GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF BUDDHIST PRECEPTS
TẬP I | VOLUME I
GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO YẾU LƯỢC TẬP 1
Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục Tập I
Table of Content Volume I
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Đạo Phật & Cộng Đồng Phật Tử Tu Tập Theo Giới Luật Nhà Phật—Summaries of Buddhism & Communities of Buddhists Who Cultivate In Accordance With Buddhist Rules
Chương Một—Chapter One: Sơ Lược Về Đạo Phật—A Summary of Buddhism
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Về Cộng Đồng Phật Tử Tu Tập Theo Giới Luật Nhà Phật—An Overview of Communities of Buddhists Who Cultivate In Accordance With Buddhist Rules
Chương Ba—Chapter Three: Sơ Lược Về Danh Xưng Tỳ Kheo Trong Phật Giáo—A Summary of the Appellation of Bhiksu in Buddhism
Chương Bốn—Chapter Four: Sơ Lược Về Danh Xưng Tỳ Kheo Ni Trong Phật Giáo—A Summary of the Appellation of Bhiksuni in Buddhism
Chương Năm—Chapter Five: Sơ Lược Về Danh Xưng Ưu Bà Tắc & Ưu Bà Di Trong Phật Giáo—A Summary of the Appellation of Upasaka & Upasika in Buddhis
Phần Hai—Part Two: Tổng Quan Về Luật Tạng Trong Phật Giáo—An Overview of the Vinayas In Buddhism
Chương Sáu—Chapter Six: Sơ Lược Về Luật Tạng—A Summary of Vinaya
Chương Bảy—Chapter Seven: Vai Trò Của Ưu Ba Li Trong Việc Trùng Tuyên Giới Luật Trong Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Nhất—Roles of Upali in Reciting Precepts in the First Council
Chương Tám—Chapter Eight: Luật Tông & Năm Bộ Luật Chính Trong Phật Giáo—The Vinaya School & Five Major Books of the Vinaya in Buddhism
Phần Ba—Part Three: Sơ Lược Về Giới Luật Trong Phật Giáo—Summaries of Precepts in Buddhism
Chương Chín—Chapter Nine: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giới Luật—An Overview and Meanings of Precepts
Chương Mười—Chapter Ten: Đặc Tánh Của Giới Luật Phật Giáo—Characteristics of Precepts in Buddhism
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Phân Loại Giới Trong Phật Giáo—Categories of Precepts in Buddhism
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Giới Thanh Tịnh—Pure Precepts
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Chỉ Trì & Tác Trì Trong Tu Tập Giới Luật Phật Giáo—Restraining From Evil & Constraining to Goodness In Cultivation of Buddhist Precepts
Phần Bốn—Part Four: Những Giới Luật Căn Bản Trong Phật Giáo—Basic Precepts in Buddhism
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Năm Giới Căn Bản Trong Phật Giáo—Five Basic Precepts in Buddhism
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Bát Quan Trai Giới—Eight Precepts
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tại Gia Bồ Tát Giới—Lay Bodhisattvas’ Precepts
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Các Giới Luật Cho Phật Tử Mới Xuất Gia—Precepts for the Nova
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Bắc Tông—Northern School Bhiksu's Complete Precepts
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Phật Giáo Nguyên Thủy—Complete Precepts For Theravada Bhiksus
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Ni—Complete Precepts For Bhiksunis
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Bát Kính Giáo—Eight Unsurpassed Rules of a Nun
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Bồ Tát Giới—Bodhisattva Precept
Phần Năm—Part Five: Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Phạm Giới & Gây Tội Theo Quan Điểm Phật Giáo—Causes Lead to Breaking Precepts & Committing Offenses in Buddhist Point of View
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Gây Tội Theo Quan Điểm Phật Giáo—Commit Offences In Buddhist Point of View
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tập Khí: Những Đám Mây Vô Minh Khiến Chúng Sanh Phạm Giới & Tạo Tội—Remnants of Habits: Clouds of Ignorance That Cause Sentient Beings to Break Precepts&to Commit Offense 385
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Chấp Về Cái Ngã Và Ngã Sở Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Phạm Giới & Tạo Tội—Attachment to I and Mine Plays An Important Role in Breaking Precepts & Committing Offenses
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Những Con Ma Độc Lôi Kéo Hành Giả Đi Vào Con Đường Phạm Giới & Gây Tội—Poisonous Demons That Drag Practitioners to the Path of Breaking Precepts & Committing Offenses
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Năm Mươi Ma Ngũ Uẩn Xui Khiến Chúng Ta Phạm Giới & Gây Tội—Fifty Demons of the Five Skandhas Cause Us to Break Precepts & to Commit Offenses
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Thất Tình Lục Dục Xui Khiến Chúng Ta Phạm Giới, Gây Tội &Tạo Nghiệp—Seven Emotions and Six Desires Induce Us to Break Precepts, to Commit Offenses & to Create Karmas
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tám Ngọn Gió Độc Có Thể Khiến Hành Giả Phạm Giới & Gây Tội Tạo Nghiệp—Eight Poisonous Winds Can Induce Practitioners to Break Precepts, to Commit Offenses&to Create Karma
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Mười Đạo Binh Ma Được Đề Cập Trong Kinh Nipata—Ten Armies of Mara Mentioned in the Nipata Sutta
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One Mười Bốn Thứ Làm Cho Chúng Ta Không Thấy Được Bản Chất Thật Của Sự Vật—Fourteen Things That Prevent Us From Seeing the True Nature of Things
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Ba Mươi Kiểu Bố Thí Có Thể Khiến Hành Giả Phạm Giới & Gây Tội Tạo Nghiệp—Thirty Kinds of Giving That Can Induce Practitioners to Break Rules, to Commit Offenses & to Create Karmas
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Thấy Lỗi Người Thì Dễ—It Is Easy to See the Faults of Others
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Lục Căn Luôn Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Gây Tội & Tạo Nghiệp—Six Faculties Always Play An Important Role In Committing Offenses & Creating Karmas
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Năm Thứ Ác Luôn Khiến Hành Giả Phạm Giới & Gây Tội Tạo Nghiệp—Five Evils That Always Induce Practitioners to Break Rules, to Commit Offenses & to Create Karmas
Tài Liệu Tham Khảo—References
Lời Đầu Sách
Sau khi đến Thi Thành, lúc Đức Phật sắp nhập diệt, Ngài yêu cầu chư Tăng họp lại nếu họ có vấn đề nào cần muốn hỏi. Tất cả mọi người đều im lặng. Đức Phật nhìn thoáng qua mọi người trước khi Ngài tóm tắt lại những lời di huấn sau cùng của mình bao gồm vài lời nhắc nhở và nhấn mạnh về những giáo pháp mà Ngài đã thuyết giảng trước đây. Nói về trì giới, đức Phật nhắc nhở: “Một vị Tỳ Kheo phải trì giữ Ba La Đề Mộc Xoa (hay giới luật căn bản, giới luật được ghi trong tạng luật. Chư Tăng Ni mỗi tháng phải tụng giới bổn hai lần trong những ngày Bố Tát vào ngày mười bốn và ba mươi mỗi tháng).” Trong giáo thuyết nhà Phật, giới luật là những qui tắc căn bản trong đạo Phật. Giới được Đức Phật chế ra nhằm giúp Phật tử giữ mình khỏi tội lỗi cũng như không làm các việc ác. Tội lỗi phát sanh từ ba nghiệp thân, khẩu và ý. Trong tu tập Phật giáo, từ Giới sanh định, từ Định sanh huệ. Với trí tuệ không gián đoạn chúng ta có thể đoạn trừ được tham sân si và đạt đến giải thoát và an lạc. Nói cách khác, luật pháp và quy tắc cho phép người Phật tử thuần thành hành động đúng trong mọi hoàn cảnh (pháp điều tiết thân tâm để ngăn ngừa cái ác gọi là luật, pháp giúp thích ứng với phép tác chân chính bên ngoài gọi là nghi). Giới có nghĩa là hạnh nguyện sống đời phạm hạnh cho Phật tử tại gia và xuất gia. Có 5 và 8 giới cho người tại gia, 250 cho Tỳ kheo, 348 cho Tỳ kheo Ni và 58 giới Bồ Tát (gồm 48 giới khinh và 10 giới trọng). Đức Phật nhấn mạnh sự quan trọng của giới hạnh như phương tiện đi đến cứu cánh giải thoát rốt ráo (chân giải thoát) vì hành trì giới luật giúp phát triển định lực, nhờ định lực mà chúng ta thông hiểu giáo pháp, thông hiểu giáo pháp giúp chúng ta tận diệt tham sân si, tiến bộ và đạt được an lạc, giác ngộ, và giải thoát.
