, sức mạnh của việc tu tập giáo pháp Phật giáo là không thể nghĩ bàn. Công dụng sức mạnh của việc tu tập giáo pháp Phật giáo sẽ khiến cho hành giả dầu chưa đạt được giải thoát rốt ráo, nhưng cũng giác ngộ được rằng nếu chịu tu hành thiện pháp cũng được tái sanh làm người hay được sanh lên cõi trời sống đời xứng đáng đầy an lạchạnh phúc. Theo quan điểm của Phật giáo Đại Thừa, một cuộc sống xứng đáng của người chân Phật tử, không phải là chỉ trải qua một cuộc sống bình an, tỉnh lặng mà chính là sự sáng tạo một cái gì tốt đẹp. Khi một người nỗ lực trở thành một người tốt hơn do tu tập thì sự tận lực này là sự sáng tạo về điều tốt. Khi người ấy làm điều gì vì lợi ích của người khác thì đây là sự sáng tạo một tiêu chuẩn cao hơn của sự thiện lành. Các nghệ thuật là sự sáng tạo về cái đẹp, và tất cả các nghiệp vụ lương thiện đều là sự sáng tạo nhiều loại năng lựcích lợi cho xã hội. Sự sáng tạo chắc chắn cũng mang theo với nó sự đau khổ, khó khăn. Tuy nhiên, người ta nhận thấy cuộc đời đáng sống khi con người dùng sức mạnh của chính mình để nỗ lực vì điều gì thiện lành. Một người nỗ lực để trở nên một người tốt hơn một chút và làm lợi ích cho người khác nhiều hơn một chút, nhờ sự nỗ lực tích cực như thế chúng ta có thể cảm thấy niềm vui sâu xa trong đời người.

Nói chung, giáo pháp nhà Phật đều nhắm vào việc giúp con người giác ngộgiải thoát những khổ đau phiền não của họ ngay trong  kiếp này. Nói cách khác, bước vào tu tập với giáo pháp nhà Phật cũng đồng nghĩa với bước vào vườn hoa giác ngộgiải thoát. Các lời dạy này đều có cùng một chức năng giúp đỡ cá nhân hiểu rõ phương cách khơi dậy thiện tâmtừ bỏ ác tâm. Phật tử chân thuần muốn đạt đến cảnh giới an vui hạnh phúc như Đức Phật, không có con đường nào khác hơn con đường tu tập theo đúng những sự thật nầy. Nghĩa là, chúng ta phải học các sự thâät nâày và phải đi theo con đườngĐức Phật đã chỉ bày. Nói về giác ngộgiải thoát, đức Phật đã từng khẳng định với chúng đệ tử: “Tất cả những gì Ta làm, các ngươi đều có thể làm được; các ngươi có thể chứng đắc Niết Bàn, đi vào cảnh an vui hạnh phúc khi nào các ngươi bỏ được cái ‘ngã’ sai lầm và diệt hết vô minh trong tâm mình.” Nói tóm lại, giác ngộ là sự tỉnh thứcnhận biết về Phật và làm sao để đạt đến Phật quả. Giác ngộ trong Phật giáođạt được sự chứng ngộ thâm sâu của cái có nghĩa là Phật và làm sao để đạt đến Phật quả. Còn giải thoátlìa bỏ mọi trói buộc để được tự tại, giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, cởi bỏ trói buộc của nghiệp hoặc, thoát ra khỏi những khổ đau phiền não của nhà lửa tam giới. Trong Phật giáo, đức Phật không phải là người giải thoát cho chúng sanh, mà Ngài chỉ dạy họ cách tự giải thoát. Trên hết, đối với hành giả tu Phật, giải thoát có nghĩa là Niết Bàn. Giải thoát khỏi những khổ đau phiền não do hiểu được nguyên nhân của chúng, xuyên qua thực hành Tứ diệu đếxóa bỏ hay làm biến mất những nhơ bẩn ấy. "Giải thoát" đánh dấu sự loại bỏ những ảo ảnhđam mê, vượt thoát sinh tử và đạt tới cứu cánh Niết bàn. Người Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng Ngài chỉ nêu gương cho hàng đệ tử noi theo và là người dẫn đường, Pháp của Ngài mới đóng vai trò làm Thầy và Tăng già chân chánh là những người thực sự dẫn đường cho chúng ta trên bước đường tu tập hiện tại của mình. Cuối cùng, trước khi nhập diệt, Đức Phật nhấn mạnh với chư Tăng những lời dạy cuối cùng của Ngài: “Tất cả vạn vật đều đi đến hoại diệt. Bây giờ các con hãy nỗ lực tinh tấn.” Sau đó Ngài nằm nghiêng về phía bên phải giữa hai cây Song Thọ, Ngài bắt đầu nhập sâu vào các tầng thiền rồi cuối cùng nhập vào Niết Bàn, không bao giờ còn tái sanh trở lại nữa. Nhục thân của Ngài được hỏa táng, theo ước nguyện của Ngài xá lợi được chia cho loài ngườichư Thiên; và các bảo tháp được dựng lên để lưu giữ xá lợi của Ngài. Đức Như Lai đã bày ra một cách rõ ràng những hướng dẫn cho cuộc tu tập của người chân Phật tử. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình triệt tiêu nghiệp chướng để đi từ khổ đau phiền não tới giác ngộgiải thoát, từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách nhỏ mang tựa đề “Bước Vào Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

                                                                                        Thiện Phúc

 

 

 

Preface

 

According to Buddhism, the term Enlightenment is from the Sanskrit word of “Bodhi” from the root “Bodha” which means knowing, understanding, and illumination. Buddhiboddhavya also means knowing and knowable. To enlighten means to awaken in regard to the real in contrast to the seeming, as to awake from a deep sleep. To enlighten also means to realize, to perceive, or to apprehend illusions which are harmful to good deeds, or the intuitive awareness or cognition of the Dharma-Nature, the realization of ultimate reality. According to Buddhism, enlightenment is the great avenue that leads practitioners to Nirvana. The concept of “Bodhi” in Sanskrit has no equivalent in Vietnamese nor in English, only the word “Lóe sáng,” “Bừng sáng,” “Enlightenment is the most appropriate term for the term Bodhi in Sanskrit. A person awakens the true nature of the all things means he awakens to a nowness of emptiness. The emptiness experienced here here is no nihilistic emptiness; rather it is something unperceivable, unthinkable, unfeelable for it is endless and beyond existence and nonexistence. Emptiness is no object that could be experienced by a subject, a subject itself must dissolve in it (the emptiness) to attain a true enlightenment. In real Buddhism, without this experience, there would be no Buddhism. Enlightenment is the most intimate individual experience and therefore cannot be expressed in words or described in any manner. According to the Samanaphalasuttanta, the Buddha taught the followings on the experience of enlightenment: “With his heart thus serene, made pure, translucent, cultured, devoid of evil, supple, ready to act, firm, and imperturbable, he directs and bends down to the knowledge of the destruction of the defilements. He knows as it really is: ‘this is pain’, ‘this is the origin of pain’, this is the cessation of pain’, and ‘this is the Way that leads to the cessation of pain’. He also knows as it realy is: ‘this is affliction’, ‘this is the origin of affliction’, this is the cessation of affliction’, and ‘this is the Way that leads to the cessation of affliction’. To him, thus knowing, thus seeing, the heart is set free from the defilement of lusts, of existence, of ignorance... In him, thus set free, there arises the knowledge of his emancipation, and he knows: ‘Rebirth has been destroyed. The higher life has been fulfilled. What had to be done has been accomplished. After this present life there will be no more life beyond!’ However, the dharma which I have realized is indeed profound, difficult to perceive, difficult to comprehend, tranquil, exalted, not within the sphere of logic, subtle, and is to be understood by the wise. Sentient beings are attached to material pleasures. This causally connected ‘Dependent Arising’ is a subject which is difficult to comprehend. And Nirvana, the cessation of the conditioned, the abandoning of all passions, the destruction of craving, the non-attachment, and the cessation is also a matter not easily comprehensible.” It is quite clear that “Satori” is the true fulfillment of the state of a perfect normal state of mind in which you will be more satisfied, more peaceful, fuller of joy than anything you ever experienced before. So, “Satori” is a state in which the person is completely tuned to the reality outside and inside of him, a state in which he is fully aware of it and fully grasped it. He is aware of it that is, not in his brain nor any part of his organism, but as the whole man. He is aware of it; not as of an object over there which he grasps with his thought, but it, the flower, the dog, or the man in its or his full reality. He who awakes is open and responsive to the world, and he can be open and responsive because he has given up holding on to himself as a thing, and thus has become empty and ready to receive. To be enlightened means “the full awakening of the total personality to reality.” Meanwhile, "Emancipation" means to release from the round of birth and death. The liberation the experiencing of which is the goal of all Buddhists and all meditative training in Buddhism. Liberation is also used as a synonym for enlightenment.  To emancipate from the round of birth and death means to deliverance from all the trammels of life, the bondage of the passion and reincarnation. Final emancipation or liberation, eternal liberation, release from worldly existence or the cycle of birth and death. Emancipation means the escaping from bonds and the obtaining of freedom, freedom from transmigration, from karma, from illusion, from suffering of the burning house in the three realms (lokiya). In Buddhism, it is not the Buddha who delivers men, but he teaches them to deliver themselves, even as he delivered himself. Above all, for Buddhist pracitioners, emancipation denotes nirvana. Liberation or release from suffering through knowledge of the cause of sufering and the cessation of suffering, through realization of the four noble truths to eliminate defilements. Vimukti is the extinction of all illusions and pasions. It is liberation from the karmic cycle of life and death and the realization of nirvana.

Saying that Buddhism is a garden of flowers of enlightenment and liberation is not so exaggerated because among all religions in the world, even though each and everyone of them wants to direct people to inclined to the good, but Buddhism is the only  way that leads people from the evil to the  virtuous, from deluded to fully enlightened sagehood, and from sufferings and afflictions to ultimate liberation. Besides, the strength of cultivation of Buddhist teachings is inconceivable. The power derived from the strength of cultivation of Buddhist teachings enables Buddhist practitioners, if not yet attain an ultimate emancipation, but having an enlightenment that if practicing good deeds still can be reborn among men, and or  to be born among devas to live a worthwhile life which is full of peace and happiness. According to Mahayana Buddhist point of view, a worthwhile life for a real Buddhist, does not consist in merely spending one’s life in peace and quiet but in creating something good for other beings. When one tries to become a better person through his practice, this endeavor is the creation of good. When he does something for the benefit of other people, this is the creation of a still higher standard of good. The various arts are the creation of beauty, and all honest professions are the creation of various kinds of energy that are beneficial to society. Creation is bound to bring with it pain and hardship. However, one finds life worth living when one utilizes one's own strength to make a strenuous effort for the sake of something good. He endeavors to become a little better a person and to do just a little more for the good of other people, through such positive endeavor we are enabled to feel deep joy in our human lives.

Generally speaking, all teachings of the Buddha are aimed at helping human beings with enlightenment and releasing their sufferings and afflictions in this very life. In other words, entering cultivating with Buddhist teachings also means to entering in the garden of flowers of enlightenment & emancipation. These teachings have a function of helping individual see the way to make arise the skilful thought, and to release the evil thought. Devout Buddhists who want to attain the same peace and happiness, have no other route but cultivating in accordance with these Truths. That is to say, we must learn about these Truths and walk the Path the Buddha showed. Talking about enlightenment and emancipation, the Buddha once confirmed his disciples: “All I did can be done by every one of you; you can find Nirvana and attain joy and happiness any time you give up the false self and destroy the ignorance in your minds.” In short, enlightenment is a complete and deep realization of what it means to be a Buddha. In Buddhism, enlightenment is achieving a complete and deep realization of what it means to be a Buddha and how to reach Buddhahood. While emancipation or moksha means the escaping from bonds and the obtaining of freedom, freedom from transmigration, from karma, from illusion, from suffering of the burning house in the three realms (lokiya). In Buddhism, it is not the Buddha who delivers men, but he teaches them to deliver themselves, even as he delivered himself. Above all, for Buddhist pracitioners, emancipation denotes nirvana. Liberation or release from suffering through knowledge of the cause of sufering and the cessation of suffering, through realization of the four noble truths to eliminate defilements. Vimukti is the extinction of all illusions and pasions. It is liberation from the karmic cycle of life and death and the realization of nirvana. Devout Buddhists should always remember that the Buddha reminded us many times that He only set examples and the guide for His disciples to follow, His Dharmas play the role of the Teachers, and the True Sangha are really the Guides for people on their current path of cultivation. Finally, before passing away, the Buddha emphasized his last words to the monks: “All things composed are perishable. Now strive diligently.” Then, lying on his right side between two “sal” trees, he began meditating into the many stages of his complete and final extinction (parinirvana), after which he would never again be reborn. His body was cremated and, in accordance with his wish, the remains were divided among humans and gods; and stupas (dome-shaped funerary mounds) were erected to preserve the Buddha's relics. The Tathagata already laid out very clearly guidelines for real Buddhists's cultivation. It's our own responsibility to practice or not practice. The journey leading to elimnation of karmas and hindrances in order to achieve enlightenment and emancipation and to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Entering Into the Garden of Flowers of Enlightenment & Emancipation” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners. Hoping this little writing will help those who wish to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.                                                                

                                                                                                Thiện Phúc








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189383)
01/04/2012(Xem: 34859)
08/11/2018(Xem: 13725)
08/02/2015(Xem: 52122)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.