Nhân Ngày Phật Đản, 47 Năm Xin Đừng Quên - Giác Đạo Dương Kinh Thành

18/09/201012:00 SA(Xem: 17737)
Nhân Ngày Phật Đản, 47 Năm Xin Đừng Quên - Giác Đạo Dương Kinh Thành

qd-title-2

NHÂN NGÀY PHẬT ĐẢN, 47 NĂM XIN ĐỪNG QUÊN

Giác Đạo Dương Kinh Thành

Mỗi năm vào mùa Phật Đản, khi niềm hân hoan vẫn còn rạo rực và hàng ngũ Tăng lữ vẫn còn chưa sắp xếp xong hành trang chuẩn bị bước vào mùa Kiết Hạ, thúc liễm thân tâm, vun bồi đạo lực, thì tất cả chúng ta lại phải nghiêm trang, kính cẩn cúi đầu vọng bái giác linh Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân mùa Pháp Nạn kinh hoàng của lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại: năm 1963 không thể nào quên.

Vị Pháp thiêu thân,vạn cổ hùng uy thiên nhật nguyệt 
Lưu danh bất tử, bá niên chánh khí địa sơn hà. 

Sử sách, tài liệu trong và ngoài nước đều có nói nhiều, rất nhiều về sự hy sinh cao cả và to lớn này của Bồ Tát Quảng Đức. Bốn mươi bảy năm rồi ngọn lửa ấy vẫn như còn âm ỉ cháy trong tâm khảm mỗi trái tim, vẫn luôn thổn thức ở những con người có tấm lòng thiết tha đến mối an nguy của dân tộc và đạo pháp.

Dù rằng vết bầm dập trên gương mặt Đức Hội Chủ TỔNG HỘI PGVN (Đức Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết sau này) trong đêm bạo tàn của “Kế Hoạch Nước Lũ” 20/8/1963 đã từng làm đau hàng triệu trái tim người con Phật trong những tháng ngày đen tối ấy, đã sớm lành da, nhưng thời gian dần trôi, cuốn hút theo bao nhiêu biến động, ngọn lửa có lúc dường như chỉ còn le lói ở một ngăn tủ sử liệu, ở một ý thức thụ động và ở những ai còn chút lương tri, cảm hoài cho thân phận PGVN thời đất nước bị nô vong.

Ngày nay ,với nhiều thế hệ trưởng thành, cho dẫu là ngay tại thành phố này, có rất ít người được biết về sự kiện này và Bồ Tát Thích Quảng Đức là ai, một sự kiệncho đến bây giờ vẫn còn thôi thúc không ít giới nghiên cứu thế giới.

qd-tuongniem-54-01Trung tuần tháng tư vừa qua Trian Nguyen, Giáo Sư thuộc đại học Bates College, được tài trợ 40.000 USD để thực hiện công trình khảo cứu về cuộc tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức. Một sự kiệnhọc giới Hoa Kỳ không để ý tới trong nhiều thập niên, trong khi HT Thích Quảng Đức được Phật Tử VN tôn thờ.

Chính do sự lãng quên hoặc thờ ơ đáng buồn này mà Trian Nguyen nỗ lực để được là một trong 57 người được nhận sự tài trợ ý nghĩa này từ ACLS (American Council of Learned societies – Hội Đồng Hiệp Hội Học Thuật Hoa Kỳ) từ số lượng 1.136 người nộp đơn.

Trian Nguyen thao thức “Cuộc nghiên cứu này sẽ mang thêm ánh sáng vào các sự kiện mới về nhà sưý nghĩa hy sinh trong hoàn cảnh văn hóa thời đó .Nguyen hy vọng dự án cũng sẽ đánh thức lại sự tỉnh thức, trong và ngoài VN, về cả sự quan trọng lịch sử của sự kiện nhà sư tự hy sinh và về hiện hữu của các vật liệu nghiên cứu” (nguồn vietbao.com).

Một công viên và tượng đài về Bồ Tát Quảng Đức, chu vi không lớn lắm, tọa lạc ngay nơi giao lộ 47 năm trước ngọn lửa Bi Hùng Lực bùng lên, được khởi công xây dựng ròng rã, chậm chạp suốt 5 năm qua.

Không biết rồi có kịp khánh thành vào Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2634, PL 2554 này không. Điều đó không quan trọng vì suốt nhiều chục năm dài Phật giáo vẫn tưởng niệm Ngài nơi góc hẹp đối diện, quan trọng chăng là ý nghĩa sự hy sinh đó có còn tồn tại trong lòng người dân, Phật Tử chúng ta hay không.

Một tên đường, một đôi dòng sử hiện hữu trong sách giáo khoa chưa thể nói hết giá trị và ý nghĩa của ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức khi mà hằng ngày người người qua lại tấp nập hãy vẫn còn ngơ ngác bảo nhau “Ông ấy là ai? Sao tự thiêu ghê vậy?”.

Nhắc nhớ là để chứng minh với nhiều thế hệ rằng chúng ta là những người biết tôn trọng sự thật lịch sử ,biết yêu chuộng tự do, công bình và biết tôn trọng lẫn nhau trên dải đất hiền hòa với bề dầy hai ngàn năm Phật Giáo.

Tự thân ý nghĩa sự hy sinh của Bồ Tát Quảng Đức không xuất phát từ thù hận hay đố kỵ mà phủ trùm lên đó là cả một tình thương yêu rộng lớn; thương yêu luôn kẻ đã gây ra bao thảm họa cho PGVN thời bấy giờ.

Chúng ta hãy nhớ lại cuộc đấu tranh đòi hỏi thực thi năm nguyện vọng của Phật giáo lúc bấy giờ đủ nói lên gíá trị tình thương đó:

1. Bãi bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
2. Để Phật giáo hưởng chế độ hoằng pháp ngang hàng với Thiên Chúa Giáo.(Bình Đẳng Tôn Giáo).
3. Chấm dứt bắt bớ, khủng bố Phật Tử.
4. Tự do truyền đạo.
5. Phải bồi thường các gia đình nạn nhân bị giết trong đêm đàn áp tại Huế .

Giáo Sư Cao Huy Thuần đã phải chua chát nói rằng: "Các vị lãnh đạo Phật giáo cố giữ sự phản kháng trong bản chất thuần túy tôn giáo, về nội dung cũng như về hình thức. Về nội dung, họ chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Về hình thức, họ không làm gì khác ngoài biểu tình im lặng (Bất bạo động), tuyệt thực, tự thiêu.

Ở một chính thể khác, những nguyện vọng mà họ phát biểu có gì gay cấn đâu! Phật giáo, ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống mà đòi bình đẳng tôn giáo nghe lạ đời! Nghe ngược tai…” (nguồn: Báo TN- Hồi chuông báo tử 22/04/2010).

qd-tuongniem-54-02Để củng cố thêm ý nghĩa, giá trị tình thương đó, cần nên nhắc lại: Ngày 31/10/1996, bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) - người mà tướng Đỗ Mậu ví là mang trong mình một tâm hồn phương Tây nổi loạn mà bà tưởng là cách mạng tiến bộ, từ một tu viện ở Vatican, sau nhiều năm ẩn mình, đã chính thức nói lời xin lỗi Phật giáoNay đời người chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật dổi thay, và con người cũng không tồn tại. Tôi đích thân tạ lỗi linh hồn Thầy Thích Quảng Đức và xin GHPGVN ân xá những lời tuyên bốtrách nhiệm của tôi 34 năm trước" (nguồn: Tuần báo Victoria Tivi-Melbourne và Sydney; Báo Tin Điện tại Đức và Little saigon radio).

Đặc biệt, theo tiết lộ của Đạo Hữu Hoàng Nguyên Nhuận trong bài “NHỚ THẦY” (chuyenluan.net), trước đó 12 năm, “đầu năm 1980, Bà Ngô Đình Nhu đã sai trưởng nam Ngô Đình Trác qua Mỹ tìm cách tiếp xúc với Thầy (H.T Thích Mãn Giác-chùa Việt Nam ở Los Angeles-NV) xin Thầy hỷ xả cho cái tội gia đình Bà đã làm khổ mấy Thầy, và xin Thầy nhân Lễ Vu lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh (Ông Bà Trần Văn Chương-NV) và cầu an cho gia đình Bà. Trác vâng lời Mẹ đến Mỹ…Đêm đó, chính Thầy khai chuông và niệm hương cho Ngô Đình Trác. Thấy ý nghĩa chính trị của sự việc đó, tôi xin Thầy phổ biến tin tức thì Thầy không cho, bảo là đợi khi Bà Nhu hay Thầy không còn tại thế nữa cái đã. Nghe lời Thầy, tôi cũng cố ấm ức quên luôn. Giờ Thầy không còn nữa…xin nói ra đây..”.

qd-tuongniem-54-03
Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức tại chùa Long Sơn, Nha Trang

Qua từng chuỗi sự kiện, diễn biến lịch sử, tính nhất quán chân lý dần trở về vị trí tinh khôi của nó. Rõ ràng ánh sáng của ngọn lử Bồ Tát Quảng Đức luôn soi rọi đến từng khúc chiếc cuộc đời, không sớm thì muộn kẻ hậu thế cũng sẽ được tuần tự nhận thấy được sự thật mà ở vào một giai đoạn, thời điểm nào đó nó còn ấn mình trong một góc khuất.

Sống trong yên bình, tận hưởng tiện nghi vật chất, người ta dễ trở thành kẻ lường gạt tri thức cho chính mình.

Lắm khi do đó con người ta sinh nghi kỵ lẫn nhau, mất niềm tintình thương yêu đồng loại. Lúc nào cũng “Cần cảnh giác cao độ”. Mặt trái cuộc đời là thế.

Vì vậy với họ, nếu nghe tin Bồ Tát Quảng Đức tự thiêutình thương đại thể, nếu không biểu thị lòng kính trọng thì cũng không ngoài sự nghi ngờ, dù là nghi ngờ đó là của chính của tư tưởng tù túng bản thân.

Điều này, trên mặt bằng xã hội ngày nay không khó bắt gặp. Chúng ta thử nghĩ, khi Phật giáo đau thương, oằn mình với thế lực quyền lực đàn áp của gia đình trị họ Ngô, nào những ai dang tay che chở hay lên tiếng chia sẻ niềm đau.

Khi Phật giáo đang trong thời kỳ hanh thông, yên bình thu mình trong chốn Già Lam thanh tịnh thì lại thấy xuất hiện một vài tiếng nói lạc lõng. Thậm chí còn so bì với các tôn giáo khác, điều mà lẽ ra họ phải làm để chứng tỏ mình biết quan tâm đến lẽ phải và sự công bằng ở những năm tháng Phật giáo lâm vào vòng Pháp nạn.

Dường như những thành phần đố kỵ này muốn là một trở lực đàn áp kiểu mới đối với Phật giáo thời hanh thông chăng? Chúng ta có thể lấy ví dụ về một sự kiện mới đây nhất, đó là việc cung đón xá lợi Phật từ Ấn Độ về VN. Những tiếng nói lạc lõng này không còn ngần ngại.

Cũng như GS Cao Huy Thuần, GS-TS Nguyễn Trọng Đàn – Hiệu Trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã thẳng thắn nhận định về những thành phần này như sau "…Đừng coi Phật Giáo, cụ thể là các tổ chức Phât giáo hay các nhà chùa là các tổ chức từ thiện. Đành rằng họ đã và đang “rất” làm từ thiện. Đúng, nước ta còn nghèo, dân ta còn có người đói nhưng không phải vì thế mà cái gì cũng bỏ. Những việc đáng làm thì vẫn phải làm. Những sự kiện như GHPGVN long trọng đón rước ngọc xá lợi hay những lễ hội hay việc hưởng thụ các giá trị văn hóa mà bảo là vô minh thì xem ra người nói vô minh trên cả sự vô minh… 

So sánh sự có mặt của Lãnh đạo trong các sự kiện Phật giáo với sự có mặt của họ trong các sự kiện tôn giáo khác ở nước ta xem ra không khách quan lắm. Phật giáo phát triển ở nước ta với lịch sử trên dưới 2000 năm và hiện nay có hơn 45 triệu tín đồ quy y Tam Bảo, thành thử, các sự kiện Phật giáo được tổ chức nhiều hơn, được dư luận chú ý hơn, được các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hơn.

Trong số 43 ngày lễ, ngày hội (không kể lễ hội của đồng bào dân tộc ít người) thì 42 ngày lễ đều hướng về Phật, Thánh,ThầnTổ Tiên, chỉ có một lễ hội Thiên Chúa giáo 25 tháng 12 dương lịch. Lãnh đạo có mặt ở nhiều sự kiện Phật giáo hơn ở các tôn giáo khác là dễ hiểu…" (nguồn: blog chùa Phúc Lâm). 

Bốn mươi bảy năm, chúng ta kỷ niệm tưởng nhớ Bồ tát Quảng Đức trong tâm cảnh vui có mà buồn cũng không ít. Vui vì ánh sánh ngọn lửa Bi Hùng Lực ngày càng soi rọi vào những nơi tăm tối nhất; buồn vì vẫn còn đó những mất mát tâm hồn ở những kẻ vong thân, sớm quên nguồn cội, chạy theo những ảo vọng không thực có.

Bồ tát Quảng Đức với ngọn lửa còn đó, luôn nhắc nhở rằng đã có một lần PGVN đứng trước bờ diệt vong.

Giác Đạo Dương Kinh Thành
Phật Đản 2634. PL2554
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47001)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.