Thư Viện Hoa Sen

Giảng Giải Ý Nghĩa “Du-già Chân Thật Phẩm” Tác Giả: Trường Lão Thích Duy Hiền |Thích Trung Nghĩa Dịch

10/01/20253:21 SA(Xem: 500)
Giảng Giải Ý Nghĩa “Du-già Chân Thật Phẩm” Tác Giả: Trường Lão Thích Duy Hiền |Thích Trung Nghĩa Dịch
GIẢNG GIẢI Ý NGHĨA “DU-GIÀ CHÂN THẬT PHẨM” 
Tác giả: Trường lão Thích Duy Hiền
Thích Trung Nghĩa dịch
thich duy hien 2thich duy hien 1duy thuc trat ky

LỜI NGƯỜI DỊCH

Trưởng lão Thích Duy Hiền sinh năm 1920, viên tịch năm 2013, là một bậc cao tăng nổi tiếng Trung Quốc đương đại, Duy thức học cao sâu trác tuyệt, Viện trưởng Phật học viện Trùng Khánh, đóng góp rất lớn đối với sự nghiệp đào tạo tăng tài và hoằng pháp lợi sanh. Nhưng cuộc đời tu hành của ngài gặp lắm đau thương phải bị giam tù rất lâu. Căn cứ Truyện ngắn pháp sư Duy Hiền, vào thời kỳ đại văn hóa cách mạng Trung Quốc, năm 1954, ngài gặp đại nạn oan ứcsỉ nhục mà bị tù đày suốt 26 năm lẻ 10 tháng.

Ngài xuât gia năm 10 tuổi. Năm 13 tuổi học tập tại Thư phòng Quy Sơn (nay là Viện nghiên cứu Văn giáo phương Đông) do nhà đại duy thức học Vương Ân Dương sáng lập và giảng dạy. Năm 1936, ngài học tập tại Viện giáo lý Hán tạng do đại sư Thái Hư sáng lập,. Năm 18 tuổi, ngài soạn tiểu luận Giải thích sơ lược thập tứ tương tự quá loại nhân minh (因明十四相似過類略釋) đã làm chấn động giới học thuật đương thời. Ngài “Tinh thông Tam tạng, học thức tinh thâm, tài hoa cao ngút, thơ văn rất bén”, rất nhiều trước tác duy thức, nhân minh của ngài đăng trên các tờ báo: Hải triều âm Phật giáo Hong Kong v.v. còn thâu vào bộ sách Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san, Thế giới Phật giáo luận đàn luận văn tập v.v. Năm 1941, ngài đảm nhậm giáo sư Phật học viện Đại Giác, giảng dạy Phật học viện Trung Quốc, Phật học viện Nam Phổ Đà, Phật học viện Ni chúng Tứ Xuyên,  thuyết giảng tại đại học Bắc Kinh v.v. Ngài  sáng lập và chủ biên nguyệt san Đại hùng. Năm 1980, sáng lập: Hội Công đức từ thiện Phật giáo, Công trình hy vọng Phật giáo, Công trình Mẫu thân, Ban bồi huấn Tăng-già.

Bản văn ngắn này thuộc trong cuốn sách Duy thức trát ký (唯識札記) của ngài. Sách này là một trước tác lý luận duy thức học hàm chứa nội dung rất sâu, văn tự chân chất trong sáng, dẫn kinh cứ luận, tư tưởng thẩm sâu, tầng bậc phân minh, logic nghiêm mật.

