PHÁP KỆ CỦA NGÀI TRƯƠNG CHUYẾT
Thanh Từ toàn tập: tập 5 Thiền tông Việt Nam, quyển 28, trang 736 - 740
Hòa Thượng Thích Chơn Tế sưu tập,
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ
Quang minh tịch chiếu biến hà sa
Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia,
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già
Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Thú hướng chân như tổng thị tà
Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại,
Niết bàn sanh tử đẳng không hoa.
Dịch nghĩa:
Quang minh tịch chiếu khắp hà sa
Phàm thánh hàm linh chung nhà ta
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện,
Sáu căn vừa động bị mây lòa
Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh,
Hướng đến chân như cũng là tà,
Tùy thuận các duyên không chướng ngại,
Niết bàn sanh tử thảy không hoa.
Giảng giải:
Bài kệ này của tú tài Trương Chuyết. Khi ông đến hỏi đạo với thiền sư Thạch Sương Khánh Chư, bị Ngài hỏi lại: "Ông tên gì?” Thưa: "Con tên là Trương Chuyết.” Ngài liền nói: "Trong đây cái xảo còn không có huống là chuyết.” Bởi vì chữ “Chuyết” là vụng, "xảo” là khéo. Ở đây xảo cũng không làm gì có vụng. Nghe câu đó ông liền ngộ làm bài kệ này, nổi tiếng từ xưa tới giờ, các nơi đều dẫn.
Quang minh tịch chiếu khắp hà sa: “Quang minh” là ánh sáng, sáng mà lặng, lặng mà soi, cái đó khắp hà sa, chỗ nào cũng soi khắp.
Phàm thánh hàm linh chung nhà ta: Người thánh kẻ phàm tất cả chúng sanh đều cùng một nhà. Nơi chúng ta dù thánh hay phàm ai cũng sẵn có tánh giác, sáng suốt mà yên lặng.
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện. Sáu căn vừa động bị mây lòa: Nếu nơi tâm không dấy một niệm thì tánh giác thể hiện đầy đủ. Sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vừa dấy động chạy theo cảnh thì mây bủa giăng bao phủ che mờ tánh giác rồi. Hai câu này nói lên công dụng tu hành và không biết tu hành. Đó là yếu chỉ của sự tu hành.
Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh, hướng đến chân như cũng là tà: Hai câu này nhiều người nghi lắm. Tại sao dứt trừ phiền não càng thêm bệnh? Nếu không dứt trừ phiền não thì chừng nào mình được an ổn, được thanh tịnh? Nhưng dứt là thêm bệnh mà để nguyên thì tu cái gì? Sự thật buồn thương, giận ghét, oán hờn…là hư ảo. Quý vị nghe ai nói trái ý, nổi nóng đùng đùng lên đang lúc đó nếu có người khèo một câu bèn thức tỉnh thì nóng giận lặng đâu mất. Quý vị chỉ coi nóng giận chạy đi đâu? Chạy vô tim phổi phải không? Khi nóng giận dấy lên thì thấy mạnh nhưng tới khi dừng thì tìm không ra, mất tăm mất dạng, vậy cơn nóng thật hay giả? Nóng giận, buồn thương…đều là bóng dáng không thật, làm sao dẹp bỏ? Nghĩ trừ nghĩ dẹp là sai lầm, vì dùng cách này cách nọ để trừ dẹp cái giả dối tức mình tưởng chúng là thật, nên nghĩ trừ dẹp là thêm bệnh. Nhưng không trừ dẹp thì để cho chúng tự do phát lên hay sao? Đó là chỗ trọng yếu. Phật dạy chúng ta tu bằng trí tuệ. Nóng giận, buồn phiền dấy khởi chỉ cần xét nhìn lại coi thật hay không. Nếu mình theo nó thì bị phá phách, nhìn lại tìm kiếm thì nó tự tan mất. Khi chúng ta nổi giận, lúc đó đừng tìm gì hết, thử ngồi lại xem cơn giận đó từ đâu ra? Tìm chừng mười lăm phút khỏi cần phải uống nước lạnh mất công, tìm một hồi tự nhiên hết giận. Có nhiều người giận quá chạy đi uống nước vuốt ngực hoặc là tìm cách này cách kia để dằn xuống…làm như vậy tưởng sẽ hết, mà có hết đâu. Uống nước vô rồi nhớ lại thì nổi giận đùng đùng nữa, chẳng lẽ uống chục lần nước cho bể bụng. Chỉ cần dùng trí nhìn đúng bản chất thật của cơn giận, hiểu được rồi tự nhiên hết, khỏi phải đè nén. Như vậy không cần trừ phiền não mà phiền não tự trừ, nếu cố dẹp cố đè, tức thấy vọng là thật thì thêm bệnh.
