Tỳ-khưu Anālayo
2016
TỈNH THỨC ĐỐI DIỆN
VỚI BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy
Bình Anson
biên dịch
2023
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
Anālayo, Bhikkhu. Mindfully Facing Disease and
Death, Compassionate Advice from Early Buddhist
Texts, Cambridge: Windhorse, 2016.
Phiên bản: 19/01/2024
MỤC LỤC
Chủ đề giáo thuyết trong mỗi chương 7
Tỳ-khưu Anālayo 9
Các chữ viết tắt 10
Giới thiệu 11
I. Đức Phật là vị y sĩ tối thượng 17
II. Thân bệnh, tâm an 27
III. Mũi tên của đau khổ 45
IV. Đặc tính của bệnh nhân và người chăm sóc 57
V. Tiềm năng chữa bệnh của các giác chi 68
VI. Giảm đau trong tỉnh thức 82
VII. Chịu đựng cơn đau trong tỉnh thức 92
VIII. Tỉnh thức đối diện với bệnh tật 108
IX. Không sợ hãi khi lâm bệnh 118
X. Liều thuốc của minh quán 129
XI. Những lời dạy giải thoát từ một bệnh nhân 142
XII. Chương trình hành thiền chữa bệnh 156
XIII. Cái chết không thể tránh được 172
XIV. Tỉnh thức không sầu khổ 187
XV. Bốn tâm phạm trú lúc lâm chung 198
XVI. Hướng dẫn trên giường chết 211
XVII. Không chấp thủ và bệnh ở giai đoạn
cuối đời 221
XVIII. Lời khuyên về chăm sóc giảm nhẹ 233
XIX. Chết trong tỉnh thức 245
XX. Tiềm năng giải thoát của cái chết 256
XXI. Sức mạnh của minh quán lúc lâm chung 270
XXII. Những lời cuối của một cư sĩ thành đạt 282
XXIII. Tiến trình nhập thiền của Đức Phật trước khi
nhập diệt 292
XXIV. Quán tưởng về cái chết 302
Kết luận và các hướng dẫn hành thiền 319
Dẫn nhập 319
Các hướng dẫn hành thiền cho ngài Girimānanda 321
(1) Quán vô thường 326
(2) Quán vô ngã 328
(3) Quán bất tịnh 331
(4) Quán nguy hại 334
(5) Quán từ bỏ 338
(6) Quán ly tham 342
(7) Quán đoạn diệt 343
(8) Quán không ưa thích toàn thế giới 343
(9) Quán các hành là vô thường 344
(10) Quán hơi thở 346
Lời bạt – Gs Aming Tu 363
VỀ TÁC GIẢ
Tỳ-khưu Anālayo Tỳ-khưu Anālayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia, thọ giới tỳ-khưu tại Sri Lanka vào năm 1995. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ Phật học tại Đại học Peradeniya, Sri Lanka, vào năm 2000, với luận án nghiên cứu chi tiết bài kinh Lập niệm (Satipaṭṭhāna-sutta). Luận án này sau đó được xuất bản tại Anh quốc vào năm 2003, với tựa đề Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization (Pháp lập niệm: Con đường Trực tiếp đến Thực chứng). Sư tiếp tục chương trình hậu tiến sĩ tại Đại học Marburg, Đức quốc, nghiên cứu so sánh đối chiếu Trung bộ kinh của tạng Nikāya Pāli với các bài kinh tương đương từ nguồn Hán tạng, Sanskrit, và Đại tạng Tây tạng. Hiện nay, Tỳ-khưu Anālayo là Giáo sư Phật học, lĩnh vực nghiên cứu chính là về Phật giáo Sơ kỳ, đặc biệt là các đề tài có liên quan đến tạng A-hàm, các pháp hành thiền, và vai trò của phụ nữ trong Đạo Phật. Sư đã viết trên 400 bài tham luận và 30 cuốn sách đã được xuất bản. Ngoài các hoạt động nghiên cứu học thuật, Sư dành nhiều thời gian để hành thiền và hướng dẫn các khóa thiền ở châu Âu và Hoa Kỳ.
GIỚI THIỆU
Có người đi đến, đứng bên cạnh, thấy người bộ hành này đi xa trên con đường dài, nửa đường mắc bệnh rất là khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn bè, thôn xóm phía sau càng lúc càng xa mà thôn xóm phía trước thì chưa đến. Người ấy nghĩ: ‘Nếu khách bộ hành kia có được người chăm sóc, từ giữa cánh đồng xa xôi dắt đến thôn ấp, cho uống thang thuốc hay, bồi dưỡng bằng đồ ngon mỹ diệu, được chăm sóc kỹ lưỡng; như vậy bệnh tình chắc chắn được giảm bớt.’ Đó là người ấy có lòng thương xót, có lòng bi mẫn đối với người bệnh này. – (Trung A-hàm, MĀ 25)
Bệnh tật và cái chết là những sự kiện tất yếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, người ta thường không sẵn sàng đối diện với các sự kiện đó. Để chuẩn bị cho bản thân về những gì chắc chắn sẽ gặp vào một lúc nào đó, chúng ta cần phải học cách thức đối diện một cách khéo léo khi lâm bệnh và khi gần qua đời. Để hỗ trợ cho việc học tập đó, chúng ta có thể tìm đọc các bài kinh ghi lại lời dạy của Đức Phật và các đệ tử của Ngài trong các nguồn kinh điển Phật giáo Sơ kỳ.
Mục đích chính của cuốn sách này là cung cấp một bộ sưu tập các đoạn kinh văn trong các nguồn kinh điển đó, có liên quan đến các hướng dẫn để đối diện với bệnh tật và cái chết. Đoạn kinh trích ở trên có thể xem như là điểm khởi đầu sự nghiên cứu của tôi (Bhikkhu Anālayo) về bệnh tật và cái chết. Chính lòng từ bi, cảm thông và những suy nghĩ tử tế như vậy khi nhìn thấy người khác bị đau đớn là những gì thúc đẩy chúng ta mong muốn giúp đỡ những người bị bệnh hoặc sắp chết. Tuy nhiên, để có thể làm được như vậy, điều tất yếu là chúng ta cũng phải học cách đối diện với bệnh tật và cái chết của chính mình. Đây là chủ đề thường xuyên được tôi đề cập đến trong suốt tập sách này.
Các đoạn được dịch trong tập sách có khi đề cập rõ ràng đến lòng bi mẫn (anukampā), như một phần của lời mời Đức Phật hoặc một trong những đệ tử của Ngài đến thăm viếng một người bị bệnh hoặc sắp chết. Có khi Đức Phật hoặc đệ tử của Ngài viếng thăm người bệnh mà kinh văn không nêu ra lòng bi mẫn, động lực tương tự cũng được hiểu ngầm như thế. Những người vì lòng bi mẫn như thế là các vị đệ tử A-la-hán hay các vị đệ tử xuất gia còn đang tu học, cũng như nhiều vị đệ tử cư sĩ tại gia khác. Trong giai đoạn Phật giáo Sơ kỳ, mối quan tâm từ bi của các vị đệ tử của Đức Phật là rất phổ biến để hỗ trợ những người bị bệnh nặng hoặc sắp qua đời.
Bốn sự thật cao quý, Tứ Thánh đế, giáo lý căn bản đầu tiên do Đức Phật ban bố sau khi giác ngộ, cung cấp một khuôn khổ cho quan điểm của Phật giáo Sơ kỳ về bệnh tật và cái chết. Bốn sự thật cao quý này được trình bày theo hình thức “mười hai chuyển”, trong đó, mỗi sự thật được trình bày qua ba giai đoạn: thị chuyển, chứng chuyển, và khuyến chuyển. Theo tinh thần đó, bố cục của tập sách cũng dựa theo con số mười hai, chia làm hai phần chính: phần đầu gồm mười hai chương dành cho chủ đề về bệnh tật và phần kế cũng gồm mười hai chương dành cho chủ đề về cái chết. Mỗi chủ đề được mở đầu bằng thảo luận về bốn sự thật cao quý và kết thúc bằng các bài kinh về hành thiền. Phần kết luận của cuốn sách cung cấp các hướng dẫn thực tế về hành thiền. Các hướng dẫn này tổng hợp những điểm căn bản về hành thiền trình bày trong các chương trước, từ đó phục vụ cho nhu cầu học tập cách đối diện với bệnh tật và cái chết của chính mình, để rồi có thể trợ giúp những người khác trong những tình huống tương tự.
Chương 1 đưa ra một so sánh về việc Đức Phật dạy bốn sự thật cao quý và một vị y sĩ, từ đó nhấn mạnh đến định hướng thực dụng của giáo lý trọng tâm này trong tư tưởng Phật giáo như là một khuôn khổ cơ bản để đối diện với bệnh tật và cái chết. Chương 2 và 3 nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giữ tâm trí không bị tác động bởi cơn đau của thể xác. Chương 4 trình bày các phẩm hạnh lý tưởng của bệnh nhân và người chăm sóc để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Những phẩm hạnh mang lại sức khỏe tinh thần thông qua sự giác ngộ là đề tài của Chương 5, tiếp theo là nhấn mạnh vào vai trò của niệm trong việc đối diện với cơn đau trong Chương 6, 7 và 8.
Chương 9 trình bày về giới đức của một hành giả giúp củng cố thái độ không sợ hãi khi bị bệnh và Chương 10 chuyển sang sự định tâm và tuệ quán vào thời điểm bị bệnh. Chương 11 trình bày các hướng dẫn của một vị trưởng lão đang lâm bệnh cho những người đến thăm hỏi về sức khỏe của vị ấy. Toàn bộ chương trình hành thiền cho một tu sĩ bị bệnh được trình bày trong Chương 12, dựa vào đó tôi sẽ có các hướng dẫn chi tiết trong phần kết luận của cuốn sách.
Đau buồn khi những người thân yêu qua đời là đề tài của Chương 13 và 14, qua đó tôi bắt đầu chuyển từ chủ đề về bệnh tật, đã trình bày trong mười hai chương đầu, sang chủ đề về cái chết trong mười hai chương còn lại. Qua đời bình an để tái sinh vào các cõi trời được đề cập trong Chương 15; Chương 16 trình bày các hướng dẫn phát triển tuệ quán lúc lâm chung. Chương 17 đề cập đến tác động của các liên hệ gia đình lúc cận tử; Chương 18 đưa ra những lời khuyên về chăm sóc giảm nhẹ và hướng dẫn bệnh nhân buông xả từng bước một để hướng đến Niếtbàn.
Chương 19 cung cấp hướng dẫn để chết trong tỉnh thức, các Chương 20 và 21 ghi nhận những trường hợp đắc tuệ giác ngay tại thời điểm lâm chung. Câu chuyện về sự qua đời của một vị đệ tử cư sĩ thành đạt được trình bày trong Chương 22. Chương 23 trình bày tiến trình nhập thiền của Đức Phật trước khi nhập diệt, và Chương 24 ghi lại lời khuyên của Đức Phật đến các vị đệ tử tu sĩ phải tinh tấn thường xuyên quán tưởng về cái chết và các hướng dẫn thực tế để thực hành.
Kết thúc hai chủ đề chính về bệnh tật và cái chết là chương Kết luận, với các hướng dẫn chi tiết về hành thiền dựa theo bài kinh trích dẫn trong Chương 12.
Như là một mô hình chung, một hay hai bài kinh được dịch và trình bày tiếp theo sau phần giới thiệu mở đầu của mỗi chương, và sau đó là phần thảo luận. Phần giới thiệu và thảo luận chỉ nhằm gợi ý, giúp người đọc phát triển thêm những suy tư của riêng họ về nội dung và ý nghĩa thực tiễn của bài kinh. Đa phần các bài kinh được chọn lựa từ các bộ A-hàm của Hán tạng, với vài bài kinh từ nguồn kinh tạng của Phật giáo Tây Tạng. Các bài kinh này đều có những bài kinh tương đương từ nguồn kinh tạng Pāli vốn đã được dịch và phổ biến rộng rãi ở phương Tây. Ý định của tôi là để giới thiệu đến độc giả những bài kinh tương đương đó, từ ba nguồn kinh tạng của Phật giáo Sơ kỳ, để so sánh và bổ sung. Khi đề cập đến vấn đề đối diện với bệnh tật và cái chết, những giáo lý được ghi lại trong các bài kinh nguyên thủy đó cho thấy có sự đồng thuận chặt chẽ bên cạnh vài khác biệt thú vị về chi tiết.
Nguồn cảm hứng để biên soạn cuốn sách này là từ người bạn đạo và đồng nghiệp của tôi, Giáo sư Aming Tu ở Tu viện Cổ Pháp Sơn, Kim Sơn, Đài Loan. Là một giáo sư về Tin học và là một hành giả Thiền tông Đông độ, Giáo sư Aming Tu đã tìm thấy các bài kinh giảng về bệnh tật và cái chết trong các bộ A-hàm của Hán tạng là một nguồn lực hỗ trợ to lớn khi ông phải chịu đựng sự suy thoái cơ thể vì bệnh ung thư. Nhận thức được lợi ích mà ông có được từ những bài kinh nầy, ông ước muốn các lời giảng dạy đó được dịch và giải thích để phổ biến rộng rãi đến mọi người. Khi ông chia sẻ ý tưởng đó với tôi, tôi rất hoan hỷ làm theo và cuốn sách nầy là kết quả của kế hoạch mà chúng tôi cùng thực hiện. Trong Lời bạt ở cuối cuốn sách, Giáo sư Aming Tu chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mô tả các phương cách mà ông đã tìm thấy từ các bài kinh trong bộ A-hàm để giúp ông đối diện với bệnh tật và cái chết.
VỀ TÁC GIẢ
Tỳ-khưu Anālayo Tỳ-khưu Anālayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia, thọ giới tỳ-khưu tại Sri Lanka vào năm 1995. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ Phật học tại Đại học Peradeniya, Sri Lanka, vào năm 2000, với luận án nghiên cứu chi tiết bài kinh Lập niệm (Satipaṭṭhāna-sutta). Luận án này sau đó được xuất bản tại Anh quốc vào năm 2003, với tựa đề Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization (Pháp lập niệm: Con đường Trực tiếp đến Thực chứng). Sư tiếp tục chương trình hậu tiến sĩ tại Đại học Marburg, Đức quốc, nghiên cứu so sánh đối chiếu Trung bộ kinh của tạng Nikāya Pāli với các bài kinh tương đương từ nguồn Hán tạng, Sanskrit, và Đại tạng Tây tạng. Hiện nay, Tỳ-khưu Anālayo là Giáo sư Phật học, lĩnh vực nghiên cứu chính là về Phật giáo Sơ kỳ, đặc biệt là các đề tài có liên quan đến tạng A-hàm, các pháp hành thiền, và vai trò của phụ nữ trong Đạo Phật. Sư đã viết trên 400 bài tham luận và 30 cuốn sách đã được xuất bản. Ngoài các hoạt động nghiên cứu học thuật, Sư dành nhiều thời gian để hành thiền và hướng dẫn các khóa thiền ở châu Âu và Hoa Kỳ.
GIỚI THIỆU
Có người đi đến, đứng bên cạnh, thấy người bộ hành này đi xa trên con đường dài, nửa đường mắc bệnh rất là khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn bè, thôn xóm phía sau càng lúc càng xa mà thôn xóm phía trước thì chưa đến. Người ấy nghĩ: ‘Nếu khách bộ hành kia có được người chăm sóc, từ giữa cánh đồng xa xôi dắt đến thôn ấp, cho uống thang thuốc hay, bồi dưỡng bằng đồ ngon mỹ diệu, được chăm sóc kỹ lưỡng; như vậy bệnh tình chắc chắn được giảm bớt.’ Đó là người ấy có lòng thương xót, có lòng bi mẫn đối với người bệnh này. – (Trung A-hàm, MĀ 25)
Bệnh tật và cái chết là những sự kiện tất yếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, người ta thường không sẵn sàng đối diện với các sự kiện đó. Để chuẩn bị cho bản thân về những gì chắc chắn sẽ gặp vào một lúc nào đó, chúng ta cần phải học cách thức đối diện một cách khéo léo khi lâm bệnh và khi gần qua đời. Để hỗ trợ cho việc học tập đó, chúng ta có thể tìm đọc các bài kinh ghi lại lời dạy của Đức Phật và các đệ tử của Ngài trong các nguồn kinh điển Phật giáo Sơ kỳ.
Mục đích chính của cuốn sách này là cung cấp một bộ sưu tập các đoạn kinh văn trong các nguồn kinh điển đó, có liên quan đến các hướng dẫn để đối diện với bệnh tật và cái chết. Đoạn kinh trích ở trên có thể xem như là điểm khởi đầu sự nghiên cứu của tôi (Bhikkhu Anālayo) về bệnh tật và cái chết. Chính lòng từ bi, cảm thông và những suy nghĩ tử tế như vậy khi nhìn thấy người khác bị đau đớn là những gì thúc đẩy chúng ta mong muốn giúp đỡ những người bị bệnh hoặc sắp chết. Tuy nhiên, để có thể làm được như vậy, điều tất yếu là chúng ta cũng phải học cách đối diện với bệnh tật và cái chết của chính mình. Đây là chủ đề thường xuyên được tôi đề cập đến trong suốt tập sách này.
Các đoạn được dịch trong tập sách có khi đề cập rõ ràng đến lòng bi mẫn (anukampā), như một phần của lời mời Đức Phật hoặc một trong những đệ tử của Ngài đến thăm viếng một người bị bệnh hoặc sắp chết. Có khi Đức Phật hoặc đệ tử của Ngài viếng thăm người bệnh mà kinh văn không nêu ra lòng bi mẫn, động lực tương tự cũng được hiểu ngầm như thế. Những người vì lòng bi mẫn như thế là các vị đệ tử A-la-hán hay các vị đệ tử xuất gia còn đang tu học, cũng như nhiều vị đệ tử cư sĩ tại gia khác. Trong giai đoạn Phật giáo Sơ kỳ, mối quan tâm từ bi của các vị đệ tử của Đức Phật là rất phổ biến để hỗ trợ những người bị bệnh nặng hoặc sắp qua đời.
Bốn sự thật cao quý, Tứ Thánh đế, giáo lý căn bản đầu tiên do Đức Phật ban bố sau khi giác ngộ, cung cấp một khuôn khổ cho quan điểm của Phật giáo Sơ kỳ về bệnh tật và cái chết. Bốn sự thật cao quý này được trình bày theo hình thức “mười hai chuyển”, trong đó, mỗi sự thật được trình bày qua ba giai đoạn: thị chuyển, chứng chuyển, và khuyến chuyển. Theo tinh thần đó, bố cục của tập sách cũng dựa theo con số mười hai, chia làm hai phần chính: phần đầu gồm mười hai chương dành cho chủ đề về bệnh tật và phần kế cũng gồm mười hai chương dành cho chủ đề về cái chết. Mỗi chủ đề được mở đầu bằng thảo luận về bốn sự thật cao quý và kết thúc bằng các bài kinh về hành thiền. Phần kết luận của cuốn sách cung cấp các hướng dẫn thực tế về hành thiền. Các hướng dẫn này tổng hợp những điểm căn bản về hành thiền trình bày trong các chương trước, từ đó phục vụ cho nhu cầu học tập cách đối diện với bệnh tật và cái chết của chính mình, để rồi có thể trợ giúp những người khác trong những tình huống tương tự.
Chương 1 đưa ra một so sánh về việc Đức Phật dạy bốn sự thật cao quý và một vị y sĩ, từ đó nhấn mạnh đến định hướng thực dụng của giáo lý trọng tâm này trong tư tưởng Phật giáo như là một khuôn khổ cơ bản để đối diện với bệnh tật và cái chết. Chương 2 và 3 nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giữ tâm trí không bị tác động bởi cơn đau của thể xác. Chương 4 trình bày các phẩm hạnh lý tưởng của bệnh nhân và người chăm sóc để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Những phẩm hạnh mang lại sức khỏe tinh thần thông qua sự giác ngộ là đề tài của Chương 5, tiếp theo là nhấn mạnh vào vai trò của niệm trong việc đối diện với cơn đau trong Chương 6, 7 và 8.
Chương 9 trình bày về giới đức của một hành giả giúp củng cố thái độ không sợ hãi khi bị bệnh và Chương 10 chuyển sang sự định tâm và tuệ quán vào thời điểm bị bệnh. Chương 11 trình bày các hướng dẫn của một vị trưởng lão đang lâm bệnh cho những người đến thăm hỏi về sức khỏe của vị ấy. Toàn bộ chương trình hành thiền cho một tu sĩ bị bệnh được trình bày trong Chương 12, dựa vào đó tôi sẽ có các hướng dẫn chi tiết trong phần kết luận của cuốn sách.
Đau buồn khi những người thân yêu qua đời là đề tài của Chương 13 và 14, qua đó tôi bắt đầu chuyển từ chủ đề về bệnh tật, đã trình bày trong mười hai chương đầu, sang chủ đề về cái chết trong mười hai chương còn lại. Qua đời bình an để tái sinh vào các cõi trời được đề cập trong Chương 15; Chương 16 trình bày các hướng dẫn phát triển tuệ quán lúc lâm chung. Chương 17 đề cập đến tác động của các liên hệ gia đình lúc cận tử; Chương 18 đưa ra những lời khuyên về chăm sóc giảm nhẹ và hướng dẫn bệnh nhân buông xả từng bước một để hướng đến Niếtbàn.
Chương 19 cung cấp hướng dẫn để chết trong tỉnh thức, các Chương 20 và 21 ghi nhận những trường hợp đắc tuệ giác ngay tại thời điểm lâm chung. Câu chuyện về sự qua đời của một vị đệ tử cư sĩ thành đạt được trình bày trong Chương 22. Chương 23 trình bày tiến trình nhập thiền của Đức Phật trước khi nhập diệt, và Chương 24 ghi lại lời khuyên của Đức Phật đến các vị đệ tử tu sĩ phải tinh tấn thường xuyên quán tưởng về cái chết và các hướng dẫn thực tế để thực hành.
Kết thúc hai chủ đề chính về bệnh tật và cái chết là chương Kết luận, với các hướng dẫn chi tiết về hành thiền dựa theo bài kinh trích dẫn trong Chương 12.
Như là một mô hình chung, một hay hai bài kinh được dịch và trình bày tiếp theo sau phần giới thiệu mở đầu của mỗi chương, và sau đó là phần thảo luận. Phần giới thiệu và thảo luận chỉ nhằm gợi ý, giúp người đọc phát triển thêm những suy tư của riêng họ về nội dung và ý nghĩa thực tiễn của bài kinh. Đa phần các bài kinh được chọn lựa từ các bộ A-hàm của Hán tạng, với vài bài kinh từ nguồn kinh tạng của Phật giáo Tây Tạng. Các bài kinh này đều có những bài kinh tương đương từ nguồn kinh tạng Pāli vốn đã được dịch và phổ biến rộng rãi ở phương Tây. Ý định của tôi là để giới thiệu đến độc giả những bài kinh tương đương đó, từ ba nguồn kinh tạng của Phật giáo Sơ kỳ, để so sánh và bổ sung. Khi đề cập đến vấn đề đối diện với bệnh tật và cái chết, những giáo lý được ghi lại trong các bài kinh nguyên thủy đó cho thấy có sự đồng thuận chặt chẽ bên cạnh vài khác biệt thú vị về chi tiết.
Nguồn cảm hứng để biên soạn cuốn sách này là từ người bạn đạo và đồng nghiệp của tôi, Giáo sư Aming Tu ở Tu viện Cổ Pháp Sơn, Kim Sơn, Đài Loan. Là một giáo sư về Tin học và là một hành giả Thiền tông Đông độ, Giáo sư Aming Tu đã tìm thấy các bài kinh giảng về bệnh tật và cái chết trong các bộ A-hàm của Hán tạng là một nguồn lực hỗ trợ to lớn khi ông phải chịu đựng sự suy thoái cơ thể vì bệnh ung thư. Nhận thức được lợi ích mà ông có được từ những bài kinh nầy, ông ước muốn các lời giảng dạy đó được dịch và giải thích để phổ biến rộng rãi đến mọi người. Khi ông chia sẻ ý tưởng đó với tôi, tôi rất hoan hỷ làm theo và cuốn sách nầy là kết quả của kế hoạch mà chúng tôi cùng thực hiện. Trong Lời bạt ở cuối cuốn sách, Giáo sư Aming Tu chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mô tả các phương cách mà ông đã tìm thấy từ các bài kinh trong bộ A-hàm để giúp ông đối diện với bệnh tật và cái chết.