-
KHỞI
ĐẦU
Tại
sao tôn giáo đã bắt nguồn? Quí vị có thể đã nghe nguồn
gốc tôn giáo nằm trong sự sợ hãi của con người, và trong
sự bất an. Vào thời gian trước khi tôn giáo được tổ chức,
người dân không đủ kiến thức và cũng không hiểu nổi
thực chất của đời sống và cái gì đã xảy ra cho họ sau
khi chết. Họ cũng không hiểu nổi cả đến những
hiện tượng
thiên nhiên hay những
biến cố thiên nhiên. Theo sự
hiểu biết
hạn hẹp của họ, họ nghĩ
chắc chắn phải có những
sức
mạnh “không biết đến” đã tạo thành những việc
vừa
ý hay không
vừa ý.
Ngẫu nhiên, họ
nhận thấy có một
năng
lực sau các
sức mạnh thiên nhiên mà họ gọi là
“shakti”.
Họ
chứng nghiệm một
ý thức kinh hãi, sợ sệt không thể
giải
thích nổi về những
sức mạnh đó mà họ
cảm thấy có thể
làm hại họ được. Cho
nên họ nghĩ rằng các
sức mạnh đó phải
được xoa dịu
và
sử dụng để
che chở họ hay
ít nhất không đụng đến
họ. Không tin về khả năng có thể
“nói chuyện” với
các
sức mạnh đó bằng
ngôn ngữ bình thường, họ nghĩ rằng
có thể
diễn đạt thông điệp của họ trong thầm nín.
Cuối
cùng những hành động
ghi nhận sức mạnh này
trở thành nghi
thức trong những dạng thức
sùng bái. Một số người
xem
như có
thần thông đặc biệt để
truyền đạt với các
sức
mạnh ấy và những người này
vui hưởng quyền uy lớn lao
trong nhóm.
Sau
khi
sùng bái và
cầu nguyện, những người thưở xưa nghĩ
rằng họ có thể
kiểm soát được những
biến cố có hại
và cũng
đồng thời bảo đảm được mức độ
che chở như
một phần thưởng từ những
sức mạnh và
năng lực vô hình.
Để giúp họ có thể mường tượng hữu hiệu hơn đến những
sức mạnh ( vô hình ) mà họ đang cố
truyền đạt đến,
họ đặt tên,
hình dung một
hình ảnh cho mỗi
sức mạnh –
hoặc hình dạng giống người hoặc hình dạng kỳ lạ không
giống người, nhưng luôn luôn gợi lên một
hình ảnh kinh
hãi, sợ sệt.
Rồi
thời gian qua, họ quên hẳn ý nghĩa thực sự của các hình
ảnh tượng trưng ấy và cho những hình ảnh ấy là thực
và chấp nhận như là các thiên thần.
Có
những văn hoá biến những ý tưởng và quan niệm thành những
hình dạng và khai triển các nghi lễ đặc biệt tôn vinh, sùng
bái các hình ảnh ấy như các Đấng Thiêng liêng. Dần dà,
khi các châu thị định cư lúc sơ khai bắt đầu việc thực
hiện an ninh xã hội, thấy cần thiết áp dụng một số thực
hành làm căn bản để mở mang luân lý, cư xử và để hướng
dẫn người công dân đúng đường lối và đảm bảo hạnh
phúc cộng đồng. Do đó các quan niệm như nhân đạo, trách
nhiệm của con người, và giá trị nhân bản như thành thực,
hảo tâm, từ bi, nhẫn nại, khoan dung, chân thành, đoàn kết
và hài hoà được khuếch trương .
Để
đảm bảo cho các đức tính đó được
nâng cao, các nhà
lãnh
đạo áp đặt sự
kinh hãi vào những
đệ tử của mình và
hăm doạ họ sẽ bị
trừng phạt đời sau này bởi các đấng
thiêng liêng nếu không tuân hành.
Tôn giáo là kết quả
hỗn
hợp của phẩm hạnh
luân lý và
lòng tin tưởng
siêu nhiên.
Chúng tôi sẽ bàn về
luân lý tỉ mỉ hơn ở phần sau.