Giới luật bao gồm già giới và tánh giới. Già giới là những luật phụ hay thứ luật mà Phật chế ra như cấm uống rượu, đối lại với “tánh giới” là những giới luật căn bản của con người như cấm giết người. Chúng ta ai cũng biết trì giới là giữ gìn giới luật Phật, nhưng đến lúc gặp thử thách, chẳng những mình không giữ giới mà còn phá giới nữa là khác. Giới cốt yếu là giữ tất cả những giới luật đã được Đức Phật thiết lập cho sự ổn định tinh thần của các đệ tử của Ngài. Giới giúp loại bỏ những ác nghiệp. Trì giới có nghĩa là ngưng không làm những việc xấu ác. Đồng thời, làm tất cả những việc thiện lành. Trì giới là để tránh những hậu quả xấu ác do thân khẩu ý gây nên. Điều chánh yếu đối với người tu Phật là chúng ta phải tự khép mình vào khuôn khổ kỷ cương, đặt hành động và lời nói trong giới luật. Giới luật trong Phật Giáo nhằm điều ngự thân nghiệp và khẩu nghiệp, nói cách khác, giới luật nhằm giúp lời nói và hành động trong sạch. Trong Bát Chánh Đạo, ba chi liên hệ tới giới luật là chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng. Bất cứ ai muốn tu tập có kết quả thì trước tiên phải trì giữ ngũ giới căn bản không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và uống rượu cũng như những chất cay độc làm cho tâm thần buông lung phóng túng, không tỉnh giác. Đức Phật thường dạy rằng chúng ta không thể cứu độ người khác nếu chúng ta không tự mình tháo gỡ những nhiễm trược của chúng ta bằng cách sống theo phạm hạnh và chánh trực. Tuy nhiên, cũng đừng nên nghĩ rằng chúng ta không thể dẫn dắt người khác vì chúng ta chưa được hoàn hảo. Trì giới còn là tấm gương tốt cho người khác noi theo nữa, đây cũng là một trong những hình thức giúp đỡ người khác tốt nhất. Trì giới cũng có nghĩa là giữ giới với cái tâm bất động cho dầu mình có gặp bất cứ tình huống nào. Dầu cho núi Thái Sơn có sập lở trước mặt, lòng mình chẳng kinh sợ. Dầu cho có người đàn bà tuyệt mỹ đi qua, lòng ta cũng không xao xuyến. Đây chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa đại giác trong đạo Phật. Đây cũng chính là định lực cần thiết cho bất kỳ người tu Phật nào nhằm chuyển hóa cảnh giới. Bất kể là cảnh giới thiện hay ác, thuận hay nghịch, nếu mình thản nhiên, không sanh tâm kinh sợ để rồi phải phá giới thì tự nhiên gió sẽ yên, sóng sẽ lặng. Trong giáo thuyết nhà Phật, Phạn ngữ “Sila” là tuân thủ những giáo huấn của Đức Phật, đưa đến đời sống có đạo đức. Trong trường hợp của những người xuất gia, những giới luật nhắm duy trì trật tự trong Tăng già. Tăng già là một đoàn thể khuôn mẫu mà lý tưởng là sống một cuộc sống thanh bình và hài hòa. Trì giới hạnh thanh tịnh nghĩa là thực hành tất cả các giới răn của đạo Phật, hay tất cả những thiện hạnh dẫn tới chỗ toàn thiện đạo đức cho mình và cho tất cả mọi người. Tất cả Phật tử chúng ta đều phải giữ gìn các giới luật và bảo vệ chúng như đang giữ gìn một viên ngọc quý vậy. Cư sĩ tại gia, nếu không giữ được hai trăm năm chục hay ba trăm bốn mươi tám giới, cũng nên cố gắng trì giữ năm hay mười giới thiện nghiệp: không sát hại chúng sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh, không uống rượu, không nói láo, không nói lời thô bạo, không nói lời nhãm nhí, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Theo Kinh Pháp Hoa, chư Bồ Tát giữ gìn các giới luật và bảo vệ chúng như đang giữ gìn những viên ngọc quí trong tay họ. Các ngài nghiêm trì không vi phạm, dù một lỗi rất nhỏ. Do nơi tâm không chấp thủ, luôn trong sáng và xa lìa thành kiến, nên người trì giới luôn trầm tĩnh nơi tư tưởng và hành động đối với người phạm giới, và không có sự tự hào ưu đãi nào đối với người đức hạnh.
Trong khi đó, theo Phật giáo, phá giới là vi phạm những giới điều tôn giáo. Phá giới còn có nghĩa là phá phạm giới luật mà Đức Phật đã đặt ra. Trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới 48 giới khinh điều thứ 36, Đức Phật dạy: “Thà rót nước đồng sôi vào miệng, nguyện không để miệng nầy phá giới khi hãy còn thọ dụng của cúng dường của đàn na tín thí. Thà dùng lưới sắt quấn thân nầy, nguyện không để thân phá giới nầy tiếp tục thọ nhận những y phục của tín tâm đàn việt.” Trong Phật giáo, hành vi phi đạo đức là một hình thức phá giới nghiêm trọng. Hành vi phi đạo đức có thể gây tổn hại cho chính mình và cho người khác. Chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa những hành vi này một khi chúng ta biết được hậu quả của chúng mà thôi. Có ba loại hành vi phi đạo đức: hành vi phi đạo đức nơi thân gồm ba thứ khác nhau là sát sanh, trộm cắp và tà dâm; hành vi phi đạo đức nơi khẩu, gồm những lời nói dối, nói chia rẽ, nói phỉ báng và nói lời vô nghĩa; và tư tưởng phi đạo đức bao gồm lòng tham, sự ác độc và tà kiến hay những quan điểm sai trái. Đức Phật dạy: “Không một loài nào có thể ăn thây con sư tử, mà chỉ có những con trùng bên trong mới ăn chính nó; cũng như Phật pháp, không một giáo pháp nào có thể tiêu diệt được, mà chỉ những ác Tăng mới có khả năng làm hại giáo pháp mà thôi.” (trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật bảo A Nan: “Này ông A Nan, ví như con sư tử mệnh tuyệt thân chết, tất cả chúng sanh không ai dám ăn thịt con sư tử ấy, mà tự thân nó sinh ra dòi bọ để ăn thịt tự nó. Này ông A Nan, Phật pháp của ta không có cái gì khác có thể hại được, chỉ có bọn ác Tỳ Kheo trong đạo pháp của ta mới có thể phá hoại mà thôi.” Ý nói những người phá giới và phá hòa hợp Tăng). Đức Phật đưa ra bốn thí dụ về Phá Giới hay Ba La Di Tứ Dụ cho tứ chúng. Đây là bốn thí dụ về Ba La Di tội mà Phật đã dạy chư Tăng Ni về những kẻ phạm vào điều dâm: kẻ phạm vào điều dâm như chiếc kim mẻ mũi gẩy đích, không xài được nữa; như sinh mệnh của một người đã hết, không thể sống được nữa; như đá vỡ không thể chấp lại; như cây gẩy không thể sống lại.
Nói tóm lại, giới luật trong Phật giáo có rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên, nhiệm vụ của giới luật chỉ có một. Đó là kiểm soát những hành động của thân và khẩu, cách cư xử của con người, hay nói khác đi, là để thanh tịnh lời nói và hành vi của họ. Tất cả những điều học được ban hành trong đạo Phật đều dẫn đến mục đích chánh hạnh nầy. Tuy nhiên, giới luật tự thân nó không phải là cứu cánh, mà chỉ là phương tiện, vì nó chỉ hỗ trợ cho định (samadhi). Định ngược lại là phương tiện cho cho sự thu thập trí tuệ, và chính trí tuệ nầy lần lượt dẫn đến sự giải thoát của tâm, mục tiêu cuối cùng của đạo Phật. Do đó, Giới, Định và Tuệ là một sự kết hợp hài hòa giữa những cảm xúc và tri thức của con người. Đức Phật vạch ra cho hàng đệ tử của Ngài những cách để khắc phục tà hạnh về thân và khẩu. Theo Kinh Trường Bộ (Majjhima Nikaya), Đức Phật dạy: “Sau khi điều phục lời nói, đã chế ngự được các hành động của thân và tự làm cho mình thanh tịnh trong cách nuôi mạng, vị đệ tử tự đặt mình vào nếp sống giới hạnh. Như vậy vị ấy thọ trì và học tập các học giới, giữ giới một cách thận trọng, và thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt. Trong khi tiết chế lời nói và hành động như vị ấy phải cố gắng phòng hộ các căn. Vì nếu vị ấy thiếu sự kiểm soát các căn của mình thì các tư duy bất thiện sẽ xâm nhập đầy tâm của mình. Thấy một sắc, nghe một âm thanh, vân vân... Vị ấy không thích thú, cũng không khó chịu với những đối tượng giác quan ấy, mà giữ lòng bình thản, bỏ qua một bên mọi ưa ghét.”
