Thư Từ Tương Lai | Lama Karma - Diệu Liên Lý Thu Linh

05/09/20244:19 SA(Xem: 426)
Thư Từ Tương Lai | Lama Karma - Diệu Liên Lý Thu Linh
THƯ TỪ TƯƠNG LAI
Lama Karma
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ


Lama Karma là một vị thầy theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Ngài là giám đốc của Trung tâm Thiền Milarepa tại Happy Valley, bang Tennesse, đồng thời cộng tác với Trường Middle Way ở Saugerties, NY, Mỹ.

 

+++

 

viet thuBạn thân mến,

Tôi có thể nói gì với bạn vào lúc này? Ngoài thực tế là, ngay cả bây giờ, tôi đã mất quá nhiều thời gian để quay lại với bạn, tôi sợ bạn nghĩ tôi làm dáng, nếu không nói là tự phụ, khi tôi hạ mình xuống để cho bạn một số lời khuyên.

Điều đó chứng tỏ rằng, ít nhất không phải là tôi hoàn toàn tự ý làm mà không được yêu cầu, khi bạn liên tục tìm cách để tiếp cận tôi.

Trước tiên, hãy để tôi nói rằng những nỗ lực này là không cần thiết.  (…) – Đừng làm điều đó.

Vì tôi đã ở bên bạn. Tôi có mặt ở đây, tôi nhìn thấy bạn. Mọi thứ đều ổn.

Vì vậy, tôi không cần phải xoa dịu mọi thứ bằng một số lời tâm linh nhàm chán, trấn an rằng bạn hoàn hảo như bạn là, rằng con đường bạn tự chọn với ân sủng sẽ đi vào thiết kế chung, bất chấp tất cả sự trì hoãn, và phân tâm của bạn, bạn sẽ trưởng thành, thành một người ít sai lầm, ít thiếu sót, và hiểu biết hơn tôi.

Có lẽ nếu thông điệp đó đến từ đúng người vào đúng thời điểm, nó có thể tốt cả hai mặt.  Nghĩa là bạn hoàn toàn có lợi…   Cả hai chúng ta đều biết rằng tất cả những điều bạn làm để đưa mình từ đó đến đây - thực hành ngồi như chờ sơn khô, thực hành đi như đưa một đám tang cô đơn - sự tích lũy, sự thanh lọc, và tất cả sự chú tâm, nỗ lực của bạn - tất cả đều kỳ lạ dưới mắt người khác.  Nhưng chúng ta cũng biết rằng nếu không có những thứ này, bạn sẽ không nhận biết sự thật đó, nói gì đến việc có thể thể hiện nó.

Về cơ bản, tại thời điểm này, tôi cảm thấy dè dặt khi nói điều gì đó tốt lành như, "hoàn hảo như bạn." Không phải vì bạn không được đúng như thế, mà vì tôi sợ bạn sẽ bị bối rối, hay tệ hơn nữa là mệt mỏi.  (…)

Tất cả mọi thứ đã trôi qua giữa khoảnh khắc này và khoảnh khắc cuối cùng bạn có mặt đều không đáng kể, như một ảo ảnh. Mọi thứ từ  bấy giờ  đến bây giờ trôi đi  như một giấc mơ qua đêm, để lại cho bạn không có gì ngoài một tâm hồn đầy những mảnh vỡ đã mờ và có thể đó là niềm an ủi của sự quên lảng.  

Vậy ta cần nhớ điều gì?

Bạn có nhớ thầy của chúng mình, có nhớ mùi hồi và hương nhang khi ta nằm nhìn những đám mây trôi qua không? Tôi nhớ đôi mắt của bạn khi chạm vào mắt tôi.

Tôi nhớ bạn bè và gia đình, nhưng tất cả giờ đã qua, đã ra đi theo các mùa.  Tôi nhớ những sai lầm - những sai lầm thuở ban đầu và những sự mù quáng tiếp nối - và lúc nào chúng ta cũng trở lại vạch xuất phát ban đầu.

Hãy ghi nhớ tâm tôi bây giờ, hãy ghi nhớ tâm bạn bây giờ, nhớ lại tâm của chúng ta tuổi lên năm, liệu bạn có dừng lại đôi phút để nhớ không? Bạn có thể nhớ thời gian khi chúng ta sẽ chết không?

Hãy cố gắng cảm nhận sợi dây không đứt đoạn, sự liên tục thân ái của những khoảnh khắc này. Chúng chạm trực tiếp vào nhau, chúng ở bên trong nhau, và tất cả đều hiện diện đối với nhau trong khoảnh khắc tưởng nhớ.

Ở đây, bây giờ, chúng ta có thể bắt đầu lại. Có thể bạn bị dính mắc trong sự oán giận, sợ hãi hoặc do dự. Có thể bạn nghi ngờ bản thân, hoặc người khác, hoặc thực tại quá nặng nề. Có lẽ bạn đã thức dậy vào buổi sáng và nói với mặt trời rằng hãy quay trở về. Ngay sau đó, hãy xem bạn có thể nhớ không. Hãy xem liệu bạn có thể nắm bắt được cái lóa chớp của sự tỉnh giác này không. Không có cái gì ở đó, nhưng có một chuyển động mà không có người tạo ra, một tia hiểu biết chưa được tạo hình, ngay giữa khoảnh khắc của cái nhớ này. Đó là một tác ý không mong cầu, trước cái tốt và xấu. Vì không ai tạo ra nó, không ai có thể sở hữu nó hoặc hủy hoại nó. Vì nó không bao giờ có bắt đầu, nó luôn ở trong tầm tay. 

Từ đó, bạn có thể chuyển sang một cái gì đó thiết thực hơn. Nếu bạn không thể di chuyển, bạn có thể khát khao di chuyển. Nếu bạn không thể khao khát, bạn có thể khát khao được khao khát. Nếu bạn không thể làm điều đó, chỉ cần ở ngay đó. Hoàn toàn không vấn đề. Thật ra có vô dụng cũng không sao, chỉ cần không để nó vận vào mình là được.

Cũng nên nhớ rằng, đó không phải là về bạn. Một khi bạn đã thực sự chạm đến nỗi đau của mình một cách đầy đủ, êm ái, là bạn đã đặt một hạt giống vào vết nứt. Hãy thực hiện một điều ước với khe nứt đó, và chia sẻ với chính mình lòng tốtđiều kiện bằng chính sự hiện diện của bạn. Bạn không cần phải tạo dựng bất cứ thứ gì. Nó hoàn thành ở trong khoảnh khắc của hồi ức. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng tặng một cái gì đó thiện lành cho người khác. Điều này có thể giúp ích rất nhiều để di chuyển mọi thứ về phía trước.

Như đã nói, sự thực hành giúp ta chuyển từ thói quen nặng nề sang thói quen đạo đức, để vượt hoàn toàn ra khỏi thói quen. Nhưng chúng ta cũng có thể bắt đầu ngay đây, trước và trên cả sự bắt đầu.

Hẹn gặp lại ở đó,

(Ký Tên)  Tôi

Diệu Liên Lý Thu Linh – 9/2024

Phỏng dịch theo A Letter from My Future Self, tạp chí Lion’s Roars, tháng 1/2024

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190823)
01/04/2012(Xem: 36427)
08/11/2018(Xem: 15107)
08/02/2015(Xem: 54244)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :