CHỖ CHƠN THẬT CỦA PHẬT-HỌC
Tác giả: Trúc Lâm Mật Nguyện
Dịch giả: Nguyên Giác
(Lời dịch giả: Bài này của ngài Trúc Lâm Mật Nguyện, được suy đoán là của cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972). Bài này in trên Viên Âm Nguyệt San số 11, ấn bản tháng 10/1934. Bài này được scan lại và dịch ra tiếng Anh để làm tài liệu cho những người nghiên cứu về Phật học đầu thế kỷ 20.
Sau đây là sơ lược tiểu sử của Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972). Thế danh là Trần Quốc Lộc, pháp danh Tâm Như, pháp hiệu Thích Mật Nguyện, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 43. Sinh ngày 19-8-1911 tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, thành tín Phật giáo. Năm 1926 (15 tuổi) Ngài phát tâm xuất gia, thọ giới với Hòa thượng Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm – Thừa Thiên. Ngài đã được Bổn sư chính thức làm lễ thế độ thọ Sa Di giới lúc 18 tuổi (1929), pháp danh là Tâm Như. Ngài tốt nghiệp cấp Trung học Phật giáo tại trường Sơn môn Phật học Tây Thiên. Năm 1937 (26 tuổi) Ngài được Bổn sư cho vào Bình Định thọ giới Tỳ Kheo tại Đại giới đàn Tịnh Lâm và ở lại theo học cấp Đại học Phật giáo với Hòa thượng Phước Huệ tại chùa Thập Tháp. Khi còn tu học ở Huế, vào năm 1932, Hội An Nam Phật Học thành lập tại chùa Trúc Lâm, Ngài được cử làm giảng sư của hội. Năm 1935, Ngài được Bổn sư phú pháp một bài kệ như sau:
Tâm như Pháp giới như
Vô sanh hạnh đẳng từ
Nhược năng như thị giải
Niệm niệm chứng vô dư.
Tạm dịch nghĩa: Khi tâm sống được như thị, sẽ thấy pháp giới như thị, sẽ sống được hạnh vô sanh, bình đẳng từ bi. Nếu như thế mà tương ưng, thì bất kỳ niệm nào cũng là Niết bàn.
Bên cạnh nhiều chức vụ và công việc của giáo hội, ngài Mật Nguyện dịch nhiều kinh, và viết bài đăng trên các nguyệt san tạp chí Phật giáo xuất bản tại Huế như Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa v.v… Ngài viên tịch ngày 18-8-1972, hưởng thọ 62 tuổi đời, với 40 tuổi hạ. Với tự ghi tên là tác giả Trúc Lâm Mật Nguyện, có lẽ ngài có tâm nguyện muốn hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Ngài từng học với những vị cao tăng như ngài Giác Tiên, ngài Phước Huệ đều là những vị có Thièn phong cao tột. Như bài kệ trên của ngài Giác Tiên, hay ngài Phước Huệ nổi tiếng với bài thơ nói rằng ngài đã quên hết 84.000 kinh sách và chỉ còn nhớ trên đầu một chữ Như. Bài sau đây của ngài Mật Nguyện nói về chỗ cốt tủy của Niệm Phật trong Tịnh Độ Tông.)
.... o ....
Chỗ chơn thật của Phật-Học
(Bài giảng hôm mồng một tháng mưới năm Bảo-Đại thứ chín, (7 Novembre 1934) tại Phật-Học-Hội, chùa Từ-Quang Huế.)
NAM MÔ A-DI ĐÀ PHẬT
Kỳ trước chúng tôi đã giảng «Vì sao phải học Phật», đã chỉ lối tu bố-thi để trừ lòng tham ái của chúng sanh và chứng đức từ bi của Phật. Vậy nên hôm nay chúng tôi xin nói về «Chỗ chơn thật của Phật-học”.
Thưa các ngài đã nói là học, thời học điều gì cũng vậy mục-đích cốt để phá những cái u ám lờ mờ, đến chỗ chơn thật. Nếu không nhận được chỗ chơn thật thì học bao nhiêu cũng chỉ là cái máy truyền thanh, chở không khi nào hiểu biết một cách rõ ràng những lý nghĩa của mình đã học.
Người đi đường cần phải biết phương hướng, người đi học cần phải biết chỗ sở do, nếu nhắm mắt làm cần thời khó lòng được kết quả viên mãn.
Phật pháp vẫn ra ngoài các tướng thế gian, nhưng lối học của Phật pháp cũng không khác gì lối học của thế gian, nghĩa là phải nhận thấy chỗ chơn thật đặng về sau đi đến chỗ chơn-thật không còn lầm, đường lạc nẻo nữa.
Ý nghĩa hai chữ «Chơn-thật», mỗi người hiểu mỗi cách; nhưng xét ra cho kỹ, nếu không có cái tánh trùm khắp mọi nơi, hằng thường không thay đổi, thời chơn-thật chỗ này lại không chơn thật chỗ khác, chơn-thật lúc này lại không chơn-thật lúc khác, biết nương vào đâu mà chắc là chơn-thật.
Vậy cái chơn-thật cần phải có tánh trùm khắp mọi nơi, khắp cả muôn sự muôn vật, không vì người vì cảnh mà có sai khác; không sai khác cho đến nỗi vật nào cũng chơn-thật, thế giới nào cũng chơn-thật. duy một cái chơn thật trùm khắp cả mười phương. không mắc hạn-lượng không-gian thì mới thiệt là chơn-thật.
Cái chơn thật lại phải có tánh hằng thường không thay đổi. Những cái nay thế này, mai thế khác đều không phải là chơn thật. Chơn-thật thời phải xưa nay như một, dầu biết hay không biết, dầu thời giờ đổi thay cách nào, chơn-thật cũng vẫn là chơn- thật không mắc vào hạn lượng thời gian, thời mới thiệt là chơn thật.
Xét như vậy thời biết, những sự vật có thay có đỗi, có thêm có bớt, có còn có mất, có thị có phi, đều chưa phải là chơn-thật. Nếu thật là chơn thật, thời dầu cho người có cầu có học, chơn-thật cũng không thêm. người không cầu không học chơn-thật cũng không bớt, duy một tánh trùm khắp mọi nơi hằng thường không thay đổi, mới là chơn thật.
Tánh cách của cái chơn-thật đã định rồi, chúng tôi xin cùng các ngài nghiên cứu và phê bình những sự lý mà người đời thường cho là chơn-thật. Sự lý ấy có thể chia làm bốn bộ phận là:
1) Chơn-thật theo thường-thức của mỗi loài,
2) Chơn-thật theo học-vấn thế gian,
3) Chơn-thật của các bậc Thánh đã được Trí Giải thoát,
4) Chơn-thật của Phật đã chứng được Trí Chánh biến-tri.
1. – Chơn-thật theo thường thức của mỗi loài. Căn lánh của chúng sanh không đồng nhau, loài nào có thường thức của loài ấy, rồi lấy chỗ thường thức, chỗ biết của mỗi loài đó làm chơn-thật. Chơn thật theo thường thức có hai nghĩa :
Một là chơn-thật của loài chúng sanh khác, tức như mỗi loài động vật có chỗ hay chỗ biết của mỗi loài.
Hai là chơn-thật của loài người, tức là những sự lý mà ai cũng biết, đều công nhận. Chơn thật của người lại có bởi nghĩa:
a) Chơn-thật theo hiện-giác. – Trong thế gian không cử người nào, hễ có tai tỏ mắt sáng, thời người thấy cái đó mình cũng thấy cái đó, người nghe cái này mình cũng nghe cái này, không ai dạy ai mà đã định có cái biết như nhau. Đại-loại như như đứa con nít, đứa nào sanh ra cũng biết uống sữa, cái biết uống sữa của nó không ai dạy bảo, mà sanh ra tức thời nó biết uống liền. Cái chi mà loài người đồng thấy đồng nghe, đồng một cái biết như nhau, không cần phải có ai bảo trước, là cái chơn-thiệt theo hiện giác của loài người.
b) Chơn-thật của phong tục –Không cứ một lý tưởng hay một việc gì mà trong một nơi người người đều công nhận tức là phong tục của nơi ấy. Nước có phong- tục của nước, làng có phong tục của làng, nhà có phong tục của nhà, những cái thói quen tiêm nhiễm đã lâu đời, thành như cái nề nếp không bỏ đặng, ấy là chơn- thật của phong-tục.
Những cái chơn-thật theo thường thức đại khái như vậy, nhưng đối với ý nghĩa Phật-giáo thời không khác gì người đương ở trong giấc chiêm bao trở lại cho cái chiêm bao giả dối kia là chơn-thật. Thường thức là do tâm vọng-tưởng của loài người tạo ra; nếu cho thường thức theo vọng-tưởng là chơn-thật, thì có khác gì cho sự thấy nghe hay biết trong chiêm bao là thiệt có. Đến khi tỉnh dậy mới rõ đó là chiêm-bao, là không chơn-thật.
2.– Chơn thật theo học vấn thế-gian. – Cái chơn thật theo học vấn là nhờ sự tra xét nghiên cứu chắc chắn mà biết được, so với thường thức thời đã có phần hơn nhiều. Thường-thức chỉ y theo những sự thấy nghe sẵn có, tập thành thói quen, rồi tợ hồ thành ra chơi thật mà thôi. Đại loại như người xưa thấy mặt trời xoay xung quanh trái đất, mặt trời nhỏ, trái đất lớn, rồi nghĩ thế là chơn thật; mà ngày nay nhờ học vấn nên biết rằng mặt trời lớn hơn trái đất, trái đất xoay xung quanh mặt trời: Học vấn thường đánh đô những cái chơn thật của thưởng thức. Học vấn trong đời vẫn nhiều, nhưng xin kề qua vài món để tiện phê bình nghiên cứu:
a) Chơn-thật của khoa học. - Khoa học chuyên về mặt thiết-thiệt kinh nghiệm theo những món cảm giác của loài người và cho những hiệu-quả chắc chắn đã tạo- thành là chơn thật.
