Phật Giáo: Nền Tảng Của Khoa Học

06/12/201012:00 SA(Xem: 84054)
Phật Giáo: Nền Tảng Của Khoa Học


PHẬT GIÁO NỀN TẢNG CỦA KHOA HỌC
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch

phatgiaonentangcuakhoahoc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Một tiến bộ đáng ngờ
Sự rời bỏ khoa học và thiên nhiên
Hai loại kỹ thuật
Vị thế của đạo đức
Khoa học và kỹ thuật không thể rời nhau
Tiến đến mức giới hạn, không tìm đuợc câu trả lời
Gía trị và động cơ
Đàng sau sự thịnh vượng...
II. TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC
Từ cùng lúc chung khởi đến lúc chia rẽ
Nhiều tôn giáo, một khoa học
Tuy minh bạch nhưng vẫn bối rối
Khi niềm tin vào khoa học bị lung lay, sự sùng bái tôn giáo thăng hoa
Chẳng hơn gì những sai lầm ngớ ngẩn
Khi khoa học và tôn giáo hợp nhất, nhân loại sẽ nhận thức đuợc điều thiện tối thượng.
III. KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO: CUỘC GẶP GỠ HAY PHÂN LY?
Giống tôn giáo, nhưng ...
Tôn giáo thiên nhiên: hiểu biết thiên nhiên bằng trí tuệ
Thiện và ác
Nghiệp Luật - Luân lý khoa học
Vấn đề tự do ý chí
IV. NIỀM TIN TRONG KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT
Vai trò của niềm tin
Sự khác biệt giữa niềm tin trong Phật Giáo và khoa học
Con người hay cái tôi là trung tâm
Khoa Học chỉ tìm hiểu sự thật của các vấn đề bên ngoài con người.
Tương đồng trong phương pháp nhưng khác biệt trong việc đặt tầm quan trọng.
Những khác biệt trong phương pháp
V. TIẾN VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM
Giới hạn của kiến thức khoa học
Thế giới vật chất: Việc làm không hoàn tất của khoa học
Đạo đức: Một chân lý chờ đợi sự xác minh
'Cái gì chân lý', 'Cái gì phải ra sao'
Chân lý thật sẽ là nền tảng của khoa học
Chấp nhận giác quan thứ sáu
VI. MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ ĐỂ CẢI TIẾN
Quá ít
Quá trễ
Vấn đề phát triển chỉ có thể đề cập tới khi thực sự hiểu được các giá trị
Khuyến khích kỹ thuật xây dựng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

LỜI NÓI ĐẦU

Bài thuyết trình trong Ngày Khoa Học Quốc Gia tại Đại Học Chiang Mai, Bắc Thái Lan, ngày 16 Tháng 8 Năm 1991 với nhan đề: "Phật Giáo, Nền Tảng của Khoa Học"

Hôm nay, Phân Khoa Khoa Học của Đại Học Chiang Mai, có nhã ý cho tôi vinh dự đến đây thuyết trình với quý vị trong dịp quan trọng này. Tôi được biết đa số quý vị rất ngạc nhiên thấy một tu sĩ Phật Giáo lại được mời đến để nói chuyện về khoa học. Sự việc có vẻ hình như bất thường, tôi cảm thấy phản ứng này không có lý do xác đáng. Chúng ta hãy cùng nhau đả thông tư tưỏng trước khi vào phần thuyết trình, hầu tâm trí chúng ta được vô tư.

Quan niệm một nhà sư là chuyên gia tôn giáo nói chuyện về vấn đề khoa học có thể do kết quả của khuynh hướng hiện đại. Thời đại của chúng ta là một thời đại của các chuyên gia. Chúng ta có khuynh hướng sắp xếp các chuyên viên nào là nhà tôn giáo, khoa học gia, kinh tế gia, chính trị gia vân vân.., sắp mỗi người vào riêng lãnh vực chuyên môn riêng của mình. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không phải là một chuyên gia tôn giáo, và chúng tôi không muốn người ta gọi chúng tôi như vậy. Đơn giản, chúng tôi chỉ là nhà sư.

Những nhà sư và những chuyên viên tôn giáo không phải là một. Muốn trở thành một nhà sư Phật Giáo là muốn sống một cuộc sống tu hành. Nói cho hợp với xu hướng ngày nay, chúng ta có thể nói đó là cách sống "chuyên biệt". Mặt khác, tôn giáo là một ngành chuyên về kiến thức. Một người có một lối sống đặc biệt, có một vai trò xác định bởi những kỷ luật của lối sống ấy, một lối sống, trong trường hợp này, được hoạch định để người đó sống hết khả năng, về cả hai mặt cá nhânxã hội. Các chuyên khoa ra đời là do việc phân chia kiến thức thành các loại. Trong việc phân chia này, không có sự lưu tâm đến lối sống, mà chỉ có mối quan tâm học thật đơn thuần. Duới ánh sáng ấy, coi nhà sư là một chuyên gia tôn giáo là không đúng.

Cho nên việc tổ chức thuyết trình này, "Phật Giáo, Nền Tảng của Khoa Học", không thể được coi như cuộc gặp gỡ của hai môn học thuật, nếu không, quý vị sẽ có cảm tưởng sắp sửa mục kích một cuộc đối chất kỳ dị khác thuờng.

Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta. Các khoa học gia là những chuyên viên của ngành kiến thức này, những người liên quan mật thiết nhất đến khoa học, và bây giờ các khoa học gia sẽ cho người ngoài cơ hội nhìn vào khoa học, nhận xét về khoa học. Hiểu như vậy, chúng tôi nghĩ rằng quý vị sẽ dễ dàng theo d‚i bài thuyết trình của chúng tôi.

Với tư tưởng trên, quí vị sẽ thấy, không nhất thiết diễn giả, một người không liên quan đến khoa học, phải có kiến thức rộng sâu về đề tài khoa học. Thuyết trình viên có thể biết một số vấn đề, có thể ngu dốt với một số vấn đề, có thể nói đúng hay sai, nhưng dầu sao cũng có một điều gì đạt được trong bài thuyết trình, dù chỉ là ý kiến của người bên ngoài nhìn các khoa học gia như thế nào.

Bây giờ ta thử xem, được lợi ích gì từ sự hiểu biết này? Thực tình mà nói, chúng ta không thể sống hay hành động đơn phương một mình được. Chúng ta chịu ảnh hưởng lẫn nhau về lối suy nghĩ và những biến cố chung quanh. Chúng ta có thể làm việc chặt chẽ với người khác và các ngành khác của kiến thức khác. Nếu tác động qua lại này thành công, chất lượng công việc sẽ gia tăng. Nếu tác động hỗ tương không thành công, hoạt động cũng như lãnh vực kiến thức của chúng ta sẽ không kết quả vì bị ảnh hưởng. Vì thế, mời một người ngoài nhìn vào và nhận xét về khoa học là rất hữu ích, giúp cho quý vị có tầm nhìn xa trông rộng, tác động qua lại với thế giới bên ngoài và các ngành học thuyết khác, giúp lợi ích thêm cho công việc của quý bạn. Kết quả sẽ là quan điểm khoáng đạt, linh hoạt hơn.

Cho nên chúng ta đều đồng ý nên có bài thuyết trình về khoa học dưới con mắt của một người bên ngoài, một nhà sư Phật giáo trong trường hợp này. Nhà sư Phật Giáo này có nhãn quan về khoa học như thế nào, vấn đề sẽ được trình bày sáng tỏ trong phần tới.

Một điểm phụ, chúng tôi muốn bầy tỏ cho rõ ràng trước khi vào phần chính của bài nói, có liên quan đến đầu đề bài thuyết trìnhthuyết trình viên thạm chí còn tuyên bố ngay: Phật Giáo là nền tảng của khoa học! Tôi không nêu lý do tại sao lại đặt đầu đề này ngay bây giờ, nhưng sẽ nói đầu đề này được lấy cảm hứng từ lời tuyên bố của một khoa học gia, một nhà khoa học vĩ đại. ông không nói đúng hẳn những lời như trên, nhưng tôi không nghĩ là đã xuyên tạc lời ông. Dù sao đi nữa tôi cũng không đặt quá nhiều tầm quan trọng vào vấn đề này vì lát nữa tôi sẽ trình bày sau. Tôi không nghĩ rằng quý vị lại tự mình thắc mắc về Phật Giáo có phải là nền tảng của khoa học hay không, hoặc có lợi gì sau buổi tọa đàm hôm nay, đó là chuyện mà quí vị tự do quyết định theo ý của mình.

Thêm vào, tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của hai chữ mà tôi sử dụng trong suốt bài thuyết trình, đó là ' Phật Giáo' và 'Khoa Học'.

Phật Giáo trong phạm vi này không có nghĩa chỉ là hình thức thể chế của Phật Giáo, mà là giáo lý chủ yếu, một đặc tínhtính cách trừu tượng.

Về khoa học, có thể chúng tavấn đề khó khăn. Một số các khoa học gia có thể cảm thấy trong phạm vi này, chỉ có Khoa Học Thuần Túy mới được cứu xét, không phải Khoa Học Ứng Dụng hay kỹ thuật.Nhưng với một người bình thuờng, khi nghĩ tới chữ 'khoa học'', thường nghĩ đến ý nghĩa tổng quát chứ không nghĩ đến nghĩa hẹp của nó. Chính tôi cũng là một con người bình thuờng, một chúng sanh, không khác biệt gì những người khác, một người bên ngoài. Cho nên, chúng tôi nói đến khoa học theo lối thông thường, không phân biệt Khoa Học Ứng Dụng hoặc Thuần Túy. Lúc nào phân biệt tôi sẽ nêu rõ khi đề cập đến.

... Về cơ bản, khoa học với thiên nhiên là một, nhưng ngày nay đa số mọi người cảm thấy cái mà ta gọi là khoa học không phải là thiên nhiên...

n
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191255)
01/04/2012(Xem: 36798)
08/11/2018(Xem: 15477)
08/02/2015(Xem: 54750)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…