Lửa Từ Bi – Tập San Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

11/07/20233:52 CH(Xem: 684)
Lửa Từ Bi – Tập San Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức
blank
LỬA TỪ BI 

TẬP SAN TƯỞNG NIỆM
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

(Nhiều Tác Giả)

lua-tu-bi-780x470 (2)
PDF icon (4)Lửa Từ Bi – Tập San Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lửa Từ Bi
Tập san tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Nhiều Tác Giả
Hòa thượng Thích Quảng Đức | Hòa thượng Thích Trí Quang | Hòa thượng Thích Đức Nhuận | Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ | Hòa thượng Thích Phước An | Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát | Giáo sư Cao Huy Thuần | Cựu Trung tướng Tôn Thất Đính | Giáo sư Nguyễn Văn Sâm | Lương Hữu Định | Bùi Kha | Giáo sư Nguyễn Tri Ân | Nhà báo Vũ Ánh | Huynh trưởng GĐPT Tâm Duy Phan Duy Chiêm | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Tâm Quang Vĩnh Hảo | Tâm Thường Định | By James M. Lindsay | Southwest Minnesota State University | Rollie Hicks | Buddhist Information | Mark Oliver | John Kuroski | Edward Tick | Nucleus AI | Patrick Anders | Amod Lele | Xia, Ming – Hồ Như Ý dịch

Kết Tập:
Nguyên Không | Tâm Thường Định | Nhuận Pháp
Tâm Định | Quảng Pháp

Tranh bìa:
Hoa nở trong lửa
của Họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, sơn dầu trên bố, 30” x 24”, 1994

Lotus Media xuất bản tại Hoa Kỳ2023


MƯỢN LỜI VÀO TẬP

“… Với Phật trên đỉnh đầu, ta hãy dành một phút cho lòng tin vào thiêng liêng, nhất là trong đêm tưởng niệm này. Đối với Phật tử, không có cái chết nào là chết hẳn, cái chết nào cũng được tiếp nối bằng sự sống, nhất là những cái chết linh thiêng. Cái mà người khác gọi là may mắn, gọi là tình cờ, ta gọi là phù hộ. Cái mà người khác gọi là chết, ta gọi là sống. Sự sống đó đi theo hành động của ta. Sự sống đó cho ta niềm tin. Sự sống đó phù hộ cho ta. Chính sự sống linh thiêng đó đã đem bác sĩ Wulff đến với chúng ta. Các em bé chết, nhưng các Thánh tử đạo sống. Sống để đặt đức Phật lên đỉnh đầu của bác sĩ Wulff, đưa ông đến với Sự Thật, dẫn ông vượt qua mọi nguy hiểm. Đêm nay, chúng ta hãy chiêm nghiệm sự sống linh thiêng đó để tiếp tục dõng mãnh bước đi trên đường của chúng ta. Chúng ta càng dõng mãnh khi lòng tin đó càng vững chắc. Phải tin rằng mỗi bước đi của ta đều có sự phù hộ. Tin như vậy thì không có gì phải sợ. Suốt mùa tranh đấu, lòng tin ấy dẫn đầu. Suốt mùa tranh đấu, Phật giáo chỉ đọc và chỉ áp dụng một câu kinh: “Vì tâm không vướng ngại nên không hề khiếp sợ, vượt hết thảy khổ ách”. Ông Wulff chưa bao giờPhật tử, nhưng với chúng ta, ông đã là Phật tử vì trên đỉnh đầu của ông có câu kinh ấy.

Lịch sử Phật giáo 1963 để lại cho cả thế giới thêm một bài học nữa về lòng tin đó. Đừng sợ! Vì ta có lòng tin, vì ta có phù hộ. Nhưng vô úy của Phật giáo cũng bắt nguồn từ chữ “tâm” nói trên. Tâm không vướng ngại, vì đây là tâm của từ bi. Hãy ghét cái ác mà tranh đấu, đừng ghét con người, vì trong mỗi người đều có Phật. Chính vì thấy Phật cả trong đối thủ của mình nên mình mới có được cả cái tâm vô úy. Ấy là lý thuyết suông chăng? Không, phải có một Phật Đản 63 để thế giới thấy rằng ngọn lửa Quảng Đứcthể hiện của lý thuyết ấy. Không có biểu tượng nào oai hùng hơn về sự kết hợp của hai đức tính biểu trưng của Phật giáo: vô úytừ bi. Cái này có thì cái kia có; cái này là động lực của cái kia. Sau thánh Gandhi, thế giới hiểu thêm thế nào là tranh đấu bất bạo độngViệt Nam. Gandhi đã lấy tuyệt thựctính mạng để thức tỉnh cái ác của đế quốc, để động viên dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã lấy cái chết, lấy ngọn lửa để thức tỉnh cái ác của độc tôn tôn giáo, để bảo vệ chính nghĩa. Cả hai đều không có khí giới nào ngoài hơi thở của chính mình và một lòng tin không gì lay chuyển. Đêm nay, chúng ta hãy chiêm nghiệm thêm sự lạ này, sự lạ tột cùng của mọi sự lạ trong lịch sử: cái gì đã làm cho trái tim bồ tát không cháy? Để lại một trái tim cho thế giới đầy hận thù này, đố ai tìm được một biểu tượngý nghĩa hơn về đức từ bi…”

Trích GS CAO HUY THUẦN,
Pháp Nạn 1963, Tưởng Niệm,
Bản Chất Văn Hóa, Tinh Thần Bất Bạo Động


MỤC LỤC

Mượn Lời Vào Tập | Giáo Sư Cao Huy Thuần 
Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 - 1963) 
Đơn Xin Thiêu Thân Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức 
Ngọn Lửa Thích Quảng Đức | Hòa Thượng Thích Trí Quang 
Ánh Đuốc Quảng Đức | Hòa Thượng Thích Đức Nhuận 
Tưởng Niệm Ngọn Đuốc 1963 | Giáo Sư Cao Huy Thuần 
Lửa Từ Bi | Vũ Hoàng Chương 53từ Một Kỷ Niệm Xa | Giáo Sư Cao Huy Thuần 
Nhớ Lại 60 Năm Hòa Thượng Thích Quảng Đức
Vị Pháp Thiêu Thân | Hòa Thượng Thích Phước An 
Lửa Tam Muội | Tâm Quang Vĩnh Hảo 
Bồ Tát Thích Quảng Đức Cuộc ĐờiHạnh Nguyện
Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu | Giáo Sư Nguyễn Tri Ân 
Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và Con Đường Thương Yêu Đồng Loại
Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm 
Bất Diệt | Tâm Không Vĩnh Hữu 
Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ
Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân | Nhà Báo Vũ Ánh 
Ngọn Lửa Quảng Đức Dưới Cái Nhìn Của Thế Giới | Bùi Kha 
Hoa Sen Giữa Biển Lửa Vàng | Thanh Nguyễn 
Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Và Tăng Tín Đồ
Vị Pháp Vong Thân (1963 – 2013 | Tâm Duy Phan Duy Chiêm 
5 Bài Thơ Di Bút Của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Trước Ngày Thực Hiện Đại Nguyện Vị Pháp Thiêu Thân 
Nhớ Thầy Nhân Mùa Phật Đản Pl. 2637 | Tâm Thường Định 
Twe Remembers: Thich Quang Duc’s Self-Immolation
By James M. Lindsay (From The Water's Edge) 
Representing Vietnamese “Self-Immolations”
Southwest Minnesota State University 
Self-Immolation Of Thich Quang Duc | By Rollie Hicks 
The Self-Immolation Of A Buddhist Monk
Buddhist Information 
Thích Quảng Đức And The True Story Of The Burning Monk
Photograph By Mark Oliver | Edited By John Kuroski 
The Burning Heart Of A Bodhisattva
By Edward Tick | Lion's Roar 
Thich Quang Duc: The Burning Monk's Fight For Change | By
Nucleus Ai 
Dying In The Truth: A Closer Look At Self-Immolations In
Freedom Struggles | By Tenzin Dorjee - Amber French 
Buddhist Self-Immolation: Religious Practice Or Political
Protest? | By Patrick Anders 
The Importance Of Being Thich Quang Duc | By Amod Lele 
Từ Rạch Cát Tới Toà Đại Sứ Hòa Thượng Thích Trí Quang 
Toàn Trị Và Ngoại Thuộc | Gs Cao Huy Thuần 
Pháp Nạn 1963 Tưởng Niệm, Bản Chất Văn Hóa,
Tinh Thần Bất Bạo Động | Giáo Sư Cao Huy Thuần 
Khí Phách Kim Cang | Đồng Thiện 
Năm Mươi Năm Phật Giáo Việt Nam: Bài Học Trải Nghiệm
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang 
Đoàn Sinh Viên Phật Tử Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo, 1963
Lương Hữu Định 
Hoa Sen Lửa Cúng Dường | Tiểu Lục Thần Phong 
Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” | Đào Văn Bình 
Lửa Tháng Sáu | Huệ Trân 
Thay Lời Kết Lời Phát Biểu
Của Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính 
Phụ Bản
Bản Tuyên Ngôn Của Tăng, Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam 
“Bản Tuyên Ngôn” Của Phật Giáo Việt Nam 
Bản Phụ Đính Về “Bản Tuyên Ngôn” Của Pgvn 10.5.1963 
Ngọn Lửa Tự Do Màu Máu Đỏ Ở Tuyết Vực
By Xia, Ming-Hồ Như Ý Dịch









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47050)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.