Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)

22/10/201012:00 SA(Xem: 67631)
Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 06]
NHỊ ĐẾ
Bản Anh: The Two Truths .
Trích từ : Kalu Rinpoche. LUMINOUS MIND: The Way of The Buddha (Wisdom, 1997)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc


[8] Giáo Pháp của Phật căn cứ vào nhị đế : Tục đếchân đế.
[9] Những ai không hiểu biết sáng tỏ sự khác biệt giữa nhị đế,
Thì không hiểu biết sáng tỏ chân lý thâm sâu của Phật.
[10] Chân đế không thể được giảng dạy khi không có căn bản về tục đế ;
không thực chứng ý nghĩa của chân đế, Niết bàn không thể đạt được.

Nagarjuna. Trung luận XXIV, 8-9-10.

Niềm tin bị nhầm lẫn, tạo nên nhân-duyên đau thương cho tất cả hữu-tình trong sinh-tử tương tục, sinh khởi từ vô-minh. Vô-minh, đó là sự thiếu vắng nhận-thức sáng tỏ về tính-không hiện hoạt của tâm và những sản phẩm của tâm. Thật ra, niềm tin bị nhầm lẫn là không-biết-đúng về cách thế hiện-hoạt của hiện-hữu của tất cả sự-sự vật-vật.

(The mistaken belief that painfully conditions all beings in cyclic existence arises from ignorance. That ignorance is an absence of awareness about the actual emptiness of the mind and its productions. In fact, the mistaken belief is ignorance about the actual mode of existence of all things.)

Tất cả sự-sự vật-vật, tất cả các hiện-tượng, tất cả các đối-tượng của nhận- thức--đó là vũ-trụ bên ngoài và tất cả hữu-tình của nó, mỗi sự-sự vật-vật chúng ta trải-nghiệm xét theo hình tượng, âm thanh, vị, hương, những đối-tượng xúc chạm và những đối-tượng của nhận-thức tâm ý-- tất cả những cái chúng ta là và mỗi sự-sự vật-vật chúng ta có thể biết, biến-hiện bởi năng-lực của các tập-khí của tâm, mà những biến-hiện này về mặt tự-tính đều rỗng thông (empty).

Tâm thì chẳng hiện-hữu cũng chẳng không-hiện-hữu. Cũng giống như thế, các hiện-tượng tâm tạo ra cũng chẳng hoàn toàn hư-huyễn cũng chẳng hoàn toàn thật.

Như chúng ta thông thường trải-nghiệm chúng, chúng thì tương đối thật, nhưng từ toàn-cảnh khách-quan tối-hậu, thật-tại tương đối đó thì hư-huyễn. (illusory)

(The mind is neither existent nor nonexistent. Likewise, the phenomena it produces are neither completely illusory nor completely real. As we ordinarily experience them, they are relatively real, but from an ultimate perspective, that relative reality is illusory.)

Nhị Đế

Tất cả sự-sự vật-vật có thể được nhìn xét theo hai phương diện của thật-tại: phương diện tương-đối hoặc quy-ước (thế-tục) và phương diện tối-hậu. Hai chân lý này tương ứng với hai quan điểm tri kiến, hai năng-lực tri kiến của thật-tại: chân lý hoặc tri kiến tương đối thì thật một cách tương đối hoặc quy-ước nhưng hư-huyễn một cách tối-hậu, và chân lý hoặc tri kiến tối-hậu thì thật một cách quyết-định, trải-nghiệm chân thật vượt ngoài tất cả huyễn tượng .

(All things can be viewed according to two levels of reality: the relative or conventional level and the ultimate level. These two truths correspond to two points of view, two visions of reality: the relative truth or view is relatively or conventionally true but ultimately illusory, and the ultimate truth or view is definitely true, the authentic experience beyond all illusion.)

Tất cả các nhận-thức có tính sinh-tử trầm-luân (all samsaric perceptions) là những trải-nghiệm của chân lý tương đối (chân lý thế-tục, tục-đế). Niết-bàn, vượt ngoài tất cả những huyễn-tượng và đau thương của sinh-tử trầm-luân là phương diện của chân đế. Thế nên, tỉ dụ, những trải-nghiệm của một hữu-tình thuộc cõi địa-ngục là hoàn toàn thật từ quan điểm tri kiến tương đối, trong khi đó từ một toàn-cảnh khách-quan tối-hậu những nhận thức này là hư-huyễn. Điều này nghĩa là một hữu-tình tìm thấy chính mình ở trong một cõi địa-ngục thực sự đang trải-nghiệm những đau thương nơi đó: từ toàn-cảnh khách-quan của nó, những trải-nghiệm và đau thương là thật và hoàn toàn có vẻ địa-ngục. Nhưng từ một quan điểm tri kiến tối-hậu, địa-ngục chẳng hiện-hữu gì cả; nó về mặt hiện-hoạt chỉ là một phóng-chiếu, một sản-phẩm của cái tâm lệ-thuộc nhân-duyên mà bản chất của tâm này là tính không.

Đau thương đến từ không nhận định được tính không của sự-sự vật-vật, nên tạo ra cho chúng một thật-tại với những thuộc-tính mà chúng không-thật-sự-có.

Sự chấp thủ vào sự-sự vật-vật như là thật làm chúng ta thành những chủ-thể những trải-nghiệm đớn đau.

(Suffering comes from not recognizing the emptiness of things, which results in our attributing to them a reality that they don’t actually have. The grasping at thing as real subjects us to painful experience.)

Chúng tathể đạt được một sự nhận biết sáng tỏ hơn về sự vụ này bằng một tỉ dụ về một chiêm-bao. Khi một kẻ có một ác mộng, kẻ đó chịu đựng đau thương. Đối với kẻ chiêm-bao, ác mộng thì thật; thật ra nó là thật-tại duy nhất kẻ chiêm-bao nhận biết.Và cho đến thời điểm đó chiêm-bao không có một thật-tại có thể sờ mó được và không thật sự ‘ thật’; nó không có một thật-tại ở bên ngoài chính cái tâm bị tùy thuộc nhân-duyên (tâm phan duyên), ở bên ngoài cái nghiệp (=hành động) của chính kẻ đó. Từ một toàn-cảnh khách-quan tối-hậu, thật ra nó là một huyễn-tượng.

Huyễn-tượng của kẻ chiêm-bao là không nhận định được về bản chất của những trải-nghiệm của mình. Không biết đúng thật về những-gì-chúng-thật-sự-là (= thật-tướng), kẻ chiêm-bao lấy những sản phẩm của chính mình --những tạo-tác của chính tâm mình –làm một thật-tại tự-trị; như vậy đã bị dẫn dắt điên-đảo, kẻ đó bị sợ hãi bởi chính những phóng-chiếu của chính mình và bằng vào những phương-tiện đó tạo ra những đau thương cho chính mình.

Ngu-si (=vô minh) đưa đến nhận-thức lấy-làm-thật cái-thực-sự-không-thật.

(The delusion is to perceive as real what actually not).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng tất cả các cõi sinh-tử trầm-luân hoặc hiện-hữu tùy thuộc nhân-duyên, tất cả sự-sự vật-vật, tất cả những trải-nghiệm của chúng ta là, nói chung, những hiện-tướng hư-huyễn chúng không thể được xem xét như là hoặc thực sự thật hoặc hoàn toàn hư-huyễn. Ngài đã biểu tỏ rõ ràng tính nhị-nguyên đối-đãi này bằng cách dùng tỉ dụ hiện-tướng của mặt trăng trên bề mặt của của một khối lượng nước :

Bản chất của tất cả sự-sự vật-vật và tất cả các hiện-tướng
Thì giống như sự phản-chiếu của mặt trăng trên nước.

Mặt trăng được phản-chiếu trên mặt hồ nước đều thật cho tới bao lâu nó có thể thấy được ở đó, nhưng thật-tại của nó chỉ là một hiện-tướng tương đối, hư huyễn, bởi vì mặt trăng trên nước chỉ hoàn toàn là một phản-chiếu.

Nó thì chẳng thực sự thật, cũng chẳng hoàn toàn hư-huyễn.

Từ toàn-cảnh khách-quan này, chúng ta có thể nói đến chân lý tương đối (tục-đế) như là chân lý của các hiện-tướng .

(It is neither truly real nor completely illusory. From this perspective, we can refer to relative truth as truth of apperances).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng những tỉ dụ khác, nói rằng tất cả các sự-sự vật-vật thì giống như một phóng-chiếu, một ảo-tượng, một cầu vồng, một cái bóng, một ảo ảnh sóng nắng, một hình ảnh trong gương, và một âm vang; ở bên ngoài một hiện-tướng đơn thuần kết quả từ “sự vận-hành”của các yếu tố vô-tận duyên-khởi, không một sự-sự vật-vật có hiện-hữu ở trong, của, hoặc bởi chính nó .

(Buddha Sakyamuni used other examples, saying that all things are like a projection, a hallucination, a rainbow, a shadow, a mirage, a mirror image, and an echo ; outside of a simple apperance resulting from the “functionality” of interrelated factors, no thing has existence in, of, or by itself.)

Nó có thể giúp chúng ta thực sự hiểu biết điều này, bởi vì, mặc dầu chúng không có hiện-hữu chân thực, chúng ta gắn bó với những sự-sự vật-vật này như là chúng đều thật. Mục đích giáo pháp của Phật là để làm tan biến sự chấp thủ này, vì nó là nguồn gốc của tất cả các huyễn-tượng và nó cầm giữ chúng ta chặt chẽ cũng như nghiệp duyên của chính chúng ta.

Nghiệp, Tùy-thuộc tương-liên, và Tính Không

( Karma, Interdependence, and Emptiness)

Trong ý niệm về nghiệp, không có quan-niệm về sự quyết-định tiền-định (notion of destiny) hoặc chủ-thuyết tiền-định (fatalism); chúng ta chỉ gặt hái cái chúng ta gieo trồng. Chúng ta trải-nghiệm các kết quả của các hành động của chính chúng ta. Quan-niệm về nghiệp liên kết mật thiết với quan-niệm về duyên-khởi (dependent arising) hoặc tendrel trong Tạng ngữ. Chuỗi xích nối kết của nghiệp cũng là sự tác-động tương-liên của duyên khởi (tendrel), hoặc các yếu tố tùy-thuộc tương-liên tạo các nhân và các quả sinh khởi một cách hỗ-tương tới một cái khác.

Từ Tạng ngữ duyên khởi (tendrel) có nghĩa sự tác-hành tương liên, sự liên-kết tương-liên, sự liên-hệ tương-liên, sự tùy-thuộc tương-liên, hoặc các yếu tố tùy-thuộc tương liên (interaction, interconnection, interrelation, interdependence, or interdependent factors).

Tất cả sự-sự vật-vật, tất cả những trải-nghiệm của chúng ta, là duyên khởi (tendrel), nghĩa là nói rằng chúng là những pháp (events) chúng hiện hữu bởi vì sự liên hệ giữa các yếu tố quan-liên tương-liên. Ý-niệm này có tính tinh-yếu đối với sự nhận biết sáng tỏ Pháp trong tổng quát và, trong đặc thù, tâm chuyển cư qua lại các cõi trong sinh tử tương tục như thế nào.

Để hiểu tendrel hoặc duyên-khởi là gì, hãy lấy một tỉ- dụ. Khi bạn nghe âm thanh của một cái chuông, hãy hỏi chính bạn, Cái gì làm ra âm thanh? Có phải thân của chuông, cái lưỡi chuông (clapper), bàn tay di chuyển chuông tới lui, những cái tai nghe âm thanh ?

Không có riêng một trong những thành phần này tạo ra âm thanh; nó kết quả từ sự tác-động tương-liên của tất cả những yếu tố này.Tất cả các thành phần này thì cần thiết cho âm thanh được nhận biết, và chúng thì cần thiết chẳng phải kế tiếp nhau nhưng một cách đồng-thời. Âm thanh là một pháp (event) mà hiện hữu của nó tùy thuộc sự tác động tương-liên của những thành phần này; đó là duyên khởi (tendrel).

Tương tự, tất cả những đời sống phan duyên (vin bám vào nhân duyên; tùy thuộc nhân-duyên; điều-kiện-hoá: conditioned), tất cả các hiện tượng sinh-tử tương-tục, kết quả từ vô số những tác-động tương-liên thuộc vào 12 chi duyên-khởi. Mười hai thành tố này làm sinh khởi các thành tố khác một cách hỗ-tương. Đó không phải là mỗi thành-tố làm cho một thành-tố xảy ra trong thời gian kế tiếp; như với tỉ dụ cái chuông, chúng thì đồng-thời và đồng-hiện-hữu. Một điều cần thiết là 12 thành tố hiện diện cùng một thời điểm để tạo ra một hiện-hữu phan duyên (= vin bám vào duyên). Sự trói buộc nhân và quả cuả những thành-tố tùy-thuộc tương-liên này lưu-xuất huyễn-tượng là tác hành của sinh-tử tương-tục. Mỗi sự-sự vật-vật trong sinh-tử tương-tục là sự quan-liên tương-liên nghiệp-duyên (=trùng trùng duyên khởi); tất cả những trải-nghiệm của chúng taduyên khởi (tendrel).

(The bondage of causes and results of these interdependent factors that generate illusion is the action of samsara. Everything within samsara is karmically conditioned interrelationship; all our experiences are tendrel.).

Chân lý của những hiện-tướng được tạo lập bởi sự trói buộc của những duyên-khởi là chân lý quy ước hoặc chân lý nhị-nguyên đối-đãi (=tục đế; thế tục đế).

(The truth of appearances created by bondage of dependent arisings is conventional or dualistic truth).

Đây là cách chúng ta thông thường sống như thế nào. Nó thì được cai-trị bởi nghiệp. Chúng ta gọi bản chất rỗng thông của cái hiện-hữu ở phương diện tương-đối là chân lý tối-hậu. Hiểu biết thực sự duyên khởi cho chúng ta cơ hội, phương tiện vượt ngoài sự phan duyên của phương diện tương đối / quy ướcthành tựu được tịch-lạc và tự-do của trạng thái vô duyên (= tự tại) (peace and freedom of unconditionality).

Khi bạn hiểu duyên khởi một cách hoàn toàn, bạn cũng hiểu tính không. Và tính không là tự-do.

(The empty nature of what exists at the relative level is what we call ultimate truth. Truly understanding dependent arising allows us to go beyond the conditioning of the relative or conventional level and to attain peace and freedom of unconditionality. When you completely understand dependent arising, you also understand emptiness. And that is freedom.)

Thế nên, trí-tuệ bát nhã (wisdom) hoặc trí tuệ (knowledge) thì về căn bản không cách biệt với như-huyễn. Đó là lí do tại sao thường nói luân hồiniết bàn không khác nhau và rằng một hình tướng của trí tuệ bát nhã thì tiềm ẩn trong vô minh. Lý luậnsuy lý một cách tối hậu đưa đến những biểu từ như thế, chúng xuất hiện có vẻ mâu thuẫnnghịch lý. Lý luậnsuy lý có thể tiếp tục mãi mãi. Chúng là một phần của tiến trình sinh tử tương tục và dẫn tới những mâu thuẫn một cách tối hậu. Tuy nhiên, vì chúng là những công cụ đem tới thật-chứng chân lý, chúng đều hữu ích và không nên bị loại bỏ, ngay cả nếu (biết rằng) cuối cùng chúng được buông bỏ vào thời điểm thật-chứng tính không.

Nhưng hãy cẩn thận. Sự hiểu biết sáng tỏ đúng đắn của tính không thì không có cách nào hiểu là đoạn-diệt. Nếu chúng ta quyết-định rằng mỗi sự-sự vật-vật thì rỗng thông và không có một thật-tại, rằng phật-quả không có hiện-hữu thật sự, rằng nhân quả nghiệp duyên thì rỗng thông, và rằng thế-nên-chẳng-có-gì-mà-phải-bận-lòng, đây là một quan-điểm đoạn-diệt, và quan-điểm này tệ hại hơn cả quan-điểm nhận sự-sự vật-vật tương-đối thì hiện-hữu thật sự.

Những ý-niệm đoạn-diệt là một sai lầm nghiêm-trọng nhiều hơn những ý-niệm duy-thực/ thực hữu chủ-trương hiện-tượng hiện-hữu như chúng hiện-tướng.

Sự hiểu biết sáng tỏ đúng đắn tính không vượt ngoài hai cực-đoan của chủ-thuyết thường-hằng (tin tưởng sự-sự vật-vật có tự-tính hoặc thực sự hiện-hữu) và chủ-thuyết đoạn-diệt (tin tưởng chúng chẳng hiện-hữu gì cả). Tri kiến trung đạo này loại bỏ những ý tưởng sai lầm (=tà kiến) và cho chúng ta cơ hội, phương tiện vượt trên những quan niệm hữu-niệm hóa về thật-tại một cách tối hậu.

(This middle way view eliminates wrong ideas and ultimately allows us to go beyond conceptualized notions about reality).

Nhưng hãy coi chừng: kiến chấp về tính không đóng kín cánh cửa đi tới giải thoát.

(To conceive of Emptiness closes the door to liberation).

[Kiến chấp về tính không = tin rằng các pháp đều hiện hữutự tính. ĐHP].

Và Ngài Long Thọ đã nói (Trung luận XIII.8):

Những ai kiến chấp về tính không (rằng các pháp có tự tính) thì sai lầm không thể cứu chữa được.

(Those who conceive of emptiness are incurable )

_____________________________

Chú thích

[1] Trích từ Phật Quang Đại Từ Điển -- Thích Quảng Độ dịch -- Hội Văn Hoá Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản năm 2000.[Bộ 6 quyển -7374 trang-và quyển mục lục.]

[1.1] Đệ nhất nghĩa đế || Phạm: Paramartha-satya || Pali:Paramattha-sacca .

Gọi tắt : Đệ nhất nghĩa . Cũng gọi : Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới. --Đối lại với Tục đế.||

Chân lí sâu xa mầu nhiệm vượt trên tất cả pháp. Là một trong hai đế .

Học phái Trung quán thì cho rằng các bậc Thánh hiền hiểu rõduyên khởi tính không và thấu suốt sự nhận thức điên đảo của thế tục , cái thấu suốt ấy là đạo lí Chân thực , gọi là Chân đế.

Đại thừa thì chủ yếu dựa vào Chân đếTục đế để điều hoà sự đối lập thế gianxuất thế gian , rồi dung hợp 2 đế mà quán xét hiện tượng , gọi là Trung quán, Trung đạo, là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Đại thừa.