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Giới Luật Phật Giáo Yếu Lược” chỉ nhằm trình bày sơ lược về những giới luật cốt lõi trong giáo pháp nhà Phật, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về giới luật Phật giáo. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Điều quan trọng nhất ở đây là hành giả phải bước vào thực tập những giới luật mà đức Phật đã đề ra nhằm thiết lập những mẫu mực đạo đức trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Giới Luật Phật Giáo Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu những giới luật cốt lõi trong giáo pháp nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
After arriving in Kusinagara, at his death approached, the Buddha asked the assembly of monks if they had any questions. The gathering remained silent. The Buddha took a quick look at all of his disciples before summarized his Last Teachings which include some of his reminders on the previously preached teachings. Talking about keeping precepts, the Buddha reminded: “A monk is expected to observe all Patimokkha Sila (or the fundamental moral code, disciplinary rules binding on the Bhikkhu and Bhikkhuni, recited on Uposatha days for the purposes of confession). In Buddhist teachings, precepts, commandments, discipline, prohibition, morality, etc. are basic rules in Buddhism. Precepts are designed by the Buddha to help Buddhists guard against transgressions and stop evil. Transgressions spring from the three karmas of body, speech and mind. In Buddhist cultivation, from Observing moral precepts develops concentration, from Concentrating leads to understanding. Continuous Understanding means wisdom that enables us to eliminate greed, anger, and ignorance and to obtain liberation, peace and joy. In other words, rules and ceremonies, an intuitive apprehension of which, both written and unwritten, enables devotees to practice and act properly under all circumstances. Precepts mean vows of moral conduct taken by lay and ordained Buddhists. There are five and eight precepts for lay people, 250 for fully ordained monks, 348 for fully ordained nuns, 58 for Bodhisattvas (48 minor and 10 major). The Buddha emphasized the importance of morals as a means to achieve the end of real freedom for observing moral precepts develops concentration; concentration leads to understanding; continuous understanding means wisdom that enables us to eliminate greed, anger, and ignorance and to advance and obtain peace, joy, enlightenment and liberation.
Precepts comprise of secondary and primary rules. Secondary commandments, deriving from the mandate of Buddha, i.e. against drinking wine, as opposed to a commandment based on the primary laws of human nature, i.e., against murder. We all know that holding precepts means keeping the precepts that the Buddha taught, but when states come, we break the precepts instead of keeping them. Discipline or morality consists in observing all the precepts laid down by the Buddha for the spiritual welfare of his disciples. Discipline (training in moral discipline) wards off bodily evil. Learning by the commandments or cultivation of precepts means putting a stop to all evil deeds and avoiding wrong doings. At the same time, one should try one’s best to do all good deeds. Learning by the commandments or prohibitions, so as to guard against the evil consequences of error by mouth, body or mind. It is essential for us, Buddhist practitioners, to discipline ourselves in speech and action before we undertake the arduous task of training our mind through meditation. The aim of Buddhism morality is the control of our verbal and physical action, in other words, purity of speech and action. This is called training in virtue. Three factors of the Noble Eightfold Path form the Buddhsit code of conduct. They are right speech, right action, and right livelihood. Anyone who wishes to be successful in cultivation should try to observe at least the five basic precepts of morality, abstinence from killing, stealing, illicit sexual indulgence, speaking falsehood and from taking any liquor, including narcotic drugs that cause intoxication and heedlessness. The Buddha always teaches us that we cannot truly save others unless we remove our own cankers by living a moral and upright life. However, we must not think that we cannot guide others just because we are not perfect ourselves. Keeping precepts is also a good example for others to follow, this is also one of the best forms of helping others. Holding the precepts also means to observe the precepts with the mind that does not move. No matter what state you encounter, your mind does not move. Even though when Mount T’ai has a landslide, you are not startled. When a beautiful woman passes in front of you, you are not affected. This is the key to the door of the great enlightenment in Buddhism. This is also an essential samadhi for any Buddhist cultivator to turn states around. Whether the state is good or bad, pleasant or adverse, if you remain calm, composed, and not to break any precepts, the wind will surely calm down and the waves will naturally subside. In Buddhist teachings, the Sanskrit term “Sila” means observing the precepts, given by Buddha, which are conducive to moral life. In the case of the homeless ones, the precepts are meant to maintain the order of the brotherhood. The brotherhood is a model society the ideal of which is to lead a peaceful, harmonious life. Sila-paramita or pure observance of precepts (keeping the commandments, upholding the precepts, the path of keeping precepts, or moral conduct, etc) is the practicing of all the Buddhist precepts, or all the virtuous deeds that are conducive to the moral welfare of oneself and that of others. We, all Buddhists, must observe the moral precepts and guard them as they would hold a precious pearl. Lay people, if they cannot observe two hundred-fifty or three hundred forty-eight precepts, they should try to observe at least five or ten precepts of wholesome actions: abstention from taking life, abstention from taking what is not given, abstention from wrong conduct, abstention from intoxicants, abstention from lying speech, abstention from harsh speech, abstention from indistinct prattling, abstention from covetousness, abstention from ill-will, abstention from wrong views. According to the Lotus Sutra, Bodhisattvas observe and guard the moral precepts as they would hold a precious pearl in their hand. Their precepts are not the slightest deficient. The perfection of morality lies in equanimity in thought and action toward the sinner and no remarkable pride to appreciate the merited. This is the non-clinging way of looking into things that provides reason to the thought of pure kind and a clear vision unblurred from biases.
Meanwhile, according to Buddhism, breaking precepts means to violate or to break religious commandments. Breaking precepts alos means to turn one’s back on the precepts. To offend against or break the moral or ceremonial laws of Buddhism. The Buddha taught in the thirty-sixth of the forty-eight secondary precepts in the Brahma-Net Sutra: "I vow that I would rather pour boiling metal in my mouth than allow such a mouth ever to break the precepts and still partake the food and drink offered by followers. I would rather wrap my body in a red hot metal net than allow such a body to break the precepts and still wear the clothing offered by the followers.” In Buddhism, non-ethical behaviors are serious forms of “Breaking Precepts”. Nonvirtuous actions that can cause harm to ourselves or to others. There are three kinds of nonvirtuous actions. We can only restrain such nonvirtuous acts once we have recognized the consequences of these actions: nonvirtuous acts done by the body which compose of three different kinds: killing, stealing and sexual misconduct; nonvirtuous acts by speech which compose of lying, divisive, offensive, and senseless speeches; and nonvirtuous thoughts which compose of covetousness, malice and wrong views. The Buddha taught: “Just as no animal eats a dead lion, but it is destroyed by worms produced within itself, so no outside force can destroy Buddhism, only evil monks within it can destroy it.” The Buddha indicated four metaphors of breaking the vow of chasity for the assembly. These are four metaphors addressed by the Buddha to monks and nuns about he or she who breaks the vow of chasity: he who breaks the vow of chasity is as a needle without an eye; as a dead man; as a broken stone which cannot be united; as a tree cut in two which cannot live any longer.
In short, the moral code taught in Buddhism is very vast and varied and yet the function of Buddhist morality is one and not many. It is the control of man’s verbal and physical actions. All morals set forth in Buddhism lead to this end, virtuous behavior, yet moral code is not an end in itself, but a means, for it aids concentration (samadhi). Samadhi, on the other hand, is a means to the acquisition of wisdom (panna), true wisdom, which in turn brings about deliverance of mind, the final goal of the teaching of the Buddha. Virtue, Concentration, and Wisdom therefore is a blending of man’s emotions and intellect. The Buddha points out to his disciples the ways of overcoming verbal and physical ill behavior. According to the Majjhima Nikaya, the Buddha taught: “Having tamed his tongue, having controlled his bodily actions and made himself pure in the way he earns his living, the disciple establishes himself well in moral habits. Thus he trains himself in the essential precepts of restraint observing them scrupulously and seeing danger in the slightest fault. While thus restraining himself in word and deed he tries to guard the doors of the senses, for if he lacks control over his senses unhealthy thoughts are bound to fill his mind. Seeing a form, hearing a sound, and so on, he is neither attracted nor repelled by such sense objects, but maintains balance, putting away all likes and dislikes.”
This little book titled “Essential Summaries of Buddhist Precepts” is only showing three core commandments in Buddhist teachings; it is not a profound study of Buddhist rules. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. The most important thing here is to enter into practicing exercises of commandments that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful and happy. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. Now, it's our own responsibility to practice or not to practice. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of Buddhist Precepts” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Thiện Phúc
- Từ khóa :
- GIỚI LUẬT
- ,
- Phật Giáo Yếu Lược
- ,
- tập 1