Hướng đến chân như cũng là tà: Tại sao vậy? Chân như là tâm thanh tịnh, bất sanh bất diệt, đã sẵn nơi mình, chỉ cần sạch hết phiền não, không còn dấy động thì còn sờ sờ ở đó, nếu tìm đến tức chân như không phải của mình. Tỷ dụ cái nhà của tôi, tới là bước vô, khỏi cần tìm. Ngồi trong nhà thì không tìm nhà. Còn ngồi trong nhà mà tìm nhà tức người đó chưa biết nhà mình. Tâm thể chân như đã sẳn nơi mình, tràn trề bủa khắp mà mình quên, không nhận ra nếu phiền não vô minh sạch thì tự hiển hiện, khỏi tìm kiếm ở đâu. Cho nên người tu nếu đi kiếm chân như là tà, không phải là chánh. Rõ ràng có hai thứ bệnh, bệnh thấy phiền não thật và bệnh thấy chân như ngoài mình.
Tùy thuận các duyên không chướng ngại, Niết bàn sanh tử thảy không hoa: Tùy thuận các duyên là sao? Người ta chọc mình cười cứ cười, người ta chọc mình giận cứ giận, đó là tùy thuận các duyên phải không? Thuận các duyên chính là chỗ ngài Điều ngự Giác Hoàng đã nói "cơ tắc xan hề khốn tắc miên” tức đói thì ăn, mệt thì ngủ. Nghĩa là gặp duyên đến thì sử dụng không có tâm đòi hỏi, phân biệt. Mình cũng đói ăn mệt ngủ như các ngài, sao các ngài tùy thuận, còn mình bị các duyên chi phối? Khi bụng đói, thèm ăn lắm mà thấy người dọn những món mình không vừa ý hết muốn ăn, như vậy có phải tùy thuận không? Chỉ một câu đơn giản này tăng ni phật tử chúng ta tự thấy dễ hay khó. Cứ tùy thuận chúng duyên. Duyên tới ăn thì ăn, tới ngủ thì ngủ. Ăn không đòi ngon dở, ngủ không suy nghĩ việc quá khứ vị lai là tùy thuận. Còn ăn mà khen chê ngon dở, ngủ thì gác tay lên trán, nhớ chuyện nằm trên nằm dưới thì chưa phải là tùy thuận. Thấy như là dễ, ai làm cũng được, nhưng thực sự làm không được. Phải chi không muốn ăn mà làm thinh, đây còn cự nự nữa. Như vậy nói thấy mình không có tùy thuận. Đó là chỉ nói chuyện đói ăn, mệt ngủ, còn duyên khen chê…quý vị có tùy thuận nổi không? Nếu khen mà tâm mình không vui thích, chê tâm mình không buồn phiền thì đó là tùy thuận, như vậy nếu biết tùy thuận các duyên không chướng ngại thì chừng đó mới thấy, Niết bàn sanh tử thảy là hoa đốm trong hư không. Chúng ta thấy sanh tử là thật, là đau khổ nên mới cầu Niết bàn là an vui tịnh lạc. Tránh đau khổ tìm an vui gọi là tu. Bây giờ nói Niết bàn và sanh tử tức là đau khổ và an vui đều là hoa đốm trong hư không thì làm sao? Mục đích chung nhắm còn hay không? Thực sự người trụ am không có tên. Người trụ am không tên thì Niết bàn tên gì? Sanh tử tên gì? Đó là hai danh từ đối đãi để dựng lập, vì thấy sanh tử thật khiến sợ hãi nên thấy Niết bàn thật vui thích để mong tìm. Nhưng rõ ràng đến chỗ cứu cánh sanh tử không thật, Niết bàn cũng không thật, như hoa đốm ở hư không thì có gì mà dựng lập? Chỗ cứu cánh chỉ có một người là am chủ chứ không có sanh tử, không có Niết bàn. Như vậy chúng ta thấy qua bài kệ này tú tài Trương Chuyết đã nhìn rất thấu đáo và tận tường đối với con đường tu hành.