Ngoài ra, Thiền lâm thường dùng Đệ nhất nghĩa đế để diễn tả cảnh giới tuyệt đối không thể nghĩ bàn.

[1.2] Tục đế || Phạm : Samvrti-satya

Cũng gọi : Thế tục đế , Thế đế , Hữu đế || Đối lại: Chân đế.|| Chỉ cho lí sinh diệt có thật được thuyết minh thuận theo sự hiểu biết của thế tục.

Chữ “Thế” trong thế tục đế, tiếng Phạm có nghĩa là hoại diệt, tức là các pháp hữu vi đều có tướng hoại diệt.

Còn chữ “Tục” thì có nhiều nghĩa:

1. Nghĩa không biết hoặc không rõ: Tức không biết hoặc không rõ nghĩa chân thực của các pháp.

2. Nghĩa ngăn che: Do năng lực của vô minh ngăn che nghĩa chân thật của các pháp.

3. Nghĩa nương tựa nhau: các pháp hữu vi đều nương tựa vào nhau để tồn tại.

4. Nghĩa biểu diễn rõ ràng: Tức danh tự ngôn ngữ của thế gian có khả năng diễn bày tính, tướng các pháp một cách rõ ràng khiến người ta dễ hiểu.

Chữ ‘Đế’ là chân lí bất biến.

Phú tục đế xưa gọi là Thế tục đế, nghĩa bất tận.Ý nói việc tục che lấp chân lí kia .

[ 2 ] Geshe Kelsang Gyatso. Joyful Path of Good Fortune.The Complete Buddhist Path to Enlightenment. 1997. 636pp. [ Lược trích]

Vô minh (Skt : avidya || ignorance ; fundamental ignorance)

[2.1]Theo định nghĩa tổng quát của Ngài Vô Trước (Asanga) và Ngài Thế Thân ( Vasubandhu ) thì --Vô minh là sự thiếu vắng nhận biết sáng tỏ. Vô minh không nhận biết sự vô ngã --bản chất tối hậu của người và pháp-- tạo ra sự chấp ngã (self-grasping ), hoặc chấp thực ( true-grasping), đó là gốc rễ của tất cả các các vọng tưởng điên đảo khác và tất cả các tái sinh thuộc sinh tử trầm luân .

Vô minh không nhận biết tính vô ngã này tác động như căn bản cho (nhưng khác biệt với) sự chấp ngã. Sự chấp ngã này là sự nhận biết sai lầm nên chấp thủ đối tượng của nó như là một hiện hữutự tính

( This ignorance not understanding selflessness acts as the basis for, but is distinct from self-grasping , which is a wrong awareness grasping its object as inherently existent ) .

[2.2]. Theo định nghĩa chuyên biệt về phương diện vô minh là gốc rễ của sinh tử trầm luân [của Ngài Long Thọ (Nagarjuna) và Ngài Pháp Xứng (Dharmakirti)] thì chỉ có sự chấp ngãvô minh.Vì sự vô ngã là đối tượng chính cần phải được nhận biết sáng tỏ để buông bỏ sự chấp ngã, gốc rễ của sinh tử trầm luân.

Lý do chúng ta tiếp tục sinh tử trầm luân là do sự vô minh của chúng ta, chúng ta không nhận biết sáng tỏ bản chất của đối tượng một cách thông suốt và trọn vẹn (clearly and perfectly) .

[3] Jeffrey Hopkins: Meditation on Emptiness. Revised Edition 1996. 1018 pp. [ Lược trích trang 399-428 ]

[3.1] Ngài Long Thọ giảng nhị đế trong Trung Luận:

1. bản chất của nhị đế

2. rằng nếu một người không hiểu biết sáng tỏ nhị đế , người ấy không hiểu tinh yếu của kinh Phật

3. mục đích của sự giảng dạy nhị đế

4. những lỗi lầm của những tiến trình nghĩ tưởng sai lạc về nhị đế

5. rằng bởi vì nhị đế thì khó thực chứng, Phật đã không giảng nhị đế vào thời khởi đầu.

[3.2] Nhị đế những đối tượng, không phải những ý niệm hàm hỗn của chân lý, sự đẹp và v.v…Chúng là những pháp (dharma), đối tượng (vishaya), những cái hiện hữu (existents || Skt. sat) và những đối tượng của trí tuệ (jneya).

Những chân lý là những sự-sự vật-vật chúng hiện-hữu theo cách chúng hiện-tướng, và như vậy chỉ những chân lý tối hậu (paramarthasatya ; chân đế, thắng nghĩa đế, đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa), những tính không ( 18, 20 loại tính không) có tính đức những chân lý.

( Truths are those things that exist the way they appear, and thus only ultimate truths (paramarthasatya) or emptinesses qualify as truths).

[3.3] Những đối tượng vạn thù sai biệt khác nhau không hiện hữu theo cách chúng hiện-tướng, ngoại trừ đối với Chư Phật. Những đối-tượng này là những chân lý cho một cái che lấp tính như thị, một cái tâm thức vô minh ; thế nên chúng được gọi là những chân lý cho một cái che lấp cái thật (= Phú tục đế = Chân lý thế tục= thế tục đế = tục đế )

( These objects are truths only for a concealer of suchness, an ignorant consciousness; therefore, they are called truths-for- a-concealer || samvrtisatya ).

Những chân lý cho một cái che lấp cái thật (=thế tục đế) là những cái hư dối, xuất hiện theo một cách và hiện hữu (=liên tồn) một cách khác. Như vậy, vì chỉ chân lý tối hậu có thể thực sự bảo toàn ý nghĩa của chân lý, nó không phải là những chân lý được phân chia thành nhị đế.

[3.4] Những đối tượng của trí tuệ, hoặc hiện tượng (=pháp), là cái căn bản của sự phân chia nhị đế.

Vì những cái được phân chia thành nhị đế là những pháp (và những cái đồng nghĩa pháp)[pháp= hiện-tượng=phenomena], mỗi thành viên của mỗi phân bộ là một pháp, một đối tượng, một hiện hữu thể (an existent),và một đối tượng của trí tuệ. Điều này có nghĩa là một tính không là một pháp, một đối tượng, hiện hữu thể, và đối tượng của trí tuệ, như tất cả những đối tượng vạn thù sai biệt khác nhau.

( This means that an emptiness is a phenomenon, object, existent, and object of knowledge as are all other various and sundry objects)

… Thế nên nhị đế không là những thực thể khác nhau; chúng là thực thể đồng nhất. Đây chính là cái mà Tâm Kinh định nói khi kinh nói rằng không là sắc và sắc là không (emptiness is form and form is emptiness). Nhị đế không phải là một, nhưng được định danh khác nhau, vì chúng xuất hiện một cách khác nhau đối với tâm niệm (thought).

[3.5] Những chân lý cho một cái che lấp cái thật (samvrtisatya) được gọi như thế bởi vì tất cả những đối tượng khác đã bị vô minh giả định như hiện hữu theo cách chúng xuất hiện. Một tâm thức vô minh không phải chỉ là một tâm thức không nhận biết tính như thị , nhưng còn là một cái che lấp tính như thị xuyên qua đồng ý một cách chủ động với hiện tướng hư dối của hiện hữu khách thể.

( An ignorant consciousness is not just a consciousness which does not know suchness but a concealer of suchness through actively assenting to the false appearance of objective existence.)….

Tất cả những pháp -- ngoại trừ những tính không-- xuất hiện trước những chủ thể nhận thức theo cách chúng chứng tỏ chúng như đang hiện hữu như chúng hiện hữu có tự tính.

( All phenomena except emptinesses appear to cognizers that certify them as existing as if they exist inherently.)

Bởi vì vô minh tán đồng với hiện-tướng này là gốc rễ của sinh tử luân hồi, vai trò của nó trong những nhận thức hàng ngày thì được nhấn mạnh qua định danh tất cả những hiện tượng ngoại trừ những tính không chân lý cho cái che lấp cái thật” , những chân lý cho vô minh

(Since the ignorance that assents to this appearance is the root of cycle existence, its role in every perceptions is emphasized through naming all phenomena except emptinesses “ truth –for-a-concealer” , truths for ignorance .)

[3.6] Một chân lý tối hậu, hoặc theo nguyên văn hơn, một chân lý đối tượng cao nhất ( paramarthasatya) được gọi như thế bởi vì một tính khôngtối thượng của tất cả hiện tượng và là đối tượng của trí tuệ thật chứng tính như thị. Nó là một chân lý bởi vì nó hiện hữu theo cách nó xuất hiện trong sự nhận thức trực tiếp. (nhận thức trực tiếp thì khác biệt với nhận thức hữu niệm)

[3.7] Nhị đế không là những cõi hàm-hồ của chân lý mù sương như được hiểu theo lối dịch (mang tính hàm hồ mù sương) trong những bản dịch sử dụng danh từ ở mức đơn biệt, chẳng hạn “Absolute Truth” và “Conventional Truth” ( Chân Lý Tuyệt ĐốiChân Lý Quy Ước” )

[ The two truths are not vague realms of misty truth as suggested by translations which use the singular, such as “Absolute Truth” and “Conventional Truth” ]

Paramartha (Sanskrit) dịch thành tối hậu (ultimate) thì hay hơn là dịch thành “ Tuyệt đối” (Absolute) là vì Absolute ngụ ý cái gì đó hiện hữu trong chính nó và của chính nó, một cách độc lập, trong khi đó chẳng có cái gì độc lập trong hệ thống Trung quán ( Madhymika system), ngay cả một tính không.