 

GIẢNG GIẢI Ý NGHĨA “DU-GIÀ CHÂN THẬT PHẨM”

Tác giả: Trường lão Thích Duy Hiền

Thích Trung Nghĩa dịch

I

Du-già sư địa luận, Bồ-tát địa, Chân thật phẩm ghi: “Chân thật nghĩa là gì? Nói khái lược có hai loại. Thứ nhất, dựa bản chất tính của lý thể chân thật tồn tại. Thứ hai, dựa hiện tượng tánh của mọi sự vật và hiện tượng tồn tại. Bản chất tính chân thật của mọi hiện tượng và sự vật này, phạm trù tính phẩm loại biệt, nên biết được gọi chung là chân thật nghĩa” (云何真实义?谓略有二种:一者依如所有性诸法真实性;二者依尽所有诸法一切性。如是诸法真实性、一切性,应知总名真实义)

Chân là, chỉ cho nhận thức bản lai diện mục của sự vật, đó là nhìn từ giác độ của nhận thức luận. Thật là, chỉ cho tánh tồn tại khách quan của sự thật. Sự thật này chẳng chờ vật khác mà thật hữu.

Như sở hữu tánh chân thật, chỉ cho mọi hiện tượng cùng có thể tánh chân thường bất biến, cũng là chân như, pháp giới, thực tướng. Tận sở hữu chư pháp nhất thiết tánh, hoặc gọi là tận sở hữu tánh, chỉ cho mọi hiện tượng mỗi một có tính chất, tướng trạng, năng lựctác dụng, quan hệ v.v. chỉ cho ấy là duyên khởi, duyên sanh, nhất thiết pháp tướng. Trước là hệ vô vi pháp, sau là hệ hữu vi pháp: một gọi là thắng nghĩa đế, một gọi là thế tục đế, tổng bao quát trong chư pháp chân thật nghĩa.

Chân thật phẩm còn ghi: “Phẩm loại chân thật nghĩa này sai biệt, còn có bốn loại: một là thế gian cực thành chân thật; hai là đạo lý cực thành chân thật; ba là phiền não chướng tịnh trí sở hành chân thật; bốn là sở tri chướng tịnh trí sở hành chân thật

(1) Thế gian cực thành chân thật: “Cực thành” (極成) và thuật ngữ nhân minh học liên hệ, nói đến mọi người nhận khả cộng đồng. Chân thật này và căn cứ tập quán thế gian liên quan, dùng danh từ khái niệm mà mọi người cộng dụng, sở biểu thị sự vật, hiện tượng có loại tính chất nào đó. Như Du-già sư địa luận ghi: “Với đất chỉ là tự tánh của đất, nhưng mà tự tánh chẳng phải là lửa v.v. Như tự tánh của đất vậy, với các trang nghiêm, như có nước, lửa, gió, sắc, thanh, hương, vị, xúc, ăn uống, quần áo, cỡi xe v.v. và chúng sanh tìm cầu các loại tư sản các vật ....... v.v. nên biết cũng là như vậy. Nếu chỉ là tự tánh của khổ, mà chẳng biết tự tánh của vui, vui tuy là tự tánh của khổ, mà chẳng phải là tự tánh của khổ v.v.” ( Những tự tánh này, bao hàm trong nhận thức trong cảm tính.

(2) Đạo lý cực thành chân thật: trải qua hiện lượng, tỉ lượng tiến hành tư biện, suy lý, nhận thức pháp tắc cố hữu, quy luật khách quan của sự vật, từ xây dựngchứng thành đạo lý. Như logic học, triết học v.v. lĩnh vực này thuộc về lý tính nhận thức của triết nhân thê gian, cũng là thông đạt ngôn ngữ xuất thế gianxây dựng văn tự bát-nhã. 

Hai loại chân thật trên, chẳng lìa văn tự ngôn ngữ, là tương đối tính.

(3) Phiền não chướng tịnh trí sở hành chân thật: Là sự tu hành của bậc thánh (thanh văn, duyên giác) dựa vào vô lậu trí, quán tứ đế lý, đoạn trừ phiền não chướng, ngộ nhập vô ngã, chứng đắc cảnh giới giải thoát.