Ngày 20 - 11 - 2023 PL 2567
Người sao lục
Tỳ kheo Thích Chơn Tế
Chùa Tường Vân, TP Huế
DHARMA VERSE BY MR. TRUONG CHUYET
Tâm Anh
Quang minh tich chieu khap ha sa
Pham thanh ham linh cong nhat gia
Nhat niem bat sanh toan the hien
Luc can tai dong bi van gia
Doan tru phien nao trung tang benh
Thu huong chan nhu tong thi ta
Tuy thuan chung duyen vo quai ngai
Niet ban sanh tu dang khong hoa
Translate:
The clear light shines throughout the galaxy
All mortals and Saints share spirit of our house,
One thought does not produce completely manifestation
The six senses just moved and asked for peace
Eliminating affiction makes you sicker
Aiming for suchness is also evil
To follow the conditions, there are no obstacles
Nirvana, birth and death are all followerless.
.
Explain:
This verse is from Baccalaureate Truong Chuyet. When he came to ask about zen master Thach Suong Khanh Chu, he asked him again: “What is your name?” Answer: “My name is Truong Chuyet”. Because “Chuyet” is clumsy, “xao” is skillfull. There’s no “xao”, there is no clumsiness. Hearing that sentence, he immediately realized and wrote this verse, this verse that was famous from ancient time until now, used in all places as evidence.
The clear light shines throughout the galaxy: “Light” is bright, bright yet silent, silent yet illuminating, that is all over the galaxy, illuminating everywhere.
All mortals and Saints share the spirit of our house: Holy people and ordinary people, all living beings are in the same house, where we, whether holy or ordinary, all have awareness, clarity then silence.
One thought does not produce complete manifestation, the six senses just moved and asked for peace: If a single thought does not arise in the mind then the nature of awareness will fully manifest. As soon as the six senses of the eyes, ears, nose, tonge, body and mind stir up to follow the scene, clouds spread over them obscuring the awareness. These two sentences talk about the uses of practicing and not knowing how to practice. That is the essence of practice..
Eliminating affliction makes you sicker. Aiming for suchness is also evil. Many people doubt these two sentences. Why does eliminating addictions lead to more illness? If we don’t eliminate , when will we be peaceful and pure? But you stop it, you will get sick, but if you leave it alone, why practice? The truth is sadness, anger, hatred, resentment…are illusory. When you hear someone say something, you don’t mean, you get angry at the moment. If someone says something wrong and then wake up, your anger will disappear. Please point out where anger goes? It runs into the heart and lung right? When anger arise, it feels strong but when you use it, you can’t find it, it disappears, so is the anger real or fake? Anger, sadness…are all false shadows, how can we get rid of them? Thinking about eliminating and it is wrong. Because using this method or that to eliminate the false means we think we are real, so thinking about eliminating is to add to the disease. But if we don’t eliminate them, then let them arise freely? That’s the important place. Buddha taught us to practice with wisdom. Anger and sadness arise, you just need to look back and see if it’s true or not. If we follow it, we will be destroyed if we look back and look for it that will disappear on its own. When we get angry, don’t look for anything and try to sit back and see where that anger comes from. Find about fifteen minutes without having to drink cold water and find a time when you will naturally lose your anger. Many people are so angry that they run to drink water to soothe their chests or find ways to calm down. Doing so would make it seen like it could end, but it wouldn’t. Drinking water and then remembering it makes me angry again. I probably drink water ten times to make my stomach bursh. All you need in your mind to see the truth nature of anger and understand it, then it will naturally go away and you will have to suppress it. So there is no need to eliminate afflictions, but afflictions are eliminated on their own. If you try to remove the pressure that is seeing that the delusion is real, the illness will increase.
Aiming for suchness is also evil: Why so? Suchness is a pure mind, unborn and immortal, already within you. As long as it is clean of all afflictions and no longer agitated, then you can still touch it there. If you find it, it means that Suchness is not yours. For example, my house you can just walk in, no need to search. If you sit at home, you won’t find a house, that means that person doesn’t know your house yet. The true mind and body is already within us, ever flowing everywhere but he forgets to recognize it. If the afflictions of ignorance are pure, they’ll appear on their own, there is no need to look for them anywhere. Therefore, if a cultivator goes to the truth, he is evil, not right. Clearly there are two diseases: the disease of seeing real afflictions and the disease of seeing the truth as external to oneself.
Depending on conditions without obstacles. Nirvana of birth and death is seen without flowers: What is depending on the conditions? People make you laugh, keep smiling, people make you angry, keep being angry. That’s depending on the conditions, right? Convenient conditions are where Master Dieu Giac Hoang said: “Co tac xan ho khon tac mien” meaning Eat when hungry, sleep when tired. It means that when meeting with fate, the mind does not have a mind that requires discrimination. I am also hungry, tired. Tired and sleepy like them. So, why do they obey while I am governed by conditions? When I am hungry, I crave for food and I see people sewing dishes I don’t like and I no longer want to eat them. Is that is given? Just this simple sentence do we Buddhist monks and nuns find it easy or difficult to practice? Just follow the conditions. When fate comes you eat. When you sleep, eating without asking whether it’s good or bad, sleeping without thinking about the past and future is up to you, eating and praising how good or bad it is, resting your hand on your left when sleeping, remembering what’s up or down is not up to you. It looks like it’s easy, anyone can do it but it really can’t be done. If only he didn’t want to hear but remained silent he would still resist. So it shows that I don’t have anything to do with it. That’s just talking about eating when hungry, sleeping when tired and the fate of praise and criticism. Can you accept it? If you praise but your mind doesn’t feel happy. If you criticize your mind without sadness, then it’s a matter of agreement. So you know how to follow the conditions without hindrance, then you will see that Nirvana, birth and death are all spotted flowers in the void. We see that birth and death are real and suffering, so we pray for Nirvana, which is peace and joy. Avoiding suffering and finding happiness is called cultivating. Now, what if we say that Nirvana and death mean that suffering and happiness are both spotted flowers in the void? Is there aim still there? Actually the owner of the hut has no name. If a person lives in a hut without a name, what is the name of Nirvana? What is the name of birth and death? They are two opposing nouns to establish because seeing birth and death is truly frightening, so seeing Nirvana is truly joyful and exciting to look forward to. But it is clear that the end of life and death is not real, Nirvana is also not real, like spotted flowers in the void, what can be established? At the end there is only one person who is the matter, there is no birth and death, there is no Nirvana. Thus, through this verse. Truong Chuyet baccalaureate has seen very thoroughly the path of practice.
November 20th, 2023
Buddhist Calendar 2567
Copist
Thich Chon Te Bhikkhu
Tuong Van pagoda, Hue CityXem thêm:
Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục Giảng Giải