(ĐHP: Tính không thì không độc lập, thế nên Đức Dalai Lama thứ 14 đã giảng-- tính không mở ra những khả thể cho những biến hiện = Emptiness opens to possibilities for manifestations )

[3.8] Nhị đế hỗ tương loại trừ, nghĩa là nếu một cái gì là chân lý cho cái che lấp cái thật thì không là chân lý tối hậu. Và nếu cái gì là chân lý tối hậu thì không là chân lý cho cái che lấp cái thật.

[ 4 ] Tsong Khapa : Ocean of Reasoning - A Great Commentary on Nagarjuna’s Mulamadhyamakakarika.

Translated by Geshe Ngawang Samten and Jay L. Garfield, Oxford University Press, 2006. 603pp.

[Tông Cách Ba: Đại hải của Suy lý - Đại luận giải về Căn bản Trung luận Tụng ]

[Lược trích: chương XIII Quán các pháp hữu vi, chương XVIII Quán ngã và các pháp, chương XXIV Quán bốn thánh đế]

[4.1] Trung luận XIII, 8

Các đấng Tối Thắng đã nói

Tính không là sự loại bỏ tất cả các kiến chấp

(=các kiến chấp rằng các pháp hiện-hữu có tự-tính )

Bất cứ ai xem tính không là một kiến chấp

(= tính không thì hiện-hữu có tự tính)

Thì sai lầm không thể cứu chữa được.

The victorious ones have said
That emptiness is the elimination of all views
Anyone for whom emptiness is a view
Is incorrigible.

[4.2] The Kasyapa parivarta-sutra (trong Ratnakuta-sutra: kinh Bảo Tích) :

“ Cái mà nó là tính không thì không làm rỗng thông (=trống thông) các pháp (=hiện tượng), bởi vì các pháp tự chúng thì rỗng thông; cái mà nó là vô tướng không làm các pháp vô tướng, bởi vì các pháp tự chúng vô tướng; cái mà nó là vô nguyện không làm các pháp vô nguyện, bởi vì các pháp tự chúng vô nguyện .

Phân tích như thế, này, Ca Diếp, được gọi là trung đạo.--sự phân tích đúng thật các pháp. Này, Ca Diếp, tôi nói rằng bất cứ ai phân tích tính không bằng cách đối tượng hóa tính không thì đã, đang rơi xuống thấp cách xa với giáo pháp của tôi” .

“That which is emptiness does not empty phenomena, because phenomena themselves are empty; that which is signlessness does not make phenomena signless, because phenomena themselves are signless; that which is wishlessness does not make phenomena wishless, because phenomena themselves are wishless.

To so analyze, oh Kasyapa, is called the middle path – in the correct analysis of phenomena. Oh , Kasyapa, I say that whoever analyzes emptines by objectifying emptiness has fallen, fallen far from my teachings”. [trang 300]

[4.3] [ Ngài Tsong Khapa giảng ]

“Những biểu từ rằng những sự-sự vật-vật như tính không chẳng làm rỗng thông các pháp nhưng rằng các pháp tự chúng rỗng thông v.v có ý nói rằng không nên nhận lấy quan điểm rằng các pháp không tự chúng thực là rỗng thông mà thực là được làm rỗng thông bởi một cái gì khác.

Khi nói rằng hữu-niệm-hóa tính không là đã đang rơi xuống thấp cách xa,thì cách thế của sự hữu-niệm-hoá là, như nó được nói trong “bất cứ ai đối-tượng-hóa tính không”, sự đối-tượng-hoá (này) của tính không tạo lập tính không như là một hiện-hữu thể đích thực (=hiện hữu có tự tính), nhưng nó không hoàn toàn là sự hữu-niệm-hóa tính không như là “đây là tính không”. Nói một cách khác đi, là một điều mâu thuẫn khi nói ngay sau đó rằng sự phân tích cả ba cái này (tính không, vô tướng, vô nguyện - ĐHP), gồm cả tính không, là trung đạo.

[1.Nếu đối tượng hóa tính không thành một hiện hữu thể có tự tính –tỉ dụ tự tính làm rỗng thông các pháp – thì đó là điều sai lầm xa với giáo pháp .

2. Những sự phân tích tính không, vô tướng, vô nguyện đưa đến sự hữu niệm hoá “đây là tính không”… (thì sự hữu niệm hóa này hoàn toàn khác hẳn với sự đối tượng hoá nói trên) thì sự phân tích tính không, vô tướng, vô nguyện , theo cách thế như thế được gọi là trung đạo - ĐHP].

Phương pháp ứng dụng tỉ dụ này có minh họa trong trường hợp “ bất cứ ai kiến chấp tính không thì không cứu chữa được”, như bản kinh nói đến ,

“…..Đấng Vô Thượng lúc đó đáp, Này, Ca Diếp, cũng đúng như vậy, khi tính không chính là cái xóa đi tất cả các kiến chấp, tôi gọi một người chấp nhận tính không trong trạng thái một kiến chấp là kẻ không cứu chữa được.”

“The statements that such things as emptiness do not empty phenomena but that phenomena themselves are empty etc., means that it should not be taken that phenomena are not themselves truly empty are truly emptied by something else.

When it says that to conceptualize emptiness is to have fallen far, the mode of that conceptualization is, as it is said in “whoever objectifies emptiness”, the objectification of emptiness as truly existent,but it is not just the conceptualization of emptiness as “this is emptiness. Otherwise, it would be contradictory to say immediately that the analysis of these three, including emptiness, is the middle path. The method of the application of the example to that which it illustrates in the case of “whoever views emptiness is incurable” is, as the sutra puts it.

“….The Transcendent Lord then replied, “ Oh, Kasyapa, in exactly the same way, when emptiness is that which eliminates all views, I call someone incurable who adopts emptiness as a view “ [trang 300]

[ 4.4 ] Tính không, duyên khởitrung đạo -- Trung luận XXIV

18. Cái gì do duyên khởi
Được gọi là tính không
Tính khônggiả danh
Cũng chính là trung đạo
18. That which is dependent origination
Is explained to be emptiness
That, being dependent designation
Is itself the middle way
19. Chẳng hiện hữu cái gì
Mà chẳng do duyên khởi
Thế nên chẳng hiện hữu
Cái gì mà chẳng không
19. There does not exist anything
That is not dependently arisen
Therefore there does not exist anything
That is not empty.

Trong Vigrahavyavartani (Hồi tranh luận), Ngài Long Thọ nói Đức Phật giảng tính không, duyên khởitrung đạo là đồng nghĩa :

Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và
Người giảng pháp tối thượng rằng
Tính không, duyên khởi
Trung đạo có cùng một nghĩa. [71]
I prostrate to the Buddha who is unparalled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning. [71]

[4.5] Nói về giáo pháp - Trung luận XVIII :

8. Các pháp đều thật; và đều không thật;
Cũng thật và cũng không thật;
Chẳng thật cũng chẳng không thật.
Đây là giáo pháp của Phật.
8. Everything is real; and is not real;
Both real and unreal;
Neither real nor real.
This is the Lord Buddha‘s teaching.

[Ngài Tsong Khapa giảng :]

“Thế nên, thứ nhất Đức Phật dạy giáo pháp sự-sự vật-vật đều thật trong tính chất không biến dịch từng sát na, mặc dầu chúng đều vô thường trong tính chất chấm dứt sự tương tục.

Thứ nhì, ngài dạy giáo pháp để xóa bỏ sự chấp thủ vi tế của thường hằng qua sự xác nhận rằng bởi vì sự-sự vật-vật biến dịch từng sát na chúng đều không thật.

Thứ ba, ngài dạy rằng có hai toàn cảnh khách quan trong tính chất của những sự-sự vật-vật đều thật hoặc không thật, cho tới khi chúng không biến dịch hoặc biến dịch từng sát na, một cách tương ứng.

Thứ tư, ngài dạy rằng cả hai cái nó thường và nó vô thường thì đều thiếu vắng cái hiện hữutự tính.

Thứ tự giảng dạy là để chuyển hướng những người từ những con đường sai lạc và sau đó dẫn họ vào những thánh đạo. Như vậy bởi vì chúng được trình bày bởi vị thầy một cách tuần tự, vì chúng thích hợp cho những tâm thức của các đệ tử, chúng được gọi là “những giáo pháp”. Chư vị tối thắng không dạy cái không là một phương tiện để thụ hưởng cam lộ-- thật tướng của sự-sự vật-vật.

( The victors do not teach that which is not a means to enjoy the nectar—the way things really are.) [trang 384]

Cũng như một thầy thuốc cho thuốc thích đáng theo bệnh, ngài giảng dạy theo một cách thích hợp cho mỗi người được nghe giảng.

“Bốn trăm bài tụng” [của ngài Aryadeva-Thánh Thiên] nói:

Hiện-hữu, phi hiện-hữu, và cả hai
Và thêm chẳng cả hai đã được dạy
Có thể nào một thuốc kê chữa bệnh
Không tùy thuộc vào bệnh? [VIII:20]
Existence, nonexitence, and both
As well as neither have been taught
Cannot anything be a medecine prescribed
Depending on the diseae? [VIII:20]

# Chú thích 4.5.a : Đây là Tụng [195] theo bản [Aryadeva’s Four Hundred Stanzas on the Middle Way-with commentary by Gyel-stap ||Additional Commentary by Geshe Sonam Rinchen , translated by Ruth Sonam. Snow Lion, 2008] :

Giảng dạy hiện-hữu, phi hiện-hữu,
Cả hai hiện-hữu và phi hiện-hữu, và chẳng cả hai
Chắc chắn là những thuốc cho tất cả
Những ai đang có bệnh. [195]

Teaching existence, non-existence,
Both existence and non-existence, and neither
Surely are medecines for all
That are influenced by the sickness. [195]

# Chú thích 4.5.b :

Ngũ ngữ của Như Lai

Ngũ ngữ : Chơn ngữ,Thật ngữ, Như ngữ, Bất cuống ngữ, bất dị ngữ.

Phật thuyết chơn ngữ: là nghĩa chung với nhị thừa
[có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng]
thật ngữ: là nghĩa chung với Bồ tát
[nghĩa đại thừa, sanh tử Niết Bàn đều như hoa đốm trên không]
như ngữ: là nghĩa chung với Tam thừa--Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát
[trí huệ chẳng thể suy lường, lời nói chẳng thể diễn tả]
bất cuống ngữ: chẳng dối tức là vô hư
bất dị ngữ: thấy trước việc chưa đến nên gọi là bất dị tức là vô thật,
nên Phật nói pháp ấy là vô thật vô hư .
[ H T Duy Lực lược giảng ]
“Those all-beings of whom the Tathagata has spoken , they are indeed no-beings. Why? Because the Tathagata speaks in accordance with reality, speaks the truth, speaks of what is, not otherwise. A Tathagata does not speaks falsely”.
[ The Diamond Sutra – Edward Conze translated]
Kinh Kim Cương

Tu-Bồ-Đề ! Như Lai là người chơn ngữ, thật ngữ, như ngữ, bất cuống ngữ, bất dị ngữ. Tu-Bồ-Đề ! Pháp của Như Lai chứng đắc, ấy là pháp vô thật vô hư.

[Ngài Tsong Khapa viết: ]

“Ngài Buddhapalita (Phật Hộ) giảng điểm này [tụng VIII:20 = tụng 195] như sau :

Đức Phật đã dạy căn cứ vào nhận thức của những người bình thường về cái gì là thật và cái gì là không thật, và cái đó đều theo những quy ước thế tục. Sự biện luận của cả hai thật tại và phi thật tại đều từ quan điểm tối hậu.Với một cách chọn lựa khác thì, thật tại, phi thật tại và cả hai có thể là hiện hữu, phi hiện hữu, hoặc cả hai, một cách thứ tự tương ứng, của sự khởi sinh của hiệu qủa vào thời điểm của nguyên nhân. Đức Phật dạy rằng chúng đều chỉ là được giả định trên căn bản của những nhân và những duyên qua biện luận của những cực đoan của hiện hữu và phi hiện hữu.

Thế nên, những ai cố gắng để thấy thật tướng sự-sự vật-vật nên hiểu biết sáng tỏ thật tướng thật sự là gì mà không bị gắn chặt vào giáo pháp chỉ thuần căn cứ vào những quy ước thế tục”. [trang 385]

[4.6] Nói về thật tướng -Trung luận XVIII.

9. Không lệ thuộc vào cái khác (=tự mình chứng biết), tịch tĩnh
Không hí luận (=dứt đường ngôn ngữ)
Không bị hữu niệm hoá, không phân biệt
Đó là các đặc hữu của thật tướng
9. Not dependent on another, peaceful and
Not fabricated by fabrications,
Not conceptualized, without distinctions :
That is the characteristic of things as they really are.

“Để xóa đi các ý niệm sai lầm, thật tướng được nói là gồm có năm đặc hữu.

Đặc hữu thứ nhất là “không lệ thuộc vào cái khác”: Bạn không thể chỉ thuần thật chứng nó qua sự giảng dạy của một người khác. Nó phải được thật chứng trên chính bạn qua tuệ quán không bị nhơ nhuốm (uncontaminated insight).

Đặc hữu thứ nhì là tịch tĩnh (peaceful) : cũng như người không có mắt cườm không thấy những sợi tóc đang rơi, thật tướng của sự-sự vật-vật là chúng thiếu vắng cái hiện hữutự tính , nghĩa là không có tự tính .

Đặc hữu thứ ba là “ thông tin không được chế tạo ra nữa” : dứt đường ngôn ngữ, không còn hí luận ; đó là chúng đều không thể diễn tả được

(“not fabricated by fabrication”: The verbal fabrication by means of which things are fabricated no longer fabricates them; that is, they are inexpressible)

Đặc hữu thứ tư là “không bị hữu niệm hoá”: sự hữu niệm hoá là sự lang thang của tâm. Khi một người thật chứng thật tướng của các pháp, thì không còn cái tâm lang thang đó nữa.

Kinh Aksayamatinirdesa nói :

Cái gì là chân lý tối hậu ? Khi không có sự lang thang của tâm , thì không có nhu cầu để nói về từ, ngữ.

Đặc hữu thứ năm là “không phân biệt” : Cũng như một pháp thì tối hậu , thì các pháp khác cũng như thế.Thế nên, một cách tối hậu thì không có sự cá biệt. (Therefore, ultimately there is no individuality)”. [trang 385-386]

[5.] Chú thích thêm vài điểm (ĐHP) :

1. Tính không chính là sự thiếu vắng của cái hiện hữutự tính. Tính không, duyên khởi đều chẳng có tự tính.

2. Các pháp thì vô tự tính. Tính không chẳng phải là cái hiện hữu của cái vô tự tính .--Nếu hiểu tính không là cái hiện hữu của cái vô tự tính (thì vô tự tính chỉ là cái tên mới của tự tính , và là một thứ tự tính) thì là hiểu sai.

3. Các pháp đều không, nghĩa là không có tự tính.

( empty = open =không= trống thông, trống không, rỗng thông, rỗng suốt , rỗng rang, không ngăn ngại ,….). Nên các pháp có thể nói là trong tiến trình đang trở thành, đang biến dịch, có thể thay đổi ..(becoming, changing ,…)

4. Các pháp hiện hữu (exist, existence), có hiện hữu hoạt sinh/hiện hoạt (actually exist, actual existence). Các nhà Trung quán ( Madhyamika) chỉ phủ định cái hiện hữutự tính của các pháp ( empty of intrinsic existence , empty of inherent existence , empty of essential existence , emptiness of essential existence of things , not exists essentially, reject true existence …)

5. Các nhà Trung quán chỉ rõ rằng không có một mảy may vi trần của một pháp nào thuộc về luân hồi hoặc niết bànhiện hữutự tính.

6. Điểm chính của ý nghĩa của tính khôngduyên khởi, nhưng tính không chẳng có nghĩa là phủ định sự-sự vật-vật như tác nghiệptác giả (emptiness does not mean the negation of things such as action and agent). Không ở đây là trống thông, rỗng thông, thông suốt, rỗng suốt, không ngăn ngại …thế nên: có tác giả, có tác nghiệp, có nghiệp quả -- thế nên: ta có thể tích tập phúc đức, tích tập trí tuệ. Không ở đây chẳng phải là cái ngoan không (= chẳng có cái chi hết )–nên muốn làm gì thì làm mà chẳng có chi bận lòng thì đó là hiểu sai lầm về tính không , về duyên khởi.

[Giật mình , mình lại thương mình xót xa , muối xát lòng ai nấy mặn mòi.]

7. Đến bao giờ tâm không còn lang thang nữa ?

Trung tâm giáo pháp của Phật được Ngài Long Thọ diễn giải trong bài tụng mở đầu Trung Luận như sau:

Tôi kính lễ Đức Phật
vị đạotối thượng
giảng lí tính duyên khởi
tĩnh chỉ của hiện tượng
và cấu trúc của tưởng
chính là sự giải thoát
diệu lạc của niết bàn
chẳng sinh cũng chẳng diệt
chẳng thường cũng chẳng đoạn
chẳng một cũng chẳng khác
chẳng đến cũng chẳng đi

(ĐHP dịch theo bản dịch K.K. Inada và bản dịch Nancy McCagney)

____________________________________

Nghĩa là khi lí hội thông hiểu lí tính duyên khởi, sẽ tu tập để đạt đến thật chứng, là tĩnh chỉ của các hiện tượng và cấu trúc của tưởng, chính là giải thoátdiệu lạc của niết bàn (the blissful cessation of all phenomenal thought constructions).

[ Kính mời Độc giả đọc bài –Lí tính Duyên khởi trong tụng mở đầu Trung Luận, đăng trên Thư viện Hoa sen:

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-77_4-14628_5-50_6-1_17-55_14-1_15-1/

---------------------

Ngài Long Thọ cũng giảng 5 đặc hữu của thật tướng, trong đó đặc hữu thứ ba là không hí luận (= dứt đường ngôn ngữ) (not fabricated by fabrications), và đặc hữu thứ tư là không bị hữu niệm hoá (not conceptualized). Ngài Tsong Khapa giảng: Sự hữu niệm hoá là sự lang thang của tâm. Khi một người thật chứng các pháp thì không còn cái tâm lang thang đó nữa.

8. Hí luận:

“ Hí luận” có trong tụng mở đầu Trung luận , và trong tụng XVIII, 9 ( bản dịch của Ngài La Thập). Phật Quang Đại Tự điển, bản dịch Thích Quảng Độ, ghi “Hí luận : Skt. prapanca. Những lời bàn luận sai lầm, trái với chân lí, không thể làm cho thiện pháp tăng trưởng…Luận Du già sư địa quyển 91 ghi: Những lời nói dẫn đến chỗ tư duy phân biệt một cách vô nghĩa, gọi là hí luận. Vì sao ? Vì những lời nói ấy, dù có gắng sức tu hành, cũng không thể làm tăng thêm chút pháp lành nào, mà cũng chẳng thể làm giảm được pháp ác”.

-------------------------------------------------

Đặng Hữu Phúc

NHỊ ĐẾ : Năm phụ bản

Phụ bản 1

đăng 21.10.2010, trên Talawas.org và đăng lại trên Thuvienhoasen.org

1. Tục đế cũng là chân lí của các hiện tướng . Hiện tướng có vẻ như hiện hữutự tính, nghĩa là có tính độc lập. Có tự tính nghĩa là không biến dịch. Nếu bạn hiện hữutự tính thì nhan sắc bạn không tàn phai theo phút giây ngày giờ năm tháng và sẽ không có “đìu hiu ngoài bãi gió tịch dương, bay vàng đôi lối nhớ càng thương”.

Cái lý tính thiếu vắng cái hiện hữutự tính đó, được gọi là tính không và cái tính không đó cũng được gọi là chân đế.

Ngài Tsong Khapa nói : Bất cứ cái gì tùy thuộc vào nhân duyên, cái đó thì không có tự tính ( Whatever depends upon conditions, that is empty of intrinsic existence )

Thế nên, nói Duyên khởi cũng là nói Tính Không, cũng là nói Trung Đạo và cũng là nói Như huyễn ( illusion).

Nói tính không nghĩa là nói vạn hữu đều KHÔNG ( không ở đây là rỗng thông , nghĩa là đang ở trạng thái biến dịch, đang trở thành. KHÔNG chỉ phủ định cái hiện hữutự tính –nghiã là các pháp (=hiện tượng ngoại giới, nội tâmkinh nghiệm tâm linh ) vẫn hiện hữu ( actual existence).

Cái hiện tướng của các pháp thì phủ định cái chủ nghĩa đoạn diệt (nihilism) và cái tính không ( = tính rỗng thông luôn luôn mở rộng cho biến dịch = empty=open; emptiness= openness opens for manifestation) thì phủ định chủ nghĩa thường hằng ( eternalism ). Thế nên nói tính không cũng là nói Trung Đạo, nghĩa là vượt ngoài, vượt trên hai cực đoan Thường HằngĐoạn Diệt. Trung đạo không có nghĩa là ở giữa hai cái Thường hằngĐoạn Diệt Nói Duyên Khởi có nghĩa là phủ định Thượng đế hữu ngã thường hằng tạo lập vũ trụ.

Đức Dalai Lama trong “ Awakening the mind , Lightening the heart” , trang 228-229 , có giảng, có hai loại như huyễn, một là nói đến tính không theo nghĩa là sự sự vật vật hiện hữu nhưng không có cái hiện hữutự tính, hai là mặc dầu chúng ( =sự sự vật vật) thiếu vắng hiện hữutự tính ( true or intrinsic existence) chúng phóng chiếu cái hiện tướng của hiện hữutự tính.Thế nên, đơn giản, nói: Duyên khởi= Tính Không = Trung Đạo = Như Huyễn.

Khi nói về ý niệm phật học, độc giả nên hiểu rõ các thuật ngữ phật học, cũng như nói về toán học, cần hiểu rõ thuật ngữ toán học, tỉ dụ điểm , đường thẳng [ nếu không hiểu mà cứ tranh luận về phật học như kiểu điểm hoặc đường thẳng thì phải có kích thước chứ]

2. Duyên khởi cũng là tính không (=tính mở ra các biến dịch; các biến dịch này tôn trọng lý tính duyên khởi) cũng là trung đạo và cũng là như huyễn -- tất cả đều là những đăm chiêu tư lự cảm hoàikinh nghiệm của hữu tình trong cõi sinh tử tử sinh .

Trong một đoạn phim tài liệu, Thủ Tướng Do thái Rabin nói --phụ đề Anh ngữ ghi –Chúng ta không thể giết người và bị người giết theo một cái vòng vô tận được .We cannot kill and be killed in an endless circle. Khi chúng ta đến mảnh đất này thì nó không phải là mảnh đất trống (empty land). Ông bị giết ba ngày sau khi nói những câu đó.

Thân mời độc giả đọc lại một bài thơ của Nguyễn Hữu Chỉnh, vị tướng quân vào thời Tây Sơn đem quân ra Bắc :

Cửa sổ buồn xem ngựa trắng qua
Vừa khôn lại thấy cũng vừa già
Trước đã cậy lòng con cái
Sau còn nhớ đức mẹ cha
Giàu có làng sang có nước
No nên bụt đói nên ma
Sắc không chữ ấy âu vàng thép
Nghĩ lại thì là bẵng cái hoa.

Có những gì u hoài trong bài thơ ấy. Bài thơ viết trong cảnh nào ở trong bao năm chinh chiến, từ khi đỗ Hương Cống và Tam Trường Võ, từ khi Thăng long trong khói lửa kiêu binh, từ khi vào Nam theo Tây sơn để lánh nạn đất Bắc, từ những ngày ngang dọc trên biển Đông để tiễu trừ giặc Tàu Ô trên biển cả và giặc “lạ” đã cho ông một nickname –Chim Cắt Biển. Cảnh sống dân Việt thời đó ra sao mà ông phải than –no nên bụt đói nên ma. Ông đã viết cho một tướng thủy quân đất Bắc – hãy quên hiềm xưa mà cùng nhau chống Tây Sơn. Nhưng ông tướng đó rũ tay áo đứng xem (toạ thủ bàng quan) nên sau đó cả hai đều bại trận. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân về Thăng Long để dựng lại triều Lê thì chỉ có 6 tháng để chuẩn bị chống Tây sơn trong cảnh dinh thự kinh thành đã bị Tây sơn trước đó đã phá tan hoang, kho tàng vét sạch đem về Nam, lòng người li tán. Ông và các người con đều cầm quân ( trước đã cậy lòng con cái ). Khi Tây sơn ra Bắc dân chúng khóc chạy đầy đường.Khi Tây sơn bắt được ông, bỏ ông vào trong cũi, và treo đầu con ông bên ngoài cũi. Sau đó ông bị cho bốn ngựa xé.Trong bài thơ ông có nói đến sắc khônghoa đốm hư không.

Chắc chắn ông đã đọc kinh Viên giác rồi:

“ Này các vị ! Do pháp như việc trong mộng nên biết sinh tửNiết bàn chẳng sinh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi ” (Kinh Viên Giác)

Và Nguyễn Du, người đồng thời với Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh, trên đường đi sứ sang Tàu năm 1813, đã ghé Kim Lăng, thăm Phân Kinh Thạch Đài, viết bài thơ Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân kinh Thạch Đài, tâm sự là ông đã đọc kinh Kim Cương hơn một ngàn lần mà vẫn chưa thấy áo chỉ của kinh. Cuối bài thơ ông nói Tự Thị Chân Kinh – đó cũng là ý dứt đường ngôn ngữ (ngôn ngữ đạo đoạn) ngàiTsong Khapa nói về thật tướng trong phần Chú thích “Nhị Đế” có ghi lại.

Nước Anh ngày xưa Shakespeare qua Macbeth và Hamlet cũng đã có lòng cảm hoài với Duyên khởi , Tính Không , Trung đạoNhư huyễn.

(Macbeth, Act 1, scene 7, lines 1-28| Act 5, Scene 5, lines16-28)

( Hamlet, ‘to be or not to be’.. )

-----------------------------------

Phụ bản 2.

viết tháng 11-2010. Đăng cuối bài Nhị Đế, trên thuvienhoasen.org

Hiện tượng ngày, đêm, có ngày, có đêm, là tục đế, là chân lí thế tục, chân lí quy ước; gọi nó là tục đế nghĩa là nó che lấp cái thật. Ánh sáng chỉ được nhìn thấy khi ánh sáng bị một cái gì ngăn chặn nên phản chiếu. Phi thuyền bay trong không gian, thấy tối thui không có nghĩa là không có ánh sáng.

Ngày, đêm có hiện hữu hiện hoạt (actual existence), do tùy thuộc các hiện tượng khác (mặt trời, mặt trăng, vị trí chủ thể quan sát, thời điểm…), do duyên khởi (dependent origination; relational origination), nên không có hiện hữu độc lập (=hiện hữu có tự tính , hiện hữu thật, intrinsic existence, true existence ). Tính không (emptiness; openness) của ngày, tính không của đêm được gọi là chân đế.

Tính KHÔNG là rỗng thông, trống thông, không ngăn ngại, mở ra cho các thay đổi biến dịch, mở ra cho biến dịch vận hành. Tính KHÔNG thì không có tự tính. Tính KHÔNG chẳng (đứng ra) làm rỗng thông các hiện tượng (ngày, đêm, tế bào con người, tế bào thực vật,…) mà các hiện tượng chúng rỗng thông tự chúng.

Như vậy, các pháp (hiện tượng thế giới bên ngoài, hiện tượng nội tâm, kinh nghiệm tâm linh) đều không (empty; open), nghĩa là về phương diện hoạt động (activity aspect) chúng duyên khởi, tôn trọng duyên khởi, có hiện hữu hiện hoạt (actual existence) ; về phương diện hiện hữu (existential aspect) là không, là rỗng thông, là vô ngại, là tự do. Tự do, rỗng thông vô ngại, viên dung vô ngại, viên dung vô tận thế nên duyên khởi vận hành, thế nên về phương diện thế tục đếtác nghiệp, có tác giả, có nghiệp quả, có tích tập công đức, có tích tập trí tuệ.

2. Thế nên,

Xa lìa chấp đoạn thường
Pháp thế gian như mộng
Trí chẳng trụ hữu vô
khởi tâm đại bi
Đó là lời Bồ tát Đại Huệ tán thán Phật .

Các hữu tình đều có tính Phật .Và có vô lượng phật, vô lượng hữu tình, vô lượng thế giới.

Ba quy được giao truyền cho Lỗ Trí Thâm trong Truyện Thủy Hử của Thi Nại Am là :

Quy thứ nhất, giữ tính phật
Quy thứ hai, theo chính pháp
Quy thứ ba, kính thầy mến bạn

Theo chính pháp là thấy duyên khởi, tính không, trung đạonhư huyễn là một và khởi tâm đại bi trên cầu đạo Bồ Đề, dưới cứu vớt trầm luân.

( Bồ Đề = Giác)

Chúng ta nhớ bài tụng 26 và 49 và 50 ngài Long Thọ nói trong Tán Pháp Giới Tụng:

‘ Vô thường’ ‘khổ’và ‘không’
Cả ba tịnh hoá tâm
Pháp tịnh hoá tốt nhất
Là thiếu vắng tự tính. [Tụng 26]
Giác chẳng xa, chẳng gần
Và chẳng đến, chẳng đi
Trú: được thấy, không thấy,
Trong mù sương phiền não. [Tụng 49]

Thật chứng trí bát nhã
Đạt vô thượng tịch tĩnh
Thế nên kinh tạng nói
Trú: tuệ tri chính mình. [ Tụng 50]
-------------------------
‘Impermanence’, ‘suffering’, and ‘empty’
These three, they purify the mind.
The dharma purifying mind the best
Is the lack of any nature [26]

Enlightenment is neither far nor near
And neither does it come nor go
It’s whether it is seen or not
Right in the midst of our afflictions. [49]

By dwelling in the lamp of prajna,
It turns into peace supreme.
So the collection of sutras says:
‘By exploring your “self”, you should rest!. [50]

[In Praise of Dharmadhatu by Nargajuna. Commentary by the Third Karmapa.Translated and Introduced by Karl Brunnholzl.Snow Lion 2007. LONG THỌ.TÁN PHÁP GIỚI TỤNG.]

Ngài Third Karmapa giảng Tụng 50 nói “Tuệ tri chính mình” ( = exploring your “self”) nghĩa là bạn hãy tìm hiểu , quán sát “ngã” hiện hoạt của bạn/ ngã quy ước thế tục/ quan điểm hữu ngã của bạn để tìm thấy vô ngãan trú vô ngã.

--------------------------

Phụ Bản 3. Bổn Vô / Chân Như

Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (384 - 414) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:

“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô.

(có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.

duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu , trang 470 - 471) .

Chú thích về Bản Vô = Chân Như: trích từ Phật quang đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, xb 2000.

Chân Như : Sanskrit: bhuta-tathata hoặc tathata.

Chỉ bản thể chân thực tràn khắpvũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.

Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính , Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới.

Trong sách Phật Hán dịch ở thời kì đầu dịch là Bản vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi.

Phụ Bản 4. Tâm như hư không vô sở hữu

Hoà Thượng Duy Lực giảng:

Nguồn gốc của Phật pháp là tâm,
Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm,
Người học Phật pháp phải biết cái nguồn gốc đó chính là tâm mình chứ chẳng phải ai khác .

…Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là ngài Long Thọ dùng “Hư không vô sở hữu” để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn chẳng có hình thể số lượng, do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả.

Phật pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là Tính Không. “Không” này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữudung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối,bất cứ cái gì đều phải nhờ cái “ Vô Sở Hữu ” này dung nạpứng dụng .

Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái ‘ vô sở hữu’ này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình. Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tính thành Phật .

Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi [Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy] thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao ( người và thế giới chiêm bao ) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Bản thể của tâm vô sở hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là Tính Không, vì tính không nên cùng khắp không gian thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, nghĩa là đúng như bản lai; cùng khắp thời gian thì không có gián đoạn sinh diệt nên gọi là Niết Bàn.

Vì trống rỗng vô sở hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là Vô Sở Trụ; vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là Giải Thoát . Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, tâm của chúng sinh đều có tính giác ngộ nên gọi là Phật Tính, cũng gọi là Bồ Đề. Bồ Đề nghĩa là Giác Ngộ. Nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể dụng của tâm mà thôi.

Vì tâm vô sở hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là Vô Thủy, chẳng có bắt đầu, cũng gọi là vô sinh. Vì có sinh thì phải có bắt đầu. Vì vô sinh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sinh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là Ngộ Pháp Vô Sinh, cũng gọi là Chứng Vô Sinh Pháp Nhẫn. Nói một cách khác, tất cả kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sinh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói Vạn Pháp Duy Tâm, Tất Cả Do Tâm Tạo . Vì tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng thật vậy ….

[Lược trích từ: HT Duy Lực “Vũ Trụ Quan thế kỷ 21, Yếu Chỉ Phật Pháp, Yếu Chỉ Trung Quán Luận”]

Phụ Bản 5 . Chủ nghĩa Hư vô

Phật Quang Đại Từ Điển, Thích Quảng Độ dịch, in 2000, 6 quyển 7374 trang + quyển Mục lục.

Chân như : Sanskrit: bhuta-tathata; tathata. Chỉ cho bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ ;

là nguồn gốc của hết thảy muôn vật .
Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới….
Trong sách Phật Hán thời kì đầu dịch là: Bản Vô.

Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi….

Hư Vô chủ Nghĩa (Nihilism): Chủ nghĩa phủ định tất cả đạo đức, tập quán, chế độ, tôn giáo, hoặc chân lí, giá trị của bất cứ sự vật gì.

Theo “Patrul Rinpoche. Lời vàng của Thầy tôi”. Bản dịch 2008, http:/vietnalanda.org. thì
“Những người theo chủ nghĩa thường hằng (eternalism) tin là có một cái ngã thường hằng và một đấng tạo hoá (tạo lập thế giới) hiện hữu vĩnh cửu bên ngoài ta, chẳng hạn như các vị thần Isvara và Vishnu.

“những người theo thuyết hư vô (nihilism) tin rằng tất cả sự vật hoàn toàn tự phát, không có đời quá khứ hay đời vị lai, không có nghiệp quả, không có tự dogiải thoát

“ Có 360 biểu từ vọng kiến (false view) và 62 biểu từ tà kiến (wrong view)

(biểu từ = statement), có thể gộp chung thành hai nhóm : chủ nghĩa thường hằngchủ nghĩa hư vô ( =đoạn diệt; chấm dứt, không có gì cả).

Theo quan điểm hành động không tạo nghiệp quả thì thiện hạnh không đem lại lợi ích, và ác hạnh không đem lại tổn hại.”

Nếu bạn có một thoáng chút ý niệm về danh từ chân như, bạn sẽ biết bản chất của bạn là tính Bản Phật Phổ Hiền (Nature of Primordial Buddha Samantabhadra) ( Phổ Hiền= All- around Goodness).
Như vậy bạn chấp thuận, tùy thuận, và hỗ trợ ( blessing) cho chính cuộc đời bạn, cuộc đời của kẻ khác, hiện hữu tồn sinh, và bạn chung vui xẻ buồn với mọi người, với vạn hữu, chung lưng đấu cật với mọi người để chống lại các thảm họa do con ngườithiên nhiên gây ra (do vô minh, do duyên khởi) và bạn đem lại an-ổn-không-sợ-hãi cho mình , cho người (benediction: vô uý thí)

Như thế bạn không bước tới hư vô .
Và bạn đôi mắt không long lanh giọt lệ thiên thu .

Một thoáng ý niệm về chân như, giúp bạn nhận thức bạn vốn là đấng phúc đức, tốt lành, thiện hảo, bạn đã gặp chính mình (encounter yourself), gặp bản lai diện mục / tính bản phật phổ hiền, “ta về gặp lại tình ta, dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân ” ( Thiền sư Viên Minh)

( Còn nếu bạn cảm thấy đang “ khoác áo chân như, bước tới hư vô, đôi mắt long lanh giọt lệ thiên thu ” thì đó bạn đang sống thế giới hữu niệm cá biệt của bạn ).

Mong các bạn hiểu là:
“Đam mê là khao khát mê say.
Đại bithương yêu quý mến.
Đam mêlòng dục (tham), đại bi là vô dục (vô tham).
Đam mê muốn sử dụng người khác như một phương tiện.
Đại bi tôn trọng người khác như một cứu cánh nơi chính mình.

Đam mê tiếp tục trói bạn vào mặt đất vào bùn nhơ, và bạn chẳng bao giờ thành một đoá sen.
Đại bi làm bạn trở thành một đoá sen.