b) Chơn-thật của triết-học.– Triết học chuyên về mặt tra xét tánh tình của nhơn-loại và nhận chỗ tra xét xác đáng làm chơn thật.
c) Chơn-thật của thần giáo.– Thần giáo thì cho rằng ra ngoài phạm vi của muôn vật, riêng có một đấng đại thần; đăng thần ấy chủ cả muôn vật. Đại thần là chơn-thật, chỗ biết của đại thần cũng chơn thật, lời dạy của đại thần cũng chơn thật, mà duy sự tín ngưỡng đối với đại thần mới là chơn-thật.
d) Chơn-thật của tâm-giáo. – Tâm-giáo thì chuyện về sự tu dưỡng tâm lánh, như các phái Du-Dà ở Ấn Độ cùng lối tu tâm dưỡng tánh của đạo Lão, đạo Nho ở Tàu. Tam giáo nhận cái chơn thật ở trong tâm, không nhận cái chơn thật ở ngoài muôn vật như thần giáo.
Bốn nghĩa đây tuy cho rằng chơn-thật, nhưng đối với Phật giáo, thời cũng như người ở trong chiêm-bao mới có chút tỉnh-ngộ vì đã biết thường-thức là giả dối, nhưng cũng còn trong thanh mộng, chưa khỏi chiêm bao; tuy hình như tỉnh, nhưng tỉnh là tỉnh trong chiêm-bao, chớ không phải thiệt tỉnh..
3°. – Chơn-thật của các bậc thánh nhân đã được Trí Giải-thoát. — Thánh là đối với phàm mà nói, chúng sanh chưa ra khỏi sanh tử gọi là phàm, các bậc đã ra khỏi sanh tử gọi là thánh. Thánh mà Bi rằng có Tri Giải thoát là vì đã dứt sạch bao nhiêu phiền não sanh tử, không còn chịu luân hồi như chúng sanh nữa. Tri giải thoát ấy do nơi sự dứt trừ phiền não mà đặng, nên người phàm không làm sao hiểu nổi trí ấy, cho đến các người học hành luyện tập theo phép thế gian cũng khó bề cùng tột, vì chưa có trí dứt trừ phiền não, chưa ra khỏi luân hồi.
Các bậc thánh được Tri Giải-thoát ấy, tức là Thanh văn, Duyên-giác và Bồ Tát. Ba bậc này đối đãi với nhau tuy có bậc cao bậc thấp, nhưng về chỗ tu chứng chắc chắn ra khỏi luân-hồi thì thế gian không thể đem cái gì mà so sánh được nữa.
Thanh văn nghĩa là nhờ nghe Phật nói bốn phép tứ-đế: khổ, tập, diệt, đạo; hiểu biết một cách rõ ràng chắc chắn, dứt trừ những khổ sanh tử, đặng trí giải thoát, chứng được chỗ chơn-thật của pháp tứ-đế, ấy là chơn-thật của bậc Thanh văn.
Duyên-giác hay là Độc-giác, nghĩa là ra đời nhằm lúc không có Phật, tự sức mình quán mười hai phép nhơn- duyên, biết rõ nghiệp là gốc luân-hồi và chứng đặng pháp hoàn-diệt chơn-thật. Không nhơn lời nói của Phật dạy mà tự dứt trừ các khổ phiền não sanh tử, chứng đặng chỗ chơn-thật của trí giải-thoát, ấy là chơn thật của bậc Duyên-giác.
Bồ-Tát là những bậc tu chứng Phật-đạo, nghĩa là tu chứng cái quả tự giác, giác tha, giác hạnh viên-mãn. Nhưng Bồ Tát thì hạnh tự giác đã đủ mà hạnh giác tha chưa viên, sở dĩ còn gọi là phần chứng-giác, nghĩa là chưa chứng được quả Phật hoàn toàn.
Chơn-thật của ba bậc đây thì thiệt là chơn thật, nhưng đối với Phật thì cũng như cái mê trong ngô, chưa hẳn là chơn thật. Bởi vì Thanh văn Duyên-giác xét biết nguyên-nhơn luân-hồi của chúng sanh do nơi ngã chấp.
Có ngã chấp mới gây ra nghiệp nọ nghiệp kia, chịu những đều tai hại khổ sở. Chỗ sở-nhơn của sự khổ là sự mê- lầm chấp trước, nên muốn khỏi khổ tất phải tu giới, định. huệ để đối phó với sự mê lầm chấp-trước. Bệnh mê chấp một phen đã trừ thời không còn có nhơn khổ nữa; nhơn không có, thời quả đâu còn, khổ nhơn khổ quả không còn thời hết chịu luân hồi sanh tử. Nhưng bậc nhị-thưa, chướng phiền-não tuy hết mà chướng sở tri vẫn còn, cho nên còn có một phần mê. Bồ-Tát tuy chướng sở tri đã hết, nhưng giác hạnh chưa viên mãn như Phật, nên chưa gọi là toàn-giác.
4.-Chơn-thật của Phật đã chứng được Trí Chánh- biến-tri. – Phật là bậc giác ngộ, giác ngộ cùng tột tất cả các pháp nên hoàn toàn tự tại giải thoát. Duy có Phật là chứng được chỗ chơn-thật chắc chắn, nghĩa là chơn-thật của thường thức làm sao thời Phật chứng rõ làm vậy, cho đến các pháp thế-gian, các pháp xuất thế-gian, cùng tâm niệm của chúng sanh đầu số vụn vằn đến đâu, Phật đều biết rõ chơn-thật. Chỗ hiểu biết của Phật thời phàm phu, nhị-thừa không thể tưởng đến được, vì chưa có trí chánh biến tri, cái biết trùm khắp cả muôn sự muôn vật. Phật đặng trí chánh biến-tri rồi nên được cái biết rộng khắp, cái biết hằng thường chơn-thật. Người học Phật nên biết cái chơn-thật ấy và gắng sức nhận cái chơn thật ấy nơi mình và thiệt chứng như cái chơn thật.
Nhưng muốn chứng đặng cái chơn-thật của Phật thì phải y như Giáo-lý của Phật mà tu hành, đặng chứng cái chơn-thật nơi mình và suy rộng ra lần cho tới chỗ viên mãn. Tới chỗ viên mãn rồi thời cùng với Phật không khác, cho nền kinh Niết Bàn nói rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật-tánh.”
Trí chánh-biến-tri của Phật rất hoàn toàn chỗ hiểu, chỗ biết rất viên-mãn, không có mấy chi là không biết; tức như tâm niệm mới mống lên, Phật liền biết một cách viên mãn; cảnh giới ấy các bậc Bồ-Tát còn chứa biết đặng huống chi người phàm.
Từ trước đến đây, chỗ chân thật nầy mới thiệt là chân thật, chắc thật làm sao, mà không thời gian, không không gian, trùm khắp cõi thái hư, hằng thường không thay đổi. Mà cái chân thật ấy chúng ta phải quyết nhận là có, vì đã có Phật chứng cái chân thật ấy rõ ràng. Đã quyết nhận có rồi thời phải học, phải cầu cho tới chỗ chân thật, cho tới khi chứng đặng chỗ chân thật ấy. Vì lẽ cầu yếu như vậy mà chúng ta phải học Phật.
Nói tóm lại, chân thật của thường thức và học vấn trước kia là chỗ hiểu biết giả dối lầm lạc của tâm vọng-tưởng, chứ không phải là chân thật. Cái chân thật của các bậc Thanh Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát và Phật mới là chân thật, vì các bậc ấy y như cái tánh chắc-thật chắc chắn mà tu chứng. Như muốn nói thêm ra nữa, thời Thanh- văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát cũng còn chưa ra ngoài hạng lượng, nên chưa phải chân thật, duy hữu cái chân- thật của Phật mới thiệt là toàn giác, toàn chơn, thông suốt không ngăn ngại, vậy nên chỉ có cái chân thật thứ tư mới thiệt là chân thật, chân thật một cách rất rảo vien-nân. Chỗ chân thật ấy là chỗ sở do của sự học chúng ta đó vậy. Chúng ta học Phật không phải yêu cầu chi khác, chính là cầu cho đạt đến mục đích cần yếu ấy của sự học Phật đó mà thôi.
Sau đây tôi xin nối về đường lối đi đến chỗ chân- thật. Chúng ta đã nhận có chân thật, tất phái tu học để chứng ngộ cái chân-thật, mà đường nẻo của sự tu chứng có hai: một là cứ nơi thưởng thức, hoặc là cứ nơi học-thuật trong đời, mà y theo Phật-giáo thực nghiệm tu tập cho tới chỗ chân thật của Phật; hai là nương theo lý trí của phật mà cầu cho tới chỗ chân thật.
Nói về phương pháp thực nghiệm thời không ngoài sáu pháp Ba la mật là bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thuyền định, trí huệ. Lấy bố thí mà, độ lòng xan tham, lấy trì giới mà độ sự hủy phạm, lấy tinh tấn mà độ sự lưới biếng, lấy nhẫn nhục mà đổ sự giận dữ, lấy thuyền định mà độ sự tán loạn, lấy trí huệ mà độ sự ngu si, độ cho đến bờ bên kia, đến bờ chân thật, đến khi thân tâm đều được ở trên bờ chân thật, tức là giải thoát.
Đường lối tu hành thực nghiệm đại lược như vậy, nhưng đó là con đường nhọc nhằn khó khăn, nếu không phải người có trí huệ lớn lao thời không khỏi sa hầm sụp hố. Bởi vậy Phật mới dạy cho phép niệm “Nam-mô A Di Đà Phật» để chúng sanh nương theo lý trí của Phật mà tu hành cho mau thành chánh quả.
Thưa các ngài, chân thật trùm khắp thái hư hằng thường không thay đổi, tức là không có hạng lượng, mà chữ “A” nghĩa là «Vô», chữ «Di Đà” nghĩa là «lượng», hiệp lại là «vô lượng", vô lượng tức là không có hạng lượng, thời A Di Đà là chân thật rồi còn tìm đâu xa nữa. Huống Phật đủ muôn hạnh muôn đức nên gọi là vô lượng. Vô lượng thời chi cũng vô lượng: vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng trí huệ, vô lượng thần thông, vô lượng điệu dụng, thảy thảy đều vô lượng. Vậy niệm đức Phật A Di Đà tức là niệm cải hằng thường không thay đổi, là niệm cái tánh trùm khắp cả pháp giới, là niệm cái chân thật. Chân thật là tự tánh của chúng là, tự tánh chúng ta là Phật tánh; niệm Di Đà tức là niệm Phật tánh, niệm Phật tánh tức là niệm Di Đà, mà niệm Di Đà cũng tức là niệm cái chân thật đó vậy.
Vậy nếu các ngài học Phật, nghĩa là có chí cầu đến chỗ chân thật như Phật, hằng ngày cần phải niệm Phật... Niệm Phật đúng phép thì không khi nào không thiệt hành sáu pháp Ba-la-mật, không khi nào rời tâm tri đại thừa; có tâm-tri đại thừa thì về sau mới được thành Phật. Nhưng có niệm Phật thời có phần dễ tu sáu pháp Ba-la-mật và mau thành Thánh quả.
Trong Phật-thuyết A-Di-Đà kinh, Phật Thích-Ca có dạy phải niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng. Phật, pháp, tăng là một, nên chẳng những niệm hiệu Phật, niệm trí huệ công đức của Phật là niệm Phật, mà học kinh, thuyết pháp, giữ giới luật, tu lục độ, cho đến chỉnh đốn tăng giá, hộ trì chánh giáo cũng đều là niệm Phật cả.
Hằng ngày niệm Phật như vậy, đời đời kiếp kiếp niệm Phật như vậy, đến khi công hạnh viên mãn thời mới chứng được chỗ chân thật tuyệt đối của Phật-học.
Nam-mô A-Di-Đà Phật
TRÚC-LÂM Mật-Nguyện giảng
NGUỒN:
. Trúc Lâm Mật Nguyện. Viên Âm Nguyệt San số 11, trang 8-16, tháng 10/1934:
https://phatviet.info/tap-chi-vien-am-nguyet-san-xem-pdf/
.
.... o ....
English version:
The True Place of Buddhism
By Trúc Lâm Mật Nguyện
Translated by Nguyên Giác
(Translator's Note: This article was written by Trúc Lâm Mật Nguyện, who is believed to be the late Venerable Thích Mật Nguyện (1911-1972). It was published in Viên Âm Nguyệt San, Issue 11, in October 1934. This article has been scanned and translated into English to serve as a reference for those studying Buddhism in the early 20th century.
Venerable Thích Mật Nguyện, secularly known as Trần Quốc Lộc, holds the dharma name Tâm Như and the dharma title Thích Mật Nguyện. He is a member of the 43rd generation of the Lâm Tế Zen lineage. Born on August 19, 1911, in Hương Trà District, Thừa Thiên Province, he was raised in a disciplined family devoted to Buddhism. At the age of 15, in 1926, he chose to become a monk, receiving his precepts from Venerable Giác Tiên at Trúc Lâm Pagoda in Thừa Thiên.
He was officially ordained as a novice monk by his Root Master at the age of 18 (1929), receiving the dharma name Tâm Như. He graduated from the Buddhist high school at the Tây Thiên Buddhist institution. In 1937, at the age of 26, he was granted permission by his Root Master to travel to Bình Định to receive the Bhikkhu ordination at the Tịnh Lâm Great Ordination Platform. He then continued his studies at the Buddhist University under Venerable Phước Huệ at Thập Tháp Pagoda. While studying in Huế in 1932, the An Nam Buddhist Association was established at Trúc Lâm Pagoda, and he was appointed as a lecturer for the association. In 1935, his Root Master conferred upon him the Dharma transmission, accompanied by the following verse:
When your mind resides in suchness, you will perceive the dharma realm as suchness, and you will act with unborn insight, equality, and compassion. If you immerse yourself in such a mindset, then every thought becomes Nirvana.
Besides holding various positions within the Buddhist Sangha, Venerable Mật Nguyện translated numerous sutras and authored articles that were published in Buddhist monthly magazines in Huế, such as Viên Âm, Giác Ngộ, and Liên Hoa. He passed away on August 18, 1972, at the age of 62, after dedicating 40 years to monastic life. Under his self-chosen pen name, Trúc Lâm Mật Nguyện, it is likely that he aspired to restore the Trúc Lâm Zen lineage. He studied under esteemed monks such as Venerable Giác Tiên and Venerable Phước Huệ, both of whom attained the highest level of Zen. Similar to the verse by Venerable Giác Tiên, Venerable Phước Huệ was renowned for his poem in which he expressed that he had forgotten all 84,000 scriptures and could only memorize the word Suchness in his mind. The following article by Venerable Mật Nguyện discusses the essence of Pure Land Buddhism.)
.
The True Significance of Buddhist Studies
(The following lecture was delivered on the first day of the tenth lunar month in the ninth year of Emperor Bảo Đại's reign (November 7, 1934) at the Buddhist Association, Từ Quang Pagoda, in Huế.)
NAMO AMITABHA BUDDHA
In the previous session, we discussed “Why We Should Study Buddhism” and demonstrated how to practice generosity to overcome the greed of living beings and to cultivate an understanding of the Buddha’s compassion. Today, we would like to explore “The True Significance of Buddhist Studies.”
Ladies and gentlemen, it is often said that the purpose of learning—regardless of the subject—is to illuminate the darkness and uncover the truth. Without grasping the truth, no matter how much knowledge you acquire, it will be akin to a radio, transmitting sounds without conveying clear understanding of the meanings you have learned. Just as a traveler must know their direction, a student must understand the reasoning behind their studies; pursuing knowledge blindly will make it challenging to achieve meaningful results.
Buddhism transcends worldly appearances, yet the process of learning Buddhism is akin to worldly education. This means that one must recognize the true nature of reality to ultimately achieve a state of genuine understanding, free from confusion or deviation. The term "Chơn thật" (True Reality) is interpreted differently by each individual; however, upon careful examination, if there is no fundamental nature that pervades everywhere and remains unchanged, then what is considered true in one context may not hold true in another. Similarly, what is true at one moment may not be true at another. In such a case, where can one find certainty in what is true?
The true must possess the nature of encompassing everything—every being and all things—without being influenced by people or circumstances. It is not different in that every truth exists; every world holds its own truth. Only one truth encompasses all ten directions. Unbound by the limits of space and time, it is, therefore, truly real.
The truth must possess the quality of permanence and remain unchanging. Things that fluctuate from one state to another are not real. The truth must always be consistent, whether it is known or unknown. Regardless of how time evolves, the truth remains constant and is unaffected by the passage of time; that is the essence of truth.
Considering it this way, one understands that things that change, add, subtract, exist, or cease to exist are not yet real. If something is truly real, then regardless of one's desires, the truth does not increase; similarly, whether one desires it or not, the truth does not decrease. Only the nature that pervades everywhere and remains constant is the true reality.
The nature of truth has already been established. We invite you to join us in studying and critiquing the phenomena and principles that people commonly regard as true. Consequently, this exploration can be divided into four parts:
1) The truth, as understood by each species;
2) The truth according to worldly knowledge;
3) The truth of the Noble Ones who have attained liberation through wisdom;
4) The truth of the Buddha, who has attained complete enlightenment and true omniscience.
1. The truth is defined by the common sense of each species. The nature of living beings varies; each species possesses its own common sense, which it then uses to interpret knowledge and establish what it considers to be the truth. The truth derived from common sense has two meanings:
First, it is important to acknowledge the unique knowledge possessed by each animal species.
Second, it reflects the truth of humanity, encompassing the phenomena and principles that are universally acknowledged and recognized.
The essence of humanity is also derived from meaning.
a) The truth according to present perception – In the world, there is no one who, as long as they have clear ears and bright eyes, does not perceive the same reality as others. If others see something, you also see it; if others hear something, you also hear it. No one teaches anyone, yet we all possess the same fundamental knowledge. For example, every child is born knowing how to drink milk; no one instructs them in this skill, yet they instinctively know how to do it immediately upon birth. What all humans see, hear, and understand is the same, without the need for prior instruction. This shared understanding constitutes the truth according to the present perception of all humans.
b) The [conventional] truth of customs. A community's universally acknowledged ideal or concept forms the customs of that place. A country has its customs, a village has its customs, and a family has its customs. These long-standing practices, which evolve into traditions that are difficult to abandon, represent the truth of customs.
What is commonly accepted as true according to common sense is somewhat analogous to a person in a dream asserting that the illusory dream is real. Common sense is shaped by the delusional tendencies of the human mind; if we accept common sense, rooted in delusion, as truth, then it is akin to believing that the sights, sounds, and perceptions experienced in a dream are genuine. Upon awakening, an individual recognizes that it was merely a dream, not reality.
2. The Truth According to Worldly Knowledge—The truth derived from worldly knowledge is established through rigorous investigation and research. In comparison to the common knowledge of the time, it is significantly more reliable. Common knowledge often relies on visible and audible cues, forming a habitual perception that eventually becomes reality. For instance, the ancients believed that the sun revolved around the Earth, assuming the sun was small and the Earth was large; however, today, through scientific understanding, we recognize that the sun is much larger than the Earth and that the Earth actually revolves around the sun. Thus, knowledge often illuminates the truth that appreciation can obscure.
There are many things to learn in life, but let me mention a few for the convenience of criticism and research:
a) The truth of science. Science specializes in the practical aspect of experience according to human senses and gives certain results that have been created as truth.
b) The truth of philosophy. - Philosophy specializes in examining the nature of humanity and accepts the place of proper examination as truth.
c) The truth of theism. Theism believes that beyond the scope of all things, there is only one supreme god; that god rules over all things. The great god is true, the knowledge of the great god is also true, and the teachings of the great god are also true, but only the belief in the great god is true.
d) The Truth of Mind-Teaching. Mind-teaching focuses on the cultivation of the mind and nature, as seen in the Yoga traditions of India and the practices of Taoism and Confucianism in China. These three teachings emphasize the truth found within the mind rather than seeking truth in external entities, as is common in theism.
These four meanings convey specific truths; however, in Buddhism, it is akin to a person who has just begun to awaken from a dream. This individual recognizes that common sense is illusory but remains trapped in the dream state. Although it may appear that they are awake, they are merely experiencing a dream and have not yet achieved true awakening.
3. The truth of the saints embodies the wisdom of liberation. Saints exist in relation to ordinary people. Living beings who have not yet escaped the cycle of birth and death are referred to as ordinary people, while those who have achieved liberation are called saints. Saints, characterized by their compassion, possess the wisdom of liberation because they have eradicated all afflictions associated with birth and death, freeing themselves from the cycle of reincarnation that binds ordinary beings. This wisdom of liberation is attained through the elimination of afflictions; therefore, ordinary people often struggle to comprehend it. Even those who study and practice according to worldly methods find it challenging to reach the ultimate truth, as they lack the wisdom necessary to eliminate afflictions and have not yet escaped the cycle of reincarnation.
The holy individuals who have attained the Wisdom of Liberation include the Sravakas, Pratyekabuddhas, and Bodhisattvas. Although these three categories differ from one another, they encompass varying degrees of advancement. But nothing in the world can compare to their practices and achievements in attaining liberation from samsara.
Sravaka refers to one who hears the Buddha articulate the Four Noble Truths: suffering, its origin, cessation, and the path leading to its cessation. By understanding these truths clearly and definitively, a Sravaka eliminates the sufferings associated with birth and death, attains liberating wisdom, and realizes the essence of the Four Noble Truths. This understanding embodies the truth of Sravaka.
Pratyekabuddha, or Solitary Realizer, refers to an individual who is born during a time when no Buddha exists. Through his strength, he contemplates the twelve laws of dependent origination, clearly understands that karma is the root of samsara, and ultimately attains the true dharma of complete extinction. Without relying on the teachings of the Buddha, he personally eliminates the sufferings associated with birth and death and reaches the true state of liberating wisdom, which embodies the true nature of a Pratyekabuddha.
Bodhisattvas are individuals who practice and strive for Buddhahood, which encompasses the attainment of self-enlightenment, the enlightenment of others, and perfect enlightenment. While Bodhisattvas have fully realized self-enlightenment, their journey toward enlightening others remains ongoing. Therefore, we refer to this state as partial enlightenment, signifying that they have not yet attained complete Buddhahood.
The reality of these three levels is indeed valid; however, for Buddhas, it resembles ignorance in the mind and is not necessarily absolute. This is because Sravakas and Pratyekabuddhas recognize that the root cause of the cycle of reincarnation for sentient beings is self-grasping.
Only through ego-clinging can karma be generated and suffering be endured. The root of suffering lies in delusion and attachment; therefore, to attain freedom from suffering, one must cultivate ethical precepts, concentration, and wisdom to address these delusions and attachments. Once the afflictions of delusion and attachment are eradicated, the cause of suffering ceases to exist. When the cause is eliminated, the resulting suffering also dissipates. Consequently, when both the cause and the result of suffering are absent, suffering itself is extinguished within the cycle of birth and death. However, for the Sravakas and Pratyekabuddhas, although the obstacles of afflictions have been removed, the obstacles of knowledge persist, indicating that a degree of delusion remains. Even when the obstacles of knowledge are overcome, the enlightenment of Bodhisattvas is not yet as complete as that of the Buddha, and thus it cannot be considered complete enlightenment.
4. The truth of the Buddha has been realized through the wisdom of perfect knowledge. The Buddha embodies profound enlightenment, representing the ultimate understanding of all dharmas, which grants him complete freedom and liberation. Only the Buddha has comprehended this definitive truth, meaning that he clearly perceives the truth of common knowledge, as well as worldly dharmas, transcendental dharmas, and the thoughts of sentient beings, no matter how minute. The Buddha possesses an understanding that ordinary individuals and those following the two vehicles cannot fathom, as they lack the wisdom of perfect knowledge that encompasses all phenomena. Having attained this wisdom, the Buddha holds comprehensive knowledge that is consistently true. Those who study Buddhism should seek to understand this truth and strive to recognize it within themselves, ultimately realizing it as their truth.
But to understand the truth of Buddha, you must practice according to his teachings. This practice will help you uncover the truth within yourself, and you should reflect on it repeatedly until your understanding is complete. When you reach this state of completeness, you are no different from Buddha, for the Nirvana Sutra states: ”All sentient beings possess Buddha-nature.”
The Buddha's perfect wisdom entails a complete understanding and knowledge of all things. As As soon as a thought arises, the Buddha immediately comprehends it in its entirety. This level of awareness is not yet accessible to even Bodhisattvas, much less to ordinary individuals.
From the past to the present, this truth is undeniably real—so certain that it transcends time and space, encompassing the entire universe while remaining constant and unchanging. We must wholeheartedly accept this truth as a fundamental reality, for the Buddha has clearly demonstrated its existence. Once we acknowledge its reality, we must diligently study and seek this truth until we fully comprehend it. Our inherent weaknesses and desires compel us to explore Buddhism.
In summary, the truths derived from common knowledge and previous learning often reflect the misconceptions of a deluded mind and do not represent the ultimate truth. The truths recognized by Sravakas, Pratyekabuddhas, Bodhisattvas, and Buddhas are genuine, as they cultivate and attain them in alignment with their true and certain nature.
Meanwhile, the Sravakas, Pratyekabuddhas, and Bodhisattvas have not yet transcended their limitations, and therefore, they are not yet considered fully realized. Only the ultimate truth of the Buddha is genuinely enlightened, entirely authentic, and unobstructed. Consequently, only the fourth truth can be regarded as entirely true. This truth must emerge from our study. We engage with Buddhism not to seek anything else but to attain the fundamental goal of understanding the truth through our learning.
Next, I would like to discuss the journey toward understanding the truth. We have acknowledged the existence of truth, but we must engage in practice to fully realize it. This journey of practice and realization can be approached in two ways: one is to rely on common sense and worldly knowledge, following the teachings of Buddhism until we attain the truth of the Buddha; the other is to depend on the wisdom of the Buddha to seek and ultimately reach the truth.
Speaking of the method of practice, it encompasses the six Paramitas: generosity, ethical conduct, diligence, patience, meditation, and wisdom. By employing generosity to combat greed, ethical conduct to prevent transgressions, diligence to counter laziness, patience to quell anger, meditation to eliminate distraction, and wisdom to dispel ignorance, one can journey to the other shore—the true shore. Ultimately, when both body and mind reach this true shore, liberation is attained.
The path of practical application is indeed challenging and arduous. Without considerable wisdom, individuals may easily stumble and fall into pitfalls along the way. Therefore, the Buddha taught the practice of reciting the phrase ”Namo Amitabha Buddha” (“Nam Mô A Di Đà Phật”), allowing sentient beings to draw upon the Buddha's wisdom to practice effectively and attain enlightenment more swiftly.
Ladies and gentlemen, the truth encompasses the entire universe; it is constant and unchanging, without measure. The letter ”A” signifies “emptiness”, while the term “Di Đà” represents “measure”. Together, they convey the concept of “immeasurable”. To be immeasurable means to lack measure, and thus, A Di Đà embodies the truth—there is no need to seek further. The Buddha possesses all virtues, which is why he is referred to as immeasurable. The term immeasurable applies universally: immeasurable life, immeasurable light, immeasurable wisdom, immeasurable supernatural powers, and immeasurable usefulness—all are indeed immeasurable.
Contemplating Amitabha Buddha (Phật A Di Đà) involves reflecting on the constant and unchanging nature that permeates the entire dharma realm. It is an exploration of truth—our true nature, which is Buddha nature. To contemplate Amitabha is to engage with Buddha nature, and to contemplate Buddha nature is to engage with Amitabha. Ultimately, contemplating Amitabha also signifies a profound engagement with that truth.
So, if you practice Buddhism with the intention of reaching the true state of Buddha, it is essential to contemplate Buddha daily. To contemplate Buddha effectively, you must consistently practice the six Paramitas while maintaining a Mahayana mindset. By embodying the Mahayana perspective, you will ultimately progress toward becoming a Buddha. Individuals who engage in the contemplation of Buddha will also find it easier to practice the six Paramitas and swiftly attain the Noble Fruits.
In the Amitabha Sutra, Shakyamuni Buddha instructed followers to contemplate the Buddha, the Dharma, and the Sangha. The Buddha, the Dharma, and the Sangha are interconnected; therefore, contemplating the name of the Buddha and reflecting on the Buddha's wisdom and virtue constitutes a form of contemplation of the Buddha. Additionally, studying the sutras, teaching the Dharma, adhering to the precepts, cultivating the six paramitas, and even rectifying the Sangha and safeguarding the true teachings all represent ways of contemplating the Buddha.
Practice mindfulness of the Buddha daily, life after life, by contemplating the Buddha in this manner. Only by completing this practice can one truly realize the absolute truth of Buddhist teachings.
Nam-mô A-Di-Đà Phật
TRÚC-LÂM Mật-Nguyện
NGUỒN:
. Trúc Lâm Mật Nguyện. Viên Âm Nguyệt San số 11, trang 8-16, tháng 10/1934:
https://phatviet.info/tap-chi-vien-am-nguyet-san-xem-pdf/
.