Thư Viện Hoa Sen

Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 4:nhận Thức Và Giới- Định- Huệ Tác Giả: Ni Sư Thích Nữ Triệt Như Chuyển Sang Anh Ngữ: Ngọc Huyền

14/03/20254:52 SA(Xem: 1258)
Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 4:nhận Thức Và Giới- Định- Huệ Tác Giả: Ni Sư Thích Nữ Triệt Như Chuyển Sang Anh Ngữ: Ngọc Huyền

 

SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
BÀI 4:NHẬN THỨC VÀ GIỚI- ĐỊNH- HUỆ
Tác giả: Ni sư Thích Nữ Triệt Như
Chuyển sang Anh ngữ: Ngọc Huyền


Chúng ta đã biết nhận thức là sự hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về một vấn đề, một sự kiện, một nội dung cố định. Do đó, nhận thức phải trải qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, khảo sát, tiếp theo chúng ta phải thực hành, hay áp dụngtrong đời sống, để có nhiều kinh nghiệm, chứng minh lại sự hiểu biết qua lý thuyết của mình là đúng. Nhờ quá trình thực hành lặp lại nhiều lần này, ký ức của chúng ta dễ dàng ghi nhớ từ bước đầu cho tới bước cuối của tiến trình hình thành nhận thức. Do đã trải qua thời gian rút kinh nghiệm, nên nhận thức cuối cùng thường là đúng, trên cả hai mặt lý thuyếtthực hành. Thí dụ một người chơi tennis giỏi là vì đã học lý thuyết đúng, và đã thường xuyên tập luyện nên có phản ứng nhanh, nhiều kinh nghiệm, mình nói là người này đã có nhận thức đúng về chơi tennis. Thí dụ một người lái xe, thỉnh thoảng bị phạt vì chạy quá tốc độ trên xa lộ, mình biết là người này chưa có nhận thức đúng về việc lái xe, hay có nhận thức sai về việc lái xe trên xa lộ, tưởng là không có cảnh sát giao thông trên xa lộ nên cứ phóng nhanh khi đường trống v.v...

Vậy nhận thức đúng sẽ đưa tới kết quả tốt, nhận thức sai đưa tới kết quả không tốt. Nhưng tại sao có nhận thức sai? Là vì có cái chủ quan chen vào, có thể vì mình cẩu thả, lơ đểnh, hay không theo đúng luật pháp, hay qui định của thế gian. Do đó, hễ còn tâm đời, nhiều tham ái, sân hận, si mê, thì nhận thức vẫn nhiều khi bị sai lầm.

Trong cuộc đời thường, nhận thức có một vai trò rất quan trọng, cần thiết. Muốn có kết quả tốt, luôn luôn phải có nhận thức đúng về việc đó. Mà đúng là sao? Là phù hợp với luật pháp, phù hợp với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của xã hội, của tôn giáo mình, hữu ích cho mình và không làm hại tới người khác.

Nhận thức chỉ đạo tất cả mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta từ khi chúng tatrí khôn cho tới bây giờ, vậy mà chúng tathể không để ý. Bởi thế nên cuộc sống của chúng ta có khi vui mà cũng nhiều khi buồn phiền. Buồn phiền là vì mình chưa có nhận thức đúng về cuộc đời. Mình chưa hiểu biết những chân lý điều hành cuộc đời, điều hành thế gian.

Khi bắt đầu suy tư về khuyết điểm sống của mình, là mình bắt đầu tỉnh ngộ, mình tìm tới Phật pháp, học những lời giảng dạy của bậc giác ngộ.

Những chân lý không thay đổi theo thời gian hay không gian, mà Đức Phật đã chứng nghiệm, thực ra nó không phải là một cái gì cao xa huyền bí đến đổi chúng ta phải bôn ba tìm kiếm nơi xa xôi nào. Nó chính là thực tại trước mắt chúng ta, ngay giây phút này, nó hiển lộ rõ ràng, chưa bao giờ che giấu.

Chúng ta quan sát thực tại nghiêm chỉnh đi, tự mình nhận ra ngay. Tại sao cây này lá xanh tốt, cây kia héo khô, thì ra vì nó thiếu nước. Sao người này hiền lành, người kia lại hay sân hận? Có lẽ một người được cha mẹ chăm sóc thương yêu dạy dỗ, người kia không có những hoàn cảnh tốt ? v.v...Chúng ta sẽ nhớ ngay tới qui luật quan trọng chi phối cuộc đời này mà Đức Phật đã nhận ra: Y Duyên tánh, mọi sự vật trên đời đều khởi ra do nhân duyên. Vô số nhân duyên, không tính kể được.

Từ cái nhận thức này, mới khởi thêm những nhận thức sâu xa khác:

-        Bởi do vô số nhân duyên, nên mọi sự vật phải tùy thuộc vào nhân duyên mà thay đổi luôn. Thuật ngữ gọi là Vô thường.

-        Do đó là có Xung đột, hay Bất toại nguyện, hay Khổ, vì mình chỉ muốn nắm giữ những cái “của mình”.

-        Bởi thay đổi hoài, không có lõi cứng, không có thực chất, gọi là Vô Ngã, hay không thực chất tánh.

-        Vậy bản thể của thế gian là Trống Không.

-        Trong thực tế, thế gian này hiện hữu nhưng chỉ là Huyễn có mà thôi.

-        Bản thể cuối cùng, thế gian này là Như Vậy, không thể bàn luận gì thêm.

-        Và tất cả, người hay cảnh, đều Bình đẳng. Vì tất cả những đặc tính, đều bình đẳng áp dụng cho tất cả, không loại trừ ai, không loại trừ vật nào.

Như vậy, trí tuệ hiểu biết tất cả những chân lý trong đời, chỉ là những nhận thức. Chúng ta đã được học kinh điển Đức Phật giảng dạy rõ ràng, từ lâu xa, vậy mà sao mình vẫn còn buồn phiền, còn mong ước những việc nhỏ nhặt trong đời? Còn muốn nắm giữ cái gì trong tay? Tất cả rồi sẽ tuôn chảy như nước nắm trong bàn tay.

Biết rõ cuộc đời là vậy, bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi tìm lại hạnh phúc chân thật cho mình. Trên đời có cái gì không tuôn chảy như nước? Làm sao đem lại bền vững an vui cho mình và cho tất cả mọi người?

Bước đầu tiên, mình giữ năm giới căn bản:

-        Không giết hại.

-        Không gian tham

-        Không tà hạnh

-        Không nói dối.

-        Không uống những chất say.

Chúng ta chỉ cần giữ thân, lời và ý trong sạch, không làm điều xấu ác. Tiến hơn một bước, chúng ta thường làm những việc thiện lành, lời nóiý nghĩ cũng thiện lành.

Trong thời gian đầu tu tập này cũng cần có trí tuệ để biết cái nào ác, cái nào lành. Tức là phải có nhận thức đúng, hay ý thức phân biệt đúng sai rất quan trọng. Đây cũng là Giới, đưa tới kết quả tất nhiên là cuộc sống bình an, tâm bình an, không toan tính, không lo âu, không sợ hãi, không hối hận. Cũng đồng thời phát sinh tâm từ, bi, hỷ, xả. Quí mến nhu hòa với tất cả mọi người, thấy ai cần giúp thì vui lòng giúp, thấy người khác vui, hạnh phúc, mình cũng vui theo. Như vậy, chỉ mới thực hành năm giới, mình đã bắt đầu kiểm soát được tham lam, sân hận, kiêu mạn, đố kỵ ganh ghét.

Những điều xấu ác bất thiện lần hồi không khởi lên, thì tâm an vui thanh thản, không dính mắc vào hiện tượng thế gian nữa. Tức là tâm Định trong đời sống, mới là Định vững chắc. Rồi cũng từ đây, trí tuệ sẽ càng ngày càng phát huy ra, nhìn cuộc đời khách quan, đúng như thực. Không suy nghĩ điên đảo, không xét đoán, không phê bình, không thương ghét. Không tạo ra nghiệp xấu ác nữa. Tâm xả là tâm cao thượng nhất, thể nhập Bình đẳng tánh, an trụ trong Vô phân biệt trí.

 

Hôm nay chúng ta có thêm một con đường đi đơn giản vô cùng, bắt đầu bằng lễ quy y Tam Bảothọ trì năm giới. Rất nhiều người trong chúng ta đã quy y Tam Bảo rồi, và cũng đã nhận ngũ giới. Có khi nào mình tự hỏi: “Sao mình tu hoài mà không thấy tiến?” Và có bạn nào đã có câu trả lời chưa?

Câu trả lời chỉ đơn giản là mình chưa có nhận thức đúng về Lễ quy y Tam Bảo và sự thọ trì Năm Giới.

Trong giới hạn của bài viết này, mình không nhắc lại những ý nghĩa đã từng giải thích trong các buổi lễ quy y cũng như sự truyền trao năm giới. Điều nên nói là mình chưa nhận ra đúng mức tầm quan trọng và cần thiết của những nghi thức này. Nói vắn tắt, nghi thức quy y Tam Bảo là để gieo một hạt giống bồ đề vào mảnh đất tâm của mình. Khi đã có hạt giống tốt, hạt giống giác ngộ, thì đủ nhân duyên chăm sóc, gìn giữ,  sẽ có cây lá xanh tươi, hữu ích cho mình, cho người.

Hơn nữa, năm giớiđức hạnh nền tảng của nhân cách con người, nếu mình sống gìn giữ cẩn mật năm điều răn cấm đó, kết quả là hướng tới mục tiêu: thoát khổ cho mình và cho người khác. Vậy cũng đi đến cuối con đường chuyển hoá tâm.

Định là kết quả tất nhiên của Giới. Và Huệ chỉ là kết quả của Định.

Nói khác, trong Giới đã có mầm của Định và của Huệ.

Nếu bạn nào đi vào bằng con đường của Định, thì trong Định phải có mầm của Giới và Huệ. Nếu có Định mà không có Huệ thì là si định, nếu có Định mà không có Giới thì là tà định. Vậy, nếu mình chưa sống được năm điều của Giới khi quy y, thì đừng mơ tưởng tới Định hay Tuệ, chỉ là chuyện hão huyền.

Kết luận, dù chúng ta bước vào con đường chuyển hóa tâm mình, bằng cửa nào cũng vậy, chúng ta vẫn phải trắc nghiệm lại mình, tròn đủ ba mặt: Giới- Định- Huệ đồng thời, mới là giải thoát.


 

SOURCES OF HAPPINESS                       

Article 4:

REALIZATION and

the TRIO of PRECEPTS-CONCENTRATION-WISDOM

 

As you know,  realization is a clear and complete understanding of a problem, an event, or a stable content. With that, it must go through some time of research, study and examination. Then, another time for the practice of those perceptions in life to gain experience and prove that our theoretical comprehension is correct. Thanks to that repeated  application, the first to the last steps in the process of building-up knowledge are easily recorded in our memory. Due to the experience accumulation in the long time, the final recognition is always correct, practically and theoretically. For instance, a good tennis player. He gets a right technique   because he has learned the correct theory and has regularly practiced it.  Those generate  him fast reactions and a lot of experience. Another example, a driver who  occasionally got  citations for speeding on the freeways.  This guy  does not have the correct driving knowledge. He might have a wrong understanding of freeway driving, i.e., assuming that no policeman  over there and the roads are not traffic, so, he keeps speeding.

Therefore,  the  right knowledge  will provide  good results whereas the  wrong one  the consequences. But what are the reasons for the latter?  It is our very subjectivity. We might be careless, absent-minded, and not comply with the laws and regulations.  If our mind is still deeply mundane  in greed, desires, angers and passions, our understanding might be erroneous.  

Knowledge plays a very important and essential role in daily life. To get  good results from everything, there should always be  the right understanding  about it.  What are the standards for that rightness? It should be conducted in accord with the laws, morality and the  good traditions of   a society and religion; it should be useful for us without  harming to others.

Realization directs our thinking, speech and actions since we are intelligent enough until now.  But we may not know it. That is why both pleasure and unpleasure happen in our life. We are  distressed and agitated because we do not have the right perception of life and the earthly truths that govern the world.

When we start reviewing our drawbacks in life, it means we begin to   wake. We come to reach the Buddhist Dharma and learn the teachings of the Awakened.  

The eternal truths, unchanged with time and  places, and experienced by the Buddha, actually are not too mysterious and far beyond our reach that we have to manage to look for them somewhere outside this world. They are the reality right in front of our eyes at this very moment.  They are clearly shown and never hidden.

Observe the reality seriously, then you will realize it right away. Why are this tree's leaves green and lush? But that one is dry and withered? Ah! Lack of water! Why is this folk gently-behaved and good-hearted  while the other raged and furious ?  Maybe the first is cared, loved  and well-brought  by  his parents  while the latter is  not. We will immediately recall the important laws  manipulating this life that the Buddha realized. It is  the Nature of Based- on -Conditions. Everything is generated by the overlapped and innumerable causes and effects. 

Also, other thoughtful comprehension arise from that detect:

- Due to countless  preconditions, everything must depend on causes and conditions to constantly change themselves. The Buddhist term for that is  the Impermanence.

-That is why  Conflict, or Dissatisfaction, or Sufferings happen. We just want to grab and  hold  what belong to  us,  or what are ours.

-        Due to continuous changes without  solid core and specific essence, it is the Non-Self, or the Nature of Non- Substantiality.

-        Then, the nature of life is the Emptiness.

-        This world physically exists but it is merely  illusionary or temporary.

-        The ultimate essence of life is the Suchness without any further possible discussion.

-        Everything and everyone are Equal to each other. The reason is that all the characteristics of this earthly life  are applied  in equality for all   excluding no one and nothing.  

 

With those, wisdom comprehends  all  truths in life. They are  realizations. We have studied the scriptures clearly taught by the Buddha in the old days. But how come we are still anxious and unrestfull,  expect trivial things and want to keep them?  Everything will flow down away like water held in hands.

Knowing such is life, let’s begin the journey  to get back the  true happiness. Is there anything in life that does not move in stream like water? With that, what could we do to steadily stay in peace and help the others to do the same?

Firstly, take the basic Five Commandments:

-        Abstain from killing beings

-     Abstain from cheating and material-grubbing

      -     Abstain from sexual misconduct

      -     Abstain from lying

      -     Abstain from drugs and alcohol

     

Keep our body, speech and mind pure. Do not commit to evils. One step later is to frequently involve in  good deeds, kind-hearted speaking and wholesome thinking.  

At the primary time of this practice, wisdom is necessary to differentiate between good and evil. It means the righteous comprehension is very important. It is also the commandements leading to equanimity in mind and life without anxious concerns, worries, fears and remorses. Simultaneously, compassion, loving-kindness, pleasure  and renunciation are yielded. Be appreciative and in good rapports with everyone. Be ready to assist anyone in need.   Be pleasant to others’ joys and happiness.  So, in the early observance period of the Five Precepts, we can begin put ire, avarice, arrogance and jealousy under control.  

Gradually, evil and unwholesome thoughts do not arise, our mind, then,  is calm and peaceful  No more being attached to worldly phenomena. It  is the concentrating mind  in life. It is the steady  concentration from which wisdom is more and more developed. Our view of the reality will be  as-is  and objective. No more shaken thinking, judging, criticizing, hating or loving. No more bad karmas.  Equanimity is the noblest mind leading us to enter the Nature of Equality and stay in the Wisdom of Non-Discrimimation.

Nowadays, there is one more so simple approach which starts with the Ceremony of Taking Refuges in the Three Precious and applying the Five Precepts. Many of us have done it.  But how many of us have  ever wondered : “Why  do I not get any improved in mind practice though I have gone through a long distance?”  If yes, is there any reply?

The plain answer is that  it is not enough the right understanding about the  Ceremony of the Three Refuges in the Three Precious and the observance of the Five Precepts as well.

In this piece of writing, I do not remind the meanings explained in the above   ceremonies and the handing down of the Five Commandments. The point here is that the importance and necessity of those rituals have not been thoroughly understood.  Shortly, the rites of the Three Refuges in the Three Precious  aim at sowing the Bodhi seeds  into our mind. With them, the roots for the Enlightenment, we get prerequisites  to caring for and nourishing our mind. Those will bear green and fresh leaves that are   useful for both ourselves and  others.

Furthermore, the Five Precepts are the virtuous grounds for human personalities. In our life, when we solemnly keep those Five Commandments, we can hit  the targets of releasing sufferings for ourselves and the others.  And finally, we do reach the last end of the mind improving pathway. 

Concentration is the default results of  the Precepts. And Wisdom is the mere fruits from Concentration. That is to say,  the seeds of Concentration and Wisdom have already rooted within the Commandments.

If you access into  the path of Dhyana, Concentration, then inside it, there should be the shoots of the Precepts and your Insight. Lack of Wisdom, Concentration is just false and delusional. Lack of Precepts, just the  unrighteous-minded one.  When you cannot plunge yourselves in the Five Precepts accepted in the Ceremony, Concentration or Wisdom are illusionary.

In short, no matter what entry we enter to transform our mind, we  must test ourselves whether we thoroughly and simultaneously  conduct ourselves in the Trio of Precepts - Concentration – Wisdom. It is then the true self-liberation.

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như

Written at the  Sunyata Monastery, June 2, 2021

English version by Ngọc Huyền


 

 

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 192777)
01/04/2012(Xem: 38551)
08/11/2018(Xem: 17048)
08/02/2015(Xem: 56595)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).