(4) Sở tri chướng tịnh trí sở hành chân thật:sở tri nhất thiết pháp đối với bậc thánh (bồ-tát Đại thừa) tu hành, dùng vô lậu phân biệt trí, để phá trừ sở tri chướng, ngộ pháp vô ngã, chứng đắc cảnh giới chân như, chân tướng bất khả tư nghị

Hai loại chân thật sau, là chân lý tuyệt đối

  Chân thật tuyệt đối, phi cảm tính, nhận thức của lý tính có thể thực chứng, cần khế hợp ở pháp lý, khế hợp ở giáo pháp do đức Phật nói, tùy thuận mà chẳng trái ngược giáo pháp của đức Phật nói để tu hành. Lìa danh tướng phân biệtnăng sở đối đãi, bài trừ pháp tướng, khế hợp thần diệu chân như, mới có thể chứng ngộ.

Kinh Kim Cang nói: “Thông thường thì tất cả các tướng thế gian đều là tướng sanh diệt biến hóa, nếu có thể liễu đạt tướng của thế gian, cũng có thể thấy được pháp thân Phật-đà” [1]

Tướng, tức là ngã tướng, pháp tướng, phi pháp tướng v.v. cần phải bài trừ các tướng, mới có thể hàng phục kỳ tâm, hiện bày chân tâm.

Kinh Đại Nhật Như Lai nói: “Bồ-đề là gì? Là Như thật tri tự tâm”. Tâm là bản thể linh minh, tiêu trừ chướng lấp do vô minh, minh tâm kiến tánh, cũng có thể chứng cứ, chứng minh thực tướng của chư pháp, nên người học Phật lấy việc tu tâm làm đệ nhất. Chỉ nghiên cứu kinh giáo mà chẳng thực hành, giống như nói tính ăn no.

II

Từ trong bốn chân thật nghĩa, phá trừ nhị chấp: tăng ích chấp, tổn giảm chấp, đem trung đạotam tự tánh cùng tam vô tánh kết hợp lại phù hợp.

Tăng ích chấp (增益執), tức là chấp trước sự an lập giả danh chư pháp (thế gianxuất thế gian) làm thực hữu tính, mà có ngã tướng pháp tướng, thường hằng bất đoạn (thường kiến.)

Tổn giảm chấp (損減執), tức là an lập giả danhnhư huyễn như hóa đối với pháp tướng (hữu vi, vô vi), phủ định hữu vi, khởi lên đoạn diệt kiến.

Tăng ích chấp thường kiến, tổn giảm chấp đoạn kiến, gọi là biên kiến. Xa rời nhị biên: đoạn kiến và biến kiến, mới khế hợp trung đạo.

Dựa vào tam tánh thì: ngã tướng, pháp tướng biến kế chấpphi hữu. Duyên sanh như huyễn y tha khởi, và từ huyễn nhập không viên thành thật là phi vô. Phi hữu, phi vô cũng gọi là trung đạo.

Bồ-tát vì biết không (空) nên sinh ra đại trí tuệ, vô trụ sanh tử, vì biết như huyễn hữu nên sinh ra đại từ bi, bất trụ niết-bàn. Như Du-già sư địa luận ghi: “Lại cũng trí tuệ này, các bồ-tát, có thể đắc vô thượng chánh đẳng bồ-đề, phương tiện rộng lớn”. “Như thật quan sát nhất thiết pháp, ngộ vô ngã pháp, đều bình đẳng trí”. “Ở chỗ sáng sủa, mọi thiện xảo, lúc siêng tu tập, tuy lại gặp được mọi lao khổ, mọi khổ nạn nhưng bất thoái chuyển, mau chóng có thể khiến cho thân thểmệt mỏi, tâm thức vô nhọc nhằn, với các thiện  xảo, mau có thể thành biện ......” Bồ-tát nhờ trí tuệ như vậy, tu lục độ hạnh, đủ các công đức.     

Trong nhị biên kiến, đối với tổn giảm chấp đoạn kiến, trong Luận này đặc biệt nêu ra phá chiết, gọi là ác thủ không. Như Luận này nói: “Thế Tôn dựa vào tôn chỉ thâm áo khó biết nói: thà như một thứ sinh ra ngã kiến, hơn một loại ác thú không”. Vì sao? Bởi vì “Khởi lên ngã kiến, tuy mê cảm ở cảnh giới sở tri, chẳng phỉ báng cảnh giới nhất thiết sở tri, chẳng do nhân này mà đọa vào ác thú......” Ác thủ không (惡取空) cũng là phủ định tất cả, phế vô nhân quả, hủy báng chánh pháp, đọa các ác thú, chịu nhiều khổ não.

III

Ngu phu thế gian, do từ chẳng hiểu được lý sở hiển chân như tánh như thế, mà có các loại hư vọng phân biệt, chuyển chuyển sanh tử (như luận này nói có tám loại phân biệt). Hành giả bồ-tát, có thể dùng tứ tầm tứ, tứ như thật trí quán, nhằm dứt các hư vọng phân biệt, đạt các tự tại, được năm loại thắng lợi tối thượng:

“Một là, đạt được tâm rất tịch tĩnh, do thiền định tịch tĩnh, chẳng do tâm biến động phiền não cũng là tịch tĩnh”

“Hai là, có thể từ mọi trí tuệ làm sở duyên cảnh mà chẳng có chướng ngại. Vì sở tri chướngphiền não chướng đều dứt sạch cho nên thanh tịnh, trong lắng, hoạt động diệu trí tuệ đại tự tại, vô chướng ngại.”

“Ba là, làm lợi ích cho chúng sanh, chúng sanh lưu chuyển sanh tử, chẳng có mệt mỏihóa độ chúng sanh liên tục”

“Bốn là, khéo có thể ngộ nhập tôn chỉ thâm áo khó biết của tất cả Như Lai”.

“Năm là, sở đắc thắng giải Đại thừa, không thể dẫn đoạt, không từ duyên khác”.

Từ năm loại thắng lợi tối thượng mà có năm loại nghiệp thắng lợi, mà thực hiện năm loại bồ-tát đại hạnh: (1) Là tự an lạc mà vô tạp nhiễm. (2) Có thể thành thục mọi Phật pháp. (3) Có thể giúp chúng sanh thành tựu. (4) Hộ trì chánh pháp vô thượng của Như Lai. (5) Kiến tạo học thuyết khác, tinh tấn dõng mãnh, chánh nguyện vô lay động.

Tứ tầm tư, tứ như thật trí quán là thuộc về gia hành vị bồ-tát, quán năng thủ thức, sở thủ cảnh đều không. Cảnh sở thủ tuy nhiều, nhưng chẳng rời ở tứ pháp: danh, nghĩa, tự tánh, sai biệt. Cảnh của giả danh an lập cũng phi thực hữu, mà là do nhân duyên hòa hợp huyễn hiện. Suy cầu tầm tứ như thế, gọi là tứ tầm tư quán (四尋思觀). Lại tiến thêm một bước không trác năng thủ, sở thủ, thì gọi là tứ như thật trí (四如實智). Trí do bốn loại định lực sản sinh là: minh đắc, minh tăng, ấn thuận, vô gián, lần theo mà bước vào gia hành: noãn địa, đảnh địa, nhẫn địa, thế đệ nhất vị, tiến vào ngộ chứng chân kiến đạo vị không tánh. Tiếp theo, thăng lên tu đạo vị thập địa, tu tập thập độ đại hạnh, trải qua kim cang đạo, sau khi đoạn trừ các phiền não như tham lam, sân nhuế, si mê v.v. mới có thể chứng ngộ chân lý chí cao vô thượng, viên chứng bồ-đề.

Trích tác phẩm Duy thức trát ký của Trưởng lão Thích Duy Hiền



[1] “凡所有相, 皆是虛妄, 若見諸相非相, 即見如來”

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191523)
01/04/2012(Xem: 37131)
08/11/2018(Xem: 15746)
08/02/2015(Xem: 55009)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!