Bạn bắt đầu vượt lên trên thế giới bùn lầy của dục vọng, tham lam, sân hận.
Đại bi là sự biến hoá của các năng lượng của bạn…
Bạn trở thành một sự tuỳ thuận, chấp thuận, và hỗ trợ cho chính bạn và toàn thể tồn taị”
( Osho. Đại Bi. Compassion.1985, 2006 )

Đã từ nhiều năm nay, những người theo chủ nghĩa hư vô, chủ trương thiện hạnh không đem lại lợi ích, ác hạnh không gây tổn hại, và hành động không tạo nghiệp quả, đã đem lại rất nhiều đau thương cho con người và môi trường sinh sống.

Ngài Vô Trước (Asanga 375-430) giảng (ghi trong Phật Quang Đại Từ Điển) :

“Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám… là đồng nghĩa.”

Vô minh là xem ta và kẻ khác là hai, không phải là một, ta và thế giới là hai, không phải là một, thế nên cứ thoải mái gây tổn hại cho kẻ khác, cho môi trường sinh sống… cho ta một cái nhìn sâu sắc về đời sống Việt Nam hiện nay dưới ảnh hưởng của Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám...

-------------------------------------------------

1. Hư Vô trong các thi tụng của các thiền sư ngày xưa là từ tương đương với Niết bàn . Hư vô trong Chủ nghĩa Hư Vô (= chủ nghĩa Đoạn diệt) có nghĩa đoạn diệt , chấm dứt không còn gì cả và tương đương với ngoan không . Hư vô của chủ nghĩa hư vô thì khác với Hư Vô của Lão Tử.

2. Nothingness, tùy theo ngữ cảnh, có nghĩa là emptiness, cũng có nghĩa là openness : tính không , chân không diệu viên , chân không diệu hữu , bổn vô, viên dung , dung thông... .

3. Nothingness của các triết gia Tây phươngý nghĩa ngoan không: cái-trống-không-của- không-có-gì-cả || cái trống không của ngoan, mà ngoan= ngu dốt , đần độn , xấu , không tốt lành, tham lam, cứng cỏi ...có quán tính chống lại biến dịch , chống dung thông, chống viên dung ...

(Phụ bản 3, 4, 5 – viết tháng 4/2011. Toàn bài được tu bổ tháng 12/2011))

------------------------------------------

Kalu Rinpoche
Two Truths
The Buddha’s teaching rests on two truths: conventional truth and ultimate truth. [8]
Those who do not understand the distinction between them
Do not understand Buddha’s profound truth. [9]
Ultimate truth cannot be taught without basis on relative truth;
Without realization of the meaning of ultimate truth Enlightenment cannot be attained. [10]
Nagarjuna, Madhyamakakarika, Ch.24.verses 8-9-10

----------------------------------------------------------------

The mistaken belief that painfully conditions all beings in cyclic existence arises from ignorance. That ignorance is an absence of awareness about the actual emptiness of the mind and its productions. In fact, the mistaken belief is ignorance about the actual mode of existence of all things.

All things , all phenomena, all objects of knowledge – that is, the external universe and all its beings, everything we experience in terms of forms, sounds, flavors, odors, tangible objects, and objects of mental awareness – all we are and everything we can know manifests by the power of the mind propensities, which are essentially empty.

The mind is neither existent nor nonexistent. Likewise, the phenomena it produces are neither completely illusory nor completely real. As we ordinarily experience them, they are relatively real, but from an ultimate perpective, that relative reality is illusory.

THE TWO TRUTHS

All things can be viewed according to two levels of reality: the relative or conventional level and the ultimate level. These two truths correspond to two points of views, two visions of reality: the relative truth or view is relatively or conventionally true but ultimately illusory, and the ultimate truth or view is definitely true, the authentic experience beyond all illusion.

All samsaric perceptions are experiences of relative truth. Nirvana, which is beyond illusions and samsara’s suffering, is the level of ultimate truth. Therefore, for example, the experiences of a hell-realm being are quite real from a relative viewpoint, while from an ultimate perspective those perceptions are illusory.This means that a being who finds itself in a hell realm really does experience suffering there: from its perspective, its experiences and suffering are real and quite hellish. But from an ultimate viewpoint, hell does not exist at all; it is actually only a projection, a production of conditioned mind whose nature is emptiness.

Suffering comes from not recognizing the emptiness of things, which results in our attributing to them a reality that they don’t actually have. This grasping at things as real subjects us to painful experiences.

We can get a better understanding of this by using the example of a dream. When someone has a nightmare, that person suffers. For the dreamer, the nightmare is real; in fact, it is the only reality the dreamer knows. And yet the dream has no tangible reality and is not actually ‘real’; it has no reality outside of the dreamer’s own conditioned mind, outside of the dreamer’s own karma.

From an ultimate perspective, it is in fact an illusion. The dreamer’s illusion is in failing to regcognize the nature of his experiences. Ignorant of what they actually are, the dreamer takes his own productions – the creations of his own mind – to be an autonomous reality; thus deluded, he is frightened by his own projections and thereby creates suffering for himself. The delusion is to perceive as real what actually is not.

Buddha Sakyamuni taught that all realms of cyclic or conditioned existence, all things, all our experiences are, in general, illusory appearances that cannot be considered as either truly real or completely illusory. He demonstrateed this dual nature using the example of the appearance of the moon on the surface of a body of water:

The nature of all things and all appearances

Is like the reflection of the moon on water.

The moon reflected on the surface of a pool is real insofar as it is visible there, but its reality is only a relative, illusory appearance, because the moon on the water is just a reflection. It is neither truly real nor completely illusory. From this perspective, we can refer to relative truth as the truth of appearances. Buddha Sakyamuni used other examples , saying that all things are like a projection, a hallucination, a rainbow, a shadow, a mirage, a mirror image, and an echo; outside of a simple appearance resulting from the ‘functionality’ of interrelated factors, no thing has existence in, of, or by itself.

It can really help us to understand this, because, although they have no true existence, we attach to all of these things as though they were real. The objective of Buddha’s teaching is to dissolve this fixation, which is the source of all illusions and is as tenacious as our own karmic conditioning.

---------------------------------------------------------------------------------

KARMA, INTERDEPENDENCE, AND EMPTINESS.

Within the concept of karma, there is no notion of destiny or fatalism; we only reap what we sow. We experience the results of our own actions. The notion of karma is closely connected with that of dependent arising, or tendrel in Tibetan. The chain of karma is also the interaction of tendrel, or interdependent factors whose causes and results mutually give rise to one another.

The Tibetan word tendrel means interaction, interconnection, interrelation, interdependence, or interdependent factors. All things, all our experiences are tendrel, which is to say that they are events that exist because of the relatioship between interrelated factors. This idea is essential to the understanding of Dharma in general and, in particular, how the mind transmigrates in cyclic existence.

To understand what tendrel or dependent arising is, let’s take an example. When you hear the sound of a bell, ask yourself, What makes the sound? Is it the body of the bell, the clapper, the hand that moves the bell to and fro, or the ears that hear the sound? None of these elements alone produce the sound; it results from the interaction of all these factors. All these elements are necessary for the sound of a bell to be perceived, and they are not in succession but simultaneously. The sound is an event whose existence depends on the interaction of those elements; that is tendrel.

Similarly, all conditioned lives, all samsaric phenomena, result from a multiplicity of interactions which belong to the twelve links of dependent origination. These twelve factors give rise to each other mutually. It is not that each factor causes the one that occurs next in time; as with the bell example, they are simultaneous, coexistent. It is necessary that the twelve factors be present at the same moment in order to produce a conditioned existence.The bondage of causes and results of these interdependent factors that generate illusion is the action of samsara. Everything within samsara is karmically conditioned interrelationship; all our experience are tendrel.

The truth of appearances created by the bondage of dependent arisings is conventional or dualistic truth. This is how we ordinarily live. It is ruled by karma. The empty nature of what exists at the relative level is what we call ultimate truth.

Truly understanding dependent arising allows us to go beyond the conditioning of the relative or conventional level and to attain peace and freedom of unconditionality.When you completely understand dependent arising, you also understand emptiness. And that is freedom.

Therefore, wisdom, or knowledge, is not fundamentally separate from illusion.That is why it is often said that samsara and nirvana are not different and that a form of wisdom is latent in ignorance. Logic and reasoning ultimately lead to such statements, which appear to be contradictory and illogical. Logic and reasoning can go on ad infinitum. They are part of the samsaric process and ultimately lead to contradictions. Even so, since they are tools that can bring about realization of the truth, they are useful and should not be rejected, even if they are eventually released at the time of realizing emptiness.

But be careful. The correct understanding of emptiness is in no way nihilistic. If we decide that everything is empty and without reality, that the state of buddhahood has no real existence, that karmic causality is empty, and that therefore there is no reason to bother, this would be a nihilistic view, even worse than the view that takes relative things to be truly existent. Nihilistic conceptions are a more serious mistake than the realist conceptions that take phenomena to exist as they appear.

The correct understanding of emptiness lies between the two extremes of eternalism (believing things to be inherently or truly existent) and nihilism (believing them not to exist at all). This middle way view eliminates wrong ideas and ultimately allows us to go beyond conceptualized notions about reality. But beware: to conceive of emptiness closes the door to liberation.

And Nagarjuna said:

Those who conceive of emptiness are incurable.

------------------------------------------------------------------------

Source: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way Of The Buddha. Wisdom, 1997.
[ Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật ]




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190834)
01/04/2012(Xem: 36436)
08/11/2018(Xem: 15112)
08/02/2015(Xem: 54257)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :